Phân phối chương trình buổi sáng lớp 5 - Tuần 26

Phân phối chương trình buổi sáng lớp 5 - Tuần 26

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Đọc diễn cảm toàn bài thể hiện lời của thầy giáo Chu.

- Hiểu nghĩa các từ: cụ giáo Chu, môn sinh, áo dài thâm, sập, vái, tạ, cụ đồ, vỡ lòng.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ, tranh minh họa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC CHỦ YẾU

 

doc 53 trang Người đăng HUONG21 Lượt xem 1314Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phân phối chương trình buổi sáng lớp 5 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân phối chương trình buổi sáng
 Tuần 26 ( từ 8 / 3 đến 12 /3 /2010)
Thứ ngày
Môn
 Mục bài
 2/ 8
Chào cờ
Đầu tuần 27
Tập đọc
Nghĩa thầy trò
Toán
Nhân số đo thời gian với một số
Đạo đức
Em yêu hòa bình (t1)
 3 / 9
Thể dục
Bài 51
Luyện từ & câu
Mở rộng vốn từ: Truyền thống
Toán
Chia số đo thời gian với một số
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
 4 / 10
Tập đọc
Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn
Toán
Luyện tập
Chính tả
NV: Lịch sử Ngày Quốc tế lao động
Kĩ thuật
Lắp xe chở hàng (tiết 2)
 5 /11 
Thể dục
Bài 52
Toán
Luyện tập chung
Tập làm văn
Tập viết đoạn đối thoại
L. Tập làm văn
Ôn tập văn tả cảnh
 6 / 12
Âm nhạc
Học hát: Em vẫn nhớ trường xưa
Khoa học
Sự sinh sản của thực vật có hoa
Toán
Vận tốc
Luyện Toán
Luyện tập cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian
Thứ 2 ngày 8 tháng 3 năm 2010
Tập đọc Nghĩa thầy trò
I.yêu cầu cần đạt.
- Đọc diễn cảm toàn bài thể hiện lời của thầy giáo Chu.
- Hiểu nghĩa các từ: cụ giáo Chu, môn sinh, áo dài thâm, sập, vái, tạ, cụ đồ, vỡ lòng...
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, tranh minh họa.
III. các Hoạt động dạy & học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi đọc bài tiết trước, trả lời câu hỏi.
- Nhận xét cho điểm.
2. Daỵ - học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
- Dùng câu hỏi, liên hệ nêu vấn đề hoặc tranh ảnh chứa nội dung bài học giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc.
- Yêu cầu đọc bài.
- Yêu cầu theo dõi nhận xét.
- Gọi 3 học sinh đọc.
- Yêu cầu nêu từ khó trong bài, luyện đọc.
- Gọi đọc chú giải.
- Yêu cầu luyện đọc theo cặp cùng bàn.
- Gọi đọc toàn bài.
- Đọc mẫu chú ý cách đọc như sau:
+ Đọc toàn bài ví giọng rõ ràng, tốc độ vừa.
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả, câu sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa làm nổi bật nội dung bài.
b. Tìm hiểu bài
h. Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?
h. Việc làm đó thể hiện điều gì?
h. Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu?
h. Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy mình thuở học vỡ lòng như thế nào? Tìm những chi tiết thể hiện tình cảm đó?
- Giảng:...
h. Những thành ngữ tục ngữ nào dưới đây nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?
h. Em hiểu nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ trên như thế nào?
h. Em còn biết những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao nào có nội dung như vậy?
h. Qua phần tìm hiểu, em hãy cho biết bài văn nói lên điều gì?
c. Đọc diễn cảm.
- Yêu cầu đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
- Tổ chức đọc diễn cảm đoạn: 1 từ: Từ sáng sớm...đồng thanh dạ ran.
 + Treo bảng.
 + Đọc mẫu.
 + Yêu cầu luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Yêu cầu theo dõi nhận xét giọng đọc.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố - dặn dò.
- Liên hệ:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà đọc trước bài tiết sau.
- Đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi, lắng nghe nội dung bài học hôm nay.
- 1 học sinh khá, giỏi đọc bài.
- Theo dõi, nhận xét bạn đọc.
- 3 học sinh đọc nối tiếp.
- Rút từ khó cần luyện đọc, đọc từ khó.
- 1 học sinh đọc chú giải.
- 2 học sinh cùng bàn luyện đọc 2 lượt.
- 1 học sinh đọc toàn bài, cả lớp theo dõi.
- Cả lớp theo dõi lắng nghe giáo viên đọc mẫu.
- Đọc thầm, trao đổi cùng bàn về nội dung câu hỏi, phát biểu.
Tiên học lễ, hậu học văn: muốn học tri thức, phải bắt đầu từ lễ nghĩa, kỉ luật.
Uống nước nhớ nguồn: được hưởng bất kì ân huệ gì, phải nhớ tới cội nguồn của nó.
Tôn sư trọng đạo: kính thầy, tôn trọng đạo học.
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
Không thầy đố mày làm nên.
Muốn sang thì bắc cầu kiều - Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
Kính thầy yêu bạn.
Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của
 nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ
 gìn phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
- Đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi bạn đọc để tìm cách đọc bài hay, diễn cảm thể hiện được nội dung bài đọc.
- Theo dõi đoạn luyện đọc ở bảng phụ.
- Lắng nghe giáo viên đọc mẫu đoạn luyện đọc trong bài.
- 2 học sinh ngồi cùng bàn tiếp tục luyện đọc diễn cảm, và nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Đại diện 3 nhóm lên tham gia thi đọc diễn cảm. 
- 3 học sinh yếu do tổ bạn yêu cầu.
- Cả lớp theo dõi bình chọn giọng đọc hay, truyền cảm, phù hợp với nội dung bài đọc, sự tiến bộ của học sinh yếu.
- Lắng nghe.
- Liên hệ nội dung bài đọc.
- Lắng nghe.
- Tiếp thu nội dung về nhà
Toán Nhân số đo thời gian với một số
I. yêu cầu cần đạt. 
- Biết cách thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
- Vận dụng phép nhân số đo thới gian với một số để giải các bài toán có liên quan. 
II. Đồ dùng dạy học 
- 2 băng giấy ghi sẵn đề bài của hai bài toán ví dụ.
III. Các hoạt động dạy & học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài luyện tập về nhà.
- Yêu cầu trả lời câu hỏi nội dung bài học tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
- Hôm nay chúng ta học bài:...
2.2. Hướng dẫn thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
a) Ví dụ 1
- Gọi đọc ví dụ.
h. Trung bình một người thợ làm xong một sản phẩm thì hết bao lâu?
h. Vậy muốn biết làm 3 sản phẩm như thế hết bao lâu chúng ta phải làm phép tính gì?
- Nhận xét.
- Hướng dẫn thực hiện.
h. Vậy 1 giờ 10 phút nhân 3 bằng bao nhiêu giờ, bao nhiêu phút?
h. Khi thực hiện phép nhân số đo thời gian có nhiều đơn vị với một số ta thực hiện phép nhân như thế nào?
b) Ví dụ 2
- Hướng dẫn học sinh thực hiện rút ra kết luận.
2.3. Luyện tập - Thực hành
Bài1
- Yêu cầu đọc kĩ, trao đổi cặp đôi cùng bàn tìm hiểu cách thực hiện.
- Yêu cầu nêu dự kiện đã biết, và nội dung cần tìm.
- Yêu cầu thực hiện, trình bày cách làm.
- Yêu cầu đổi vở cùng bàn, kiểm tra lẫn nhau, góp ý cách trình bày, cách thực hiện.
- Yêu cầu nhận xét cách làm và kết quả.
- Nhận xét bổ sung.
Bài2
- Yêu cầu đọc kĩ, trao đổi cặp đôi cùng bàn tìm hiểu cách thực hiện.
- Yêu cầu nêu dự kiện đã biết, và nội dung cần tìm.
- Yêu cầu thực hiện, trình bày cách làm.
- Yêu cầu đổi vở cùng bàn, kiểm tra lẫn nhau, góp ý cách trình bày, cách thực hiện.
- Yêu cầu nhận xét cách làm và kết quả.
- Nhận xét bổ sung.
3. Củng cố - dặn dò
- Yêu cầu nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
- Ra bài tập về nhà.
- Chữa bài tập về nhà.
- Trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
- Nhận xét bài bạn.
- Lắng nghe nội dung bài học.
- Đọc trao đổi nhóm đôi tìm hiểu ví dụ.
* Đổi ra số đo có một đơn vị (phút hoặc giờ) rồi nhân.
* Nhân số giờ riêng, nhân số phút riêng rồi cộng các kết quả lại...
- Thực hiện theo hướng dẫn.
 1 giờ 10 phút
 x
 3
 3 giờ 30 phút
 3 giờ 15 phút
 x
 5
 15 giờ 75 phút
- Đọc to, rõ bài toán.
- Nghe, theo dõi tìm hiểu xác định yêu cầu.
- 2 học sinh thực hiện, cả lớp cùng làm.
- Nhận xét
- Đọc to, rõ bài toán.
- Nghe, theo dõi tìm hiểu xác định yêu cầu.
Tóm tắt:
Quay 1 vòng: 1 phút 25 giây
Quay 3 vòng:.....thời gian?
- 1 học sinh thực hiện, cả lớp cùng làm.
Bài giải
Thời gian bé Lan ngồi trên đu quay là:
1 phút 15 giây x 3 = 3 phút 45 giây
- Nhận xét.
* Muốn nhân một số đo thời gian với một số, ta lần lượt nhân số đơn vị của từng hàng với số đó, từ hàng thấp đến hàng cao. Nếu tích số trong hàng nào vượt quá một đơn vị của hàng cao hơn liền trước thì ta đổi đơn vị để gộp vào hàng ấy.
- Lắng nghe.
- Tiếp thu bài luyện tập về nhà.
Đạo đức Em yêu hoà bình
I. yêu cầu cần đạt.
- Giá trị của hoà bình, trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm trong tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình.
- Sự cần thiết phải yêu chuộng hoà bình.
- HS ngày càng thêm yêu hoà bình.
- HS tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ Hoà bình do nhà trường, địa phương tổ chức, lê án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh.
III. đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, phiếu bài tập, bút dạ.
- Tranh ảnh...
- Thẻ.
IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Tiết 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động khởi động
- Cho cả lớp hát 1 bài hát.
- Giới thiệu bài: Nêu tình huống vào bài.
h. Loài chim nào biểu tượng cho hoà bình?
- Yêu cầu hát bài: Cánh chim hoà bình
h. Bài hát muốn nói lên điều gì?
- Hát đồng thanh.
- Theo dõi nội dung bài mới.
+ Chim bồ câu.
- Hát.
+ Thể hiện niềm ước mơ của bạn nhỏ: ước mơ cho sự hoà bình và niềm khát khao được sống trong vùng trời bình yên của trái đất hoà bình.
 Hoạt động 1
Tìm hiểu các thông tin trong SGK và tranh ảnh
- Treo tranh...
h. Em thấy những gì trong các tranh, ảnh đó?
- Yêu cầu đọc thông tin.
- Chia nhóm 5 thảo luận.
Em có nhận xét gì về cuộc sống của người dân, đặc biệt là trẻ em ở các vùng có chiến tranh?
Những hậu quả mà chiến tranh để lại?
Để thế giới không còn chiến tranh, để mọi người sống hoà bình, ấm no, hạnh phúc, trẻ em được tới trường theo em chúng ta cần làm gì?
- Quan sát.
+ Cuộc sống của người dân vùng chiến tranh rất khổ cực...
- Đọc thầm...
- Trao đổi nhóm 5 theo yêu cầu câu hỏi.
+ Cuộc sống của người dân vùng chiến tranh rất khổ cực...
+ Chiến tranh đã để lại hậu quả lớn cho người và của cải...
+ ...sát cánh cùng nhân dân thế giới bảo vệ hoà bình chống chiến tranh. Lên án, phê phán cuộc chiến tranh phi nghĩa...
Hoạt động 2
Bày tỏ thái độ
- Treo bảng phụ:
Chiến tranh không mang lại cuộc sống hạnh phúc cho mọi người.
Chỉ trẻ em các nước giàu mới có quyền được sống trong hoà bình.
Chỉ có nhà nước và quân đội mới có trách nhiệm bảo vệ hoà bình.
Những người tiến bộ trên thế giới đều đấu tranh cho hoà bình.
- Theo dõi và bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ: tán thành màu xanh, không tán thành màu đỏ.
- Giải thích lí do.
Hoạt động 3
Hành động nào đúng?
- Yêu cầu hoàn thành phiếu bài tập.
- Yêu cầu trình bày, giải thích.
- Kết luận:...
Phiếu bài tập
Em hãy đánh dấu x trước ý em chọn:
Trong các hành động, việc làm dưới đây hành động, việc làm nào thể hiện lòng yêu hoà bình:
Thích chơi và cổ vũ cho các trò chơi bạo lực.
Biết thương lượng, đối thoại để giải quyết mâu thuẫn.
Đoàn kết, hữu nghị với các dân tộc khác.
Thích trở thành người chiến thắng dù có phải sử dụng bạo lực.
Biết phê phán các hành động bạo lực.
Thích dùng bạo lực với người khác.
Hay đe dạo, doạ dẫm người khác.
Biết kiềm chế, trao đổi hoà nhã với mọi người.
Hoạt động 4
Làm bài tập số 3 - SGK
- Treo bảng.
Đi bộ vì hoà bình.
Vẽ tranh về chủ đề “Em yêu hoà bình”.
Diễn  ... n xét bổ sung.
 Bài6
 - Hướng dẫn thực hiện.
+ Đọc kĩ yêu cầu.
+ Thảo luận trao đổi cách làm.
+ Thực hiện nhóm 5.
+ Đổi vở kiểm tra chéo các nhóm.
+ Trình bày, nhận xét bổ sung.
 3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫm ôn lại bài về nhà.
Luyện Tập làm văn Bài: 
I. yêu cầu cần đạt. 
- Rèn kĩ năng sử dụng vốn từ, câu, ý giàu hình ảnh viết thành một đoạn văn, bài văn.
- Cảm nhận được cái hay , cái đẹp bài viết của mình.
- Biết sử dụng các biện pháp nhân hóa, so sánh.
- Biết trình bày, tạo lập được văn bản theo yêu cầu.
II. Đồ dùng dạy học 
-Bảng nhóm , phấn .
III. Hướng dẫn luyện tập
1. Ôn kiến thức cần ghi nhớ
-
2. Luyện tập
 Bài1
 - Hướng dẫn thực hiện.
+ Đọc kĩ yêu cầu.
+ Thảo luận trao đổi yêu cầu và cách làm. thực hiện. 
+ Thực hiện cá nhân.
+ Đổi vở kiểm tra chéo.
+ Trình bày, nhận xét.
 Bài2
 - Hướng dẫn thực hiện.
+ Đọc kĩ yêu cầu.
+ Thảo luận trao đổi yêu cầu và cách làm. thực hiện. 
+ Thực hiện cá nhân.
+ Đổi vở kiểm tra chéo.
+ Trình bày, nhận xét.
 Bài3
 - Hướng dẫn thực hiện.
+ Đọc kĩ yêu cầu.
+ Thảo luận trao đổi yêu cầu và cách làm. thực hiện. 
+ Thực hiện cá nhân.
+ Đổi vở kiểm tra chéo.
+ Trình bày, nhận xét.
 Bài4
 - Hướng dẫn thực hiện.
+ Đọc kĩ yêu cầu.
+ Thảo luận trao đổi yêu cầu và cách làm. thực hiện. 
+ Thực hiện cá nhân.
+ Đổi vở kiểm tra chéo.
+ Trình bày, nhận xét.
 3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn luyện tập thêm ở nhà.
SHCT 	 Tuần 27
1. Đánh giá các hoạt động tuần qua.
- Công tác Đội, Sao.
- Công tác vệ sinh trường , lớp.
- Công tác nề nếp.
- Công tác lao động.
- Công tác đóng góp.
- Công tác học tập.
- Công tác kèm học sinh yếu kém.
2. Xếp loại tổ, lớp.
3. Kế hoạch hoạt động tuần tới.
 - Duy trì tốt các hoạt động.
- Phát huy tốt những ưu điểm . 
- Khắc phục những tồn tại.
- Hoàn thành tốt kế hoạch lớp, Đội và nhà trường đề ra.
Lịch sử Chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không"
I. yêu cầu cần đạt. 
- Từ ngày 18 - 30/12/1972, đế quốc Mĩ đã điên cuồng dùng máy bay tối tân nhất nóm bom hòng hủy diệt Hà Nội.
- Quân và dân ta đã chiến đấu anh dũng làm nên một “Điện Biên Phủ trên không”
II. Đồ dùng dạy - học
- Bản đồ TP Hà Nội.
- Phiếu học tập.
- Tranh ảnh sưu tầm.
III. hoạt động dạy & học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ - giới thiệu bài mới
- Gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ, nhận xét và cho điểm.
- Nêu vấn đề, liên hệ bằng câu hỏi hoặc cho quan sát tranh ảnh giới thiệu bài mới.
- Lần lượt trả lời:
1. Hãy thuật lại cuộc tiến công vào sứ quán Mĩ của quân giải phóng miền Nam trong dịp tết Mậu Thân 1968.
2. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 có tác động thế nào đối với nước Mĩ?
3. Nêu ý nghĩa của cuộ Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
Hoạt động 1
Âm mưu của đế quốc Mĩ trong việc dùng B52 bắn phá Hà Nội
- Yêu cầu đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
h. Nêu tình hình của ta trên mặt trận chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
h. Nêu những điều em biết về máy bay B52?
h. Đế quốc Mĩ âm mu gì trong việc dùng máy bay B52?
- Tổ chức trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Đọc tìm hiểu và trả lời câu hỏi :...
- Lắng nghe.
Hoạt động 2
Hà Nội 12 ngày đêm quyết chiến
- Tổ chức thảo luận nhóm 5 về diễn biến 12 ngày đêm theo câu hỏi gợi ý sau:
h. Cuộc chiến tranh chống máy bay Mĩ phá hoại năm 1972 của quân và dân Hà Nội bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
h. Lực lượng và phạm vi phá hoại của máy bay Mĩ?
h. Hãy kể lại trận chiến đấu đêm 26 - 12 - 1972 trên bầu trời Hà Nội?
h. Kết quả của cuộc chiến đấu 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại của quân và dân Hà Nội?
- Tổ chức báo cáo trước lớp.
h. Hình ảnh một góc phố Khâm Thiên Hà Nội bị máy bay Mĩ tàn phá và việc Mĩ ném bom cả vào bệnh viện, trường học, bến xe, khu phố gợi cho em suy nghĩ gì?
- Kết luận:...
- Nhóm trưởng điều hành thành viên góp ý xây dựng diễn biến theo trình tự và lời thuật hấp dẫn.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Liên hệ ...
- Lắng nghe.
Hoạt động 3
ý nghĩa của chiến thắn 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại
- Tổ chức thảo luận nhóm đôi.
h. Vì sao nói chiến thắng 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại của nhân dân miền Bắc là chiến thắng Điện Biên Phủ trên không?
* Gợi ý: Ta thu được chiến thắng gì? Địch bị thiệt hại như thế nào? Chiến thắng tác động gì đến việc kí hiệp định Pa-ri giữa ta và Mĩ, có nét nào giống Hiệp định Giơ-ne-vơ giữa ta và Pháp?
- Thảo luận nhóm đôi theo gợi ý của giáo viên để nêu ý nghĩa.
Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu phát biểu về cảm nghĩ của mình.
- Nhận xét tiết học, khen gợi học sinh, nhóm tham gia tích cực xây dựng bài.
- Dặn về nhà học thuộc mục bạn cần biết.
Địa lí Châu Phi (tiếp theo) 
I. yêu cầu cần đạt. 
* Sau bài học, học sinh củng có thể:
- Nêu được dân số của châu Phi (theo số liệu năm 2004)
- Nêu được đa số dân cư châu Phi là người da đen.
- Nêu được một số đặc điểm chính của kinh tế châu Phi.
- Nêu được một số nét tiêu biểu về Ai
II. Đồ dùng dạy - học
- Bản đồ các nước trên thế giới.
- Bản đồ kinh tế châu Phi.
- Các hình minh họa SGK.
- Phiếu học tập.
- Tranh ảnh sưu tầm thông tin về văn hóa - xã hội Ai Cập.
III. hoạt động dạy & học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động khởi động
- Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi bài trước. 
- Nhận xét cho điểm.
- Giới thiệu bài: Cho học sinh quan sát mẫu vật, tranh ảnh hoặc câu hỏi nêu vấn đề giới thiệu bài...
- Học sinh lên bảng thực hiện theo yêu cầu.
Tìm và nêu vị trí của châu Phi trên quả Địa cầu.
Tìm và chỉ vị trí của sa mạc Xa-ha-ra và xa van trên lược đồ tự nhiên châu Phi.
Chỉ vị trí các sông lớn của châu Phi trên lược đồ tự nhiên châu Phi.
- Quan sát, theo dõi, lắng nghe nội dung bài mới.
Hoạt động 1
Dân cư châu Phi
- Yêu cầu đọc thông tin:
h. Nêu dân số của châu Phi?
h. So sánh số dân của châu Phi với các châu lục khác?
- Yêu cầu quan sát hình 3:
h. Mô tả đặc điểm bên ngoài của người châu Phi. Bức ảnh gợi cho em suy nghĩ gì về điều kiện sống của người dân châu Phi?
h. Người dân châu Phi sinh sống chủ yếu ở những vùng nào?
- Kết luận: ...
- Làm việc cá nhân trả lời câu hỏi theo yêu cầu tìm hiểu bài.
- Lắng nghe.
Hoạt động 2
Kinh tế châu Phi
- Yêu cầu trao đổi cặp đôi:
- Gọi trình bày.
- Yêu cầu giải thích.
- Nhận xét.
- Yêu cầu nêu và chỉ trên bản đồ các nước ở châu Phi có nền kinh tế phát triển hơn cả.
h. Em có biết vì sao các nước châu Phi lại có nề kinh tế chậm phát triển không?
- Kết luận:...
- Hoàn thành phiếu bài tập:
Ghi vào ô ă chữ Đ trước ý kiến đúng, S trước ý kiến sai:
ă a) Châu Phi là châu lục có nề kinh tế phát triển.
ă b) Hầu hết các nước châu Phi chỉ tập trung vào khai thác khoáng sản và trồng cây công nghiệp nhiệt đới.
ă c) Đời sống người dân châu Phi còn rất nhiều khó khăn.
- Trình bày và giải thích ý kiến của mình.
- Chỉ: Ai Cập - Cộng hòa Nam Phi - An-giê-ri.
+ Khí hậu khắc nghiệt quá....là những nước thuộc địa trong thời gian dài...Nạn phân biệt chủng tộca-pác-thai... 
Hoạt động 3
Ai Cập
- Yêu cầu làm việc nhóm 5.
- Tổ chức bào cáo.
- Tổ chức chia sẻ thông tin.
- Nhận xét.
- Làm việc nhóm 5 hoàn thành phiếu bài tập:
Ai Cập
Vị trí địa lí
Nằm ở Bắc Phi, là cầu nối của 3 châu lục: á, Âu, Phi. Có kênh đào Xuy-ê nổi tiếng.
Sông ngòi
Có sông Nin, là một con sông lớn, cnng cấp nước cho đời sống và sản xuất.
Đất đai
Đồng bằng được sông Nin bồi đắp nên rất màu mỡ
Khí hậu
Nhiệt đới, nhiều mưa
Kinh tế
Kinh tế tương đối phát triển ở châu Phi: Các nghành kinh tế: khai thác khoáng sản, trồng bông, du lịch...
Văn hóa kiến trúc
Từ cổ xưa đã rất nổi tiếng với nền văn minh sông Nin, Kim tự tháp Ai Cập, tượng nhân sư là công trình kiến trúc vĩ đại.
- Các nhóm trình bày những thông tin sưu tầm được.
Hoạt động kết thúc
- Yêu cầu trả câu hỏi củng cố nội dung bài vừa học:
- Nhận xét tiết học, khen gợi học sinh, nhóm tham gia tích cực xây dựng bài.
- Dặn về nhà học lại bài và chuẩn bãuem trước bài sau.
Mĩ thuật Vẽ trang trí
 Tập kẻ kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm
I. yêu cầu cần đạt 
* Học sinh biết:
- Nắm được cách sắp xếp dòng chx cân đối.
- Biết cách kẻ và kẻ được dòng chữ đúng kiểu.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm và quan tâm đến nội dung các khẩu hiệu trong nhà trường, trong cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy - học
* Giáo viên:
- SGK, SGV.
- Một số dòng chữ in hoa nét thanh nét đậm đẹp và chưa đẹp để so sánh.
- Mẫu chữ ở sách báo.
- Bài kẻ của học sinh lớp trước.
* Học sinh:
- SGK.
- Vở thực hành.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. hoạt động dạy & học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ - giới thiệu bài mới
- Kiểm tra dụng cụ học tập.
- Giới thiệu bài: Cho học sinh quan sát vật mẫu, tranh, ảnh nêu vấn đề.
- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của các thành viên.
- Quan sát tìm hiểu nội dung mới.
Hoạt động 1
Quan sát, nhận xét
- Giới thiệu một số dòng chữ có kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm gợi ý nhận xét.
- Yêu cầu tìm ra dòng chữ đúng và đẹp.
- Hướng dẫn tóm tắt ý kiến, phân tích để học sinh cảm nhận được mẫu chữ.
- Quan sát nhận xét:
+ Kiểu chữ...
+ Chiều cao và chiều rộng...
+ Khoảng cách giữa các con chữ...
+ Cách vẽ màu chữ nền...
+ Phần sáng tối...
Hoạt động 2
Cách kẻ chữ
- Vẽ mẫu lên bảng kết hợp gợi ý, hướng dẫn các bước kẻ chữ:
+ Xác định chiều dài, chiều cao...
+ Vẽ nhẹ tay điều chỉnh khoảng cách...
+ Xác định bề rộng của nét đậm và nét thanh...
+ Dùng thước kẻ các nét thẳng...
+ Sử dụng com pa vẽ nét cong...
+ Vẽ màu theo ý thích...
- Quan sát các bước kẻ.
- Nhận xét .
- Theo dõi cách tiến hành kẻ. Nêu ý kiến về những điều chưa rõ để được giải thích và hướng dẫn lại cụ thể.
- Nêu các bước tiến hành kẻ.
Chăm ngoan
Dòng chữ quá nhỏ so với khổ giấy
Chăm ngoan
Dòng chữ quá to so với khổ giấy
Chăm ngoan
Dòng chữ cân đối với khổ giấy
Hoạt động 3
Thực hành
- Yêu cầu làm bài thực hành vào vở bài tập.
- Nhắc nhở học sinh: bố cục hình vẽ phù hợp với phần giấy. Tiến hành theo các bước.
- Theo dõi giúp đỡ những học sinh còn lúng túng...
- Thực hành kẻ.
Văn học
 Nhi đồng
Hoạt động 4
Nhận xét đánh giá
- Lựa chọn một số bài trình bày.
- Yêu cầu học sinh quan sát nhận xét.
- Nhận xét, đánh giá xếp loại và khen gợi những học sinh có bài đẹp.
* Dặn dò: Chuẩn bị tiết sau.
- Cùng trình bày theo yêu cầu một số bài lên bảng.
- Nhận xét về: 
+ Bố cục.
+ Kiểu chữ.
+ Màu sắc.
- Nhận xét, đánh giá và xếp loại theo cảm nhận riêng.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 26.doc