Phương pháp dạy học “Phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh”

Phương pháp dạy học “Phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh”

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Trước yêu cầu đổi mới nền kinh tế của đất nước, nhà trường phải đổi mới mục tiêu đào tạo. Con người mà nhà trường đào tạo phải có nhân cách tích cực, tự lực, năng động và sáng tạo có thể mau chóng thích ứng với những đổi thay của khoa học và công nghệ. Việc dạy học các môn học trong nhà trường góp phần thực hiện tốt mục tiêu đào tạo đó. Đổi mới phương pháp dạy học là trọng tâm của đổi mời giáo dục hiện nay.

Xuất phát từ yêu cầu thực tế của việc nâng cao mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lượng dạy và học nói chung cũng như dạy học môn nói riêng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của mỗi giờ lên lớp. Mỗi thầy giáo cô giáo phải lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp với nội dung kiểu bài lên lớp, phù hợp với đối tượng học sinh và đạt đươc mục tiêu giáo dục hiện nay.

Riêng bản thân tôi, qua quá trình dạy học đã chọn được cho mình một phương pháp phù hợp đó là: “ Phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh ”.

 

doc 3 trang Người đăng huong21 Lượt xem 560Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp dạy học “Phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
“ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC
 CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH”
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trước yêu cầu đổi mới nền kinh tế của đất nước, nhà trường phải đổi mới mục tiêu đào tạo. Con người mà nhà trường đào tạo phải có nhân cách tích cực, tự lực, năng động và sáng tạo có thể mau chóng thích ứng với những đổi thay của khoa học và công nghệ. Việc dạy học các môn học trong nhà trường góp phần thực hiện tốt mục tiêu đào tạo đó. Đổi mới phương pháp dạy học là trọng tâm của đổi mời giáo dục hiện nay.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế của việc nâng cao mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lượng dạy và học nói chung cũng như dạy học môn  nói riêng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của mỗi giờ lên lớp. Mỗi thầy giáo cô giáo phải lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp với nội dung kiểu bài lên lớp, phù hợp với đối tượng học sinh và đạt đươc mục tiêu giáo dục hiện nay.
Riêng bản thân tôi, qua quá trình dạy học đã chọn được cho mình một phương pháp phù hợp đó là: “ Phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh ”.
PHẦN HAI: NỘI DUNG 
Phương pháp dạy học tích cực gồm có 4 đặc trưng chung sau:
1.Đặc trưng 1: Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh:
Trong phương pháp dạy học tích cực, học sinh là đối tượng của hoạt động dạy cũng là chủ thể của hoat đọng học. GV là người tổ chức và chỉ đạo, học sinh tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những kiến thức mà GV đã sắp đặt sẵn. HS trực tiếp quan sát, thảo luận, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó học sinh sẽ nắm được kiến thức, kĩ năng mới, có được phương pháp tìm ra kiến thức, được bộc lộ và phát huy tính sáng tạo của mình.
2. Đặc trưng 2: Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
Rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh là một biện pháp không chỉ nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học.
- Trong xã hội hiện đại đang chuyển biến nhanh, với sự bùng nổ thông tin khoa học, kĩ thuật công nghệ phát triển như vũ bão thì không thể nhồi nhét cho học sinh một khối lượng kiến thức ngày càng nhiều.
- Trong phương pháp học thì chủ yếu là tự học. Nếu rèn luyện cho học sinh có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội.
- Vì vậy GV nên nỗ lực tạo sự chuyển biến cho học sinh từ học tập thụ động sang chủ động, không chỉ tự học ở nhà mà còn ở trong tiết học có sự hướng dẫn trực tiếp của GV.
3. Đặc trưng 3: Tăng cường học tập cá nhân, phân phối với học tập nhóm.
Trong học tập không phải mọi kiến thức, kĩ năng, thái độ đều được hình thành bằng hoạt động học tập cá nhân. Giáo vien phải tạo mối quan hệ hợp tác giữa HS với HS trên con đường chiếm lĩnh kiến thức. Thông qua thoả luạn tranh luận trong tập thể, trong nhóm, ý kiến của HS sẽ được bộc lộ, được khẳng định hay bác bỏ. Từ đó HS sẽ nâng mình lên một trình độ mới.
Trong nhà trường, phương pháp học nhóm từ 4 – 6 HS đang được phổ biến. Học tập nhóm nhỏ làm tăng hiệu quả học tập nhất là lúc vấn đề gay cấn, lúc phải phối hợp những cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Trong hoạt động nhóm nhỏ có hiện tượng ỷ lại, GV cần theo dõi, quan sát kĩ trong khi HS hoạt động nhóm. Khi hoạt động nhóm tính cách, năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn, phát triển tình cảm, ý thức tổ chức, tinh thần hỗ trợ nhau trong học tập.
4. Đặc trưng 4: Kết quả đnhs giá của thầy với tự đánh giá của trò.
Trong phương pháp tích cực GV phải hướng dẫn HS tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học. GV phải tạo điều kiện thuận lợi cho HS tự đánh giá lẫn nhau, đánh giá đúng và điều chỉnh kịp thời.
Để tạo được con người năng động thì GV kiểm tra đánh giá HS không chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện kiến thức, lặp lại kĩ năng mà phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo của HS để giải quyết những tình huống thực tế.
Gv không chỉ đơn thuần là chuyền đạt kiến thức mà là người thiết kế, tổ chức hướng dẫn các hoạt động để Hstự chiếm lĩnh kiến thức, chủ động đạt được các mục tiêu vềø kiến thức, kĩ năng, thái đọ theo yêu cầu của bài, của chương trình.
Đặc biệt cácmôn học ở Tiểu học lại mang tính tích hợp. Nó là sự tổng hợp của nhiều môn học khác nhau mà học sinh sẽ được học ở các cấp trên.
Học sinh Tiểu học khi bước vào trường học là sự chuyển đổi rất lớn đối với các em. Sự chuyển đổi từ môi trường vui chơi sang môi trường học tập. Đến trường trẻ được hình thành kiến thức về tri thức, phẩm chất đạo đức cách ứng sử giao tiếp ban đầu.
Cần được hình thành cho trẻ có tính tự lập, tư duy, sáng tạo, bước đầu hiểu đựơc gái trị Chân – Thiện – Mỹ trong nghệ thuật thông qua các hoạt động giáo dục trong nhà trường, gia đình và ngoài xã hội.
Những kiến thức mà HS “tìm kiếm” được phải nằm trong vùng “phát triễn gần”của HS ( theo ngôn ngữ tâm lí học) để HS nhận thứca kiến thức ở mức độ cao hơn một cách tự nhiên không bị gò ép, máy móc. Vì vậy HS sẽ nhớ lâu và sâu sắc hơn.
Cái cốt lõi của việc dạy học là lấy HS làm trung tâm, là “phát huy timh tích cực, chủ động , sáng tạo của HS”. Nói chung phương pháp này rất tốt với trẻ em, HS bỗng nhận ra chúng là chủ thể được quan tâm, được ưu ái,. . . từ đó hình thành tâm thế cho HS hứng thú trong học tập.
PHẦN BA: KẾT LUẬN:
Cốt lõi của đổi mới dạy và học hiện nay là hướng tới học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Áp dụng phương pháp học tập tích cực không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp dạy học truyền thống. Trong môn giáo viên sử dụng bản phụ, đồ dùng trực quan (tranh ảnh) và kết hợp tốt các phương pháp dạy học đểû có thể phát huy hết khả năng của HS. Có thực hiện được như vậy HS sẽ tư duy, phát hiện kiến thức mới một cách tự nhiên, hoàn chỉnh hơn. Các em sẽ thấy hứng thú, yêu thích khi học môn .và thông qua môn học các em HS sẽ thấy yêu thiên nhiên, yêu con người hơn. Phương pháp dạy học “phát huy tính tích cực, chủ động, sánh tạo của HS” có thể áp dụng với tất cả các môn học.
Trên đây chỉ là một sáng kiến kinh nghiệm nhỏ bé của riêng bản thân tôi mà tôi đã dúc kết được trong quá trìng giảng dạy. Mục đích cuối cùng của tôi là: “vì học sinh thân yêu”.
	Cái Nước, ngày	tháng	năm 2008
	Người viết SKKN
 Trần thị út

Tài liệu đính kèm:

  • docSANG KIEN 1.doc