Nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm hợp tác trong giải toán có lời văn ở lớp 5 trường tiểu học Hiệp Hòa

Nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm hợp tác trong giải toán có lời văn ở lớp 5 trường tiểu học Hiệp Hòa

Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh - đó là một yêu cầu khách quan và bức thiết. Điều đó ai cũng hiểu song giáo dục như thế nào ? Con đường tiến hành ra sao ? Tôi thiết nghĩ các cấp lãnh đạo, các nhà giáo dục cần có cái nhìn khách quan hơn, thiết thực hơn về vấn đề này.

Kĩ năng sống là nền tảng để hoàn thiện nhân cách con người, là chất lượng thực sự của ngành giáo dục nhằm đảm bảo cho mỗi cá nhân có thể tồn tại, phát triển và khẳng định giá trị của mình trong cộng đồng. Đây không chỉ là mục tiêu, công việc của riêng ngành giáo dục mà đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của cả xã hội, cộng đồng. Thông qua nội dung dạy học để giáo dục được kĩ năng sống của các em. Điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp với từng nội dung bài học, từng nhận thức của các em học sinh. Cần giáo dục để học sinh hiểu con người không thể chỉ hưởng thụ, đòi hỏi mà phải có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội để trẻ dần hình thành ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân. Thông qua nội dung các bài học, rèn luyện cho học sinh kĩ năng đặt câu hỏi, trình bày, diễn đạt, phân tích và liên hệ rồi tổng hợp nội dung kiến thức, kĩ năng làm việc độc lập ( hoạt động cá nhân) hay kĩ năng làm việc làm việc tập thể ( hoạt động nhóm).Trong đó, kĩ năng làm việc tập thể cần được đặc biệt quan tâm vì đây là KNS mang tính thời đại, thể hiện cách làm việc có cơ chế phân công hợp tác, tôn trọng quyền, lợi ích của từng cá nhân và cùng nhau phát triển. Khi tham gia hoạt động nhóm, tất cả các bạn học sinh đều được trình bày ý kiến, suy nghĩ của cá nhân, được bảo vệ, tranh luận dân chủ, được bạn bè lắng nghe và tôn trọng ý kiến.để thống nhất chung một vấn đề. Quá trình này nhằm phát triển tư duy, rèn luyện khả năng làm việc cao hơn của học sinh.

 

doc 25 trang Người đăng hang30 Lượt xem 637Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm hợp tác trong giải toán có lời văn ở lớp 5 trường tiểu học Hiệp Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
i/ Tóm tắt đề tài .Trang 3
ii/ Giới thiệu.. Trang 4
Hiện trạng.Trang 5
Giải pháp thay thếTrang 6
 3) Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu..............................Trang 7
iii/ Phương pháp nghiên cứu:..Trang 8
Khách thể nghiên cứu..Trang 8
Thiết kế nghiên cứu..Trang 8
Quy trình nghiên cứu...Trang 9
Đo lường và thu thập dữ liệu..Trang 10
Iv/ Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả..Trang 10
1/ Kết quả...Trang 10
2/ Phân tích dữ liệu ........................Trang 11
3/ Bàn luận..............Trang 12
v/ Kết luận và khuyến nghị... Trang 13
vi/ Tài liệu tham khảo....Trang 14
vii/ Phụ lục....Trang 15
* Kế hoạch bài học môn Toán....................................Trang 15
* Đề và đáp án ( biểu điểm chấm) kiểm tra Toán......Trang 18
* Thang đo thái độ với môn Toán.......Trang 20
* Bảng điểm....Trang 21
* Danh mục các từ viết tắt trong đề tài:
Viết tắt
Nội dung viết đầy đủ
Ghi chú
KNS
Kĩ năng sống
HS
Học sinh
GV
Giáo viên
BT
Bài tập
PPDH
Phương pháp dạy học
KT
Kiểm tra
TKB
Thời khóa biểu
STP
Số thập phân
HCN
Hình chữ nhật
DT
Diện tích
LTC
Luyện tập chung
PGD
Phòng giáo dục
SD
Độ lệch chuẩn
p
Xác suất ngẫu nhiên trong phép kiểm chứng T-Test 
PPCT
Phân phối chương trình
SGV
Sách giáo viên
KHSP 
Khoa học Sư phạm
Đề tài “ Nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm hợp tác trong giải toán có lời văn ở lớp 5 Trường Tiểu học Hiệp Hòa”
I/ Tóm tắt đề tài:
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh - đó là một yêu cầu khách quan và bức thiết. Điều đó ai cũng hiểu song giáo dục như thế nào ? Con đường tiến hành ra sao ? Tôi thiết nghĩ các cấp lãnh đạo, các nhà giáo dục cần có cái nhìn khách quan hơn, thiết thực hơn về vấn đề này.
Kĩ năng sống là nền tảng để hoàn thiện nhân cách con người, là chất lượng thực sự của ngành giáo dục nhằm đảm bảo cho mỗi cá nhân có thể tồn tại, phát triển và khẳng định giá trị của mình trong cộng đồng. Đây không chỉ là mục tiêu, công việc của riêng ngành giáo dục mà đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của cả xã hội, cộng đồng. Thông qua nội dung dạy học để giáo dục được kĩ năng sống của các em. Điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp với từng nội dung bài học, từng nhận thức của các em học sinh. Cần giáo dục để học sinh hiểu con người không thể chỉ hưởng thụ, đòi hỏi mà phải có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội để trẻ dần hình thành ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân. Thông qua nội dung các bài học, rèn luyện cho học sinh kĩ năng đặt câu hỏi, trình bày, diễn đạt, phân tích và liên hệ rồi tổng hợp nội dung kiến thức, kĩ năng làm việc độc lập ( hoạt động cá nhân) hay kĩ năng làm việc làm việc tập thể ( hoạt động nhóm).....Trong đó, kĩ năng làm việc tập thể cần được đặc biệt quan tâm vì đây là KNS mang tính thời đại, thể hiện cách làm việc có cơ chế phân công hợp tác, tôn trọng quyền, lợi ích của từng cá nhân và cùng nhau phát triển. Khi tham gia hoạt động nhóm, tất cả các bạn học sinh đều được trình bày ý kiến, suy nghĩ của cá nhân, được bảo vệ, tranh luận dân chủ, được bạn bè lắng nghe và tôn trọng ý kiến.....để thống nhất chung một vấn đề. Quá trình này nhằm phát triển tư duy, rèn luyện khả năng làm việc cao hơn của học sinh.
Trường Tiểu học Hiệp Hoà cũng như các trường học khác rất cần quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh không chỉ ở các môn như: Tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học, Lịch sử & Địa lý.....mà môn Toán cũng rất cần, qua đó rèn cho các em kĩ năng thực hành giải toán vì môn Toán cũng gắn liền với thực tế hàng ngày của các em. Ví dụ như các bài về tính diện tích, thời gian, vận tốc, quãng đường, phần trăm mua bán....
Thông qua các bài toán giải có lời văn, các em học sinh được rèn kĩ năng tính toán (+, - , x , : ) với các số tự nhiên, số thập phân, phân số..., rèn kĩ năng giải toán trình bày câu văn trả lời; kĩ năng sống độc lập sáng tạo của mỗi học sinh. Qua đó phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Nhiều giáo viên tâm huyết cũng đã sử dụng những phương pháp, hình thức dạy học tích cực, sử dụng các phương tiện dạy học có hiệu quả. Giáo viên hướng dẫn cách khai thác nội dung bài tập, tăng khả năng liên hệ thực tế, tăng khả năng làm việc theo nhóm độc lập suy nghĩ, sử dụng những câu văn trong bài giải cho phù hợp, tăng khả năng giải quyết các tình huống có vấn đề với mục đích giúp học sinh hiểu bài hơn. Tuy nhiên đối với những nội dung bài tập còn trừu tượng, đòi hỏi đưa về các dạng toán điển hình thì người giáo viên vẫn thường áp đặt cho HS mà chưa cho HS thấy được bản chất của vấn đề, của dạng toán thì HS sẽ thụ động, vận dụng một cách máy móc, chủ yếu là kĩ năng thực hiện các phép tính nhiều HS thuộc công thức quy tắc tính nhưng chưa hiểu sâu bản chất dạng toán; kĩ năng sống của các em chưa được giáo dục một cách có hệ thống.
=> Giải pháp của tôi đưa ra là thông qua rèn kĩ năng giải các bài toán có lời văn để giáo dục kĩ năng sống, với các dạng toán phù hợp với từng đối tượng để qua đó phân loại và giáo dục các em một cách hợp lý.
Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm tương đương: 2 lớp 5 Trường Tiểu học Hiệp Hoà. Lớp 5A là lớp thực nghiệm, lớp 5B là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài trong môn Toán 5 ở các tiết 28; 29; 58; 76; 97; 98; 101; 114 theo phân phối chương trình.
Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 8,97. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là 7,25. Kết quả kiểm chứng T-Test cho thấy p < 0,05 ( nghĩa là có sự khác biệt giữa điểm KT của 2 lớp). Qua đó thấy được việc nâng cao kĩ năng sống và rèn kĩ năng giải toán có lời văn của HS lớp 5 Trường Tiểu học Hiệp Hoà là vô cùng quan trọng.
Ii/ Giới thiệu:
Trong SGK toán 5, các bài toán giải có lời văn chiếm số lượng cũng tương đối, hầu như tiết học nào cũng có ít nhất là 1 bài toán giải có lời văn để HS rèn luyện. Các bài toán “khó” có cách giải phức tạp ( mang tính chất đánh đố) hầu như không có. Thay vào đó, có 1 số bài ( số lượng không nhiều) mang tính chất “phát triển”, đòi hỏi HS phải “suy nghĩ” độc lập để giải.
ở mỗi bài toán khi giải có không quá 4 bước tính. Tuy nhiên trong toán 5 khi giải mỗi bài toán cần tăng cường nội dung dạy học “phương pháp” giải toán, HS phải biết tìm hiểu, phân tích đề bài, biết “đặt vấn đề”, biết tìm ra cách giải bài tập (biết giải quyết vấn đề) và biết cách trình bày bài giải bài tập (biết giải quyết vấn đề). Tăng cường khả năng diễn đạt của HS khi giải các BT có lời văn (diễn đạt bằng lời khi cần trao đổi, thảo luận, trình bày miệng bài giải tại lớp, hoặc diễn đạt bằng viết khi cần viết bài giải BT trên bảng.
Trong một số bài tập HS hầu như các em tìm ra kết quả, đáp số của bài toán nhưng khi trình bày lý luận, những câu trả lời của bài tập các em còn hạn chế trong cách trình bày, trong cách lý luận không chặt chẽ đầy đủ dẫn đến kết quả của bài giải đó không đạt điểm tối đa. Chủ yếu các em vận dụng câu trả lời cho yâu cầu BT một cách máy móc: ‘hỏi gì thì trả lời nấy”, mà không có sự tư duy lô-gic, không có sự sáng tạo trong câu trả lời. 
1) Hiện trạng: 
Tại trường Tiểu học Hiệp Hoà, giáo viên khi lên lớp với tiết toán cũng đã đảm bảo được quy trình tiết dạy, cung cấp kiến thức có hệ thống, tuy nhiên việc vận dụng sáng tạo phương pháp trong dạy học của giáo viên vẫn là một vấn đề chuyên môn đưa ra để bàn bạc trao đổi; thường các tiết học người giáo viên vẫn áp dụng cách truyền thụ kiến thức cho HS làm việc trên cả lớp, hoạt động cá nhân mà chưa tăng cường dạy học theo nhóm, hoạt động tìm hiểu thực tế trong giải toán để các em cùng nhau được hợp tác trao đổi giải quyết một vấn đề. Giáo viên vẫn thường hạn chế trong sử dụng các phiếu bài tập để giao nhiệm vụ cho các nhóm hoạt động, sử dụng những câu hỏi, sơ đồ, mô hình gợi mở để các em học sinh cùng bàn bạc theo nhóm khám phá, để cùng nhận xét sửa sai cho bạn.
Qua dự giờ thăm lớp khảo sát trước tác động, tôi thấy GV chủ yếu lên lớp hình thành kiến thức cho HS, thực hành rèn luyện kĩ năng qua hoạt động cả lớp hoặc cá nhân mỗi HS, qua làm bảng, bảng phụ, bảng lớp...Để HS được chiếm lĩnh kiến thức thông qua kiến thức GV cung cấp, tự thực hành làm các BT. Họ cũng đã cố gắng đưa ra hệ thống những câu hỏi gợi mở dẫn dắt HS tìm hiểu vấn đề. HS tích cực suy nghĩ, trả lời câu hỏi giáo viên đưa ra, phát hiện giải quyết vấn đề, thực hành rèn kĩ năng giải toán và thực hành tính. Kết quả là HS cũng đã thuộc bài, biết tính toán nhưng hiểu chưa sâu sắc, kĩ năng trình bày lý luận chưa cao, kĩ năng vận dụng toán trong thực tế còn ít. Kĩ năng sống của các em chưa được hình thành cao. Ví dụ như: kĩ năng độc lập tính, kĩ năng trao đổi, đặt câu hỏi, trình bày diễn đạt, phân tích trong nhóm, kĩ năng làm việc tập thể, kĩ năng vận dụng vào thực tế cuộc sống hàng ngày....Qua đó thấy được hoạt động dạy học chưa gắn chặt với hoạt động giáo dục, đặc biệt là giáo dục kĩ năng sống. Kĩ năng giải toán có lời văn trình bày diễn đạt của các em còn hạn chế. Ví dụ như: BT yêu cầu: Tính diện tích của thửa ruộng hình thang đó ? Khi làm bài 1 số HS thường trả lời “Diện tích hình thang là.” . Hoặc BT2/76 một số HS trả lời “ Hết năm thôn Hòa An đã thực hiện được số phần trăm và vượt kế hoạch cả năm là” mà không tách ra thành 2 câu trả lời nên dẫn đến sai. Một số HS thì kĩ năng vận dụng các phép tính còn lúng túng, chậm chạp, sai khi thực hành bài giải.
Để thay đổi được hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã sử dụng Phương pháp dạy học theo nhóm hợp tác với mảng kiến thức về giải các bài toán có lời văn để bổ sung kết hợp cùng các hình thức, PPDH khác như cá nhân, cả lớp, PP phát hiện và giải quyết vấn đề, PP kiến tạo....để mang lại hiệu quả trong quá trình DH và giáo dục HS.
Quan sát quá trình học tập của HS trong lớp tôi nhận thấy: Đối tượng trong lớp thường bao gồm những HS có khả năng học tập khác nhau. Giáo viên không thể hỗ trợ mọi HS trong cùng một lúc. Mặt khác hầu hết các em rất phụ thuộc vào GV. Nếu các em không được quan tâm, chú ý thì thường ỷ lại nhiệm vụ, không cố gắng để giải quyết vấn đề. Học sinh tỏ ra chán nản, mệt mỏi, thiếu tập trung, không tiếp tục thực hiện nhiệm vụ. Do đó các em thường đạt kết quả thấp trong các bài KT, cuối cùng là mất đi hứng thú đối với môn học.
2) Giải pháp thay thế: 
Trong mỗi tiết học GV thay đổi cách truyền đạt ki ... ao đổi theo nhóm.
- Cho HS làm vở
- Yêu cầu HS trình bày cách làm bài, diễn đạt lời giải.
- KT: Giải toán có lời văn liên quan đến tính diện tích hình thang và dạng toán quan hệ tỷ lệ
- GV nhận xét, chấm chữa.
- Chốt: Nêu cách tính diện tích hình thang.
* Bài 3/94 (4-5’): N
- Yêu cầu HS đọc thầm và làm bài.
- KT: So sánh diện tích của các hình thang ( so sánh 2 đáy và chiều cao), so sánh DT hình thang với diện tích HCN, cách tính diện tích hình thang vuông.
HĐ3: Củng cố: ( 3- 4’)
- Hệ thống KT: 
+ Viết công thức tính diện tích của hình thang.
+ Phát biểu quy tắc tính diện tích của hình tam giác, hình thang.
- Nhận xét tiết học.
- HS viết công thức vào bảng con và nêu, nhận xét.
HS đọc yêu cầu BT và làm Bảng con
Trình bày, nhận xét.
Nêu cách tính diện tích hình thang.	
- HS đọc nội dung, xác định yêu cầu.
- Trao đổi theo nhóm.
- HS làm vở: tính đáy bé, chiều cao, diện tích hình thang, tìm số kg thóc thu hoạch được.
- HS trình bày bài, nhận xét.
- HS đọc yêu cầu và làm bài nháp điền vào SGK ( điền Đ, S) 
- Trình bày miệng và nêu cách làm
- Nêu cách so sánh diện tích.
- HS viết và nêu.
b/ Đề và đáp án kiểm tra sau tác động, thang đo tháI độ:
* Đề kiểm tra sau tác động:
Họ và tên.Lớp
( Thời gian làm bài là 60 phút)
Phần 1: Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1/ Các số tự nhiên X thỏa mãn 2,34 < X < 5,03 là:
A. 2; 3; 4	B. 3; 4; 5	C. 3; 4; 5; 6	D. 3; 5; 6
2/ Mua 4 hộp sữa hết 14 000 đồng. Vậy mua 9 hộp thì hết số tiền là:
A. 30 000 đồng	 B. 32 000 đồng	 C. 31 500 đồng	 D. 32 500 đồng
3/ Một tam giác có diện tích là 13,5 cm2. Biết chiều cao của tam giác là 4,5 cm. Độ dài cạnh đáy của tam giác đó là:
A. 5 cm	B. 5,5cm	C. 6 cm	D. 6,5 cm
4/ Số dư trong phép chia 345,65 : 12,3 ( phần thập phân của thương có 2 chữ số) là:
A. 0,02	B. 0,002	C. 0,2	D. 0,12
Phần 2: Tự luận:
Bài 1: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi 145 m. Biết chiều dài hơn chiều rộng là 12,5 m. Trên thửa ruộng đó người ta trồng ngô, biết cứ 10m2 thu hoạch được 21 kg ngô. Hỏi trên cả thửa ruộng đó thu hoạch được bao nhiêu tạ ngô ?
Bài 2: Một người mua một quạt điện hết số tiền 420 000 đồng. Sau đó người ấy bán ra được 525 000 đồng. Hỏi:
Tiền bán quạt điện bằng bao nhiêu phần trăm tiền vốn ?
Người đó đã lãi bao nhiêu phần trăm ?
Bài 3:Trên bản đồ tỷ lệ 1 : 1000 một mảnh đất hình thang có độ dài đáy bé là 2,5 cm; độ dài đáy lớn gấp rưỡi đáy bé. Chiều cao là 3 cm. Hỏi diện tích của mảnh đất đó ngoài thực tế là bao nhiêu mét vuông ?
* Đáp án bài kiểm tra sau tác động:
Phần 1: Trắc nghiệm (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng 
( mỗi câu khoanh đúng cho 1 điểm)
1/ Các số tự nhiên X thỏa mãn 2,34 < X < 5,03 là:
B
A. 2; 3; 4	 3; 4; 5	C. 3; 4; 5; 6	D. 3; 5; 6
2/ Mua 4 hộp sữa hết 14 000 đồng. Vậy mua 9 hộp thì hết số tiền là:
C
A. 30 000 đồng	 B. 32 000 đồng	 31 500 đồng	 D. 32 500 đồng
3/ Một tam giác có diện tích là 13,5 cm2. Biết chiều cao của tam giác là 4,5 cm. Độ dài cạnh đáy của tam giác đó là:
C
A. 5 cm	B. 5,5cm	 6 cm	 D. 6,5 cm
4/ Số dư trong phép chia 345,65 : 12,3 ( phần thập phân của thương có 2 chữ số) là:
A
 0,02	B. 0,002	C. 0,2	D. 0,12
Phần 2: Tự luận:
Bài 1: ( 3 điểm) Bài giải
Nửa chu vi thửa ruộng hình chữ nhật là:
145 : 2 = 72,5 (m) 0,5 điểm
Chiều rộng thửa ruộng hình chữ nhật là:
(72,5 – 12,5) : 2 = 30 (m) 0,5 điểm
Chiều dài thửa ruộng hình chữ nhật là:
30 + 12,5 = 42,5 (m) 0,5 điểm
Diện tích thửa ruộng hình chữ nhật là:
42,5 x 30 = 1275 (m2) 0,5 điểm
Số lượng ngô thu hoạch được trên cả thửa ruộng đó là:
21 x ( 1275 : 10 ) = 2677,5 (kg). 0,75 điểm
 Đổi 2677,5 kg = 26,775 tạ
 	 Đáp số: 26,775 tạ ngô. 0,25 điểm
Bài 2: ( 1 điểm) Bài giải
Tiền bán quạt điện bằng số phần trăm tiền vốn là:
 525 000 : 420 000 = 125 % ( tiền vốn) 0,5 điểm
Người đó đã lãi số phần trăm là:
 125 % - 100 % = 25 % ( tiền vốn) 0,25 điểm
 Đáp số: a/ 125 % tiền vốn 0,25 điểm
 b/ 25 % tiền vốn.
Bài 3: ( 2 điểm) Bài giải
Độ dài của đáy bé mảnh đất hình thang ngoài thực tế là:
 2,5 x 1000 = 2500 (cm) = 25 (m) 0,5 điểm
Độ dài của đáy lớn mảnh đất hình thang ngoài thực tế là:
 25 x 1,5 = 37,5 (m) 0,25 điểm
Độ dài của chiều cao mảnh đất hình thang ngoài thực tế là:
 3 x 1000 = 3000 (cm) = 30 (m) 0,5 điểm
Diện tích mảnh đất hình thang ngoài thực tế là:
 (37,5 + 25 ) x 30 : 2 = 937,5 (m2) 0,5 điểm
 Đáp số: 937,5 m2 0,25 điểm
* thang đo tháI độ với môn toán ( giải toán có lời văn):
stt
Nội dung thông tin
Rất không đồng ý
Không đồng ý
Bình thường
Đồng ý
Rất
đồng ý
1
Tôi luôn chăm chú
2
Tôi thích tham gia hoạt động nhóm
3
Tiết học sôi nổi hơn
4
Tinh thần hợp tác cùng
5
Kĩ năng giải toán và trình bày chặt chẽ
6
Tôi thường không lơ mơ hoặc ngủ gật
7
Trong giờ học thảo luận nhóm tôi thường đặt ra câu hỏi cho bạn.
8
Tôi không tin mình có thể giải toán có lời văn thành thạo
9
Giải toán có lời văn không quan trọng lắm
10
Giải toán có lời văn nên thảo luận nhóm.
c/ bảng điểm: Lớp thực nghiệm (lớp 5A)
stt
Họ và tên
Điểm KT
trước tác động
Điểm KT
sau tác động
1
Nguyễn Thị Thuý An
6
8
2
Nguyễn Thị Lan Anh
7
9
3
Phạm Thị Kim Anh
7
9
4
Vũ Thị ánh
8
9
5
Nguyễn T. Ngọc Bích
6
8
6
Nguyễn Nam Cao
7
9
7
Phạm Đình Q. Dũng
6
9
8
Phạm Công Dương
7
9
9
Nguyễn Trọng Đức
7
8
10
Phạm Trung Đức
7
9
11
Nguyễn Thị Hà
8
9
12
Nguyễn Công Hải
8
9
13
Tô Nam Hải
7
9
14
Nguyễn Thị Hoa
7
8
15
Phạm Minh Huệ
8
9
16
Phạm Thanh Huyền
8
10
17
Phạm T Mai Hương
6
8
18
Bùi Đức Lâm
8
10
19
Trần Văn Lâm
7
9
20
Lê Thanh Long
8
10
21
Nguyễn Hữu Lực
8
9
22
Đồng Xuân Lưu
7
10
23
Phạm T . Ngọc Mai
8
9
24
Phạm Hồng Ngân
7
8
25
Đỗ Ngọc Sơn
6
8
26
Phạm Thanh Thảo
7
10
27
Tô Thị Thảo
6
9
28
Nguyễn Thị Thìn
6
8
29
Nguyễn Thị Thiết
8
9
30
Nguyễn Hữu Thuỷ
7
9
31
Nguyễn Thuý Thanh
8
10
32
Phạm T.Huyền Trang
7
9
33
Ng Thị Huyền Trang
8
9
34
Phạm Bá Hoàng Việt
8
10
Giá trị trung bình
7,02
8,97
Độ lệch chuẩn
0,75
0,67
Lớp đối chứng (lớp 5B)
stt
Họ và tên
Điểm KT
trước tác động
Điểm KT
sau tác động
1
Đào Đức Anh
6
6
2
Nguyễn Ngọc Anh
6
7
3
Phạm Trung Cảnh
7
8
4
Nguyễn Văn Dân
5
6
5
Nguyễn Văn Diệu
6
8
6
Nguyễn Thị Dịu
5
8
7
Trần Văn Dương
7
8
8
Vũ Đức Hảo
6
8
9
Nguyễn Thu Hậu
5
7
10
Phạm Hữu Hùng
5
5
11
Trần Mạnh Hùng
6
7
12
Nguyễn Quang Huy
7
8
13
Nguyễn Quý Hưng
7
8
14
Tô Văn Khánh
7
7
15
Vũ Đức HoàngLong
6
7
16
Phạm Trung Lực
8
8
17
Tô Văn Minh
8
7
18
Ng T. Bích Ngọc
6
7
19
Nguyễn Tuấn Ngọc
6
7
20
Nguyễn Bá Quang
6
8
21
Phạm Gia Quang
6
8
22
Nguyễn Thị Quỳnh
5
7
23
Lê Xuân Sang
7
8
24
Phạm Công Sơn
5
6
25
Phạm Thị Thiết
7
8
26
Phạm Kim Thịnh
8
9
27
Đoàn Thị Thương
8
8
28
Trịnh Thuỷ Tiên
7
7
29
Nguyễn Viết Tiến
5
6
30
Phạm Huyền Trang
7
7
31
Phạm Gia Trung
7
7
32
Nguyễn Hữu Trường
6
7
33
Ng Bá Lam Trường
6
6
34
Nguyễn Anh Tuấn
7
8
Giá trị trung bình
6,35
7,2
Độ lệch chuẩn
0,94
0,86
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Bản cam kết
Họ và tên: Đào Văn Chung
Ngày tháng năm sinh: 12 – 11 – 1982
Đơn vị công tác : Trường TH Hiệp Hoà – Vĩnh Bảo – Hải Phòng
Chuyên môn: Đại học sư phạm
Cam kết:
Tôi cam kết sáng kiến kinh nghiệm này do tôi tự làm, không sao chép từ những sáng kiến kinh nghiệm của người khác, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hiệp Hoà , ngày 15 tháng 1 năm 2012
Người viết cam kết
Đào Văn Chung
ý kiến của hội đồng thẩm định trường TH Hiệp Hoà ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................
ý kiến của hội đồng thẩm định của phòng giáo dục huyện Vĩnh bảo
...........................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAI TOAN LOP 5.doc