NHỮNG BÀI VĂN HAY CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI TIỂU HỌC HUYÊN LẠNG GIANG
NĂM HỌC 2005 - 2006
Đề 1 : Em đã được học bài thơ “Tre Việt Nam” của nhà thơ Nguyễn Duy (Tiếng Việt 5. tập 1). Dựa vào cảm nhận của nhà thơ về cây tre Việt Nam , em hãy viết bài văn tả cây tre với những cảm xúc của riêng mình.
BÀI LÀM
Bao quanh làng em là luỹ tre xanh mát.Em cũng không biết luỹ tre này có từ bao giờ, chỉ nghe người làng bảo nhau: “Luỹ tre này đẫ có từ những năm đánh Mĩ.”
Nhìn từ xa, luỹ tre như một bức tường thành vững chắc che chở, bao bọc cho làng. Bức tường ấy được tạo nên từ hàng trăm cây tre mảnh mai, gầy guộc nhưng đầy sức sống. Đất làng em cũng chẳng màu mỡ gì, chỉ toàn những loại đất cằn, bạc màu, sỏi đá. Vậy mà, cây tre vẫn sống, vẫn cứ lên xanh tốt, quanh năm tre vẫn cứ xanh. Thân cây tre cao vút, vươn thẳng tới trời xanh. Trên cái thân mảnh mai ấy có bao nhiêu là cái đốt, cái gióng tre trông như những cái đốt mía, gióng mía khổng lồ. Mỗi khi nhìn những cái đốt tre ấy, em lại nhớ đến anh trai cày trong truyện “Cây tre trăm đốt” với câu thơ “Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà” của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Thân tre làng em không mang màu xanh như những cây tre ở nơi khác, tre làng em có màu hơi vàng. Dân làng em bảo: Những cây tre này phải chịu đưng nắng gió, sương đêm như dân làng em một nắng hai sương vậy. Dưới cái thân tre vàng óng, cao vút ấy là những cái gốc sần sùi, tua tủa những cái rễ con con.Những cái rễ tre nổi lên mặt đất trông như lũ giun con bò lổm ngổm. Không ai đếm được tre có bao nhiêu rễ, chỉ biết rằng hàng triệu cái rễ ấy ngày ngày chắt chiu màu mỡ để nuôi cây xanh tươi. Bên cạnh mấy gốc tre già, những cái măng đang mọc lên. Cây măng nào cũng mập, bụ bẫm và nhọn hoắt như những cây chông. Cây măng nào cũng mặc chiếc áo cộc màu xanh xám. Chắc đó chính là cái áo mà tre mẹ đã nhường cho chúng, để che ấm những đứa con non nớt. Trên chiếc áo đó có rất nhiều những lông tơ. Động tay vào những cái lông ấy là sẽ bị ngứa ngay. Lứa măng anh chị đã lớn, lứa măng em lại đang sinh ra. Mùa tre đẻ măng cũng là mùa xuân ấm áp. Từ những cái đốt tre mọc ra tua tủa các cành to, cành nhỏ. Trên cái “tay tre” ấy có vô số cái gai nhọn. Những cái tay ấy cứ đan vào nhau, giằng níu nhau làm cho tre đứng vững trong gió bão. Càng gần lên ngọn, tre càng nhiều lá. Chiếc lá tre cũng mỏng mảnh, nhỏ bé suốt ngày ca hát rì rào. Thỉnh thoảng, mấy chiếc lá tạm biệt mẹ rơi bay bay xuồng mặt ao, thả thuyền trôi vui đùa cùng bè bạn.
Có luỹ tre làng, người làng em cảm thấy như gần gũi, gắn bó với nhau hơn.Sau những buổi làm đồng mệt nhọc dưới trời nắng nóng,mọi người ngồi nghỉ dưới bóng mát của luỹ tre. Họ kể chuyện làm ăn, chuyện nhà chuyện cửa. Họ lại được nghe tiếng tre kẽo kẹt, tiếng gió xào xạc, âm thanh quen thuộc của làng quê. Dưới bóng tre, lũ trâu nằm nhai rơm mới, mắt lim dim bình yên thanh thản. Mùa hè, bao nhiêu là chim đến đây ca hát, nhất là lũ ve sầu ngày nào cũng cất lên những bài dân ca hay nhất của loài ve.
Tre như người bạn của người dân quê em. Tre có mặt trong cuộc sống của mỗi nhà. Từ những cái quạt nan bé nhỏ cho làn gió mát đến cái đòn gánh mẹ vẫn đặt lên vai mỗi khi đi làm đồng, đi chợ, từ những cái lạt mỏng manh dùng để buộc gói đến những cái đòn tay đỡ mái nhà tranh. Em yêu vô cùng luỹ tre xanh quê em. Mai đây lớn lên, em sẽ đi khắp miền Tổ quốc. Mỗi khi nhớ về quê hương, hình ảnh quê hương là hàng tre đầu xóm thân yêu. Ôi ! Luỹ tre xanh xanh tuổi thơ ! Luỹ tre xanh xanh Việt Nam !
Những bài văn hay của học sinh tiểu học Đội tuyển học sinh giỏi tiểu học huyên lạng giang Năm học 2005 - 2006 Đề 1 : Em đã được học bài thơ “Tre Việt Nam” của nhà thơ Nguyễn Duy (Tiếng Việt 5. tập 1). Dựa vào cảm nhận của nhà thơ về cây tre Việt Nam , em hãy viết bài văn tả cây tre với những cảm xúc của riêng mình. Bài làm Bao quanh làng em là luỹ tre xanh mát.Em cũng không biết luỹ tre này có từ bao giờ, chỉ nghe người làng bảo nhau: “Luỹ tre này đẫ có từ những năm đánh Mĩ.” Nhìn từ xa, luỹ tre như một bức tường thành vững chắc che chở, bao bọc cho làng. Bức tường ấy được tạo nên từ hàng trăm cây tre mảnh mai, gầy guộc nhưng đầy sức sống. Đất làng em cũng chẳng màu mỡ gì, chỉ toàn những loại đất cằn, bạc màu, sỏi đá. Vậy mà, cây tre vẫn sống, vẫn cứ lên xanh tốt, quanh năm tre vẫn cứ xanh. Thân cây tre cao vút, vươn thẳng tới trời xanh. Trên cái thân mảnh mai ấy có bao nhiêu là cái đốt, cái gióng tre trông như những cái đốt mía, gióng mía khổng lồ. Mỗi khi nhìn những cái đốt tre ấy, em lại nhớ đến anh trai cày trong truyện “Cây tre trăm đốt” với câu thơ “Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà” của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Thân tre làng em không mang màu xanh như những cây tre ở nơi khác, tre làng em có màu hơi vàng. Dân làng em bảo: Những cây tre này phải chịu đưng nắng gió, sương đêm như dân làng em một nắng hai sương vậy. Dưới cái thân tre vàng óng, cao vút ấy là những cái gốc sần sùi, tua tủa những cái rễ con con.Những cái rễ tre nổi lên mặt đất trông như lũ giun con bò lổm ngổm. Không ai đếm được tre có bao nhiêu rễ, chỉ biết rằng hàng triệu cái rễ ấy ngày ngày chắt chiu màu mỡ để nuôi cây xanh tươi. Bên cạnh mấy gốc tre già, những cái măng đang mọc lên. Cây măng nào cũng mập, bụ bẫm và nhọn hoắt như những cây chông. Cây măng nào cũng mặc chiếc áo cộc màu xanh xám. Chắc đó chính là cái áo mà tre mẹ đã nhường cho chúng, để che ấm những đứa con non nớt. Trên chiếc áo đó có rất nhiều những lông tơ. Động tay vào những cái lông ấy là sẽ bị ngứa ngay. Lứa măng anh chị đã lớn, lứa măng em lại đang sinh ra. Mùa tre đẻ măng cũng là mùa xuân ấm áp. Từ những cái đốt tre mọc ra tua tủa các cành to, cành nhỏ. Trên cái “tay tre” ấy có vô số cái gai nhọn. Những cái tay ấy cứ đan vào nhau, giằng níu nhau làm cho tre đứng vững trong gió bão. Càng gần lên ngọn, tre càng nhiều lá. Chiếc lá tre cũng mỏng mảnh, nhỏ bé suốt ngày ca hát rì rào. Thỉnh thoảng, mấy chiếc lá tạm biệt mẹ rơi bay bay xuồng mặt ao, thả thuyền trôi vui đùa cùng bè bạn. Có luỹ tre làng, người làng em cảm thấy như gần gũi, gắn bó với nhau hơn.Sau những buổi làm đồng mệt nhọc dưới trời nắng nóng,mọi người ngồi nghỉ dưới bóng mát của luỹ tre. Họ kể chuyện làm ăn, chuyện nhà chuyện cửa. Họ lại được nghe tiếng tre kẽo kẹt, tiếng gió xào xạc, âm thanh quen thuộc của làng quê. Dưới bóng tre, lũ trâu nằm nhai rơm mới, mắt lim dim bình yên thanh thản. Mùa hè, bao nhiêu là chim đến đây ca hát, nhất là lũ ve sầu ngày nào cũng cất lên những bài dân ca hay nhất của loài ve. Tre như người bạn của người dân quê em. Tre có mặt trong cuộc sống của mỗi nhà. Từ những cái quạt nan bé nhỏ cho làn gió mát đến cái đòn gánh mẹ vẫn đặt lên vai mỗi khi đi làm đồng, đi chợ, từ những cái lạt mỏng manh dùng để buộc gói đến những cái đòn tay đỡ mái nhà tranh. Em yêu vô cùng luỹ tre xanh quê em. Mai đây lớn lên, em sẽ đi khắp miền Tổ quốc. Mỗi khi nhớ về quê hương, hình ảnh quê hương là hàng tre đầu xóm thân yêu. Ôi ! Luỹ tre xanh xanh tuổi thơ ! Luỹ tre xanh xanh Việt Nam ! (Bài làm của em Hà Thị Lan Hương – học sinh Trường tiểu học Tân Dĩnh) Đề 2 : Bằng trí tưởng tượng của mình, em hãy kể tiếp câu chuyện dưới đây: Cáo và sếu Cáo mời sếu đến ăn bữa trưa và bày đĩa canh ra. Với cái mỏ dài của mình, sếu chẳng ăn được chút gì. Thế là Cáo một mình chén sạch. Sang hôm sau, Sếu mời Cáo đến chơi và dọn bữa ăn. Bài làm Trong khu rừng này, tôi và Sếu là đôi bạn thân. Ai cũng biết điều đó và có lúc họ còn ghen tị với tình bạn của chúng tôi. Thế nhưng có một chuyện mà họ không biết đâu. Tôi xin tiết lộ với các bạn nhé. Một lần, vì có va chạm nhỏ với Sếu, tôi muốn chơi cho Sếu một vố để hả dạ. Nhân ngày chủ nhật, cả hai đứa được nghỉ học, tôi mời Sếu đến ăn trưa. Khi ngồi vào bàn ăn, tôi bày ra cho mỗi người một đĩa canh. “Ôi, canh súp thật ngon”, Sếu nghĩ vậy. Nhưng với cái mỏ dài của mình, Sếu chỉ hút hút được tí tẹo canh thôi. Còn tôi, với cái lưỡi dài và mềm, chỉ một loáng là tôi liếm hết sạch. Tôi còn trêu cả Sếu: - Hôm nay, cậu làm sao thế, thức ăn ngon thế mà cậu không ăn thì phí quá, hay là để tớ ăn hộ vậy. Nói rồi, tôi lấy đĩa canh của Sếu và liếm sạch luôn. Sếu không hề nói gì, cùng tôi dọn dẹp rồi ra về. Chủ nhật tuần sau đó, chúng tôi lại được nghỉ học. Tôi nhận được lời mời của Sếu: “Cậu đến nhà mình chơi và dùng bữa nhé, không được từ chối đâu đấy !” Tôi nghĩ : “Hôm nay chắc là mình sẽ phải nhịn đói đây. Nhưng biết đâu đấy, cứ đi xem sao !” Tôi đến nhà Sếu, Sếu vui mừng, niềm nở ra đón. Tôi vẫn bình thản, vì tôi chưa biết Sếu xử xự thế nào với tôi đây. Tôi ngồi vào bàn ăn, Sếu bưng ra một lọ canh súp. Cái cổ lọ cao thế kia thì tôi làm sao mà liếm được thức ăn. Biết ngay mà, Sếu sẽ chơi khoăm tôi đây mà. Sếu vẫn vui vẻ : - Bạn yên tâm. Hôm nay chúng mình sẽ liên hoan mừng mình được khen là học sinh tiên tiến nhé. Tôi vẫn hoài nghi. Thế rồi Sếu vào trong nhà bưng ra một đĩa súp to đầy. Sếu nói : - Đây, phần của cậu đây. mình để đến bây giờ mới mang ra cho nóng. Cậu ăn ngon miệng nhé. Tôi hết sức ngạc nhiên vì việc làm của Sếu. Sếu thấy vậy cũng ngạc nhiên nhìn tôi hỏi : Cậu đang nghĩ gì vậy ? Cậu ăn đi chứ ! à không. Mà thôi chúng ta ăn đi ! Tôi và Sếu bắt đầu ăn. Vừa ăn, tôi vừa nghĩ, nghĩ mãi mà không ra. “Tại sao Sếu lại làm như vậy ?” Lúc hai đứa đã no nê, tôi mới hỏi Sếu : - Này, bạn Sếu ơi, sao bạn không làm như tớ hôm trước mà lại đối xử với tớ tốt như vậy ? Sếu từ tốn đáp : - Mình và cậu là bạn thân mà. Sao mình lại có thể làm như cậu hôm trước được. Chả lẽ cậu không hiểu mình sao ? Từ ngạc nhiên, tôi cảm thấy ngượng ngùng và xấu hổ. Tôi nghẹn ngào nói với Sếu : - Cậu tha lỗi cho mình nhé. Mình có lúc đã nghĩ sai về cậu. Bây giờ thì mình hiều rồi : Cậu lúc nào cũng là người bạn tốt với mình. Sếu nói : - Mình không để bụng đâu. Nhưng từ nay về sau, cậu không được làm như vậy nữa đâu nhé ! Tôi thầm nghĩ : “Mình có một người bạn thật đáng quý !” Và từ đấy, tình bạn của chúng tôi lại càng thêm thân thiết như ngày hôm nay đấy, các bạn ạ ! (Bài làm của em Nguyễn Thị Lan Anh – học sinh Trường Tiểu học Tân Thịnh) Đề 3 : Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, trường em có tổ chức một buổi biểu diễn văn nghệ để chào mừng. Em hãy thuật lại buổi biểu diễn văn nghệ đó. Bài làm Thời gian trôi đi thật chậm mà cũng thật nhanh. Ngày Nhà giáo Việt Nam đã đến, trường em có tổ chức một buổi mít tinh rất sôi nổi trong đó có phần biểu diễn văn nghệ là hấp dẫn nhất. Những tia nắng hiếm hoi đang mừng rỡ rọi xuống sân trường như chúng đang trốn mẹ đi chơi.Chúng em dắt tay nhau, khăn quàng phấp phới trên vai tung tăng tới trường để dự lễ mít tinh. Bạn nào cũng quàn áo sạch sẽ, gọn gàng chỉnh tề. Cùng với các thầy, cô giáo còn có các anh chị thanh niên Đoàn xã tới dự. Ngôi trường tiểu học được trang trí lộng lẫy, toàn là những thứ đẹp chưa từng thấy. Trên lễ đài là tấm phông xanh rộng, nổi bật lên dòng chữ đỏ thắm : “ Lễ kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11”. Trước lễ đài là những lọ hoa, lẵng hoa tươi thắm, đủ màu sắc. Một khoảng đất rộng giữa lễ đài để làm sân khấu biểu diễn. Đúng 7 giờ 30 phút, cô tổng phụ trách cho toàn trường tập trung trước lễ đài. Chúng em nhanh chóng xếp hàng ngay ngắn. Lễ chào cờ nghiêm trang được tiến hành. Tiếng trống và tiếng hát Quốc ca vang lên hoành tráng. Sau bài diễn văn của thầy Hiệu trưởng là đến phần biểu diễn văn nghệ. Từ không khí nghiêm trang của ngày lễ nhanh chóng chuyển sang không khí rộn ràng, náo nức của biểu diễn văn nghệ. Mọi người nóng lòng muốn thưởng thức những tiết mục của lớp mình, của bạn mình biểu diễn. Mở đầu là tiết mục đơn ca do bạn Minh Thuý trình bày với bài “Bụi phấn”. Trông bạn mới duyên dáng làm sao. Ai cũng biết Minh Thuý là giọng ca vàng của trường em đấy. Bạn hát rất hồn nhiên “khi thầy viết bài, bụi phấn rơi rơi” . Câu hát làm chúng em xúc động. Hình ảnh người thầy, người cô viết bảng là hình ảnh sâu đậm với học sinh bao thế hệ. Bụi phấn rơi trên tóc thầy hay là những sợi tóc bạc của thầy ? . Em đang nghĩ miên man thì tiết mục đã kết thúc. Tiếng vỗ tay rào rào. Mấy bạn cầm những bông hoa rực rỡ lên tặng Thuý. Tiếp theo là tiếng hát của cô giáo Hà Loan với bài “Bài ca người giáo viên nhân dân”. Tiếng hát của cô trong trẻo lay động lòng người. Nghe cô hát, em muốn sau này được làm giáo viên như cô, đi “gieo mầm cách mạng”, làm “chiến sĩ văn hóa”. Bài hát kết thúc trong tiếng vỗ tay nhiệt liệt. Sau đó là các tiết mục của các em nhỏ lớp Một, lớp Hai. Các em biểu diễn thật hồn nhiên, ngộ nghĩnh. Mọi người đôi khi cứ cười bò ra khi có một em bé vừa diễn vừa quệt mũi, dụi mắt. Đến tiết mục của anh Bí thư Đoàn xã, anh làm điệu bộ và mấy câu hài hước làm các thầy cô và chúng em cười rộ lên.Rồi anh trình bày bài thơ “ Tấm lòng nhà giáo” . Bài thơ là lời tâm sự của những cô giáo trẻ. Em không nhớ lời thơ nhưng em rất xúc động khi nghe bài thơ đó. Cuối cùng là bài hát tập thể của lớp em “Những bông hoa, những bài ca”. Chúng em cầm tay nhau hát những lời chân thành nhất chúc mừng các thầy, các cô luôn mạnh khỏe, luôn yêu đời, yêu trò để mỗi năm các thầy cô lại gặt hái được nhiều thành tích . Cả thầy Hiệu trưởng, cô giáo chủ nhiệm lớp em cùng hoà vào hát. Giọng của trò thì trong, giọng của thầy thì trầm hoà vào nhau như một bản hợp xướng, nghe thật lạ. Buổi biểu diễn văn nghệ kết thúc. Một tiếng “bục”, pháo hoa giấy bung lên đủ các màu sắc sặc sỡ. Mọi người nhảy cẫng lên vì sung sướng. Các thầy cô tươi cười chúc nhau, các học sinh vây quanh thầy cô. Buổi biểu diễn thật nghiêm trang và xúc động. Buổi biểu diễn văn nghệ đã để lại trong em một ấn tượng khó quên. Tình thầy trò, tình bạn dưới mái trường mãi mãi là những kỉ niệm sâu sắc trong cuộc đời. Em mong có những buổi lễ kỉ niêm cũng như buổi biểu diễn văn nghệ bổ ích như thế này để chúng em lại được thưởng thức những tiết mục văn nghệ hấp dẫn. (Bài làm của em Đỗ Thi Trang – Học sinh Trường Tiểu học Xuân Hương 2) Đề 4 : “Mẹ dang đôi cánh Bây giờ thong thả Con biến vào trong Mẹ đi lên đầu Mẹ ngẩng đầu trông Đàn con bé tí Bọn diều ... n ra sân đã thấy đàn gà nhà em đi kiếm mồi. Tiếng kêu “chíp, chíp” Rộn rã cả một khoảnh sân nhỏ. Em vội đi lấy tấm cho chúng ăn. Chắc là chúng đang đói. Nhặt nhạnh hết những hạt tấm em rắc cho, gà mẹ mới đủng đỉnh đi trước, kêu “cục, cục”. Đàn gà con líu ríu theo sau, kêu “chiếp, chiếp”. Thân hình gà mái dềnh dàng, khắp mình phủ một bộ lông màu vàng sậm lốm đốm đen. Cái mào to, xám đen xệ xuống một bên cùng cái mỏ cong đen sì, nhìn nó dữ tợn hẳn lên. Mỗi lần thấy em đến gần gà con, nó xù lông ra, đôi mắt quắc lên những tia dữ dằn, nghi ngờ. Hai con mắt tròn xoe, luôn lấp láy liếc ngang, liếc dọc như vừa tìm mồi vừa trông chừng bảo vệ đàn con thơ dại. Hai cánh gà mẹ phủ đầy lông dài, lúc nào cũng chực xù lên. Hai chân to và thấp, bọc một lớp vảy cứng, vàng hoe và luôn lấm bẩn vì nó phải bới đất tìm mồi cho con, cho nó. Đàn con, mười hai đứa, đứa nào cũng xinh xắn và trông rất dễ thương. Tuy cùng một mẹ đẻ ra nhưng mỗi đứa có một bộ lông khác nhau: đứa thì vàng tươi, đứa thì thêm một vài chấm nâu nhạt trên lưng, đứa thì hai bên cánh điểm thêm những chấm nâu sẫm. Nhìn chung cả đàn là một vàng óng bao trùm, trông thật vui mắt.Con nào con nấy mềm mại, mịn như nhung, tròn như cuộn len nhỏ. Đầu gà con nhỏ như viên bi, hai mắt đen nhánh như hai hạt cườm.Cái mỏ nhỏ xinh, lúc nào cũng kêu “chiếp, chiếp”, không hiểu nó muốn nói gì. Ôi chao ! Cýa cặp chân của nó mỏng mảnh như hai que tăm ấy thế mà chúng chạy nhanh đáo để. Sáng nào cũng vậy, gà mẹ dẫn gà con đi khắp sân, khắp cái vườn nhỏ nhà em. Gặp một hạt thóc hay hạt gạo, gà mẹ dùng cái mỏ của mình ghè ra từng mảnh nhỏ rồi kêu “túc, túc” gọi đàn con đang nhởn nhơ ở chung quanh chạy đến. Đàn gà con líu ríu, tranh nhau giành giật. Con nào yếu bị ngã lăn chiêng ra sân nhưng rồi lại đứng lên tranh tiếp.Con nào giành được tha mồi chạy đi, cả đàn đuổi theo giành lại, miệng ỏm tỏi cả một vùng. Gà mẹ đủng đỉnh đi trước, la cà từ chỗ này sang chỗ khác để kiếm mồi, bới đất. Vừa đi, nó vừa gọi con : “Cục, cục, cục, mau lên các con !” Đàn gà con chạy ùa theo mẹ, lắm lúc có con bị vấp ngã chỏng chơ, hai chân nhỏ xíu cứ huơ huơ rất buồn cười. Gà mẹ lại đến đỡ dậy. Chị ta lại “cục, cục” - Đừng chạy nhanh quá kẻo ngã nghe con ! Khi đã no nê, gà mẹ dẫn gà con đến nằm nghỉ dưới gốc cây vải. Lũ con xúm xít quanh mẹ, có con nghịch ngợm nhảy cả lên lưng mẹ, lim dim ngủ. Vài con vẫn nhởn nha chơi xung quanh. Bỗng “cục, quác, cục..”, tiếng kêu thất thanh của gà mẹ làm đàn gà con nhớn nhác. Chúng sợ hãi chạy lủi vào trông đôi cánh của gà mẹ. Tiếng “chiếp, chiếp” im bặt. Thì ra gà mẹ phát hiện thấy có bóng con diều hâu hay con quạ bay qua. Nhưng mọi chuyện đã qua đi. Gà mẹ lại dẫn gà con đi kiếm mồi, lại dạy con những bài học vỡ lòng về cách bới đất, cách bắt những con giun, con dế. Và miệng chị cứ luôn luôn nhắc nhở con : - Cục, cục, đừng đi xa mẹ quá, các con nhé ! Em yêu đàn gà nhà em quá. Chúng cứ hồn nhiên như những đứa trẻ. Nhìn gà mẹ đưa đàn con đi kiếm ăn, em cảm thấy ở loài vật, tình mẫu tử cũng như con người chúng ta vậy. Mẹ em bảo : “Lứa gà này, con cố gắng chăm sóc cho tốt, mẹ sẽ mua cho một bộ quần áo đẹp.” Đề 5 : Em đã từng được bạn bè hoặc người thân tặng hay cho một con vật. Hãy viết bài văn tả lại con vật đó và nêu cảm nghĩ của em. Bài làm 1 “Meo, meo, meo”, hôm nào cũng vậy, cứ khi em ngồi vào bàn học bài là chú Miu lại đến nằm dụi đầu vào chân em. Đó là chú mèo mà bà ngoại em đã đem cho nhà em hồi em tròn tám tuổi. Ngày bà ngoại cho, con mèo chỉ bằng chai nước khoáng nhỏ. Nay nó đã to phải bằng cái chai Cô-ca đại rồi. Toàn thân chú được bao phủ một màu vàng, điểm thêm và vệt trắng làm cho chiếc áo của chú lại càng thêm đẹp.Cái đầu của chú to hơn quả bóng ten-nít một chút.Đôi mắt tròn như hai hòn bi ve và sáng như đèn pha. Cái mũi phơn phớt hồng, lúc nào cũng ươn ướt như người bị cúm sổ mũi vậy. Cái tai của chú mới thính làm sao ! Chỉ một tiếng động nhỏ, chú đều phát hiện được đó là tiếng gì, có cần phải giải quyết hay không. Cái tai và cái mũi đó chính là cái ra-đa của chú để phát hiện những tên chuột láu lỉnh hay phá hoại, ăn trộm thóc gạo của người. Cổ Miu được quàng một chiếc khăn màu trắng đục. Bốn cái chân không cao lắm so với thân hình chú nhưng lại chạy rất nhanh. Dưới bàn chân là một lớp thịt dày, mịn, màu hồng nhạt. Bà em bảo những miếng thịt đó giúp Miu di chuyển nhẹ nhàng, không gây một tiếng động nhỏ, làm cho nhiều chú chuột không ngờ. Những chiếc vuốt của chú rất nhọn và sắc. Đã có lần, những chiếc vuốt đó đã để lại đấu vết trên tay em khi em đùa vui, nghịch ngợm với chú. Chính những chiếc vuốt đó là thứ vũ khí lợi hại của chú mà mỗi con chuột khi nhìn thấy phải kinh hoàng. Mỗi khi muốn chơi với em, chú lại dùng đầu dụi vào tay em rồi lấy những cái vuốt ấy cào cào nhẹ vào bàn tay em. Chao ôi ! Cái đuôi của chú mới dẻo làm sao ! Chiếc đuôi như một cái dấu ngã, chẳng giấu vào đâu được. Hôm nào cũng vậy, chú ta cứ ngủ khì. Thế nhưng lũ chuột cũng chẳng dám ra quấy phá vì chú rất tinh, cũng có thể lũ chuột cảnh giác, nghĩ là Miu đang rình chúng đấy. Ban đêm, Miu ta mới đi làm cho chủ. Chú ta biết hết đường đi lối lại của bọn chuột. Không con chuột nào chạy thoát nếu chú đã phát hiện được. Có lần, em được chứng kiến nó bắt chuột ban ngày. Có lẽ, con chuột đó đói quá phải đi ăn trộm ban ngày. Chú Miu nguỵ trang rất khéo, chú nằm khuất sau cái chổi cạnh chân hòm cáng thóc. Một con chuột nhắt rất tinh ranh, mắt lấm lét, đi nhẹ nhàng đến định trèo lên hòm thóc để chui vào ăn thóc. Miu nằm yên như đang ngủ. Bỗng “chụp” một cái, chỉ nghe thấy tiếng“chít” tuyệt vọng, Miu ta đã vồ gọn con mồi trong móng vuốt của chú. Hả hê với chiến thắng của mình, Miu tha con chuột đó ra vườn. Chú nhả con chuột ra, lấy cái chân trước vờn đi vờn lại con chuột đó. Con chuột vội chạy đi nhưng chạy sao thoát.Em nghĩ con chuột đó chỉ sợ đã chết. Thế rồi, chú ta ung dung ngồi chén hết con chuột nhắt đó. Mỗi lần chú bắt được chuột, em đều vuốt ve động viên chú. Đến bữa, em lại thưởng cho chú những miếng ăn ngon nhất. Miu tỏ vẻ sung sướng lắm. Miu ăn rất ít, hàng ngày chú ta ăn không hết một bát cơm. Khi ăn, chú ta cứ nhỏ nhẻ từng tí một. Đúng là “ăn như mèo”. Dù đói đến đâu, chú ta ăn cũng từ tốn, chẳng như con Vàng nhà em, cứ ăn hùng hục. Người ta cứ nói xấu về quan hệ của chó và mèo, nhưng con Miu nhà em lại rất thân với con Vàng. Ngày nào, chúng cũng chơi đùa với nhau mà không có xích mích gì cả. Buổi sáng, khi nắng vàng trải khắp sân, Miu nằm duỗi dài bốn chân, mắt lim dim, trông thật đáng yêu. Có lúc nó lại cho tay lên mặt cào cào, như là nó đang rửa mặt. Buổi tối, khi cả nhà ăn cơm xong, bao giờ Miu cũng tranh thủ ngồi vào lòng em nũng nịu. Em rất quí Miu. Nó không chỉ là vật kỉ niệm của bà ngoại tặng cho em mà nó còn là “dũng sĩ diệt chuột” của nhà em. Từ ngày có Miu, nhà em không còn lo lũ chuột quấy phá. Em sẽ chăm sóc Miu cho khỏe, chơi với Miu vui vẻ để làm theo đúng lời dặn của bà em khi bà tặng Miu cho em. (Bài làm của em Phạm Thi Thảo Hiền - Trường THThị trấn Vôi) Bài làm 2 Nhân ngày sinh nhật lần thứ tám của em, bác em tặng cho em một chú chó con. Chao ôi ! Chú chó mới đẹp làm sao ! Em bế chú lên tay và đặt ngay tên cho nó là “Gấu con”. Kể từ đó, em và Gấu đã gắn bó với nhau như đôi bạn tri kỉ. Đúng như cái tên “Gấu con” , chú có thân hình rất mập mạp, béo tròn, ai nhìn cũng thấy thích mắt. Bộ lông của Gấu con màu vàng nhạt, trên sống lưng có vài đốm đen trông thật đỏm dáng.Cái đầu Gấu con chỉ bằng quả đu đủ nhỏ. Hai cái tai dựng đứng luôn nghe ngóng y như một chiếc ra-đa nhỏ vô cùng tinh nhạy. Gấu con có đôi mắt khác hẳn với các bạn nó, mắt màu nâu sẫm mang vẻ tinh khôn kì lạ.Cái mõm nhỏ của Gấu lúc nào cũng ươn ướt, láng bóng. Gấu con có bốn chân béo lẳn, chắc nịch nhưng rất nhanh nhẹn. Những chiếc móng vuốt chưa sắc nhọn và những nệm thịt dày giúp cho bước chân của nó thêm lanh lẹ và nhẹ nhàng. Đấy, hôm nhà em bắt gà để làm thịt tiếp khách, cả nhà xúm vào bắt mà không được, thế mà Gấu con chỉ đuổi một lúc đã dồn chú gà vào một góc vườn, gà ta không dám chạy. Em chỉ việc vào túm lấy gà như bắt chim trong lồng vậy. Hôm đó, cả nhà phục tài Gấu con, gọi Gấu con là “cảnh sát”. Cái đuôi Gấu con lúc nào cũng cựa quậy như con lươn to đang trườn, trông phát khiếp. Thế mà mỗi khi em đi học về, Gấu con ra đón thì cái đuôi ấy cứ ngoáy tít, tỏ vẻ vui mừng lắm. Còn những lúc Gấu con bị bố em mắng, cái đuôi ấy cụp xuống trông thật đáng thương ; lúc ấy, đôi mắt lấm lét, bước đi rất nhẹ, ra vẻ ngoan ngoãn lắm. Gấu con mới có hai năm tuổi mà đã lập được “chiến công” rồi đấy. Chả là hôm ấy, cả nhà em đang ngủ, bỗng nghe tiếng “gâu, gâu, ắc, ắc” của Gấu con, bố em dậy vớ cái đèn pin và cầm ngay cái gậy ở cạnh cửa chạy ra. Theo sự chỉ đường của Gấu con, bố em bắt ngay được tên trộm gà nhà em, trong tay hắn còn nguyên hai con gà mái, đang nấp trong vườn. Lúc xong công việc, em mới tỉnh dậy, tưởng mất hết đàn gà. Em vuốt ve chú khen : “Gấu con giỏi quá !” Vào các buổi sáng, Gấu con cứ chạy hết chỗ này đến chỗ khác, lăng xăng chẳng chịu ngồi yên. Buổi chiều, nó lại đi chơi với chúng bạn của nó. Tuy vậy, nó không đi chơi xa đâu, chỉ một tí là nó lại về nhà để trông chừng cái lũ gà hay bới bậy. Đến bữa, cả nhà ăn cơm, chú ta ngồi im ở ngoài. Thỉnh thoảng, em lại vứt cho nó miếng xương, nó càm đi ra vườn gặm với vẻ thích thú. Mỗi bữa, nó ăn hết một bát cơm đầy. Nó cũng không kén thức ăn đâu. Chỉ cần cơm thôi. Đặc biệt về đêm, nó thường nằm ngay cửa nhà, bất cứ động tĩnh nào cũng không thể qua được đôi tai cực kì thính nhạy của nó. Bố em thuộc cả tiếng sủa của nó, tiếng nào là bình thường, tiếng nào là có động. Gấu không quản đêm hôm khuya khoắt, không ngại giá rét, nóng nực để canh giữ giấc ngủ ngon lành cho gia đình em. Em thích nhất là hôm nào cũng vậy, đi học về đến gần nhà, từ đằng xa, Gấu con đã nghe tiếng bước chân em, đã nhìn thấy hình dáng em, nó chạy nhanh ra đón em. Những lúc ấy, em quên cả mệt , em vui hẳn lên. Em và Gấu con cùng về nhà, Gấu con lúc thì chạy trước, lúc lại đi sau nhường bước cho em. Mặc dù Gấu con mới về ở với gia đình em được hai năm nhưng nó đã là một thành viên không thể thiếu của gia đình em. Tình cảm của em với Gấu con ngày càng thắm thiết. Đi đâu xa, em cũng rất nhớ nó. Hôm nào về mà không thấy nó ra đón là em cảm thấy buồn, em phải đi tìm nó ngay. Em mong sao em và Gấu con cứ chung sống như thế này mãi mãi, cùng chung vui và cùng chia sẻ nỗi buồn. (Bài làm của em Hà Thị Lan Hương – Học sinh Trường Tiểu học Tân Dĩnh)
Tài liệu đính kèm: