I. Một số quy định về chính tả trong SGK cải cách giáo dục.
1. Cách viết các âm tiết của tiếng Việt.
Viết các âm tiết của tiếng Việt theo đúng cách viết chính tả hiện hành (theo từ điển chính tả phổ thông)
Riêng trường hợp các âm tiết có nguyên âm i ở cuối thì viết thống nhất bằng i, trừ uy, như duy, tuy, quy.; thí dụ: kì dị, lí trí, mĩ vị.
Chú ý: chữ y hoặc I đứng một mình hoặc đứng đầu âm tiết vẫn viết theo thói quen như cũ, thí dụ: ý nghĩa, y tế, ầm ĩ, im lặng, yêu.
2. Cách viết các đơn vị từ.
Theo truyền thống viết tách rời từng âm tiết. Trừ 2 trường hợp sau đây viết liền các âm tiết theo đơn vị từ: các từ phiên âm tiếng nước ngoài, thí dụ: rađiô, xentimet; và các tên riêng không phải tiếng Việt, thí dụ: Engels, Kalinin, Cuba, Praha.
Quy định về chính tả I. Một số quy định về chính tả trong SGK cải cách giáo dục. 1. Cách viết các âm tiết của tiếng Việt. Viết các âm tiết của tiếng Việt theo đúng cách viết chính tả hiện hành (theo từ điển chính tả phổ thông) Riêng trường hợp các âm tiết có nguyên âm i ở cuối thì viết thống nhất bằng i, trừ uy, như duy, tuy, quy...; thí dụ: kì dị, lí trí, mĩ vị. Chú ý: chữ y hoặc I đứng một mình hoặc đứng đầu âm tiết vẫn viết theo thói quen như cũ, thí dụ: ý nghĩa, y tế, ầm ĩ, im lặng, yêu. 2. Cách viết các đơn vị từ. Theo truyền thống viết tách rời từng âm tiết. Trừ 2 trường hợp sau đây viết liền các âm tiết theo đơn vị từ: các từ phiên âm tiếng nước ngoài, thí dụ: rađiô, xentimet; và các tên riêng không phải tiếng Việt, thí dụ: Engels, Kalinin, Cuba, Praha. 3. Cách viết tên riêng tiếng Việt. a. Tên người, tên địa lí viết hoa tất cả các âm tiết (con chữ đầu), thí dụ: Trần Quốc Toản, Hà Nội, Vũng Tàu... b. Các tên riêng khác (tên cơ quan, tổ chức xã hội v.v...) viết hoa âm tiết đầu, thí dụ: Đảng cộng sản Việt Nam, Bộ ngoại giao, Trường đại học bách khoa Hà Nội. Ghi chú: - Các từ chỉ phương hướng (đông, tây v.v...) chỉ viết hoa khi dùng trong tên riêng địa lí, thí dụ: miền tây của Tây Đức. - Những từ vốn là tên địa lí, nếu đã mất tính chất là tên riêng thì không viết hoa, thí dụ: mực tàu, cá rô phi. - Tên chức vụ, danh hiệu, vinh dự, v.v... khi cần viết hoa để biểu thị ý kính trọng thì chỉ viết hoa âm tiết đầu, thí dụ: Phó thủ thướng, Bộ trưởng ngoại giao, Anh hùng lao động. 4. Một số vấn đề khác Dấu nối liên danh: dùng dấu nối (ngắn) - Trong các liên danh như: cách mạng khoa học - kĩ thuật, bộ môn hóa - dược, Quảng Nam - Đà Nẵng... - Hoặc để chỉ giới hạn về không gian, thời gian, số lượng, như chuyến tàu Hà Nội - Huế, thời kì 1945-1954, sản lượng 5-7 tấn... - Hoặc giữa các số để phân biệt ngày, tháng, năm, như: 2-9-1945... II. Cách phân biệt các chữ có phụ âm đầu CH - TR 1. Phụ âm Tr không đứng trước những chữ có vần bắt đầu có vần: OA, òA, oe, Uê , chỉ đi với ch. 2. TR đứng trước những chữ Hán Việt có dấu nặng và dấu huyền (không đi với CH) 3. Phụ âm đầu Tr láy với Tr, Ch láy với Ch không láy lẫn lộn. 4. Một chữ có thể tạo nên một từ láy âm, không điệp phụ âm đầu thì phụ âm đầu của chữ đó là Ch (trừ 4 từ ngoại lệ: trọc lóc, trót lọt, trét lẹt, trụi lụi) 5. Phần lớn các đồ dùng trong nhà viết theo phụ âm đầu Ch (ngoại lệ: cái trạc, cái trâm cài tóc, cái tráp, miếng trầu, cái triêng, trống, trúm bắt lươn) III. Cách phân biệt các chữ có phụ âm đầu D - GI - R 1. Phụ âm đầu D đi với những chữ có vần oa, oă, uâ, oe, uê, uy. GI, R không đi với những chữ có vần đó. 2. D đứng trước những chữ Hán Việt có dấu nặng và dấu ngã. (có thể nhớ chữ dưỡng dục để nhớ cách viết với D) 3. GI đứng trước những chữ Hán Việt có dấu sắc và dấu huyền dấu hỏi. (có thể nhớ chữ giảm giá để nhớ cách viết với GI) 4. Những chữ Hán Việt có nguyên âm A có dấu huyền hay không dấu đi với GI (có thể nhớ từ già giang để nhớ cách viết,). Các chữ ngoài nguyên âm A mà có dấu huyền hoặc không dấu đều viết D (có thể nhớ chữ di dân để nhớ cách viết; ngoại lệ: ca dao, danh nghĩa là tên) 5. Phụ âm nào láy với phụ âm đó, không láy lẫn lộn. 6. Không có từ Hán Việt nào kết hợp với R. 7. Mô phỏng sự rung động là những từ láy điệp âm đầu với R: rầm rập, réo rắt, rung rinh... IV. Cách phân biệt các chữ có phụ âm đầu S - X 1. Phụ âm đầu X đi với những chữ có vần oa, oă, oe, uê. S không đi với những chữ có vần đó, ngoại lệ: chữ soát trong soát lại và một số từ do láy âm S như: sột soạt, suýt soát, sờ soạng... 2. Phụ âm nào láy với phụ âm đó, không láy lẫn lộn. 3. X láy với phụ âm đầu khác. 4. Hầu hết các danh từ đều viết với S. - Cây: sồi, sim, si, sung, cao su, sà cừ, sậy sặt, cam sành... (Trừ: Xoan, xoài, xương rồng, xương sông, cỏ xước) - Người: sư, sãi, nguyên soái, đại sứ - Con vật: sói, sư tử, sóc, sâu, sáo sậu(Trừ: bọ xít, xén tóc) VI. Cách phân biệt: k - c - qu; ng - ngh; g - gh. 1. ng, g, c đứng trước các nguyên âm: A, Ă, Â, O, Ô, Ơ, U, Ư. 2. NGH, GH, K đứng trước các nguyên âm: E, Ê, I. 3. Q đứng trước vần có âm đệm, cùng với âm đệm viết thành QU. I. Một số quy định về chính tả trong SGK cải cách giáo dục. 1. Cách viết các âm tiết của tiếng Việt. Viết các âm tiết của tiếng Việt theo đúng cách viết chính tả hiện hành (theo từ điển chính tả phổ thông) Riêng trường hợp các âm tiết có nguyên âm i ở cuối thì viết thống nhất bằng i, trừ uy, như duy, tuy, quy...; thí dụ: kì dị, lí trí, mĩ vị. Chú ý: chữ y hoặc I đứng một mình hoặc đứng đầu âm tiết vẫn viết theo thói quen như cũ, thí dụ: ý nghĩa, y tế, ầm ĩ, im lặng, yêu. 2. Cách viết các đơn vị từ. Theo truyền thống viết tách rời từng âm tiết. Trừ 2 trường hợp sau đây viết liền các âm tiết theo đơn vị từ: các từ phiên âm tiếng nước ngoài, thí dụ: rađiô, xentimet; và các tên riêng không phải tiếng Việt, thí dụ: Engels, Kalinin, Cuba, Praha. 3. Cách viết tên riêng tiếng Việt. a. Tên người, tên địa lí viết hoa tất cả các âm tiết (con chữ đầu), thí dụ: Trần Quốc Toản, Hà Nội, Vũng Tàu... b. Các tên riêng khác (tên cơ quan, tổ chức xã hội v.v...) viết hoa âm tiết đầu, thí dụ: Đảng cộng sản Việt Nam, Bộ ngoại giao, Trường đại học bách khoa Hà Nội. Ghi chú: - Các từ chỉ phương hướng (đông, tây v.v...) chỉ viết hoa khi dùng trong tên riêng địa lí, thí dụ: miền tây của Tây Đức. - Những từ vốn là tên địa lí, nếu đã mất tính chất là tên riêng thì không viết hoa, thí dụ: mực tàu, cá rô phi. - Tên chức vụ, danh hiệu, vinh dự, v.v... khi cần viết hoa để biểu thị ý kính trọng thì chỉ viết hoa âm tiết đầu, thí dụ: Phó thủ thướng, Bộ trưởng ngoại giao, Anh hùng lao động. 4. Một số vấn đề khác Dấu nối liên danh: dùng dấu nối (ngắn) - Trong các liên danh như: cách mạng khoa học - kĩ thuật, bộ môn hóa - dược, Quảng Nam - Đà Nẵng... - Hoặc để chỉ giới hạn về không gian, thời gian, số lượng, như chuyến tàu Hà Nội - Huế, thời kì 1945-1954, sản lượng 5-7 tấn... - Hoặc giữa các số để phân biệt ngày, tháng, năm, như: 2-9-1945... II. Cách phân biệt các chữ có phụ âm đầu CH - TR 1. Phụ âm Tr không đứng trước những chữ có vần bắt đầu có vần: OA, òA, oe, Uê , chỉ đi với ch. 2. TR đứng trước những chữ Hán Việt có dấu nặng và dấu huyền (không đi với CH) 3. Phụ âm đầu Tr láy với Tr, Ch láy với Ch không láy lẫn lộn. 4. Một chữ có thể tạo nên một từ láy âm, không điệp phụ âm đầu thì phụ âm đầu của chữ đó là Ch (trừ 4 từ ngoại lệ: trọc lóc, trót lọt, trét lẹt, trụi lụi) 5. Phần lớn các đồ dùng trong nhà viết theo phụ âm đầu Ch (ngoại lệ: cái trạc, cái trâm cài tóc, cái tráp, miếng trầu, cái triêng, trống, trúm bắt lươn) III. Cách phân biệt các chữ có phụ âm đầu D - GI - R 1. Phụ âm đầu D đi với những chữ có vần oa, oă, uâ, oe, uê, uy. GI, R không đi với những chữ có vần đó. 2. D đứng trước những chữ Hán Việt có dấu nặng và dấu ngã. (có thể nhớ chữ dưỡng dục để nhớ cách viết với D) 3. GI đứng trước những chữ Hán Việt có dấu sắc và dấu huyền dấu hỏi. (có thể nhớ chữ giảm giá để nhớ cách viết với GI) 4. Những chữ Hán Việt có nguyên âm A có dấu huyền hay không dấu đi với GI (có thể nhớ từ già giang để nhớ cách viết,). Các chữ ngoài nguyên âm A mà có dấu huyền hoặc không dấu đều viết D (có thể nhớ chữ di dân để nhớ cách viết; ngoại lệ: ca dao, danh nghĩa là tên) 5. Phụ âm nào láy với phụ âm đó, không láy lẫn lộn. 6. Không có từ Hán Việt nào kết hợp với R. 7. Mô phỏng sự rung động là những từ láy điệp âm đầu với R: rầm rập, réo rắt, rung rinh... IV. Cách phân biệt các chữ có phụ âm đầu S - X 1. Phụ âm đầu X đi với những chữ có vần oa, oă, oe, uê. S không đi với những chữ có vần đó, ngoại lệ: chữ soát trong soát lại và một số từ do láy âm S như: sột soạt, suýt soát, sờ soạng... 2. Phụ âm nào láy với phụ âm đó, không láy lẫn lộn. 3. X láy với phụ âm đầu khác. 4. Hầu hết các danh từ đều viết với S. - Cây: sồi, sim, si, sung, cao su, sà cừ, sậy sặt, cam sành... (Trừ: Xoan, xoài, xương rồng, xương sông, cỏ xước) - Người: sư, sãi, nguyên soái, đại sứ - Con vật: sói, sư tử, sóc, sâu, sáo sậu(Trừ: bọ xít, xén tóc) VI. Cách phân biệt: k - c - qu; ng - ngh; g - gh. 1. ng, g, c đứng trước các nguyên âm: A, Ă, Â, O, Ô, Ơ, U, Ư. 2. NGH, GH, K đứng trước các nguyên âm: E, Ê, I. 3. Q đứng trước vần có âm đệm, cùng với âm đệm viết thành QU.
Tài liệu đính kèm: