Nâng cao hiệu quả khi dạy số thập phân ở chương trình Toán lớp 5

Nâng cao hiệu quả khi dạy số thập phân ở chương trình Toán lớp 5

 Như chúng ta đã biết môn Toán có một vị trí đặc biệt quan trọng. Đó là môn khoa học nghiên cứu một số mặt của thế giới thực, có một hệ thống kiến thức cơ bản và phương pháp nhận thức rất cần thiết cho đời sống, sinh hoạt lao động. Đó cũng là công cụ rất cần thiết để học các môn học khác, ngoài ra toán học nó còn giúp phát triển tư duy cho học sinh. Đặc biệt năng lực trừu tượng hóa, khái quát hóa, khả năng tư duy và hợp lý và diễn đạt đúng. Các suy luận đơn giản kích thích trí tưởng tượng . Đó cũng chính là một phần quan trọng trong mục tiêu của môn Toán ở Tiểu học. Để đáp ứng được mục tiêu trên, người giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy nhất là trong giai đoạn hiện nay. Dạy học môn Toán phải thực hiện được mục tiêu mới và quan trọng đó là: Giúp học sinh tích cực ứng dụng các kiến thức và kỹ năng về môn Toán để giải quyết những tình huống thường gặp trong đời sống hàng ngày. Nhiều giải pháp đã và đang được nghiên cứu và áp dụng để góp phần thực hiện mục tiêu nói trên. Chính vì vậy đòi hỏi người giáo viên không chỉ nắm vững nội dung, mục tiêu bài học mà phải có phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm, đối tượng học sinh.

doc 26 trang Người đăng huong21 Lượt xem 673Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nâng cao hiệu quả khi dạy số thập phân ở chương trình Toán lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH NGHIỆM: NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHI DẠY SỐ THẬP PHÂN Ở CHƯƠNG TRÌNH TOÁN LỚP 5.
PHẦN MỞ ĐẦU:
 1. Cơ sở lý luận:
 Như chúng ta đã biết môn Toán có một vị trí đặc biệt quan trọng. Đó là môn khoa học nghiên cứu một số mặt của thế giới thực, có một hệ thống kiến thức cơ bản và phương pháp nhận thức rất cần thiết cho đời sống, sinh hoạt lao động. Đó cũng là công cụ rất cần thiết để học các môn học khác, ngoài ra toán học nó còn giúp phát triển tư duy cho học sinh. Đặc biệt năng lực trừu tượng hóa, khái quát hóa, khả năng tư duy và hợp lý và diễn đạt đúng. Các suy luận đơn giản kích thích trí tưởng tượng. Đó cũng chính là một phần quan trọng trong mục tiêu của môn Toán ở Tiểu học. Để đáp ứng được mục tiêu trên, người giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy nhất là trong giai đoạn hiện nay. Dạy học môn Toán phải thực hiện được mục tiêu mới và quan trọng đó là: Giúp học sinh tích cực ứng dụng các kiến thức và kỹ năng về môn Toán để giải quyết những tình huống thường gặp trong đời sống hàng ngày. Nhiều giải pháp đã và đang được nghiên cứu và áp dụng để góp phần thực hiện mục tiêu nói trên. Chính vì vậy đòi hỏi người giáo viên không chỉ nắm vững nội dung, mục tiêu bài học mà phải có phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm, đối tượng học sinh.
 Môn Toán ở Tiểu học gồm 5 mạch kiến thức được bố trí xen kẽ nhau ở mỗi lớp học , trong đó phần “ Số thập phân” là một trong những phần trọng tâm của số học trong chương trình Toán Tiểu học và được đưa vào giữa học kỳ I của Lớp 5.
 2. Cơ sở thực tiễn:
 Môn Toán là một môn học đồng hành với các em theo suốt cả quá trình học tập, nó có tầm quan trong rất lớn trong cuộc sống hàng ngày của các em. Là một môn học giúp học sinh rèn luyện năng lực suy nghĩ và phát triển trí tuệ. Đối với học sinh tiểu học thì tư duy trực quan và hình tượng chiếm ưu thế hơn. Nhận thức của các em chủ yếu là nhận thức trực quan cảm tính. Các em lĩnh hội kiến thức, quy tắc, khái niệm toán học và thực hành thao tác đều dựa trên bài toán mẫu cụ thể, diễn đạt bằng lời lẽ đơn giản. Khả năng phân tích, tổng hợp làm rõ mối quan hệ giữa kiến thức này với kiến thức khác trong quá trình lĩnh hội kiến thức mới cũng như trong quá trình thực hành chưa sâu sắc. Năng lực phán đoán, suy luận còn thấp. Nhưng đến giai đoạn lớp 4,5, đặc biệt là lớp 5 các em đã có sự phát triển mạnh mẽ về tư duy trừu tượng. Đặc điểm này là cơ sở thuận thuận lợi để hình thành khái niệm toán học mới, hình thành loại số mới - Số thập phân
 Số thập phân là loại toán còn mới đối với các em cho nên việc hình thành khái niệm Số thập phân là công việc rất khó khăn. Để phù hợp với tư duy trực quan của của lứa tuổi việc hình thành khái niệm số thập phân và các phép tính đối với số thập phân phải trải qua nhiều bước khác nhau trong đó chủ yếu là dựa vào phép đo đại lượng, trước hết là số đo độ dài. Trong dạy học phần này giáo viên thường không nắm vững hoặc không làm rõ được mối quan hệ giữa số thập phân, cấu tạo số thập phân của số với số đo độ dài, phân số thì sẽ dẫn đến khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức về số thập phân của học sinh, học sinh rất dễ sa vào tình trạng hiểu bài máy móc, không có cơ sở tin cậy, giáo viên còn áp đặt kiến thức. Ttrong thực tế giảng dạy của phần lớn giáo viên, tôi nhận thấy việc học sinh tự chiếm lĩnh nội dung kiến thức một cách chủ động và phát huy tính tích cực của mình trong quá trình học còn hạn chế. 
 Để nâng cao chất lượng dạy học cũng như phát huy được tính tích cực của học sinh trong dạy học toán nói chung và trong dạy học phần Số thập phân nói riêng là một việc làm rất cần thiêt đối với mỗi giáo viên . Chính vì thế mà tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả khi dạy về Số thập phân ở chương trình Toán Lớp 5.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
 I. GIỚI THIỆU VỀ SỐ PHẬP PHÂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN LỚP 5.
 Về bản chất thì số thập phân là số hữu tỷ, phân số hay số thập phân ( hữu hạn hay vô hạn tuần hoàn) là hai cách gọi khác nhau của cùng một loại số. Đó là số hữu tỷ, số hữu tỷ là kết quả của sự trừu tượng hóa và khái quát hóa khái niệm phân số phát triển thành đối tượng toán học trừu tượng. Với cách ký hiệu như a/b ( a, b là các số tự nhiên, b ≠0). Nói bản chất của số thập phân là số hữu tỷ bởi vì: Số thập phân chỉ là một trường hợp riêng của số hữu tỷ, phân số a/b ( a, b là các số tự nhiên, b ≠0) là thương đúng của phép chia số tự nhiên a cho số tự nhiên b. Trước đây trong tập hợp số tự nhiên, phép chia không phải lúc nào cũng là phép chia hết ( thương là số tự nhiên ). Trong nhiều trường hợp phép chia còn dư. Khi đó thương không phải là thương đúng, nhưng phép chia phải dừng lại vì số dư nhỏ hơn số chia nên không thể tiếp tục chia. Với sự hình thành số mới (Số thập phân) phép chia có thể tiếp tục bằng cách chuyển đổi số dư ( là số ở hàng đơn vị thành số phần mười để chia). Trong thực hành việc chuyển đổi đó được thực hiện bằng cách viết thêm chữ số 0 ở bên phải số dư, đồng thời đặt dấu phẩy ở bên phải chữ số hàng đơn vị ở thương( để tách phần nguyên và phần thập phân). Nếu chia tiếp vẫn còn dư ở hàng phần mười thì tiếp tục chuyển sang hàng phần trăm để chia tiếpKhi đó có thể xẩy ra hai trường hợp ( trường hợp chia hết và không chia hết) . Hay nói cách khác Số thập phân là dạng ký hiệu khác của phân số có mẫu số là 10,100,1000 Chính vì vậy bản chất của số thập phân là số hữu tỷ.
 Trong chương trình Toán Lớp 5 nội dung kiến thức chương Số thập phân gồm các bài sau: 
 Phần Số thập phân gồm:
 - Khái niệm số thập phân
 - Hàng của Số thập phân, Đọc, viết số thập phân.
 - Số thập phân bằng nhau.
 - So sánh hai số thập phân.
 - Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
 - Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
 - Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
 Phần các phép tính đối với số thập phân gồm: 
 - Cộng hai số thập phân.
 - Tổng nhiều số thập phân.
 - Trừ hai số thập phân.
 - Nhân một số thập phân với một số tự nhiên . 
 - Nhân một số thập phân với 10,100,1000,
 - Nhân một số thập phân với một số thập phân . 
 - Chia một số thập phân cho một số tự nhiên .
 - Chia một số thập phân cho 10,100,1000,
 - Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên thương tìm được là một số thập phân.
 - Chia một số tự nhiên cho một số thập phân
 - Chia một số thập phân cho một số thập phân.
 - Giải toán về tỉ số phần trăm.
 II. THỰC TRẠNG 
 Qua thực tế dự giờ thăm lớp của các giáo viên trong nhà trường cũng như các giáo viên có giờ dạy giỏi cấp huyện tôi thấy việc dạy các bài trong môn Toán nói chung và trong chương Số thập phân nói riêng còn có nhiều vấn đề bất cập từ phía giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học như sau:
 2.1 Tồn tại :
 * Đối với giáo viên:
 - Giáo viên chưa thấy rõ được ý nghĩa của môn học.
 - Chưa nắm vững trọng tâm bài giảng.
 - Khi dạy giáo viên chủ yếu còn lệ thuộc vào Sách giáo khoa để truyền thụ kiến thức cho học sinh mà không biết cách khai thác bài như thế nào cho hiệu quả.
 - Giáo viên phần lớn chưa phân loại được các đối tượng học sinh trong lớp mình phụ trách để giảng dạy.
 - Không khí lớp học nặng nề, không sôi nổi. 
 * Đối với học sinh:
 - Bị động trong tiếp thu kiến thức, tri thức các em tiếp nhận được chóng quên.
 - Vận dụng vào thực hành thường máy móc không sáng tạo.
 - Các em không say mê môn học.
 2.2 Nguyên nhân của những tồn tại trên:	
 - Giáo viên ít khi chuẩn bị bài trước lúc lên lớp.
 - Một số giáo viên chưa xác định rõ trọng tâm của bài dạy, cho nên khi khai thác bài còn dạy đều đều không có điểm nhấn dẫn đến học sinh rất mơ hồ trong việc tiếp nhận tri thức mới nên tri thức các em tiếp nhận được chóng bị lãng quên.
 - Cách khai thác bài của giáo viên vẫn chủ yếu theo truyền thống đó là cung cấp kiến thức chứ chưa giúp học sinh tự tìm ra kiến thức mới cho mình.
 - Giáo viên chưa khai thác được vốn sống, vốn kinh nghiệm, vốn kiến thức có sẵn của học sinh trong việc khai thác bài mới.
 -Việc vận dụng các phương pháp dạy học cũng như hình thức dạy học chưa phù hợp, chưa khơi dậy được tính tích cực học tập của học sinh. 
 2.3 Kết quả khảo sát thực tế:
 Cụ thể qua khảo sát tình hình thực tế ở trường tôi, tôi đã thu được kết quả như sau: ( Thời gian khảo sát vào cuối tháng 12 năm học 2008-2009)
Lớp
Số học sinh
Học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức
Học sinh vận dụng kiến thức tốt vào thực hành
Học sinh yêu thích môn học
SL
TL
SL
TL
SL
TL
5A
20
4
20
5
25
5
25
5B
20
3
15
5
25
4
20
 Với thực tế như vậy tôi thấy việc khai thác bài của giáo viên trong giảng dạy nói chung và trong dạy học môn Toán nói riêng là một vấn đề cực kỳ quan trọng, nó quyết định sự thành bại của người thầy giáo trong quá trình giảng dạy. Chính vì vậy việc tìm ra giải pháp nhằm giúp người giáo viên nâng cao hiệu quả giảng dạy nói chung và trong dạy học phần Số thập phân trong chương trình Toán Lớp 5 nói riêng là một việc làm thiết yếu.
 III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP .
 Để nâng cao hiệu quả khi dạy số thập phân ở chương trình Toán Lớp 5 nói chung và trong chương Số thập phân nói riêng thì người giáo viên cần:
 1. Làm tốt công tác chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
 Để có giờ dạy tốt, việc chuẩn bị bài của giáo viên đóng vai trò rất quan trọng. Chuẩn bị bài của giáo viên không chỉ là chuẩn bị về đồ dùng dạy học mà giáo viên còn phải chuẩn bị về cả nội dung, phương pháp dạy học để từ đó xác định rõ cho mình là: Dạy cái gì? Dạy ai? Dạy nội dung này để làm gì? Dạy như thế nào? Muốn dạy hay trước hết giáo viên phải nắm chắc nội dung cần dạy, nắm vững kiến thức hiểu được ý đồ Sách giáo khoa, Giáo viên có nắm vững kiến thức, hiểu đối tượng học sinh thì mới có thể đưa ra phương pháp thích hợp và chuẩn bị tổ chức cho học sinh học tập có hiệu quả.
 2. Phải nắm vững nội dung, mục tiêu, yêu cầu bài học và trên cơ sở đó xác định trọng tâm của bài. 
 Việc nắm vững mục tiêu, yêu cầu và xác định rõ trọng tâm của bài dạy là một vấn đề cực kỳ quan trọng trong quá trình giảng dạy. Nó giúp cho giáo viên tự tin, làm chủ được tiết dạy và nó còn giúp cho giáo viên biết cách khai thác bài có chiều sâu và đạt hiệu quả cao. 
 Ví dụ: * Khi dạy bài “ Cộng hai số thập phân ”
 Mục tiêu: Biết: + Cộng hai số thập phân.
 + Giải bài toán với phép cộng các số thập phân.
 Với mục tiêu trên thì trọng tâm của bài dạy là: Học sinh nắm được cách đặt tính và tính về cộng hai số thập phân và vận dụng thực hành vào giải toán có lời văn.
 * Khi dạy bài “ Trừ hai số thập phân ”
 Mục tiêu: Biết: + Trừ hai số thập phân.
 + Vận dụng giải  ...  phẩy của 23,56 sang bên phải một chữ số mà vẫn tìm được thương đúng? (Bỏ dấu phẩy ở số 6,2 tức là đã nhân 6,2 với 10; chuyển dấu phẩy của 23,56 sang bên phải một chữ số tức là nhân 23,56 với 10; vì nhân cả số bị chia và số chia với 10 thì thương vẫn không thay đổi)
 GV đưa ví dụ 2 lên bảng 82,55 : 1,27 = ?
 - Trong ví dụ trên để thực hiện phép chia một số thập phân cho một số thập phân chúng ta đã chuyển về phép chia có dạng Chia một số thập phân cho một số tự nhiên để thực hiện, Với phép chia này thì đưa về dạng phép chia nào để tính? Dựa vào kiến thức các em đã nắm được ở ví dụ 1, em hãy đặt tính và tính cho cô phép tính này.
 - Yêu cầu học sinh hai bạn ngồi cùng bàn thảo luận và tìm ra cách tính. – học sinh thảo luận nhóm 2- GV theo dõi
 - Gọi đại diện nhóm trình bày cách đặt tính- GV đồng thời ghi bảng 
 - Gọi học sinh lên bảng thực hiện đặt tính rồi tính- Cả lớp theo dõi
82,55
 6 35
 0
1,27
65
 - Gọi học sinh nhắc lại cách làm – GV ghi bảng :
 + Đếm thấy phần thập phân của số 82,55 có hai chữ số và phần thập phân của số 1,27 cũng có hai chữ số, bỏ dấu phẩy ở hai số đó đi ta được 8255 :127 
 + Thực hiện phép chia 8255 : 127 .
 + Vậy 82,55 : 1,27 = 65 
 *Hoạt động 3: Rút ra ghi nhớ.
 ? Qua 2 ví dụ trên bạn nào có thể nêu cách chia một số thập phân cho một số thập phân? Học sinh nêu- nhận xét và giáo viên tổng kết chốt lại và ghi bảng như Sách giáo khoa:
 Muốn chia một số thập phân cho một số thập phân ta làm như sau:
 + Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang bên phảI bấy nhiêu chữ số.
 + Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiện phép chia như chia cho số tự nhiên..
 - Một số học sinh nhắc lại quy tắc.
 - GV hệ thống lại kiến thức. 
 . 
 5. Giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức học tập theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học toán.
 Phương pháp dạy học toán là cách thức tổ chức các hoạt động học toán cho học sinh, đó là định hướng đổi mới phương pháp dạy học sâu sắc nhất ở tiểu học. Dạy học trong đổi mới giáo dục phổ thông là dạy học sinh tự tìm tòi, phát hiện kiến thức mới, là dạy cách học cho học sinh. Giáo viên cần căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình và sách giáo khoa để thiết kế các hoạt động dạy học nhằm tổ chức cho học sinh cùng tham gia, thực hiện nhiệm vụ học tập, giúp các em hình thành kiến thức qua chính các hoạt động đó. Giáo viên không áp đặt, thông báo kiến thức sẵn có mà tổ chức hướng dẫn, tìm tòi, phát hiện, tự chiếm lĩnh kiến thức. Giáo viên tổ chức sao cho mọi học sinh đều tham gia hoạt động học, sao cho học sinh thấy tự mình phát hiện, tìm ra kiến thức chứ không phải nhìn vào sách giáo khoa hay nghe giáo viên thông báo kết quả sẵn có trong sách giáo khoa. Giáo viên hướng dẫn để học sinh sử dụng vốn hiểu biết của mình để hình thành kiến thức mới một cách nhẹ nhàng, động viên học sinh tập suy nghĩ, tập diễn đạt, thực hiện hoạt động học tập theo cách riêng của mình.
 Trong dạy học có rất nhiều phương pháp và hình thức dạy học song không có phương pháp hay hình thức dạy học nào là vạn năng , vì thế khi sử dụng giáo viên cần phải chú ý:
 - Không quá lạm dụng bất cứ một phương pháp hay hình thức dạy học nào.
 - Cần biết phối hợp nhuần nhuyễn các phương pháp và hình thức dạy học trong quá trình giảng dạy.
 - Phải biết lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình giảng dạy.
 Sau đây là một cố hình thức dạy học hay sử dụng trong dạy học nói chung và trong dạy toán nói riêng:
	* Học cá nhân ( ở trên lớp).
	- Học sinh hoạt động theo hướng dẫn của giáo viên.
	- Học sinh tự học với tài liệu, đồ dùng học toán để chiếm lĩnh tri thức mới, luyện tập thực hành theo khả năng của học sinh. Trong khi học cá nhân, từng học sinh có thể hỏi ý kiến, trao đổi với giáo viên. Giáo viên cũng có thể theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra một số học sinh... 
	* Học theo nhóm:
	Tùy từng bài giáo viên có thể chia nhóm như sau:
	- Nhóm hỗn hợp : Loại nhóm này thường hoạt động đều trong các tiết học để các em có thể giúp đỡ lẫn nhau.
	- Nhóm theo trình độ: Thường áp dụng vào các tiết thực hành.
 Ở nhóm này giáo viên có thể bồi dưỡng học sinh yếu, kém đồng thời cũng bồi dưỡng học sinh khá giỏi bằng cách cho các em làm thêm một số bài toán nâng cao.
	- Nhóm theo sở trường: Dành cho những đối tượng đặc biệt. Những hoạt động của các nhân hơp tác hoạt động thành nhóm ở mỗi học sinh được trao đổi thảo luận với nhau, tự các em phát biểu ý kiến riêng của mình dưới sự giúp đỡ của bạn bè và sự hướng dẫn của giáo viên các em đi đến thống nhất trong nhóm.
	* Học theo lớp: Tất cả các ý kiến của các nhóm sẽ được trao đổi thảo luận rộng rãi hơn để tìm ra những kết luận hợp lý. Tại đây người giáo viên sẽ được thể hiện rõ vai trò trọng tài khoa học giúp các em phân biệt đúng hay sai, hợp lý hay chưa hợp lý, nên làm theo cách này hay cách kia.
 - Cuối tiết học giáo viên dành ít thời gian để tổ chức trò chơi học tập nhằm làm thư giản không khí học tập, giúp các em bớt căng thẳng sau một tiết học. 
	VD: Tính : 17,42 + 36,5 + 12,58 
	+ Học cá nhân: Học sinh tự suy nghĩ tìm ra cách giải rồi thực hiện.
	+ Học theo nhóm: Học sinh trao đổi ý kiến trong nhóm thực hành tính theo nhóm để tìm ra cách giải nhanh nhất.
	+ Học lớp: Giáo viên gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
	+ Cụ thể nhóm 1làm như sau:
	17,42 + 36,5 + 12,58 =
	 53,92 + 12,58 = 66,5
	Nhóm 2, 3, 4: áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng.
	17,42 + 36,5 + 12,58 =
	17,42 + 12,58 + 36,5 =
	 30	 + 36,5 = 66,5
	Giáo viên gọi học sinh đại diện	các nhóm lên nhận xét cách tính của nhóm bạn. Từ đó học sinh tìm ra cách tính nhanh nhất nhóm 2, 3, 4 đã làm.
 6. Để đạt hiệu quả cao trong công tác giảng dạy thì khâu thể hiện bài giảng cũng không kém phần quan trọng. Ở bước này giáo viên cần chú ý đến:
 - Trình tự cách khai thác bài.
 - Ngôn ngữ diễn đạt. Bởi vì lời giảng của giáo viên rất quan trọng trong việc học sinh tiếp nhận kiến thức cho nên lời giảng của giáo viên cần phải rõ ràng, gãy gọn, chặt chẽ và phải thể hiện được những điểm nhấn, điểm trọng tâm của bài giảng, tránh lời giảng đều đều không có điểm nhấn dẫn đến học sinh mơ hồ trong việc tiếp nhận tri thức mới.
 7. Phải tạo không khí thoải mái trong tiết học 
 Trong giờ học giáo viên nên tạo không khí thoải mái, xây dựng môi trường học toán tự nhiên, gắn liền với thực tế, gần gũi với cuộc sống thực, với đời sống hàng ngày của học sinh. Các câu chuyện toán học, các trò chơi toán học sẽ giúp cho các em có được giờ học toán thoải mái, nhẹ nhàng hơn, gây được hứng thú học tập cho học sinh. Nếu giờ học toán quá nặng nề, có nhiều bài tập sẽ làm học sinh mết mỏi, chán học.
 II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN.
 Sau quá trình nghiên cứu tôi đã mạnh dạn triển khai kinh nghiệm này cho các ban đồng nghiệp, được tập thể sư phạm nhà trường đồng tình cao và đưa vào áp dụng. Qua quá trình thể nghiệm ở một số lớp tôi thu được kết quả như sau:
 1. Đối với học sinh:
 - Giờ học sôi nổi hơn
 - Học sinh say mê môn học, tiếp thu bài một cách chủ động, sáng tạo và phát huy được tính tích cực của học sinh. 
 - Học sinh nắm chắc kiến thức và biết vận dụng vào thực hành.
 - Đặc biệt chất lượng của lớp được nâng lên rõ rệt.
 2. Đối với giáo viên:
 - Giáo viên tự tin hơn trong khi dạy
 - Biết cách khai thác bài nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh,
 - Ngôn ngữ của giáo viên được trau chuốt hơn, thể hiện được trọng tâm của bài dạy.
 - Vân dụng các hình thức và phương pháp dạy học linh hoạt hơn.
 3. Két quả thu được:
 Cụ thể sau khi thực hiện các giải pháp này trong dạy học, kết quả thu được như sau: ( thời gian khảo sát sau 1 năm triển khai kinh nghiệm vào cuối tháng 12 năm học 2009- 2010)
Lớp
Số học sinh
Học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức
Học sinh vận dụng kiến thức tốt vào thực hành
Học sinh yêu thích môn học
SL
TL
SL
TL
SL
TL
5A
26
18
69
20
77
15
58
5B
26
17
65
21
81
16
62
 III. BÀI HỌC KINH NGHIÊM:
 Để nâng cao hiệu quả khi dạy học toán nói chung và dạy học chương Số thập phân trong chương trình Toán lớp 5 nói riêng thì giáo viên cần lưu ý:
 - Phải chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp.
 -Phải nắm vững nội dung, mục tiêu, yêu cầu bài học và cần phải xác định rõ trọng tâm của bài học.
 - Nắm vững các đối tượng học sinh trong lớp để có kế hoạch giảng dạy phù hợp.
 - Xây dựng kế hoạch dạy học một cách khoa học và sáng tạo. Đây là một trong những khâu cực kỳ quan trọng trong giảng dạy.
 - Giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức học tập theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học toán.
 - Giáo viên cần phải chú ý đến ngôn ngữ diễn đạt của mình để thể hiện được rõ trọng tâm của bài dạy.
 - Cần phải tạo không khí thoải mái trong giờ học.
 - Biết vân dụng vốn hiểu biết của học sinh để khai thác bài được tốt.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .
 * KẾT LUẬN : 
 Chương Số thập phân trong chương trình Toán lớp 5 là một chương trọng tâm trong chương trình Toán tiểu học. Việc tìm hiểu và nghiên cứu nội dung và phương pháp dạy học là quá trình khó khăn đối với mỗi giáo viên. Tuy nhiên mục đích tìm hiểu là để biết rõ hơn, nắm chắc kiến thức, kỹ năng cũng như phương pháp giảng dạy để có cái nhìn toàn diện hệ thống và lôgich về môn toán. Với kết quả đạt được sau quá trình nghiên cứu tôi thấy rằng việc dạy học chương Số thập phân cần phải thực hiện đúng định hướng, ý đồ mà sách giáo khoa đã đưa ra, ngoài ra người giáo viên cân phải nắm chắc mục tiêu trọng tâm bài dạy, đối tượng học sinh trong lớp để từ đó vận dụng các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp nhằm phát huy được tính tích cực của học sinh. Đặc biệt khi khai thác bài cần thể hiện rõ trọng tâm của bài dạy. Có như thế thì việc dạy học toán nói chung và chương Số thập thâp nói riêng sẽ đạt hiệu quả cao.
 * KIẾN NGHỊ: 
 - Các nhà trường cần cập nhật các tập san, tạp chí giáo dục để cho giáo viên có điều kiện tiếp cận với các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học.
 - Ngành cần có kế hoạch tổ chức các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học nhằm trang bị cho giáo viên những kỹ năng về dạy học nói chung và dạy học Toán nói riêng.
 Trên đây là một số giải pháp nhằm năng cao hiệu quả khi dạy phần Số thập phân ở chương trình Toán Lớp 5 đã được áp dụng có hiệu quả tại đơn vị tôi công tác và được tập thể sư phạm nhà trường đánh giá cao. Rất mong được các cấp quản lý giáo dục và các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến cho kinh nghiệm của tôi để nó hoàn thiện hơn.
 Xin chân thành cảm ơn ! 
 Tháng 4 năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docday stp.doc