Những bài văn hay chọn lọc - Tiểu học

Những bài văn hay chọn lọc - Tiểu học

ĐỀ BÀI: Em hãy viết thư thăm hỏi cô giáo cũ và nhắc lại một vài kỉ niệm về sự chăm sóc của cô giáo đối với em và các bạn.

 Hà Nội, ngày tháng năm

 Cô kính mến của con!

 Tuy đã qua ngày mùng 8 tháng 3 nhưng vì giờ mới có thời gian rảnh nên con đặt bút viết thư này để thăm hỏi gia đình và chúc cô hạnh phúc nhân ngày lễ này.

 Cô có khoẻ không ạ? Cô còn nhớ lớp cô làm chủ nhiệm năm xưa rất ngoan và giỏi. Cô đã dẫn dắt chúng con từ những học sinh tiên tiến trở thành giỏi. Thế bây giờ cô dạy lớp gì ạ? Các em có ngoan và học giỏi không ạ? Còn nhớ lớp mình nói chuyện rất nhiều nhưng nhờ cô dạy dỗ mà lớp ít nói chuyện hơn. thế các em có nói chuyện nhiều như lớp con không? Chắc giờ các em lớp cô dạy vẫn đứng đầu khối . à, thế em Mai Anh nhà cô đã cao bằng nào rồi ạ? Hồi đó em mới chỉ đang được đánh vần chữ. Con được biết bây giờ em đã biết đánh đàn mà đánh đàn rất giỏi phải không cô. Thế chắc chị lớn nhà cô cũng sắp thi đại học rồi ạ?

 Cô có còn nhớ tập thể lớp không? Từ khi cô chủ nhiệm đến giờ bạn Hồng anh luôn là lớp trưởng đi tiên phong trước cả lớp. Cả bạn Thạc anh nữa bạn cũng học rất giỏi cô ạ. Con thì đã được giải ba của trường rồi ạ. Con rất vui. Cô và bao kỉ niệm về cô luôn ở trong lòng con. Có lần cô đã cầm tay convà giúp con viết nắn nót từng nét. Cô còn bảo bạn Phương Anh viết mẫu cho con để giúp con rèn chữ. Những kỉ niệm đó in đậm trong lòng con cho đến bây giờ.

 

doc 47 trang Người đăng huong21 Lượt xem 844Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Những bài văn hay chọn lọc - Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 NHỮNG BÀI VĂN HAY CHỌN LỌC - TIỂU HỌC
ĐỀ BÀI: Em hãy viết thư thăm hỏi cô giáo cũ và nhắc lại một vài kỉ niệm về sự chăm sóc của cô giáo đối với em và các bạn.
 Hà Nội, ngày  tháng  năm 
 Cô  kính mến của con!
 Tuy đã qua ngày mùng 8 tháng 3 nhưng vì giờ mới có thời gian rảnh nên con đặt bút viết thư này để thăm hỏi gia đình và chúc cô hạnh phúc nhân ngày lễ này.
 Cô có khoẻ không ạ? Cô còn nhớ lớp  cô làm chủ nhiệm năm xưa rất ngoan và giỏi. Cô đã dẫn dắt chúng con từ những học sinh tiên tiến trở thành giỏi. Thế bây giờ cô dạy lớp  gì ạ? Các em có ngoan và học giỏi không ạ? Còn nhớ lớp mình nói chuyện rất nhiều nhưng nhờ cô dạy dỗ mà lớp ít nói chuyện hơn. thế các em có nói chuyện nhiều như lớp con không? Chắc giờ các em lớp cô dạy vẫn đứng đầu khối .... à, thế em Mai Anh nhà cô đã cao bằng nào rồi ạ? Hồi đó em mới chỉ đang được đánh vần chữ. Con được biết bây giờ em đã biết đánh đàn mà đánh đàn rất giỏi phải không cô. Thế chắc chị lớn nhà cô cũng sắp thi đại học rồi ạ?
 Cô có còn nhớ tập thể lớp  không? Từ khi cô chủ nhiệm đến giờ bạn Hồng anh luôn là lớp trưởng đi tiên phong trước cả lớp. Cả bạn Thạc anh nữa bạn cũng học rất giỏi cô ạ. Con thì đã được giải ba của trường rồi ạ. Con rất vui. Cô và bao kỉ niệm về cô luôn ở trong lòng con. Có lần cô đã cầm tay convà giúp con viết nắn nót từng nét. Cô còn bảo bạn Phương Anh viết mẫu cho con để giúp con rèn chữ. Những kỉ niệm đó in đậm trong lòng con cho đến bây giờ.
 Thư con viết đã dài, con xin dừng bút ở đây. Con hứa với cô con sẽ học thật giỏi để không phụ lòng cô dạy dỗ.
 Học sinh cũ của cô
 Kính thư
ĐỀ BÀI: Em hãy tả lại buổi sum họp của gia đình em hoặc gia đình em quen biết.
 Tết năm ngoái, bố mẹ về thăm hai chị em tôi. Cả gia đình tôi lại được ngồi bên nhau trò chuyện thân mật sau một thời gian dài xa cách.
 Cả nhà dang ngồi uống trà, đón tết trong phòng khách. ánh đèn nê ông toả ánh sáng xanh dịu. chiếc tủ đứng bằng gỗ cẩm ly được đánh véc ni láng bóng như mặt gương, nổi bật các đường vân như những nét hoa văn kì ảo. ấm trà nóng bốc hương sen nghi ngút bên cạnh đĩa bánh mứt thơm ngon. Cây hoa đào với muôn ngàn cánh hoa nở rộ vẫy chào năm mới. đồ dùng trong nhà được mẹ tôi sắp xếp rất gọn gàng.
Mẹ lấy trong va ly ra hai chiếc hộp quà xinh xắn. Ba nói: 
-  Nào! hai chị em con mở ra xem bố mẹ mua tặng món quà gì?
-   à! Đó chính là một chú thỏ bông ngộ nghĩnh mà tôi mong có được nó từ bấy lâu nay. Bà tôi mang ra một gói kẹo đưa cho hai chị em tôi:
-   Hai cháu ăn xong nhớ đánh răng kẻo bị sún thì khổ.
Bé Long chen vào quả quyết:
-  Long thương bà này, thương ba, mẹ, chị My và ...cô Hiền nữa. Vừa nói Long vừa giơ ngón tay ra đếm làm cho cả nhà phì cười. Ba hỏi với giọng nói sao mà ấm áp quá.
-   Thế năm nay con có được giấy khen không?
 Tôi thưa với bố và khoe tấm giấy khen:
-  Có ạ!
Bố xoa đầu tôi cười:
-  Tốt lắm!  Cố học giỏi cho mẹ và ba mừng nhé con.
 Mẹ nhìn tôi với ánh mắt trìu mến, chứa đựng cả một biển trời yêu thương dành cho tôi. Mẹ nở một nụ cười kín đáo, một niềm vui khôn tả. Trên ti vi chiếu chương trình đón tết. A! ở hồ Gươm đang bắn pháo hoa đẹp quá! Đêm giao thừa đó, cả gia đình tôi quây quần bên nhau suốt đêm.
 Cứ năm nào cũng thế, gia đình tôi luôn có được những giờ phút sum họp thật vui vẻ, đầm ấm. Hai chị em tôi thật hạnh phúc trong mái ấm gia đình, trong vòng tay yêu thương của ba mẹ.
ĐỀ BÀI: Em hãy tả cảnh nhộn nhịp của sân trường em trong giờ ra chơi.
 Nhanh thật đấy! loáng một cái cũng đã đến cuối tiết hai rồi, mà sao sân trường im ắng quá! Ngoài kia chỉ nghe thấy âm thanh vi vu của gió, líu lo của chim, với tiếng lá cây xào xạc mà thôi. Bỗng tùng! tùng! tùng! Ba hồi trống vang lên làm âm thanh im ắng ấy biến đâu mất và thay vào đó là tiếng nói, tiếng cười, tiếng hò reo khắp sân trường. 
 Từ mọi cửa lớp, học sinh thi nhau ùa ra sân như những dòng thác đổ. Sân trường lúc trước rộng là thế mà bây giờ như hẹp lại bởi những tiếng cười đùa, tiếng bước chân chạy nhảy vui vẻ của các bạn học sinh. Màu đen của những mái đầu học trò, màu xanh rì của lá cây, màu trắng của áo đồng phục và cả màu khăn đỏ của các bạn đội viên nữa, tất cả những màu sắc ấy hoà quyện lại với nhau thành một vườn hoa đầy màu sắc, rực rỡ dưới ánh nắng ấm áp mùa thu. Có mấy nhóm chơi đã xác định được chỗ của mình rồi đấy! Dưới tán lá xanh mát của cây đa này là trò nhảy dây của các bạn gái, còn dưới gốc phượng có từng chùm hoa đỏ rực kia là chỗ bắn bi của các bạn trai, ồ! còn nhóm kéo co kia khôn thật xí ngay được một chỗ vừa rộng rãi lại mát mẻ ở dưới gốc hàng dưà. Xem ra mỗi trò chơi đều có cái hay, cái vui riêng của nó nhưng vui và sôi nổi nhất trong các nhóm chơi vẫn là trò kéo co. Trông xem trọng tài là ai mà oai thế nhỉ? à! Đó là Trang cô bạn hcọ với tôi đây mà, “nào cả hai đội đã sẵn sàng rồi trọng tài thổi còi đi chứ” “Huýt” tiếng còi của trọng tài vang lên báo hiệu cuộc chơi đã bắt đầu. “Dô ta! Dô ta!” cả hai đội đều cố sức kéo, chắc là mệt lắm nên bạn nào mặt cũng đỏ bừng mồ hôi thì chảy ròng ròng. Xung quanh đó các bạn cũng cổ vũ rất nhiệt tình: “Hiếu cố lên! Thắng cố lên”. Hiệp này xem ra có vẻ gay go, chưa đội nào phân thắng bại thì bỗng một tiếng hò reo lên: “Hú! Hú! hoan hô! Hiếu thắng rồi, cừ lắm!”. Tiếng reo hò đó làm ấn định tỉ số 1, 0 nghiêng về đội anh chàng Hiếu đang vui mừng cười toe toét. Ngay gần đó là trò chơi nhảy dây của các bạn gái cũng vui không kém. Vòng này là ba bạn: Thảo, Hiền, Lê thi với nhau, chà bàn này có vẻ gay go nhỉ vì cả ba bạn đều là những tay nhảy cừ trong lớp. Trông các bạn nhảy siêu thật, chân thoăn thoắt, tay đưa dây nhanh vèo vèo, chỉ nghe thấy tiếng dây vun vút chứ chẳng thấy dây và chân đâu cả. Vập! Vập! cả hai bạn Hiền Lê nhảy siêu thế mà bây giờ cũng bị loại và còn mình Thảo xứng với chức vô địch mà thôi. Bỗng tôi nghe thấy tiếng “Bắn đi Đạt, cho Nam thua đi” nhìn sang thì mới biết Đạt và nam đang bắn bi. Nhìn kìa, điệu bộ của Nam trông đến là buồn cười, xoa xoa bi này lại còn hà bi nữa chứ, lợi dụng lúc Nam sơ hở Đạt đặt bi xuống và cạch thế là Đạt thắng rồi. Lúc này Đạt mới bảo Nam đang ngắm các bạn gái “Này! tớ thắng rồi”, nghe Đạt nói Nam tức lắm định trả thù nhưng bỗng Tùng! Tùng! Tùng! ba hồi trống vang lên báo hiêụ giờ ra chơi đã hết. Chúng em xếp hàng rồi vào lớp trả lại sự yên tĩnh cho sân trường.
Tuy chỉ có 15 phút thôi nhưng 15 phút đó cũng đủ giúp chúng em thoải mái, sảng khoái và tự tin hơn bước vào các tiết học sau.
ĐỀ BÀI: Em hãy tả quang cảnh buổi lễ chào cờ đầu tuần của trường em.
 Chim hót líu lo, trăm hoa đua nổ, em thầm nghĩ: “Sao cảnh vật đẹp thế nhỉ?”. Sực nhớ ra hôm nay có buổi lễ chào cờ đầu tuần, em nhanh chân rảo bước tới trường trên con đường quen thuộc với niềm vui và sự phấn khởi tràn ngập.
 Sân trường trở nên nhộn nhịp như một ngày hội. Chị nắng nhảy nhót trên bầu trời trong xanh để ca múa. Những làn mây trắng như đang khẽ cười, thắp sáng sự vui mừng. Anh gió đu đưa vẫy chào mọi người. Các bạn học sinh đang xếp những hàng ghế thẳng tăm tắp như chơi trò xếp hình. Các thầy giáo, cô giáo đều có mặt đông đủ cùng với nụ cười tươi thắm nở trên môi. Ai nấy cũng đều bận rộn chuẩn bị cho lễ chào cờ. Bỗng: “Tùng!... Tùng!... Tùng!...”. Tiếng trống báo hiệu buổi lễ chào cờ vang lên. Ai nấy cũng đều trong tư thế chuẩn bị ở vị trí của mình. Cô Hằng tổng phụ trách nghiêm nghị ra hiệu lệnh: “Nghiêm! Chào cờ!... Chào!”. Các bạn đội viên giơ những bàn tay nhỏ nhắn của mình lên để chào cờ một cách dứt khoát. Trong từng nhịp trống do các bạn trong đội nghi lễ đánh, lá cờ được kéo lên từ từ theo ánh mắt đầy xúc động của mọi người. Những ánh mắt ngây thơ đó như muốn nói rằng sẽ luôn học tập thật giỏi để trở thành những người có ích cho xã hội, để không phụ công lao của các chiến sĩ đã hi sinh thân mình bảo vệ Tổ quốc. Tiếng trống dứt, cô Hằng hô: “Quốc ca!”. Những lời hát dõng dạc, đầy khí thế vang lên như đánh thức bầu không khí chung quanh. Bài hát như nhắc nhở chúng em về công lao của những người đã tham gia hoạt động cách mạng, giữ gìn độc lập, bảo vệ đất nước. Bài hát Quốc ca kết thúc, cô Hằng hô tiếp: “Đội ca!”. Những đôi môi nhỏ bé mấp máy theo lời hát: “Cùng nhau ta đi lên theo bước Đoàn thanh niên đi lên...” tràn đầy vẻ quyết tâm như muốn nói sẽ cố gắng học tập để không làm phụ lòng Bác Hồ kính yêu luôn che chở cho mình, để không phụ lòng những người đang dạy dỗ mình. Những giây phút này như ngừng trôi. Gió như ngừng thổi. Chim như ngừng hót. Tất cả dường như đều im lặng, nhường chỗ cho bài hát. Khi kết thúc bài hát, cô Hằng hô vang với giọng nói dứt khoát:
- Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại: Sẵn sàng!. Cả sân trường như nổi dậy sau lời nói mà mọi người cùng đáp lại: “Sẵn sàng!”. Sau đó, cô Hằng nhận xét các lớp trong tuần qua và phổ biến các hoạt động tuần này. Khi kết thúc lễ chào cờ, mọi người cùng nhau hát vang bài hát: “Vì một thế giới ngày mai” để hưởng ứng SEA Games 22. Sau đó, các bạn học sinh xếp hàng vào lớp. Sân trường trở nên vắng vẻ.
 Giờ buổi lễ chào cờ đã kết thúc nhưng những giây phút đó sẽ luôn cô đọng mãi trong em. Em tự hứa với mình sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để có thể xứng đáng với lá cờ Tổ quốc.
ĐỀ BÀI: Em hãy kể lại câu chuyện về một việc làm thể hiện nếp sống văn minh ở nơi công cộng (có thể đối chiếu với những việc làm sai trái cũng xảy ra ở nơi đó, lúc đó)
Hôm nay là ngày chủ nhật, từng chú chim non ríu rít trên cành, nắng vàng trải thảm xuống mặt đường. Bỗng mẹ gọi em: “ Minh ơi, đi chợ với mẹ nào!”. Chỉ và phút sau là em và mẹ đã có mặt ở chợ. ở đằng kia có gì mà đông thế?  Em lon ton chạy ra xem.
Trên mặt đường bây giờ là những mảnh vỡ lăn lóc, dòng người vẫn qua lại, chẳng ai hỏi han
gì. Em hỏi chú An thì mới hay đây là những mảnh vỡ của cô bán sữa, chả là sáng nay, cô ấy đem sữa đi bán, mọi người mua đông lắm, chẳng ai nhường ai, bỗng có một anh thanh niên chạy qua va vào xe cô làm xe đổ hết, nhưng anh ấy không xin lỗi và chạy đi mất rồi. Cô ấy bảo, cả nhà cô phụ thuộc vào mấy chai sữa, bây giờ đổ hết thì.Em đến gần mới thấy nét mặt cô đỏ gay, hai mắt rơm rớm, đã thế mấy cô hàng nước còn chế giễu cô: “Dào ơi, vài chai sữa chứ mấy, thôi đi đi, đừng ăn vạ, tôi không mang lửa đốt vía đâu”! Trông mặt cô lại càng thêm buồn, nước mắt cũng đã chảy dài trên làn má cô. Mọi người xung quanh bảo: “Cũng chục chai đấy chứ chả ít đâu đấy!” rồi lát sau cũng lủi đi mất. Bầu trời xám xịt lại, mọi người vẫn đi qua chẳng để ý gì. Thỉnh thoảng có người đi qua bảo” thật tội nghiệp, nhưng kệ, chả phải việc của mình”  ... làn sáng đèn. Con nai ngây ra đẹp quá.Người đi săn quên mất thịt nai ngon. Người đi săn quên hai tay đã giơ súng. Người đi săn lại nhớ ra lời suối, lời đồi, lời cây: Muông thú và cây cỏ trong rừng là bạn ta, sao ta lại thèm ăn thịt bạn !
 Con nai lặng yên, trắng muốt trong ánh sáng. 
 5. Người đi săn mải ngắm con nai, mồ hôi đầm trên trán. Cái dây da tụt xuống, ánh đèn ló lệch vào bóng tối, mất bóng con nai. Con nai chạy biến. Người đi săn luống cuống giơ tay đẩy chiếc dây da lên. Nhưng trong làn ánh sáng đèn không thấy con nai đâu.
 Người đi săn ngơ ngẩn xuống đồi.
 Vầng trăng đã nhìn thấy tất cả, mỉm cười:
 - Ngủ ngon được đấy ! Chúc ngủ ngon !
 Lát sau, người đi săn đã ngồi trước bếp lửa. Khẩu súng, bao đạn lại treo lên hốc cột gác bếp. Đêm ấy, trong giấc ngủ dìu dịu, anh chiêm bao thấy con nai. Chưa bao giờ anh thấy một con nai đáng yêu đến thế !
 Theo TÔ HOÀI
KỂ CHUYỆN PA-XTƠ VÀ EM BÉ
 1. Ngày 6-7-1885, chú bé Giô-dép bị chó dại cắn được đưa từ vùng quê xa xôi đến thủ đô Pa-ri nhờ Lu-i Pa-xtơ cứu chữa.
 Giô dép bị mười vết cắn ở tay, vì em đã lấy tay che mặt khi con chó xông vào. Cuộc sống của em chỉ tính từng ngày. Em sẽ chết như tất cả những người bị chó dại cắn xưa nay.
 Nhìn vẻ đau đớn của em bé và đôi mắt đỏ hoe của người mẹ, lòng Pa-xtơ se lại. Ông xúc động nghĩ đến một ngày kia em bé đáng thương sẽ lên cơn dại. , lịm dần vì tê liệt, hoặc nghẹt thở vì một cơn giật dữ dội, rồi chết.
 2. Đêm đã khuya, Pa-xtơ vẫn ngồi trước bàn làm việc, nét mặt đầy ưu tư. “ Có thể làm gì cho em bé?” Vắc-xin chữa bệnh dại ông chế ra đã thí nghiệm có kết quả trên loài vật, nhưng chưa lần nào thí nghiệm trên cơ thể người. Ông muốn cứu em bé nhưng không dám lấy em bé làm vật thí nghiệm. Nhỡ có tai biến thì sao? Nhưng không còn cách nào khác. Bệnh dại đang đe dọa tính mạng em.
 3. Ngày hôm sau, Pa-xtơ đi đến quyết định: phải tiêm vắc-xin mới có hi vọng cứu em bé. Ngay chiều ấy, 7-7-1885, một vài giọt vắc-xin chống dại đã được tiêm vào dưới da bụng Giô-dép. Những ngày sau, Pa-xtơ tiếp tục cho tiêm vắc-xin có độc tính tăng dần. Chín ngày trôi qua với Pa-xtơ dài dằng dặc như chín tháng.
 Nhưng phát tiêm quyết định là phát thứ mười. Đây là thứ văc-xin có độc tính cao, có thể làm cho chó hoặc thỏ lên cơn dại dữ dội sau bảy ngày ủ bệnh. Có bắt buộc phải tiêm phát này cho em bé không ? Pa-xtơ day dứt suốt đêm ròng với câu hỏi đó. Tóc ông bạc thêm. Gần sáng, ông quyết định phải tiêm phát thứ mười để kiểm tra kết quả của chín phát tiêm trước, kiểm tra khả năng miễn dịch của cơ thể em bé sau chín ngày tiêm phòng, đồng thời tạo cho em sự miễn dịch chắc chắn.
 4.Người ta tiêm cho em bé phát vắc-xin cuối cùng. Thêm bảy ngày chờ đợi đằng đẳng. Nhiều đêm, Pa-xtơ không chợp mắt. Nhiều đêm, mặc dù chân trái bị liệt, ông vẫn một mình chống gậy xuống cầu thang đi thăm em bé.
 Qua ngày thứ bảy, em bé vẫn khỏe mạnh, bình yên. Tai họa đã qua. Đêm thứ tám, Pa-xtơ đã ngủ một giấc ngon lành.
 5. Sau thành công vang dội ấy, người ta đã liên tiếp gửi đến phong thí nghiệm của Lu-I Pa-xtơ những người bị chó dại cắn để ông cứu chữa. Phòng thí nghiệm của ông trở thành viện Pa-xtơ – viện chống dại đầu tiên trên thế giới.
 Theo ĐỨC HOÀI
-----------------------------------------------
KỂ CHUYỆN CHIẾC ĐỒNG HỒ
 Năm 1954, các cán bộ đang dự hội nghị tổng kết ở Bắc Giang thì có lệnh Trung ương rút bớt một số người đi học lớp tiếp quản Thủ đô. Ai nấy đều háo hức muốn đi. Nhất là những người quê Hà Nội. Bao năm xa nhà, nhớ Thủ đô, nay được dịp trở về công tác, anh em bàn tán sôi nổi. Nhiều người đề nghị cấp trên chiếu cố nỗi niềm riêng đó và cho được toại nguyện. Tư tưởng cán bộ dự hội nghị có chiều phân tán
 Giữa lúc đó, Bác Hồ đến thăm hội nghị. Các đại biểu ùa ra đón Bác. Bác bước lên diễn đàn, mồ hôi ướt đầm hai bên vai áo nâu Khi tiếng vỗ tay đã ngớt, Bác hiền từ nhìn khắp hội trường và nói chuyện về tình hình thời sự. Nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi áo ra một chiếc đồng hồ quả quýt và hỏi:
 - Các cô chú có trông thấy cái gì đây không ?
 Mọi người đồng thanh:
 - Cái đồng hồ ạ.
 - Thế trên mặt đồng hồ có những chữ gì ?
 - Có những con số ạ.
 - Cái kim ngắn, kim dài để làm gì ?
 - Để chỉ giờ, chỉ phút ạ.
 - Cái máy bên trong dùng để làm gì ?
 - Để điều khiển cái kim chạy ạ.
 Bác mỉm cười, hỏi tiếp:
 - thế trong cái đồng hồ, bộ phận nào là quan trọng ?
 Mọi người còn đang suy nghĩ thì Bác lại hỏi:
 - Trong cái đồng hồ, bỏ đi một bộ phận có được không ?
 - Thưa không được ạ.
 Nghe mọi người trả lời, Bác bèn giơ chiếc đồng hồ lên cao và kết luận:
 - Các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các cơ quan của một Nhà nước, như các nhiêm vụ cách mạng. Đã là nhiệm vụ của cách mạng thì đều là quan trọng, đều cần phải làm. Các cô chú thử nghĩ xem: trong một chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ, cứ tranh nhau chỗ đứng như thế thì còn là cái đồng hồ được không ?
 Chỉ trong ít phút ngắn ngủi, câu chuyện chiếc đồng hồ của Bác đã khiến cho ai nấy đều thấm thía, tự đánh tan được những thắc mắc riêng tư.
 Theo sách BÁC HỒ KÍNH YÊU
Tiếp quản: thu nhận và quản lí những thứ đối phương giao lại
Đồng hồ quả quýt: đồng hồ bỏ túi nhỏ, hình tròn, to hơn đồng hồ bình thường.
KỂ CHUYỆN ÔNG NGUYỄN KHOA ĐĂNG
 Nguyễn Khoa Đăng là một vị quan án có tài xét xử, được dân mến phục.
 Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng anh đong dầu, có kẻ thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết bị mất tiền, anh hàng dầu nhớ hồi nãy có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh đoán hắn là kẻ cắp, bèn gửi gánh hàng cho người quen rồi đi tìm người mù. Người này ra sức chối, nói rằng mình mù biết tiền để đâu mà lấy. Hai bên xô xát, lính bắt họ giải lên quan án Nguyễn Khoa Đăng.
 Thấy người mù khăng khăng chối không ăn cắp tiền, quan hỏi:
 - Anh có mang tiền theo không ?
 Người mù đáp:-
 - Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
 - Cứ đưa đây. Của ai rồi sẽ rõ.
 Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Một lát thấy trên mặt nước có váng dầu nổi lên. Người mù hết đường chối cãi, đành nhận tội.
 Vụ án tưởng đã xong, không ngờ quan lại phán:
 - Tên ăn cắp này là kẻ giả mù vì nếu mù thật thì làm sao hắn biết người bán dầu để tiền ở đâu mà lấy.
 Ông sai lính nọc tên mù ra đánh, kì đến khi hắn mở mắt mới thôi. Lúc đầu, người mù còn chối, chỉ sau 3 roi hắn đành mở cả hai mắt.
 Trong thời kì làm quan án, ở Quảng Trị có truông nhà Hồ là nơi bọn gian phi dùng làm sào huyệt đón đường cướp của.
 Để bắt bọn cướp, quan sai chế một loại hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khóa bên trong để người ở trong có thể mở tung ra dễ dàng. Ông kén một số võ sĩ, đem theo vũ khí, ngồi vào hòm. Rồi sai quân sĩ ăn mặc như dân thường, khiêng những hòm ấy qua truông, ra vẻ như khiêng những hòm của cải nặng. Lại cho người đánh tiếng có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông cùng những hòm của cải quí. Bọn cướp đánh hơi, nghĩ đây là cơ hội làm ăn hiếm có, rình lúc đoàn người đi qua cửa truông thì cướp, rồi hí hửng khiêng những hòm nặng ấy về tận sào huyệt.
 Về đến nơi, vừa đặt hòm xuống thì những cái hòm bật mở toang, các võ sĩ ngồi trong tay lăm lăm vủ khí bất ngờ xông ra đánh giết bọn cướp. Đang lúc hoảng hốt chưa kịp đối phó thì phục binh của triều đình từ ngoài kéo vào đông như kiến cỏ, bọn cướp đành chắp tay xin tha mạng.
 Bọn cướp ấy, Nguyễn Khoa Đăng đưa đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông cho đưa dân đến lập làng xóm ở dọc hai bên truông khiến một vùng núi rừng xưa vắng vẻ trở thành những xóm làng dân cư đông đúc, bình yên.
 Theo NGUYỄN ĐỔNG CHI
Truông: vùng đất hoang, rộng, có nhiều cây cỏ.
Sào huyệt: ổ của bọn trộm cướp, tội phạm.
Phục binh: quân lính nấp, rình, ở những chỗ kín đáo, chờ lệnh là xông ra tấn công.
KỂ CHUYỆN VÌ MUÔN DÂN
 1. Năm 1235, khi Trần Quốc Tuấn mới 5, 6 tuổi, cha ông là Trần Liễu có chuyện tị hiềm với vua Trần Thái Tông. Năm 1251, Trần Liểu lâm bệnh nặng, trước khi mất có trăng trối: “Con hãy vì cha mà lấy thiên hạ. Nếu không, nơi chín suối, cha không thể nhắm mắt !”. Biết cha không quên hận cũ, thương cha, Quốc Tuấn đành gật đầu để cha yên lòng, nhưng ông không cho đó là điều phải và luôn tìm cách hòa giải mối hiềm khích trong gia tộc.
 2. Cuối năm 1284, nhà Nguyên lại kéo hàng chục vạn quân sang xâm chiếm nước ta. Thế giặc mạnh như chẻ tre. Vua Trần Nhân Tông (cháu Trần Thái Tông) cho vời Hưng Đạo về kinh. Vừa từ Vạn Kiếp về tới Thăng Long, đậu thuyền ở bến Đông, ông sai mời Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải (con vua Trần Thái Tông) đến cùng bàn kế đánh giặc. Biết Quang Khải ngại tắm, ông sai nấu sẵn nước thơm và xin được tắm dùm. Ông tự tay cởi áo cho Quang Khải, dội nước thơm cho Quang Khải và thân mật đùa:
 - Hôm nay, thật may mắn, tôi được tắm hầu Thái sư.
 Quang Khải cũng kìm nỗi xúc động, đùa lại:
 - Tôi mới thật có may mắn vì được Quốc công Tiết chế tắm cho.
 Truóc tấm lòng chân tình của cả hai người, mối hiềm khích giữa hai bên được cởi bỏ.
 3. Hôm sau, hai người vào cung. Vua đã chờ sẵn để bàn việc nước.
 Nhà vua băn khoăn:
 - Lần trước, giặc Nguyên đã bị ta đánh bại. Nhưng lần này, chúng đông và mạnh hơn trước bội phần. Các khanh xem có kế gì để giữ yên xã tắc ?
 Hưng Đạo trình bày kĩ mọi việc, từ trấn giữ biên thùy, cắt cử các tướng, đoạn ông nhấn mạnh:
 - Nên triệu gấp bô lão cả nước về kinh để cùng luận bàn. Có sức mạnh nào mạnh bằng sức mạnh trăm họ ! Anh em hòa thuận, trên dưới một lòng thì giặc kia dẫu mạnh mấy cũng phải tan !
 Vua y lời.
 Một sáng đầu xuân năm 1285, bô lão từ mọi miền đất nước tụ hội về điện Diên Hồng. Vua quan nhà Trần tề tựu đông đủ. Vua ướm hỏi:
 - Nhà Nguyên sai sứ giả mang thư sang, xin mượn đường để đánh Chăm-pa. Ý các khanh thế nào ?
 Hưng Đạo tâu:
 - Cho giặc mượn đường là mất nước !
 Cả điện đồng thanh:
 - Không cho giặc mượn đường !
 Vua hỏi tiếp:
 - Ta nên hòa hay đánh ?
 Điện Diên Hồng như rung lên bởi những tiếng hô của muôn người:
 - Nên đánh !
 - Sát Thát !
 4. Nhờ trên dưới đồng lòng, vua tôi hòa thuậnquân dân ta đã đánh tan giặc Nguyên, giữ vững độc lập dân tộc.
 Theo ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ
Tị hiềm: nghi ngờ, không tin nhau, tránh không quan hệ với nhau.
Quốc công Tiết chế: chỉ huy cao nhất của quân đội.
Chăm-pa: một nước ở phía Nam nước Đại Việt bấy giờ (từ Đà Nẵng đến Bình Thuận ngày nay).
Sát Thát: giết giặc Nguyên.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan hay chon locLop 45.doc