Ôn tập môn học tiếng Việt khối 5

Ôn tập môn học tiếng Việt khối 5

Câu 1. Đoạn văn:

 “ Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm xoan vàng lịm không trông thấy cuống như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng vẫy vẫy. Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ thường”.

(Quang cảnh làng mạc ngày mùa – Tô Hoài).

 Trong đoạn văn, chỉ bằng màu vàng nhưng tác giả đã vẽ nên một bức tranh quang cảnh làng mạc ngày mùa hết sức sinh động và hấp dẫn người đọc. Em hãy giải thích vì sao?

Gợi ý:

 Trong đoạn văn, chỉ với màu vàng nhưng tác giả đã vẽ lên một bức tranh quang cảnh làng mạc ngày mùa hết sức sôi động và hấp dẫn người đọc bởi vì mỗi màu vàng đều được tác giả miêu tả bằng những sắc độ khác nhau phản ánh đúng đặc điểm của mỗi sự vật ở làng quê. Qua đó, ta thấy được sự phong phú và đa dạng của màu sắc ở làng quê và tấm lòng yêu và gắn bó sâu sắc với quê hương của tác giả.

Câu 2.

 Nêu cảm nhận của em về cái hay của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Những thân cây tràm vỏ trắng vươn lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ”:

Gợi ý:

- Đây là một biện pháp so sánh hay và độc đáo.

- Hình ảnh so sánh rất đẹp, “chẳng khác gì những cây nến khổng lồ”.

- Qua hình ảnh so sánh đó, tác đã gợi tả được hình ảnh sinh động, ngay thẳng, đầy sức sống của những thân cây tràm.

 

doc 18 trang Người đăng hang30 Lượt xem 639Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn học tiếng Việt khối 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ¤N TËP TIÕNG VIÖT LíP 5
Câu 1. Đoạn văn:
 “ Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm xoan vàng lịm không trông thấy cuống như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng vẫy vẫy. Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ thường”.
(Quang cảnh làng mạc ngày mùa – Tô Hoài).
 Trong đoạn văn, chỉ bằng màu vàng nhưng tác giả đã vẽ nên một bức tranh quang cảnh làng mạc ngày mùa hết sức sinh động và hấp dẫn người đọc. Em hãy giải thích vì sao?
Gợi ý:
 Trong đoạn văn, chỉ với màu vàng nhưng tác giả đã vẽ lên một bức tranh quang cảnh làng mạc ngày mùa hết sức sôi động và hấp dẫn người đọc bởi vì mỗi màu vàng đều được tác giả miêu tả bằng những sắc độ khác nhau phản ánh đúng đặc điểm của mỗi sự vật ở làng quê. Qua đó, ta thấy được sự phong phú và đa dạng của màu sắc ở làng quê và tấm lòng yêu và gắn bó sâu sắc với quê hương của tác giả.
Câu 2. 
 Nêu cảm nhận của em về cái hay của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Những thân cây tràm vỏ trắng vươn lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ”:
Gợi ý:
- Đây là một biện pháp so sánh hay và độc đáo.
- Hình ảnh so sánh rất đẹp, “chẳng khác gì những cây nến khổng lồ”.
- Qua hình ảnh so sánh đó, tác đã gợi tả được hình ảnh sinh động, ngay thẳng, đầy sức sống của những thân cây tràm.
Câu 3. 
 Hãy cảm nhận về cái hay, cái đẹp của hai câu thơ sau:
	Trái đất ba phần tư nước mắt
	Đi như giọt lệ giữa không trung.
(Xuân Diệu)
Gợi ý:
Câu thơ đã sử dụng phép tu từ so sánh để tạo nên một hình ảnh rất độc đáo ấn tượng. Trái đất là một hình ảnh rộng lớn, trừu tượng bỗng trở nên hữu hình cụ thể và sinh động hơn qua hình ảnh so sánh đó. Qua đó, ta thấy, Trái Đất hiện lên với vẻ đẹp trong sáng, tươi đẹp. Ta nghĩ đến trách nhiệm của mình phải bảo vệ vẻ đẹp đó.
Câu 4. 
 Em hãy viết lên những cảm nghĩ của mình khi đọc song đoạn thơ:
	“Những vạt nương màu mật
 Lúa chín ngập trong thung
 Và tiếng nhạc ngựa rung
 Suốt triền rừng hoang dã”.
(Phía trước cổng trời - Nguyễn Đình ảnh)
Gợi ý:
“Những vạt nương màu mật
 Lúa chín ngập trong thung
 Và tiếng nhạc ngựa rung
 Suốt triền rừng hoang dã”.
(Phía trước cổng trời - Nguyễn Đình ảnh)
	Chỉ bằng bốn câu thơ nhưng tác giả đã miêu tả được một bức tranh tương đối hoàn chỉnh về vẻ đẹp của phía trước cổng trời với không gian trải rộng (của triền rừng, của vạt nương, của thung lúa), với màu sắc ấp ủ lên hương (màu mật, màu lúa chín) và vang vang trong đó là một không gian rất đặc trưng và quen thuộc của vùng núi rừng (tiếng nhạc ngựa rung). Bức tranh tĩnh lặng nhưng ẩn chứa một sức sống nội lực, một vẻ đẹp lắng sâu, tinh tế
Câu 5. 
 Từ “vàng rợi” trong câu sau có thể thay bằng từ nào: “Chỉ có mấy vạt cỏ xanh biếc là rực lên giữa các giang sơn vàng rợi” của rừng khộp theo tưởng tượng của em trong một vài câu sau.
Gợi ý:
 Từ “vàng rợi” trong câu: “Chỉ có mấy vạt cỏ xanh biếc là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi” có thể thay bằng những từ sau: vàng rực, vàng óng, vàng ối 
	Hãy miêu tả lại “cái giang sơn vàng rợi” của rừng khộp theo tưởng tượng của em trong một vài câu văn:
	“Rừng khộp hiện lên như một giang sơn vàng rợi trước mắt chúng tôi. Màu vàng của những chiếc lá khộp sáng trên cành cây, óng trên những lối đi. Màu vàng của nắng hòa màu lá tạo nên một bức tranh tươi tắn. Thỉnh thoảng, lại nhìn thấy những đốm vàng đang di động, chạy nhảy. ấy chính là những chú nai vàng ngơ ngác. Quang cảnh rừng thật sinh động và ấm áp biết bao!”.
Câu 6. Cho đoạn thơ sau:
	“Tiếng việt gợi trong hoàng hôn khói sẫm
	 Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về
	 Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm
	 Nghe xào xạc gió thổi giữa cau tre
	 Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng
	 Tiếng gọi đò sông vắng bên lau khuya
	 Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng
	Tiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê”
(Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ)
	a. Em hãy miêu tả lại bức tranh làng quê với những âm thanh, hình ảnh mà Tiếng Việt đã gợi nên.
	b. Nhận xét về những âm thanh và hình ảnh đó.
Gợi ý:
a) Làng quê Việt Nam hiện lên như một bức tranh đa dạng màu thanh, màu sắc. Trong bóng hoàng hôn tím sẫm, những cánh cò trắng muốt như đang chuyên chở ráng chiều bay. Những chú nghé tắm mát xong lưng bùn còn ướt đẫm. Thoảng đâu đây tiếng gió xào xạc trên cầu tre, tiếng thoi đưa xé lụa. Âm vang trong không gian là tiếng gỗ nhọc nhằn trưa vắng.
b) Nhận xét về những âm thanh và hình ảnh: đó là những hình ảnh và âm thanh thân thuộc của làng quê Việt Nam. Nó gợi lên vẻ đẹp bình dị và sự gắn bó, yêu mến đến mức máu thịt của tác giả với quê hương.
Câu 7. 
 Em hãy nêu tác dụng của việc sử dụng ba câu đơn liên tiếp trong đoạn văn: “Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm”.
Gợi ý:
 Tác dụng của việc sử dụng ba câu đơn liên tiếp trong đoạn văn “Gió thơm. Đất trời thơm”.
- Làm cho câu văn trở nên có nhạc điều quyến luyến, bay bổng.
- Diễn tả được hương thơm của thảo quá đã bao trùm khắp không gian rộng lớn từ đất trời thiên nhiên cho đến thôn xóm con người. Hơn thế nữa ta còn cảm nhận được độ nồng nàn, đậm đặc của hương thơm ấy khi nó nhuốm hương lên tất cả.
Câu 8. 
 Nêu cảm nhận của em về cái hay, cái đẹp của câu văn sau.
	“Dưới tầng đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng”.
Gợi ý:
- Câu văn sử dụng những hình ảnh so sánh bất ngờ, thú vị. Màu đỏ “cho chót” của thảo quả thật rực rỡ. Màu đỏ ấy như chứa cả sức nóng của lửa, chứa cả sự tươi mới lộng lẫy của của nắng. Nó là vẻ đẹp tinh túy của thiên nhiên.
- Từ “rực lên” được đảo lên đầu câu nhấn mạnh được sự xuất hiện đột ngột, kỳ diệu và sắc đỏ tươi tắn của thảo quả.
- ẩn đằng sau câu văn là cái nhìn say mê, bất ngờ của tác giả trước vẻ đẹp của thảo quả. (“tựa như đột ngột”).
Câu 9. 
 Có thể thay thế từ “bập bùng” trong hai câu thơ sau bằng từ nào:
“ Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu
Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban”.
	Em hãy chỉ ra cái hay của từ “bập bùng”?
Gợi ý:
. Có thể thay thế từ “bập bùng” trong hai câu thơ sau bằng từ “đỏ tươi”:
“Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu
Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban”
	Cái hay của từ “bập bùng” là:
	+ Đây là từ láy thường để miêu tả ánh lửa. Do đó dùng từ bập bùng, tác giả đã ngầm so sánh bông hoa chuối đẹp như hình ảnh của một ngọn lửa.
	+ Bởi thế, nó vừa miêu tả được sắc màu tươi tắn của hoa chuối nổi bật giữa núi rừng thăm thẳm, vừa miêu tả được sự lay động của hoa chuối. Hoa chuối như một ngọn lửa ẩn mmình chốn rừng sâu mà chỉ những chú ong chăm chỉ, cần cù mới tìm được.
Câu 10. 
Bông cúc là nắng làm hoa
Bướm vàng là nắng bay xa, lượn vòng
Lúa chín là nắng của đồng
Trái thị, trái hồng là nắng của cây.
(Lê Hồng Thiện)
	a. Cách cảm nhận về màu sắc thiên nhiên của tác giả ở đoạn thơ trên có gì độc đáo?
	b. Qua đó, em có suy nghĩ gì về tình cảm tác giả dành cho thiên nhiên?
	c. Viết đoạn văn bày tỏ cảm nghĩ của em về cái hay, cái đẹp ở đoạn thơ trên.
Gợi ý:
	Bông cúc là nắng làm hoa
Bướm vàng là nắng bay xa, lượn vòng
Lúa chín là nắng của đồng
Trái thị, trái hồng là nắng của cây.
(Lê Hồng Thiện)
	a) Cách cảm nhận về màu sắc thiên nhiên của tác giả ở đoạn thơ trên độc đáo ở chỗ:
	+ Còng cảm nhận về nắng nhưng tác giả đã nhìn ra những sắc nắng khác nhau từ thiên nhiên được ủ trong bông cúc, bướm vàng, lúa chín, trái thị, trái hồng thông qua một loạt các biện pháp tu từ so sánh.
	+ Như vậy, nắng hiện lên với vẻ đẹp khác nhau: nắng ủ trong sắc màu của hoa, nắng ủ trong trái chín. Nắng gần gũi và tỏa ấm cho cuộc sống con người và con người cũng đang tạo ra nắng.
	b) Qua đó, em thấy được tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên là tình cảm yêu mến, say mê.
Câu 11. 
 Em hãy viết lên những cảm nghĩ của mình khi đọc xong đoạn thơ:
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
(Việt Nam thân yêu - Nguyễn Đình Thi)
Gợi ý:
	- Đoạn thơ đã nêu cảm nhận của tác giả về vẻ đẹp của Việt Nam thông qua một loạt các từ láy: “mênh mông”, “rập rờn”. Đó là hình ảnh quê hương mang vẻ đẹp trù phú, thơ mộng với những cánh đồng lúa bao la, những cánh cò mềm mại trắng muốt bay lượn. Đóa là hình ảnh đỉnh núi lắng sâu trong sương mờ. Tất cả gợi nên vẻ đẹp thanh bình, mộng mơ của quê hương.
	- Qua đó gửi gắm niềm tự hào, yêu mến thiết tha của tác giả.
Câu 12.
 Điệp ngữ “Dưới bóng tre” trong đoạn văn sau có tác dụng gì?
	Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang.
(Cây tre Việt Nam - Thép mới)
Gợi ý:
	Điệp ngữ “Dưới bóng tre” trong đoạn văn trên nói lên sự gắn bó của tre với người dân Việt Nam. Bóng tre đã bao trùm, chở che cho cuộc sống của người dân từ xưa và mọi sinh hoạt của con người đều diễn ra dưới bóng tre. Bóng tre là người bạn thân thiết, là nơi lưu giữ những truyền thống văn hóa lâu đời của cha ông.
Câu 13. 
 Em hãy trình bày những cảm nhận của em về hình ảnh:
Ngôi nhà như trẻ nhỏ
Lớn lên với trời xanh ...
(Về với ngôi nhà đang xây - Đồng Xuân Lan)
Gợi ý:
	- Đây là hình ảnh so sánh hết sức độc đáo. So sánh “ngôi nhà” với “trẻ nhỏ”, trên cơ sở nét tương đồng: chúng lớn lên cùng trời xanh. Ngôi nhà đang được xây dựng vươn lên cao mài. Trẻ nhỏ được nuôi dưỡng dần cũng lớn khôn. Hình ảnh so sánh xuất phát từ cái nhìn của trẻ thơ: ngộ nghĩnh, hồn nhiên.
Câu 14. 
 Em hãy cho biết, tiếng vọng để lại trong tâm trí của tác giả là gì?
Đêm đêm tôi vừa chợp mắt
Cánh cửa lại rung lên tiếng đập cánh
Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ
Tiếng lăn như đá lở trên ngàn.
(Tiếng vọng - Nguyễn Quang Thiều)
Gợi ý:
Tiếng vọng để lại trong tâm trí của tác giả là:
	- Sự ám ảnh về cái chết của con chim sẻ nhỏ.
	- Sự hối hận vì mình đã không giúp nó.
Câu 15. Cho đoạn thơ sau:
“Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời”
(Nghe thầy đọc thơ - Trần Đăng Khoa)
	Giọng đọc thơ của thầy là một giọng đọc như thế nào? Giọng đọc ấy đã gợi cho cậu trò nhỏ Đăng Khoa những hình ảnh nào đẹp đẽ? Nêu cái hay cái đẹp của mỗi hình ảnh đó
Gợi ý:
 Giọ ... hóa hương vườn có những hoạt động như của con người thông qua hai từ “tung tăng” và “rón rén”. Qua đó ta hình dung được hương vườn cũng có tâm trạng như con người, cũng bắt đầu rụt rè, e sợ khi mới bước ra không gian, rồi sau đó tung tăng bay lượn thấm đẫm toàn không gian. Ta như cảm nhận được làn hương lúc đầu còn thoảng nhẹ về sau ngan ngát và náo nức bao trùm khắp không gian.
Câu 27.
Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.
(Quang Huy)
	Hai câu thơ trên đã gợi nên cho em một bức tranh sông Đà dưới đêm trăng như thế nào? Hãy miêu tả lại bức tranh ấy theo hình dung của em trong một đoạn văn ngắn.
Gợi ý:
- Hai câu thơ gợi lên bức tranh sông Đà trong đêm trăng thật thơ mộng, huyền ảo.
- Đoạn văn miêu tả: Không gian sông Đà dưới trăng đẹp như một bức tranh. Cảnh thiên nhiên tĩnh lặng như tờ. Chỉ một âm thanh duy nhất ngân nga trong không gian náo nức vẫy gọi lòng người. Tiếng đàn đắm say ấy như lan tỏa vào đầu con sóng lấp loáng ánh trăng. Bức tranh hấp dẫn lòng người ở âm thanh, màu sắc sinh động. 
Câu 28. 
Tuổi thơ trở đầy cổ tích
Dòng sông lời mẹ du ngọt ngào
Đưa con đi cùng đất nước
Chòng chành nhịp võng ca dao.
(Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương)
	Tuổi thơ của con thật kỳ diệu và trong sáng bởi con được sống trong ăm ắp lời du ngọt ngào của mẹ. Điều đó được thể hiện như thế nào trong đoạn thơ trên?
Gợi ý:
Tuổi thơ của con thật diệu kỳ và trong sáng bởi con được sống trong ăm ắp lời du ngọt ngào của mẹ. Điều đó được thể hiện một cách hết sức sinh động trong đoạn thơ trên. Đọc đoạn thơ ta thấy rõ hình ảnh dòng sông và con thuyền lướt sóng. Nhưng ẩn đằng sau đó là những xúc cảm dạt dào về lời ru của mẹ. Lời ru ấy dịu dàng, mênh mang như dòng sông. Lời du ấy làm cho tuổi thơ con thêm êm đềm, trong veo và hấp dẫn như thế giới cổ tích. Lời ru ấy làm tâm hồn con thêm đẹp. Nó là hành trang theo con suốt cuộc đời (đưa con đi cùng đất nước). Câu thơ cuối sử dụng từ “chòng chành” rất hay. Câu thơ như gợi nên những hồi ức ấu thơ về những ngày được nằm trong chiếc võng đu đưa. Giấc ngủ của bé thơ say nồng và lời ru của mẹ cứ đưa đưa hoài theo cánh võng. Hình ảnh thơ gợi cảm, ý thơ hàm xúc.
Câu 29. 
 Đọc mẩu chuyện sau:
Tương truyền, thuở niên thiếu, Lí Bạch là cậu bé không chịu khó học hành mà ham chơi. Một hôm, cậu chán học, lẻn sang chơi ở chân núi phía Đông. Kì lạ quá! Trước mặt cậu bé là một bà lão đang cắm cúi mài một thanh sắt bên một tảng đá lớn. “Bà già tóc bạc đến nhường kia mà lại chăm chắm mài một thanh sắt để làm gì nhỉ?”, cậu bé hết sức phân vân, bèn rón rén đến bên cạnh bà già rồi cất tiếng hỏi:
- Cụ ơi, cụ mài sắt để làm gì vậy?
Bà lão ngẩng mặt lên, hiền từ trả lời: Để làm kim khâu cháu ạ!
- Làm kim khâu ư? Thanh sắt thì làm thế nào mà trở thành kim khâu được.
Cậu bé chất vấn bà lão.
- Mài mãi cũng phải được. Kể có công mài sắt thì có ngày nên kim. Bà lão trả lời một cách tin tưởng như vậy.
Lí Bạch nửa tin nửa ngờ hỏi lại: Liệu hôm nay có xong được không hở cụ?
Bà lão thong thả trả lời hòa nhịp với động tác mài kim: Hôm nay không xong thì mai lại làm tiếp vậy, năm nay không xong thì năm sau lại tiếp tục mài, ngày lại qua ngày, già nhất định mài xong!
Nghe đến đây, Lí Bạch chợt hiểu và im lặng. Về nhà, Lí Bạch thường ngẫm nghĩ lời bà lão mà chuyên tâm học hành.
Sau đó, ông trở thành nhà thơ lớn của đời Đường được tôn lên làm “tiên thi” (ông tiên làm thơ).
(Trích trong Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ)
	Mẩu chuyện trên khiến em liên tưởng đến câu tục ngữ nào? Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 - 7câu) có nội dung minh họa cho câu tục ngữ đó. 
Gợi ý:
 Mẩu chuyện trên khiến em liên tưởng đến câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
- viết một đoạn văn ngắn: Nội dung đoạn văn có thể là:
- Tấm gương kiên trì, chịu khó vươn lên trong học tập để thành tài.
- Tấm gương đã khắc phục hoàn cảnh khó khăn khuyết tật, gia đình khó khăn 
Câu 30. 
 Cảm nhận của em về cái hay, cái đẹp của hai hình ảnh so sánh:
	a. Biển lặng, đỏ đục, đầy như một mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên.
	b. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ, bồi hồi như ngực áo bác nông dân cày xong thửa ruộng về bị ướt.
Gợi ý:
a. Câu thơ đã sử dụng hình ảnh so sánh rất ngộ nghĩnh, cụ thể và gần gũi với trẻ thơ. Qua đó ta có thể hình dung rõ ràng ấn tượng về biển sau cơn bão.
b. Hình ảnh so sánh độc đáo trong câu thơ khiến ta vừa có thể hình dung được cánh buồm ướt đẫm vừa cảm nhận tâm trạng bồi hồi náo nức của cánh buồm.
Câu 31. 
 Hãy nêu cảm nhận của em về cái hay của những câu thơ sau:
Và se sẽ bước nhỏ
Mùa thu đến nhà em
Nắng mắc võng qua thềm
Bưởi đánh đu ngoài ngõ.
(Mùa thu - Mai Văn Hai)
Gợi ý:
- Hai câu thơ đầu, bằng từ láy “se sẽ” khiến ta có thể hình dung mùa thu như một nàng thiếu nữ nhẹ nhàng, ngập ngừng bước đi. Mùa thu đến nhà em một cách nhẹ nhàng tự nhiên. Câu thơ còn gợi được không khí dịa dàng sâu lắng của mùa thu xâm chiếm con người.
- Hai câu sau với hình ảnh nhân hóa “nắng mắc võng” và “bưởi đánh đu” ta hình dung được sự vật tiêu biểu của mùa thu.
Câu 32. 
 Nêu cảm nhận của em về cái hay của hình ảnh so sánh: “Người xưa đã ví cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển”.
Gợi ý:
Biện pháp so sánh rất độc đáo, thú vị: “cửa Tùng” như “chiếc lược đồi mồi”, cái cào “mái tóc bạch kim của biển”. Qua đó, ta có thể hình dung ra vẻ đẹp của cửa Tùng và sừ quý giá của nơi đây.
Câu 33. 
 Trong đoạn thơ, em thích nhất hình ảnh nào? Đoạn thơ sau gợi cho em những cảm xúc gì về mẹ thân yêu?
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
(Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương)
Gợi ý:
Đoạn thơ có những hình ảnh mang tính khái quát và mang đậm chất triết lý. Song có lẽ, hình ảnh đối lập:
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
là gây ấn tượng hơn cả. Hai câu thơ rất giàu giá trị tạo hình. Song chất chứa trong đó sự nhọc nhằn, đức hi sinh của mẹ dành cho đứa con yêu.
Câu 34. 
	Quê hương là chùm khế ngọt
	Cho con chèo hái mỗi ngày
	Quê hương là đường đi học
	Con về rợp bướm vàng bay.
	(Quê hương - Đỗ Trung Quân)
Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ nào? Hình ảnh quê hương hiện lên có gì gần gũi, thân thương?
Gợi ý:
	Những liên tưởng thú vị về cửa sông luôn được soi chiếu với hình ảnh chiếc cửa trong nhà. ở đây, tác giả đã soi chiếu để làm nổi bật những vẻ đẹp của cửa sông.
Câu 35. 
Là cửa nhưng không then khóa
Cũng không khép lại bao giờ
Mênh mông một vùng sóng nước
Mở ra bao nỗi đợi chờ.
(Cửa sông - Quang Duy)
	Những liên tưởng thú vị về cửa sông luôn được soi chiếu với hình ảnh nào? Từ đó, em thấy cửa sông có gì đẹp?
Gợi ý:
Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp nhân hóa để miêu tả tiếng chim buổi sáng. Các động từ lay, đánh thức gợi cho ta những hành động của con người. Biện pháp nhân hóa giúp cho ta cảm nhận được tiếng chim có ý nghĩa thật sâu sắc. Tiếng chim không chỉ làm cho những sự vật xung quanh trở nên tràn đầy sức sống (lay động lá cành) mà còn thôi thúc chúng đem lại những lợi ích thiết thực cho mọi người (vỗ cánh bầy ong đánh thức trồi xanh) mà còn thôi thúc chúng đem lại những lợi ích thiết thực cho mọi người (vỗ cánh bầy ong đi tìm mật cho đời, tha nắng rải đồng vàng thơm - làm nên những hạt lúa vàng nuôi sống con người).
	Qua đoan thơ, ta không chỉ cảm nhận được âm thanh trong trẻo, vui tai của tiếng chim mà còn nhận thấy một bức tranh thiên nhiên hữu tình với sức sống đang bừng lên trong vạn vật.
Câu 36. 
 Cách sử dụng biện pháp nhân hóa có tác dụng như thế nào trong việc miêu tả âm thanh của tiếng chim trong đoạn thơ sau:
Tiếng chim lay động lá cành
Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng
Tiếng chim vỗ cánh bầy ong
Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm 
(Tiếng chim buổi sáng - Định Hải)
Gợi ý:
Cái hay, cái đẹp của đoạn thơ được thể hiện ở những phương diện cơ bản sau:
	- Nhịp thơ, giọng điệu thơ rộn ràng, chứa đựng niềm vui hân hoan .
	- Hình ảnh thơ rất đẹp, thơ mộng: nắng trải khắp không gian làm bừng sáng không gian, có cánh bướm rập rờn bay, có con tàu lướt sóng.
	- Không gian rộng lớn mênh mông (nắng vườn trưa mênh mông, đất nước).
	- Biện pháp so sánh được sử dụng khéo léo: “Bướm bay như lời hát” đã gợi tả hình ảnh con bướm bay rập rờn, sinh động, vui mắt, đồng thời diễn tả được niềm vui rộn ràng, ngân nga, trong trẻo trong lòng em bé khi được vào Đội.
	- Biện pháp ẩn dụ (so sánh ngầm): bến xa  tương lai.
	Hai câu thơ cuối không chỉ gợi tả hình ảnh con tàu băng băng vượt sóng ra khơi mà còn nói lên khát vọng, niềm tin của em thiếu niên. Được bước vào hàng ngũ của Đội, trong em không chỉ có niềm vui sướng mà còn có cả niềm tin niềm hy vọng vào tương lai tươi sáng, niềm tự hào là chủ nhân của đất nước.
	- Nhà thơ Xuân Quỳnh đã diễn tả một cách hết sức tinh tế và chân thực những xúc cảm xao xuyến của em thiếu nhi khi được vào Đội. Phải yêu lắm những thế hệ thiếu nhi nhà thơ mới có những vần thơ trong sáng và thiết tha đến vậy!
Câu 37. 
 Nêu cảm nhận của em về cái hay, cái đẹp của đoạn thơ:
“Nắng vườn trưa mênh mông
Bướm bay như lời hát
Con tàu là đất nước
Đưa em tới bến xa”.
(Ngày em vào Đội - Xuân Quỳnh)
Gợi ý:
	- Dòng sông La hiện lên với vẻ đẹp trong trẻo tinh khôi. Với biện pháp so sánh độc đáo “sông La - trong veo như ánh mắt” và “bờ tre - như hàng mi mươn mướt, ta hình dung được vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của con sông La. Con sông như có dáng, có hình và như có cả hồn người ở đó. Con sông mang vẻ đẹp tươi sáng, vương vấn lòng người”.
Câu 38. 
Hình ảnh chợ Tết trong đoạn thơ được miêu tả sinh động như thế nào?
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon
Vài cụ già chống gậy bước lom khom
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.
(Chợ Tết - Đoàn Văn Cừ) 
Gợi ý:
Hình ảnh chợ Tết trong đoạn thơ được miêu tả hết sức sinh động với:
	- Một loạt các từ láy gợi hình “lon xon”, “lom khom” ngộ nghĩnh, gợi cho ta tư thế dáng vẻ đa dạng, độc đáo của những con người và sự vật khi đến chợ Tết.
	- Một loạt các từ chỉ mà sắc “cỏ biếc”, “thằng cu áo đỏ”, “cô yếm thắm”, “con bò vàng”, gợi lên một bức tranh ấm áp sắc màu tươi vui, báo hiệu niềm vui, sự mới mẻ sắp đến.
	- Hình ảnh đặc sắc tiêu biểu tái hiện lại không khí tưng bừng, đậm đà truyền thống văn hóa cổ truyền của ngày Tết.

Tài liệu đính kèm:

  • docON TAP VAN LOP 5.doc