Phát triển trò chơi dân gian vào các giờ thể dục

Phát triển trò chơi dân gian vào các giờ thể dục

 Giáo dục thể chất nói chung và môn học thể dục trong nhà trường nói riêng , thể chất giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện . Thể dục là một biện pháp tích cực, tác động nhiều đến sức khỏe học sinh , nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức kỹ năng vận động cơ bản , làm cơ sở cho học sinh và rèn luyện thân thể bồi dưỡng đạo đức tác phong con người mới. Vậy muốn sức khoẻ được tăng lên cần phải tập luyện thường xuyên. Ngoài mục đích nâng cao sức khỏe nó còn là một hoạt động vui chơi, giải trí có tác dụng giúp cho con người phát triển toàn diện hơn góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, bên cạnh đó giúp cho học sinh có tinh thần dũng cảm, ý trí vươn lên, nhanh nhẹn, sáng tạo và nhận thức nhanh trong học tập.

doc 6 trang Người đăng huong21 Lượt xem 706Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển trò chơi dân gian vào các giờ thể dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên đề tài:
PHÁT TRIỂN TRÒ CHƠI DÂN GIAN 
VÀO CÁC GIỜ THỂ DỤC 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ: 
 a. Cơ sở lý luận: 
 Giáo dục thể chất nói chung và môn học thể dục trong nhà trường nói riêng , thể chất giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện . Thể dục là một biện pháp tích cực, tác động nhiều đến sức khỏe học sinh , nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức  kỹ năng vận động cơ bản , làm cơ sở cho học sinh và rèn luyện thân thể bồi dưỡng đạo đức tác phong con người mới. Vậy muốn sức khoẻ được tăng lên cần phải tập luyện thường xuyên. Ngoài mục đích nâng cao sức khỏe nó còn là một hoạt động vui chơi, giải trí có tác dụng giúp cho con người phát triển toàn diện hơn góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, bên cạnh đó giúp cho học sinh có tinh thần dũng cảm, ý trí vươn lên, nhanh nhẹn, sáng tạo và nhận thức nhanh trong học tập. 
 Trong môn học thể dục không nên theo khuynh hướng học thể dục đơn thuần, máy móc, gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà phải kích thích, tác động đến hoạt động toàn diện cả về mặt tâm sinh lý ở các em. Cần tạo nên sự hứng thú, giúp các em ham thích tập luyện tốt hơn.
 b. Cơ sở thực tiễn:
 Thực tế cho thấy môn học thể dục có nhiều đối tượng học sinh khác nhau, có em có sức khỏe tốt, có em có sức khỏe chưa tốt, có em bị tật bẩm sinh.v.v. Do đó, phải làm thế nào với những em có từng lý do về cơ thể khác nhau thường khao khát được tập luyện vui chơi giải trí bên các bạn nhiều hơn, để gần gũi, hiểu nhau hơn. Từ lý do đó cho nên tôi tăng cường sử dụng các trò chơi vận động đặc biệt là trò chơi dan gian trong giờ thể dục. Hoc sinh tham gia chơi mà không hay biết nãy giờ mình đang tập luyện có thể hòa nhập vào cuộc chơi giống như các bạn khác một cách tích cực, hạn chế một số mặc cảm trong cuộc sống. Trò chơi dân gian là mô hình giáo dục trẻ hiệu quả được lưu truyền từ đời này sang đời khác. 
 Phần lớn các trò chơi dân gian đều góp phần rèn luyện sức khỏe, kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống khác nhau trong cuộc sống, thói quen làm việc theo nhóm. Qua cuộc chơi, chúng ta học được bao điều về thiên nhiên, về tình yêu thương giữa con người, đồng thời giáo dục các em hình thành nhân cách. Từ đó ý thức tổ chức chơi các trò chơi dân gian nhiều hơn sẽ giảm một số trò chơi mang tính bạo lực. Để các em tham gia nhiệt tình, có hiệu quả giáo viên phải biết khuyến khích động viên các em kịp thời để đánh thức một số em ý thức cũng như khả năng tập luyện chưa cao.
 2/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 
 a. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu:
 - Đề tài này được áp dụng cho đối tượng: Học sinh khối lớp 3; 4; 5 trường Tiểu học Lộc Tân. 
 - Rèn luyện thân thể ,chơi trò chơi dân gian trong giờ thê dục, biết áp dụng ở ngoài giờ học. 
 Tư liệu, tài liệu: Tìm hiểu, nghiên cứu, theo phân phối chương trình, sách giáo khoa theo chuẩn kiến thức kỹ năng và thực tiễn trong các giờ lên lớp. Có sự vận dụng một số trò chơi vận động trong chương trình và một số trò chơi dân gian sưu tầm.
Đối với sự phát triển toàn diện thì cần đòi hỏi đầy đủ các trang thiết bị tập luyện hoặc ít nhất đối với các bài tập cũng đòi hỏi những trang thiết bị nhất định. Nhưng đối với các bài tập này thì không cần phải trang bị nhiều. Hầu hết đó là các bài tập tận dụng về địa hình tự nhiên, sẵn có, các điều kiện đơn giản như bậc cầu thang, hố cát, hay khoảng sân nhỏ, bất cứ em nào cũng có thể áp dụng được.
   b. Phương pháp nghiên cứu: Để giải quyết các nhiệm vụ trên của đề tài tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp tổng hợp, so sánh kết quả.
     - Sử dụng tranh ảnh, các dụng cụ học tập mang tính hấp dẫn.
Phương pháp thi đua khen thưởng học sinh có các thành tích trong thể dục thể thao
 1.THỰC TRẠNG:
       Đối với môn thể dục, để có một tiết học đạt hiệu quả cao, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập. Từ đó giúp các em tập luyện, nắm vững được nội dung bài học, mặc dù không ghi lý thuyết nhưng thực hiện các động tác một cách chính xác, hoàn hảo nhằm đảm bảo tốt chất lượng môn học. Muốn đạt được những yêu cầu trên, nhất thiết phải có những phương pháp dạy học phù hợp đồng thời phải xem trọng trò chơi dân gian. Tổ cho chơi mỗi khi các em có biểu hiện mệt mỏi.
2. MỘT SỐ TRÒ CHƠI THÔNG DỤNG :
 Trong giờ học, những trò chơi được tổ chức thi giữa các tổ với nhau thường là trò chơi học tập, vận động và sáng tạo. Một số trò chơi cầu kỳ đòi hỏi sự đầu tư, nhưng cũng có trò chơi đơn giản có thể chơi mọi lúc mọi nơi, ngay trong giờ thể dục như:
 a. Trò chơi vận động phát triển thể lực:
 Kéo co, Mèo đuổi chuột, Nhảy lò cò, Bỏ khăn, Giành cờ, Tìm người chỉ huy, Đua ghe ngo, Chơi u 
b. Trò chơi phát triển trí tuệ: 
 Ô ăn quan, Thợ nặn, cờ gánh
       Do đặc điểm của học sinh lứa tuổi ở lứa tuổi này hiếu động, ít tập trung, chú ý trong khoảng thời gian dài, nhất là khi lên lớp ngoài trời hay bị các yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng. Do vậy, trong phần mở đầu giáo viên nên sử dụng một số trò chơi mà các em ưa thích để gây sự tập trung và hứng thú trước khi vào phần cơ bản. Hoặc cho cả lớp vỗ tay hát chung một bài hát để tạo sự thoải mái phấn khởi bước đầu cho quá trình tập luyện.
     Trong tiết học thể dục, không nhất thiết phải tuân thủ theo khuôn khổ mà phải luôn luôn thay đổi, thêm vào một số tình tiết mới sẽ dễ gây hứng thú cho học sinh; như thông qua một số biện pháp trò chơi, thi đua khen thưởng, tăng độ khó.
          Với các hình thức thay đổi trên sẽ làm cho học sinh không cảm thấy chán nản. Trong quá trình dạy học, nếu các em có dấu hiệu mệt mỏi, giáo viên cần thay đổi hình thức tổ chức, hoán chuyển nội dung để tạo lại sự hứng thú, lấy lại tâm lý, trạng thái vui tươi, có thể cho chơi một số trò chơi nhỏ hay kể một câu chuyện ngắn gọn về tinh thần tập luyện thể dục thể thao; lời kêu gọi tập luyện thể dục thể thao của Bác Hồ
          Dụng cụ học tập rất quan trọng, nên áp dụng triệt để vì nó dễ tạo nên sự hưng phấn. Cho nên mỗi nội dung, mỗi tiết học, giáo viên nên thay đổi dụng cụ hay các vật dụng khác mang màu sắc áp dụng cho bài học và trò chơi sẽ tác động vào mắt các em gây sự hứng thú, hấp dẫn trong tập luyện.
           Trong suốt tiết học, giáo viên cũng nên dùng phương pháp thi đua khen thưởng để động viên các em, từng nội dung có thể cho các tổ thi đua với nhau, việc nhận xét khen thưởng sẽ tạo nên sự tranh đua, gắng sức tập luyện trong các em học sinh. Nói một cách cầu kỳ, ở tâm lý học sinh chỉ cần động viên khen ngợi một điều gì đó là các em sẽ thích thú ngay.
          Giáo viên cần tìm hiểu tình hình học sinh một cách toàn diện- trong mỗi lớp học- tìm hiểu khả năng vận động của các em, có sức khoẻ tốt, có sức khoẻ yếu hay bệnh tật nhẹ Để có hình thức bồi dưỡng tập luyện khác nhau.
          Đối với học sinh yếu, khuyết tật, không nên để các em nghỉ, mà giáo viên phải tổ chức riêng cho các em tập với cường độ nhẹ hoặc cho các em có sức khoẻ tốt giúp đỡ các em có sức khoẻ chưa tốt, giáo viên nên động viên giúp đỡ các em này. Cần tạo điều kiện cho các em, chẳng hạn cho các em này làm trọng tài trong các trò chơi, các hoạt động thi đua hoặc áp dụng phương pháp tập luyện bằng cách “phục hồi chức năng” với hình thức nhẹ nhàng, nội dung phù hợp để các em này được hoạt động, tạo cho các em một tinh thần thoải mái, vui vẻ phấn khởi tập luyện nâng cao sức khoẻ cùng các bạn.
          Nói chung , chương trình dạy thể dục trong bậc tiểu học rất đa dạng, phong phú nhưng tuỳ theo một mức độ khác nhau. Chúng ta nghiên cứu trong mỗi tiết dạy làm sao tạo mọi điều kiện, sử dụng mọi phương pháp phù hợp với lứa tuổi các em, đồng thời phải đảm bảo tính vừa sức, hấp dẫn, tạo nên sự hưng phấn, kích thích các em say mê trong luyện tập, nâng cao sức khoẻ, đảm bảo tốt trong việc học tập.
     3. Kết quả đạt được:
          Năm học 2008-2009:
              Tổng số 420 HS / 10 lớp .Trong đó HSG 145 ; HS Khá 166; HS TB 89                                                                         
           Năm học 2009-2010:
              Tổng số 436 HS/ 10 lớp. Trong đó HSG 178; HS Khá 181; HS TB 77                                                            
 2. CÁCH TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 
 Xin đưa ra những bước thông thường khi tổ chức trò chơi.
a. Chuẩn bị :
 - Địa điểm, vị trí : phù hợp với trò chơi, đối tượng chơi.
- Vật dụng : cố gắng vận dụng tối đa những gì đang có hoặc biến tấu thêm từ vật dụng các trò chơi khác.
b. Tổ chức:
Bước 1 : Giới thiệu trò chơi.
Bước 2 : Hướng dẫn cách chơi, luật chơi.
Bước 3 : Tổ chức chơi. Luôn thay đổi các loại đội hình khác nhau để tạo sự hấp dẫn cho học sinh trong khi chơi
Bước 4 : Tổng kết ( khen đội thắng, phạt đội thua).
c. Rút kinh nghiệm – bài học.
   1. Bài học kinh nghiệm:
     * Thực trạng về công tác TDTT và cơ sở vật chất của trường:
         Theo kết quả khảo sát , nhìn chung đội ngũ cán bộ giáo viên giảng dạy môn thể dục tương đối đầy đủ, có trình độ chuyên môn vững vàng từ cao đẳng trở lên, thời gian công tác lâu năm đã đúc kết nhiều kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, đó là vấn đề thuận lợi cho quá trình hướng dẫn giúp đỡ học sinh tập luyện.
            Điều kiện cơ sở vật chất đối với môn học thể dục là rất cần thiết, trong nhiều năm trước do nhiều quan điểm và cách nhìn quá đơn thuần nên việc quy hoạch của nhiều trường không có sân rộng để tập thể dục, nhất là trường đóng trên địa bàn thành phố. Ngày nay thì hoàn toàn khác. Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, thống kê, phân loại ban đầu thì thấy cơ sở vật chất hiện có phục vụ cho công tác giảng dạy môn thể dục các trường ở mức tương đối đầy đủ. Về thực tế thì do trường mới xây dựng, nên điều kiện cơ sở vật chất của trường hiện nay đang dần đi vào hoàn chĩnh, chuẩn bị đưa nhà tập đa năng đi vào hoạt động ( đầu tháng 12), sân bãi từng bước được hoàn thiện tốt và với cơ sở vật chất ngày càng hoàn thiện hơn. 
*Áp dụng các phương pháp trên vào giảng dạy thể dục ở trường.
      Sau thời gian áp dụng phương pháp trên tôi rất thuận tiện trong việc soạn giảng cũng như về thực tế nội dung tiết học đa số các em có tiến bộ nhiều trong môn học, cụ thể là tất cả học sinh các khối lớp rất ham thích luyện tập, các em thường mong đợi đến tiết học thể dục. Đồng thời, chất lượng tăng lên rõ rệt qua từng giai đoạn, kể cả học sinh sức khoẻ yếu, khuyết tật, các em đã nắm được nội dung chương trình, tuy không đòi hỏi mức độ cao ở các em song cũng đủ đảm bảo tốt về mặt sức khoẻ, tinh thần, ý thức tổ chức kỷ luật, đó là cơ sở để các em bước vào lớp kế tiếp với bản lĩnh hơn, tự tin hơn và tiến xa hơn.
2.Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của GDTC :
        * Giải pháp về giáo viên thể dục:
      - Giáo viên thể dục phải thường xuyên học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu của tiến trình giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn; Phải dự giờ trao đổi kinh nghiệm, tham khảo các bài giảng mẫu để rút kinh nghiệm nâng cao nghiệp vụ sư phạm.
     - Giáo viên luôn tìm tòi những phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện thực tiễn, không áp đặt, không máy móc.
     - Nhà trường thường xuyên tạo điều kiện cho giáo viên đi học các lớp bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao nghiệp vụ giảng dạy, phục vụ tốt cho công tác chăm lo sức khoẻ học sinh.
            *Giải pháp về cơ sở vật chất:
      Để đảm bảo công tác GDTC cho học sinh đòi hỏi phải tăng cường các thiết bị dụng cụ phục vụ cho việc giảng dạy của thầy và trò
     - Mỗi năm nhà trường cần mua sắm thêm một số thiết bị dụng cụ như: mua thêm bóng, cầu.., xây dựng phòng học các môn có sự ghi chép cũng như các môn học có tính đối kháng như môn cờ vua, bóng bàn.
    - Nhà trường cần tạo điều kiện cho giáo viên, học sinh tự làm thêm một số thiết bị dụng cụ như: cờ, sân bóng góp phần làm giàu thêm cơ sở vật chất cho nhà trường phục vụ tốt cho công tác GDTC .
   - Thường xuyên cải tạo và nâng cấp các sân tập, sân chơi.
   - Tiến tới xây dựng hoàn thiện nhà tập đa năng để đảm bảo tập luyện khi thời tiết không thuận lợi.
 III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ :
 Sân chơi của nhà trường không có mai che, nên việc tổ chức tập luyện và tổ chức trò chơi thường xuyên gặp khó khăn về điều kiện thời tiết mưa, nắng, gió... Nhưng việc học sinh biết chơi và biết tự tổ chức ít nhất vài trò chơi dân gian, cùng nhau hưởng ứng một cách tích cực trong giờ tập luyện thể dục, giờ ra chơi đã là thành công của chúng ta.
 Một vài sưu tầm, tìm tòi vẫn còn ít ỏi, chưa thể nói hết các mặt của trò chơi dân gian, rất mong được sự tiếp tay của các thầy cô để trò chơi dân gian luôn song hành trong công cuộc giáo dục nhân cách học sinh. 
 Những trò chơi này có nhiều thể loại khác nhau của nhiều đối tượng như sôi nổi, điềm đạm hay trầm tĩnh. Từng trò có các quy luật, sắc thái khác nhau khiến các em có thể chơi suốt ngày mà không chán, chỉ cần có sân chơi, công bằng, vui, thu hút là có trẻ chơi.
 3. KẾT LUẬN:
Tóm lại, việc học môn thể dục trong nhà trường phổ thông là một động lực quan trọng để góp phần hoàn thiện về mặt thể chất cho học sinh. Ngoài ra còn có tác dụng tích cực thúc đẩy các mặt giáo dục khác phát triển. Vì vậy mỗi giáo viên phải trao dồi kiến thức, tự hoàn thiện mình, luôn trăn trở tìm ra những phương pháp soạn giảng, tập luyện phù hợp khắc phục những khó khăn để đưa chất lượng GDTC ngày càng phát triển. Đào tạo cho xã hội thế hệ tương lai, đó là những con người toàn diện có sức khoẻ dồi dào, có thể lực cường tráng, dũng khí kiên cường để tiếp tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và có cuộc sống vui tươi lành mạnh.
Để xuất, kiến nghị:
 - Phải đảm bảo nội dung bài dạy theo phân phối chương trình và theo chuẩn kiến thức kỹ năng.
 - Tùy theo từng nội dung của bài, giáo viên có thể lựa chọn trò chơi sao cho phù hợp. Khi sân tập đảm bảo thì tổ chức cho các em chơi các trò chơi phát triển thê lực, nếu mưa gió thì cho chơi những trò phát triển trí tuệ.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn nam.doc