Phương pháp giảng dạy lồng ghép các kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các môn học

Phương pháp giảng dạy lồng ghép các kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các môn học

Phương pháp giảng dạy lồng ghép các kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các môn học

Lời nói đầu

Ngày nay, việc khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn năng lượng đang trở thành một vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu. Sở dĩ như vậy là do nhân loại đang đứng trước hàng loạt nguy cơ mà nguyên nhân của nó chính là vấn đề khai thác, sử dụng năng lượng: những nguồn năng lượng truyền thống (năng lượng hoá thạch) đang ngày một cạn kiệt, nạn ô nhiễm môi trường và sự nóng lên của khí hậu trái đất do chất thải trong quá trình sử dụng năng lượng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề năng lượng đối với sự phát triển bền vững, các quốc gia đã xây dựng cho mình một chương trình phát triển năng lượng mà trọng tâm là hướng đến nguồn năng lượng sạch và sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm, hiệu quả.

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được nhà nước ta quan tâm từ sớm. Ngày 03/9/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 102/2003/NĐ-CP về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Triển khai Nghị định số 102/2003/NĐ- CP, ngày 14/4/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 79/2006/QĐ- TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Một trong các nội dung quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là đưa các nội dung về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó một hoạt động trọng tâm là xây dựng nội dung, giáo trình, phương pháp giảng dạy lồng ghép các kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các môn học, phù hợp với từng cấp học từ tiểu học đến phổ thông trung học.

 

doc 159 trang Người đăng hang30 Lượt xem 366Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phương pháp giảng dạy lồng ghép các kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các môn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương pháp giảng dạy lồng ghép các kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các môn học
Lời nói đầu
Ngày nay, việc khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn năng lượng đang trở thành một vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu. Sở dĩ như vậy là do nhân loại đang đứng trước hàng loạt nguy cơ mà nguyên nhân của nó chính là vấn đề khai thác, sử dụng năng lượng: những nguồn năng lượng truyền thống (năng lượng hoá thạch) đang ngày một cạn kiệt, nạn ô nhiễm môi trường và sự nóng lên của khí hậu trái đất do chất thải trong quá trình sử dụng năng lượng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề năng lượng đối với sự phát triển bền vững, các quốc gia đã xây dựng cho mình một chương trình phát triển năng lượng mà trọng tâm là hướng đến nguồn năng lượng sạch và sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm, hiệu quả.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được nhà nước ta quan tâm từ sớm. Ngày 03/9/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 102/2003/NĐ-CP về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Triển khai Nghị định số 102/2003/NĐ- CP, ngày 14/4/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 79/2006/QĐ- TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Một trong các nội dung quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là đưa các nội dung về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó một hoạt động trọng tâm là xây dựng nội dung, giáo trình, phương pháp giảng dạy lồng ghép các kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các môn học, phù hợp với từng cấp học từ tiểu học đến phổ thông trung học.
Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định việc tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các môn học ở các cấp học là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết.
Nhằm định hướng cho việc triển khai nhiệm vụ nói trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng bộ tài liệu giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong một số môn học và hoạt động giáo dục ở cấp Tiểu học: Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí (phần Địa lí) và Hoạt động ngoài giờ lên lớp. Cấu trúc của tài liệu có hai phần chính:
Phần thứ nhất: Những vấn đề chung
Phần thứ hai: Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
trong một số môn học và hoạt động giáo dục
Trên cơ sở những định hướng, gợi ý về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức học tập của tài liệu, các thày giáo, cô giáo có thể xây dựng kế hoạch giáo dục cụ thể nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả qua một số môn học và hoạt động giáo dục ở tiểu học, thực hiện tốt chủ trương của Bộ.
Để bộ tài liệu ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở tiểu học, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Giáo dục Tiểu học), 49 - Đại Cồ Việt - Hà Nội.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
PHẦN 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Học viên cần nắm:
- Mục tiêu, nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(SDNLTK&HQ) của môn học.
- Phương pháp và hình thức dạy học tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ của môn học.
- Cách khai thác nội dung và soạn bài để dạy học tích hợp giáo dục
SDNLTK&HQ.
2. Học viên có khả năng:
- Phân tích nội dung, chương trình môn học, từ đó xác định được các bài có khả năng tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ của môn học.
- Soạn bài và dạy học (môn học) theo hướng tích hợp giáo dục
SDNLTK&HQ
- Tích cực thực hiện dạy học tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ vào môn học.
B. MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ GIÁO DỤC SỬ
DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ
quả
I. Khái niệm về năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
1. Khái niệm năng lượng, các loại năng lượng
Hoạt động 1
Thảo luận trong nhóm để trả lời các câu hỏi sau:
Thông tin phản hồi cho hoạt động 1
1. Năng lượng là gì ?
2. Các loại năng lượng được sử dụng trong sản xuất và đời sống.
1. Năng lượng là gì ?
Có nhiều khái niệm khác nhau về năng lượng, sau đây xin trình bày một số
khái niệm khá phổ biến:
- Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công. Có nhiều dạng
năng lượng khác nhau như: điện năng, quang năng, cơ năng, hoá năng, nhiệt năng
Hoặc, năng lượng được định nghĩa là năng lực làm vật thể hoạt động. Có nhiều dạng năng lượng như: động năng làm dịch chuyển vật thể, nhiệt năng làm tăng nhiệt độ của vật thể
- Năng lượng là dạng vật chất có khả năng sinh công bao gồm nguồn năng lượng sơ cấp: than, dầu, khí đốt và nguồn năng lượng thứ cấp là nhiệt năng, điện năng được sinh ra thông qua quá trình chuyển hoá năng lượng (Nghị định Chính phủ số 102/2003/NĐ-CP ngày 03 /9/2003 Về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả).
Trong tài liệu này, chúng tôi sử dụng định nghĩa về năng lượng được nêu trong Nghị định số 102/2003/NĐ-CP nói trên. Một số khái niệm cần lưu ý:
+ Năng lượng sơ cấp: tạm hiểu là nguồn năng lượng "thô" có sẵn ngoài thiên nhiên, muốn sử dụng, cần qua một giai đoạn gọi là chuyển hoá năng lượng để trở thành điện năng, nhiệt năng, công năng
+ Năng lượng thứ cấp là những năng lượng được sinh ra trong quá trình chuyển hoá những năng lượng thô như nêu trên.
2. Các loại năng lượng được sử dụng trong sản xuất và đời sống.
Có nhiều cách phân loại năng lượng như: dựa theo nguồn gốc của nhiên liệu, phân loại theo mức độ ô nhiễm, phân loại theo trình tự sử dụngỞ tài liệu này, chúng tôi giới thiệu hai cách phân loại chủ yếu: phân loại theo nguồn gốc vật chất của năng lượng và phân loại theo mức độ ô nhiễm.
2.1. Phân loại theo nguồn gốc vật chất của năng lượng
Phân loại theo nguồn gốc vật chất của năng lượng, có thể chia năng lượng thành hai loại:
- Năng lượng vật chất chuyển hoá toàn phần
Đây là dạng năng lượng mà nhiên liệu sản sinh ra nó không có khả năng tái sinh và mất đi vĩnh viễn. Thành phần chủ yếu của nhóm năng lượng này là các dạng nhiên liệu hoá thạch (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên). Các loại nhiên liệu này được hình thành thông qua sự hoá thạch của động, thực vật trong một thời gian rất dài, tính tới hàng triệu năm.
Năng lượng vật chất chuyển hoá toàn phần là nguồn cung cấp chủ yếu năng lượng cho các hoạt động sản xuất và đời sống của con người. Tính đến những năm đầu thế kỉ XXI, năng lượng hoá thạch cung cấp hơn 85 % tổng năng lượng tiêu thụ toàn cầu, và cung cấp 2/3 nguồn năng lượng tiêu thụ tại Mĩ. Tuy nhiên đây cũng là tác nhân chính làm ô nhiễm môi trường và làm tăng nhiệt độ trái đất. Theo thống
kê của Cơ quan bảo vệ môi trường của Mĩ, việc sử dụng các nguồn nhiên liệu hoá thạch trong hơn 150 năm qua đã khiến trái đất phải hứng chịu khoảng 245 tỉ tấn các- bon đi-ô-xit.
Việc tái tạo loại nhiên liệu hoá thạch phải mất tới hàng triệu năm, vì vậy đây là nguồn nhiên liệu được coi là không thể phục hồi, đến một ngày nào đó nó sẽ biến mất khỏi trái đất.
- Năng lượng thay thế (hay năng lượng tái tạo)
Năng lượng thay thế là năng lượng thu được từ những nguồn ngoài 3 dạng nhiên liệu hoá thạch đã đề cập ở trên, đó là: năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng địa nhiệt, năng lượng sinh khối, năng lượng nước
+ Năng lượng hạt nhân
Năng lượng hạt nhân có được bằng một trong hai cách: Phân rã hạt nhân các nguyên tử, hoặc kết hợp hạt nhân các nguyên tử. Việc phân rã hạt nhân, hoặc kết hợp hạt nhân nói trên mang lại một nguồn năng lượng khổng lồ.
Đặc điểm:
Đây là một nguồn năng lượng lớn (tính đến năm 2000, Mĩ có 110 nhà mỏy điện nguyên tử; 70 % lượng điện tiêu thụ ở Pháp là từ năng lượng hạt nhân), năng lượng sạch, rẻ và tương đối an toàn.
Xử lí chất thải hạt nhân và an toàn trong vận hành nhà máy điện nguyên tử vẫn đang là mối quan tâm hàng đầu của nhân loại.
+ Năng lượng mặt trời.
Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng vô tận và không sản sinh ra chất thải gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hạn chế của nó là sự khó khăn trong thu thập ánh sáng mặt trời vào những ngày thời tiết mây mù, mặt khác, chi phí sản xuất còn khá cao.
+ Năng lượng nước.
Nước tràn xuống từ đập nhà máy thuỷ điện làm quay tua bin nối với máy phát điện. Đây là nguồn năng lượng sạch, hiệu quả và có tiềm năng to lớn. Hiện nay, Canada, Mĩ và Brazil là 3 quốc gia đang đứng đầu thế giới về sản lượng điện từ thuỷ năng.
Tuy nhiên, việc xây đập thuỷ điện lại ảnh hưởng sâu sắc tới môi
trường xung quanh, làm thay đổi rất lớn hệ sinh thái của thượng nguồn và hạ nguồn.
+ Năng lượng sức gió.
Gió cũng là một nguồn tài nguyên năng lượng. Đây là một nguồn tài nguyên vô tận và không gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, cũng giống năng lượng mặt trời, loại năng lượng này đòi hỏi một sự đầu tư lớn và sự lệ thuộc vào điều kiện thiên nhiên.
+ Năng lượng địa nhiệt
Địa nhiệt là dạng năng lượng tự nhiên sản sinh ra từ lòng đất và giải phóng ra ngoài nhờ hoạt động của các núi lửa, suối nước nóng hay giếng phun. Nước được hâm nóng tự nhiên có thể được sử dụng để làm nóng các toà nhà, làm quay tua bin trong nhà máy nhiệt điện.
Tuy nhiên, sử dụng năng lượng địa nhiệt có thể mang lại những tác động không tốt cho môi trường: những thành phần hoá học trong hơi nước nóng góp phần làm ô nhiễm không khí, hoặc có thể có những khí độc từ lòng đất.
+ Năng lượng thuỷ triều
Việc ứng dụng dòng thuỷ triều lên, xuống để quay cánh quạt chạy máy phát điện tiềm ẩn một nguồn năng lượng vô tận. Đây cũng là nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường.
+ Năng lượng sinh khối
Một phần sinh khối (tổng lượng động thực vật và vi sinh vật trên một đơn vị diện tích) có thể được sử dụng như nhiên liệu sản sinh ra nhiệt năng. Gỗ, cây trồng, phế phẩm nông nghiệp, khoáng vật hay vật phẩm từ động thực vật là những bộ phận của sinh khối. Sinh khối trong rác thải có thể được đốt cháy để tạo ra nhiệt năng hoặc phân huỷ thành mêtan, một loại khí tự nhiên (ở Tây Âu có hơn 200 nhà máy đốt rác thải nhằm sản sinh ra điện).
Tuy nhiên, loại nhiên liệu này liên quan đến việc khai thác rừng và gây ảnh
hưởng xấu tới môi trường qua việc thiêu huỷ chất thải.
2.2. Phân loại theo mức độ ô nhiễm môi trường:
- Năng lượng sạch:
Năng lượng sạch là những năng lượng không gây ô nhiễm môi trường. Có thể kể ra những loại năng lượng sạch: năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng sức gió, năng lượng thuỷ triều, năng lượng sức nước
- Năng lượng gây ô nhiễm môi trường:
Năng lượng gây ô nhiễm môi trường là loại năng lượng khi sử dụng sẽ có những tác động xấu đối với môi  ... anh a) Mục tiêu
Giúp học sinh thể hiện sự hiểu biết của mình về các loại chất đốt và cách sử dụng nó có hiệu quả và tiết kiệm.
b) Cách tiến hành
- Phát cho mỗi học sinh 01 tờ giấy A4. Các em thể hiện bài vẽ của mình: có thể là bếp đun dầu, bếp đun than tổ ong, củi, bếp điện.
- Học sinh vẽ trong 5 phút. Sau đó mối tổ chọn từ 1-2 bức vẽ đẹp nhất để
tham dự thi với tổ bạn. Các bức vẽ được chọn sẽ dán lên bảng để toàn lớp quan sát.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét và tìm ra bức vẽ đẹp nhất, phản ánh
đúng nội dung.
- Mời học sinh có bức vẽ đẹp nhất lên trình bày ý tưởng của mình.
- Cả lớp vỗ tay biểu dương. Giáo viên tuyên dương và phát thưởng (nếu có). c) Kết luận
Mỗi người chúng ta hãy lựa chọn cách sử dụng chất đốt hợp lí và tiết kiệm nhất. Có như vậy mới đảm bảo cho môi trường trong sạch, làm giảm mức tiêu hao năng lượng không cần thiết.
5.3. Hoạt động 3: Thảo luận chung a) Mục tiêu
Tạo cơ hội để mọi học sinh thể hiện ý kiến của mình về việc sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả chất đốt trong cuộc sống hằng ngày.
b) Cách tiến hành
- Từ những bức tranh vẽ treo trên bảng, giáo viên đặt câu hỏi để cả lớp cùng suy nghĩ trả lời:
+ Những bức vẽ này nói về cái gì? (gợi ý có thể nói về một loại chất
đốt, hoặc thiết bị hay phương tiện nào đó).
+ Nếu sử dụng những chất đốt một cách hợp lí như trong các bức vẽ
thì sẽ có lợi gì?
- Học sinh cùng quan sát và suy nghĩ trong 5 phút. Sau đó giáo viên gọi học sinh trả lời.
- Trong quá trình thảo luận chung, xen kẽ một vài bài hát để thay đổi không khí hoạt động.
c) Kết luận
Chất đốt là dạng vật chất cung cấp năng lượng phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Cần phải có thái độ và hành vi sử dụng chất đốt một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất.
Modul 4
Nước - Nguồn năng lượng quý giá
I. Mục tiêu
Sau hoạt động, học sinh có khả năng:
- Biết được nước là nhu cầu, nguồn năng lượng quý giá không thể thiếu được trong cuộc sống của sinh vật.
- Nước là một tài nguyên không phải vô hạn, cần phải khai thác, sử dụng một cách hợp lí.
- Biết sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày.
- Tham gia vào các hoạt động tuyên truyền bảo vệ nguồn nước và sử dụng
nước tiết kiệm hiệu quả do nhà trường tổ chức.
II. Nội dung và hình thức tổ chức
1. Nội dung
- Nước là nguồn năng lượng to lớn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế. Nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cho các ngành công nghiệp khác. Đặc biệt, là công ngiệp thủy điện.
- Nước là nhu cầu thiết yếu đối với cuộc sống. Nước không phải vô hạn, nên phải bảo vệ nguồn nước và cần sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả.
2. Hình thức tổ chức
- Thảo luận nhóm về năng lượng nước.
- Trò chơi “ Đổ nước vào chai”
III. Thời gian: 45 phút
IV. Chuẩn bị
- Các tranh, ảnh về con người sử dụng năng lượng nước như: Nhà máy thủy điện Hòa Bình, guồng nước, giã gạo nước, tầu hỏa chạy bằng hơi nước, máy hơi nước.
- Giấy A4, bút chì, bút mầu
- Hai chậu nước, hai thìa múc nước, hai vỏ chai giống nhau.
V. Tổ chức hoạt động
Khởi động: Cả lớp hát một bài
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
a) Mục tiêu: HS biết được nước là tài nguyên quý giá, là nguồn năng lượng quan trọng đối với cuộc sống.
b) Cách tiến hành :
- Treo các tranh lên bảng
- GV chia lớp thành các nhóm từ 4-6 em, cử nhóm trưởng.
- GV hướng dẫn các nhóm hoạt động: các em quan sát tranh, thảo luận trong nhóm và trả lời các câu hỏi sau:
+ Nội dung các tranh ảnh nói lên điều gì?
+ Con người đã lợi dụng sức nước để làm gì?
+ Nước đóng vai trò như thế nào đối với cuộc sống của sinh vật?
- Các nhóm hoạt động
- Đại diện một vài nhóm lên trình bày kết quả thảo luận
- Các nhóm khác bổ sung, trao đổi
- GV kết luận:
Nước là một nguồn năng lượng quý giá, là một nhu cầu không thể thiếu được đối với cuộc sống, nước được sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp như một loại nhiên liệu.
Hoạt động 2: Trò chơi “Đổ nước vào chai”
a) Mục tiêu:
- Nâng cao nhận thức của HS về vai trò của nước sạch đối với cuộc sống của sinh vật.
- Biết giữ gìn và sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả. b) Cách tiến hành:
- Địa điểm chơi là sân trường
- GV chuẩn bị 02 chậu nước sạch, hai thìa múc nước và 02 vỏ chai giống nhau. chuẩn bị vạch xuất phát - vạch đặt hai chậu nước , vạch đặt hai vỏ chai
- GV chia lớp thành hai đội, mỗi đội 05 người.
- GV phổ biến cách chơi: Cách chơi 1
+ Hai đội đứng tại vạch xuất phát theo hàng dọc, em đứng đầu cầm thìa.
+ Khi có lệnh xuất phát: em đứng đầu dung thìa múc nước, chạy nhanh về đích để vỏ chai, đỏ nước vào chai, rồi nhanh chóng quay lại đưa thìa cho bạn kế tiếp, bạn này làm như bạn thứ nhất,...cho đến người cuối cùng. Qua trình lại được tiếp tục từ đầu.
- Luật chơi:
+ Hết thời gian quy định, đội nào đổ được nhiều nước vào chai hơn là đội thắng cuộc.
+ Khi đổ nước không dùng tay giữ chai.
- Các đội thực hành chơi: hai đội chơi xong, đến hai đội chơi khác tiếp tục.
- Chú ý: Khoảng cách giữa hai vạch không quá xa, nên khoảng 2m - 3m.
- Kết thúc cuộc chơi:
+ GV khuyến khích các em phát biểu cảm tưởng, nêu ý nghĩa của trò chơi .
+ Gợi ý các em trao đổi đưa ra các biện pháp giữ gìn vệ sinh nước sạch, nước uống trong nhà trường.
- GV Kết luận:
tại.
+ Nước là một nhu cầu quan trọng, không có nước các sinh vật không thể tồn
+ Chúng ta cần giữ gìn, bảo vệ và sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả. Cách chơi thứ hai:
- Có thể 05 em đứng thành hàng dọc từ vạch xuất phát đến vạch đích. Em đứng tại vạch xuất phát dùng thìa múc nước, đưa cho bạn kế tiếp, bạn kế tiếp lại đưa cho bạn tiếp theo,... cho đến bạn cuối cùng, bạn này đổ nước vào chai rồi nhanh chóng chuyền thìa cho bạn đầu tiên. Qua trình lại tiếp tục như ban đầu.
Kết luận chung
- Nước là một nguồn năng lượng quý giá, là một nhu cầu không thể thiếu
được đối với cuộc sống.
- Năng lượng nước có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống con người. Con người lợi dụng thủy năng để xây dựng các nhà máy thủy điện,... tạo ra điện phục vụ đời sống con người.
- Nước sạch không phải là vô hạn, chúng ta cần phải sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và tích cực bảo vệ nguồn nước.
Modul 5
Sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả
I. Mục tiêu
Sau hoạt động, học sinh có khả năng:
- Biết được điện là nguồn năng lượng quý giá đối với cuộc sống và nhu cầu sản xuất.
- Biết được ý nghĩa của việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
- Thực hành sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả ở lớp, trường và gia đình.
II. Nội dung và hình thức tổ chức
1. Nội dung
- Điện là nguồn năng lượng to lớn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế.
Điện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cho các ngành công nghiệp khác.
- Điện là nhu cầu thiết yếu đối với cuộc sống. Nhu cầu và chi phí về điện đối với nước ta rất lớn, nếu không sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả thì chúng ta có nguy cơ thiếu điện.
- Các biện pháp sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả ở gia đình, trường lớp.
2. Hình thức tổ chức
- Thảo luận nhóm về tầm quan trọng của điện năng trong cuộc sống sinh hoạt và sản xuất.
- Xây dựng ”Dự án” sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả ở gia đình, trường lớp và địa phương.
III. Thời gian: 45 phút
IV. Chuẩn bị
- Các giỏ đựng phiếu hoạt động.
xuất.
- Tranh, ảnh minh họa thực tiễn sử dụng điện năng trong cuộc sống và sản
- Một số thiết bị sử dụng bằng điện thông thường minh họa các giải pháp sử
dụng điện tiết kiệm hiệu quả.
V. Tổ chức hoạt động
Khởi động: Cả lớp hát một bài
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
a) Mục tiêu: HS biết vai trò và tầm quan trọng của điện năng trong cuộc sống sinh hoạt và sản xuất.
b) Cách tiến hành:
- Chia lớp thành các nhóm từ 4-6 HS, cử nhóm trưởng.
- GV treo lên bảng các bức tranh, ảnh về sử dụng điện trong các lĩnh vực kinh tế: Điện trong sinh hoạt, điện trong sản xuất công nghiệp, điện trong sản xuất nông nghiệp, điện trong kinh doanh,...và hướng dẫn HS quan sát tranh để trả lời các câu hỏi sau:
+ Điện được sử dụng như thế nào trong cuộc sống và sản xuất?
+ Điều gì xảy ra nếu chúng ta thiếu hoặc không có điện?
- Các nhóm hoạt động
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận
- Các nhóm trao đổi chung
- Kết luận:
+ Điện là nguồn năng lượng quan trọng đối với cuộc sống con người , điện được sử dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế. Điện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cho các ngành công nghiệp khác và đóng vai trò quyết định sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế.
+ Điện không phải là nguồn năng lượng vô hạn, nước ta hiện nay đang thiếu điện, đã và đang phải bỏ ra một khoản chi phí lớn cho nhập khẩu điện. Vì vậy, chúng ta cần sử dụng điện một cách tiết kiệm và hiệu quả
Hoạt động 2: Điều tra về tình hình sử dụng điện ở gia đình và cộng đồng a) Mục tiêu: HS biết được thực tế sử dụng điện ở gia đình và địa phương b) Cách tiến hành:
- GV nêu vấn đề và dùng kĩ thuật động não:
+ Theo các em thế nào là sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả?
+ Hãy nêu những trường hợp sử dụng điện chưa tiết kiệm và hiệu quả ở gia
đình và cộng đồng.
lớp.
- GV ghi các nội dung phát biểu của HS lên bảng, tổng hợp các ý kiến của cả
- Kết luận:
+ Sử dụng năng lượng nói chung, sử dụng điện nói riêng tiết kiệm hiệu quả là sử dụng điện một cách hợp lí nhằm giảm mức tiêu thụ điện cho các phương tiện, thiết bị và hoạt động sử dụng điện mà vẫn đảm bảo nhu cầu điện cần thiết cho các quá trình sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt.
+ Các trường hợp sử dụng điện chưa tiết kiệm và hiệu quả ở gia đình và cộng đồng có thể là: sử dụng bóng đèn công suất lớn không cần thiết; sử dụng bóng đèn sợi đốt; ra khỏi phòng không tắt đèn, không tắt quạt, điều hòa nhiệt độ; dùng nhiều phương tiện, thiết bị sử dụng điện trong giờ cao điểm ; tắt tivi bằng điều khiển ; đèn đường sáng vào ban ngày,....
Hoạt động 3: Các cách sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả trong gia đình
a) Mục tiêu : HS biết các cách sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả trong gia đình b) Cách tiến hành :
- GV chia lớp thành các nhóm, cử nhóm trưởng
- Giao nhiệm vụ : Các nhóm thảo luận và liệt kê vào bảng hoạt động các biện pháp sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- GV kết luận hoạt động
Kết luận chung
+ Điện năng luôn đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống chúng ta và quá trình sản xuất, sự khan hiếm và thiếu hụt điện năng là một trong những
nguyên nhân lớn làm hạn chế việc nâng cao chất lượng cuộc sống và kìm hãm sự
phát triển kinh tế xã hội.
+ Sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả là một trong các giải pháp thiết thực và tối
ưu đối với hoàn cảnh của đất nước ta hiện nay.

Tài liệu đính kèm:

  • docLong ghep TKNL cap tieu hoc.doc