giáo dục ngôn ngữ cho học sinh trên bình diện ngữ âm là một mặt của việc phát triển năng lực ngôn ngữ cho các em. công việc này đựơc bắt đầu bằng việc luyện cho học sinh phát âm đúng các âm vị tiếng việt rồi tiến đến đọc hiểu văn bản và thể hiện bằng bước cuối cùng là đọc diễn cảm văn bản .
môn tiếng việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh, năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong 4 dạng hoạt động tương ứng với chúng ta với 4 kĩ năng : nghe - nói - đọc - viết .
đọc là một phân môn của chương trình tiếng việt bậc tiểu học. đây là một phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm bảo nhiệm vụ về việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc đầu tiên trong trường phổ thông. nếu không biết đọc thì học sinh không thể tiếp thu nền văn minh của loài người( do những kinh nghiệm của cuộc sống) những thành tựu văn hóa khoa học, những tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn đựoc ghi lại bằng chữ viết). hơn nữa, ở trường tiểu học, phân môn tập đọc có nhiệm vụ cung cấp kiến thức cho các em để học các phân môn tiếng việt và là tiền đề cho học sinh học tốt các môn khác .
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: DẠY ĐỌC DIỄN CẢM Người thực hiện: Phạm Thị Tuấn A: phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài : Giáo dục ngôn ngữ cho học sinh trên bình diện ngữ âm là một mặt của việc phát triển năng lực ngôn ngữ cho các em. Công việc này đựơc bắt đầu bằng việc luyện cho học sinh phát âm đúng các âm vị Tiếng Việt rồi tiến đến đọc hiểu văn bản và thể hiện bằng bước cuối cùng là đọc diễn cảm văn bản . Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh, năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong 4 dạng hoạt động tương ứng với chúng ta với 4 kĩ năng : nghe - nói - đọc - viết . Đọc là một phân môn của chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học. Đây là một phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm bảo nhiệm vụ về việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc đầu tiên trong trường phổ thông. Nếu không biết đọc thì học sinh không thể tiếp thu nền văn minh của loài người( do những kinh nghiệm của cuộc sống) những thành tựu văn hóa khoa học, những tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn đựoc ghi lại bằng chữ viết). Hơn nữa, ở trường Tiểu học, phân môn Tập đọc có nhiệm vụ cung cấp kiến thức cho các em để học các phân môn Tiếng Việt và là tiền đề cho học sinh học tốt các môn khác . Trong Tập đọc thì đọc diễn cảm có vai trò đặc biệt quan trọng. Đọc diễn cảm có tính đặc thù vì đây là hình thức đọc nghệ thuật. Người đọc phải hòa cảm xúc thả hồn mình vào bài văn, bài thơ để suy nghĩ, rung cảm và truyền cảm đến người nghe, khiến người nghe hiểu đựơc nội dung và cảm xúc của bài văn, bài thơ. Đọc diễn cảm giúp các em có khả năng cảm thụ văn học tốt hơn và từ đó giúp các em làm giàu vốn hiểu biết về tiếng Việt, đồng thời mang đến cho các em tình cảm cao đẹp, tình yêu với cuộc sống con người, tình yêu gia đình, yêu quê hương đṍt nước . Đối với môn Tập đọc lớp 5 trong chương trình này đã bộc lộ là một bộ môn nghệ thuật với hai yêu cầu cơ bản là rèn đọc diễn cảm và cảm thụ tốt bài văn, bài thơ. Rèn đọc diễn cảm cho học sinh đờ̉ học sinh thêm yêu Tiếng Việt, góp phần vào giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.Nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn và vì những lý do trên tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài : " Rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 qua phân môn Tập đọc II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIấN CỨU ở đề tài này, tôi đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu việc dạy và học phân môn Tập đọc ở Trường Tiểu học Nguyờ̃n Chí Thanh- huyợ̀n Krụng Búk- Đắk Lắk, trao đổi với giáo viên,học sinh, phụ huynh để chuyên sâu nghiên cứu vấn đề rèn đọc diễn cảm. Xác định một số nguyên nhân chủ yếu, từ đó tìm ra những biện pháp hữu hiệu trong khâu soạn giảng môn Tập đọc lớp 5 nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy. III . MỤC ĐÍCH nghiên cứu : 1. Nghiên cứu về kĩ năng rèn đọc của học sinh 2. Nghiên cứu kĩ về đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 5 để lựa chọn phương pháp thích hợp giảng dạy môn Tập đọc 3. Tìm hiểu thực tế ở trường Tiểu học những thuận lợi, khó khăn 4. Nghiên cứu cơ sở khoa học để đề xuất một số biện pháp giải quyết IV . Phương pháp nghiên cứu : Để thực hiện nghiên cứu đề tài của mình tụi dự định lựa chọn, sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau : 1. Phương pháp điều tra : Thông qua giờ dạy Tập đọc tôi kiểm tra học sinh đọc với biểu điểm của yêu cầu đọc, xác định dấu hiệu đọc diễn cảm để dự kiến phương pháp dạy ( Lập bảng thống kê các mức độ đạt hoặc chưa đạt). 2. Phương pháp quan sát : Thông qua các tiết dạy của mình hoặc của đồng nghiệp có thể quan sát trực tiếp tình hình học tập của học sinh trong mỗi tiết học, đánh giá được khả năng tiếp thu bài và đánh giá đựơc cách đọc của học sinh qua bài giảng. 3. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết : Đọc tài liệu giáo dục, sách tài liệu tham khảo, sách gíao viên, sách " Để học tốt môn Tiếng việt", chuyên san giáo dục ... tất cả các tư liệu trên cùng góp phần thực hiện đề tài của giáo viên đạt kết quả cao. 4. Phương pháp thực nghiệm : Thông qua các tiết dạy thử nghiệm đánh giá sự thành công của đề tài ở từng giai đoạn thực hiện. Từ đó rút ra kết luận của bản thân về việc thực hiện các phương pháp trên ở các mức độ khác nhau với kết quả kiểm chứng được đồng nghiệp công nhận. B. Nội dunG Chương 1 I. Cơ sở lý luận và cơ sỞ thực tiễn : 1. Cơ sở lý luận:Tính đa nghĩa của tập đọc kéo theo tính đa nghĩa của "biết đọc"." Biết đọc " được hiểu theo nhiều mức độ.Nhà trường phải từng bước hình thành và trường Tiểu học nhận nhiệm vụ đặt viên gạch đầu tiên . Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh . Bốn kĩ năng của đọc đựơc hình thành trong hai hình thức đọc, nếu không hiểu điều mình đang đọc thì không thể đọc nhanh và diễn cảm được. 2 . Cơ sở thực tiễn : Qua 13 năm thực dạy ở lớp 4 -5 tôi nhận thấy rằng việc rèn kĩ năng đọc của các em mới dừng ở mức độ nhất định: thực hiện khá tốt kĩ năng đọc lưu loát, trôi chảy, còn kĩ năng đọc diễn cảm vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là những khó khăn đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp thu của học sinh cũng như rèn dạy học sinh đọc diễn cảm. Với thực tế trên, tôi đi sâu vào nghiên cứu dạy phân môn Tập đọc 5, đặc biệt chú ý rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh với mong muốn giúp cho học sinh lên cấp II, cấp III ... Chương II : Nghiên cứu thực trạng II. Những thuận lợi và khó khăn khi chọn đề tài : 1. Thuận lợi - Được sự tin tưởng và phân công của Ban giám hiệu nhà trường, tôi được tiếp tục dạy theo lớp. Do vậy mà công tác chủ nhiệm có nhiều thuận lợi hơn. Giáo viên nắm chắc lý lịch của học sinh, mối quan hệ thầy trò gần gũi, tình cảm thân mật.Giáo viên chủ nhiệm hiểu đựơc tâm sinh lý của từng em cũng như lực học của từng em, cũng những biểu hiện cá biệt . - Ban giám hiệu luôn luôn quan tâm và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên. - Cùng tập thể thầy cô giỏi về chuyên môn nghiệp vụ sư phạm 2. Khó khăn : Lực học của lớp không đều ( vì lớp đa số em là con em nông thôn, bố mẹ chưa có điều kiện để kèm cặp kiểm tra các con học ở nhà ) Với tất cả những thuận lợi và khó khăn trên tôi chủ động đề ra một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho sinh qua phân môn Tập đọc .III . Nghiên cứu thực trạng : . Điều tra chung : Lớp chủ nhiệm 5A- 5B Trường Tiểu học Nguyờ̃n Chí Thanh. Năm học 2009- 2010 và 2010- 2011.Sỹ số học sinh 37 học sinh gồm 19 nữ và 33 học sinh, có 11 nữ. Khảo sát chất lượng đầu năm Phân môn Tập đọc ở hai lớp 5A ; 5B ( không tiến hành dạy thử nghiệm ) Lớp Sĩ số Đọc đúng Đọc lưu loát Đọc diễn cảm 5A 2009-2010 37 14 = 37,8% 15 = 40,5 % 08= 21,7 % 5B 2010-2011 33 25 = 75,8% 04 = 12,1 % 04 = 12,1 % 2 .Trao đổi với phụ huynh em:Nguyễn THỊ GIANG THANH lớp 5 B - Hỏi : Theo chị cháu Gianh Thanh học môn Tập đọc thế nào ? - Đáp : Tôi thấy cháu học cũng khá, đọc nhanh, lưu loát - Hỏi : Chị thấy cháu đọc Tập đọc có hay không - Đáp : Tôi thấy cháu đọc to, rõ ràng, lời có một số bài đối thoại cháu cũng biết thay đổi giọng đọc. Tôi thấy thế là hay rồi .Đặc biợ̀t là năm học 2010-2011, cháu học mụn Tiờ́ng Viợ̀t rṍt tụ́t, đọc hay và cháu đã đạt học sinh giỏi huyợ̀n mụn Văn,mặc dù năm học trước cháu là HS trung bình. IV . Tìm hiểu nguyên nhân 1. Về phía giáo viên : 1.1 ưu điểm : Trong giảng dạy phân môn Tập đọc, các giáo viên xác định đựơc rõ mục đích yêu cầu khi dạy từng dạng bài, tìm hiểu kĩ bài kết hợp với khảo sát sách hướng dẫn dành cho giáo viên, đã được trang bị về phương pháp giảng dạy bộ môn, được tiếp thu kiến thức về phương pháp dạy học. Vận dụng kết hợp những ưu điểm của phương pháp dạy học cũ với những mặt tích cực của phương pháp dạy học mới . 1.2. Nhược điểm . Việc rèn kĩ năng đọc điễn cảm còn hạn chế, các giáo viên phần lớn chỉ quan tâm nhiều đến việc đọc đúng .Bản thân giáo viên chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của việc rèn đọc diễn cảm . Việc hướng dẫn các em đọc diễn cảm còn chưa cụ thể rõ ràng. Chưa uốn nắn sửa sai kịp thời cho các em . Giáo viên phải có trí tưởng tượng, sự liên tưởng phong phú hoà nhịp với tác giả thì mới giúp các em cảm thụ đựơc tác phẩm đó qua ngôn từ . Năng lực cảm thụ của giáo viên còn hạn chế .Chưa phối hợp các phương pháp một cách hợp lý khi giảng dạy các bài văn, thơ.Giáo viên chưa quan tâm đến việc giáo dục thẩm mỹ. Giỏo dục tư tưởng tình cảm nhưng chưa sâu sắc thường rất chung chung, gò ép theo một mô tuýp nhất định. Giáo viên chưa đưa những biện pháp hữu hiệu giúp các em khai thác hết giá trị nội dung nghệ thuật của bài đọc . Giáo viên đọc mẫu chưa lôi cuốn đựơc học sinh 2. Về phía học sinh 2.1 ưu điểm : - Đa số các em yêu thích môn học cung cấp cho các em nhiều kiến thức bổ ích,nhiều hành vi đạo đức đẹp, giờ học diễn ra nhẹ nhàng . 2.2 Nhược điểm : - Do ảnh hưởng cách phát âm của địa phương . Học sinh chưa hiểu rõ cách kết hợp các từ tiếng. Các em tự rèn luyện, chưa có ý thức rèn đọc diễn cảm - Khả năng cảm thụ văn thơ nói chung còn nhiều hạn chế hoặc các em chưa đựơc phát huy. - Học sinh chưa có hứng thú đọc. - Vốn từ ngữ ,vốn hiểu biết của các em còn nhiều hạn chế. - Chưa hiểu rõ tác dụng của việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật trong thơ . - Chưa phát huy đựơc khả năng đọc của mình.. Chương III Đề xuất biện pháp Qua nghiên cứu lý thuyết và tìm hiểu thực tế, tôi thấy việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh trong chương trình Tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 5 đã đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực đó còn tồn tại không ít những hạn chế và cần khắc phục những mặt tồn tại. Tôi có một vài ý kiến về phương pháp giảng dạy môn Tập đọc, học thuộc lòng: nhất là khâu rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 như sau: I. Hình thành và luyện những kĩ năng đọc cho học sinh . 1. Đọc thành tiếng : Để luyện đọc có hiệu quả cần đảm bảo các yêu cầu sau : 1.1 Các mục tiêu luyện đọc phải rõ ràng, tường minh ở trực quan 1.2 Cường độ luyện đọc phải cao, nội dung luyện đọc phải được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trên những ngữ điệu khác nhau, đựơc củng cố nhiều lần để tạo thành kĩ xảo . 1.3 Phải lựa chọn ngữ liệu( đoạn ) để luyện đọc sao cho phù hợp. 1.4 Trong khi luyện đọc phải phối hợp tối đa đồng bộ các biện pháp luyện đọc. 2. Kĩ năng luyện đọc theo mẫu : 2.1 Biết làm mẫu : Giáo viên không được quyền yêu cầu học sinh làm cái gì mà chính mình cũng không làm được. Muốn học sinh đọc đựơc tốt, trước tiê ... ước 2 : Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: - Với hình thức ngắn gọn, hấp dẫn Ví dụ : Dạy bài Đất nước + Giới thiệu bài : Hôm nay, các em sẽ đựơc học một bài thơ rất nổi tiếng - bài thơ " Đất nước " của nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Với bài thơ này các em sẽ hiểu thêm những suy ngẫm về đất nước, về dân tộc của nhà thơ. 2. Giáo viên đọc mẫu ( Phải chuẩn, phải diễn cảm, có sức thu hút học sinh theo diễn biến bài giảng . 3. Tìm hiểu nội dung bài - Giáo viên nghiên cứu kĩ bài để xác định ý chính của bài tập đọc được phân ra làm mấy đoạn theo từng khổ thơ hay đoạn văn, dựa vào câu hỏi trọng tâm đã gợi ở cuối bài tập đọc giúp học sinh xác định nghệ thuật -> hiểu ý- > biểu thị ý văn qua giọng đọc. 4. Luyện đọc : Phần luyện đọc chiếm 12 đến 13 phút , đây là bước quan trọng, nó đánh giá sự thành công và kết quả của tiết dạy . Tập đọc của lớp 5 nên giáo viên phải kết hợp nhiều phương pháp luyện đọc. Vì mỗi một hình thức luyện đọc có một chức năng nhiệm vụ khác nhau, nhưng nó hỗ trợ cho nhau để phần luyện đọc hấp dẫn, không bị nhàm chán, hiệu quả tiết luyện đọc cao hơn . + Đọc thầm: Rèn kĩ năng nhận biết chữ nhanh, không đọc to, cả lớp cùng đọc được. + Đọc thành tiếng : Rèn kĩ năng phát âm đúng, lưu loát diễn cảm hay chưa, căn cứ vào đó đánh giá cho điểm . + Đọc cá nhân : Kiểm tra kĩ năng đọc của mỗi học sinh mà cú biện pháp rèn đọc cho từng em, phát âm đúng cho từng em. + Đọc theo nhóm : Giúp các em tự phát hiện giọng đọc đúng hay chưa đúng và đã diễn cảm chưa, tự học tập lẫn nhau và ngược lại các em tự rút kinh nghiệm và sửa sai. + Đọc nối tiếp( câu, đoạn : Rèn sức chú ý cao để học sinh đọc nối tiếp, nhịp nhàng câu đoạn của bài đọc, nhiều em cùng được đọc trong một khoảng thời gian ngắn ) + Đọc phân vai : Rèn kỹ năng đọc biểu thị nội tâm nhân vật : vui, buồn, trang nghiêm . + Đọc đoạn em thích kiểm tra hai kỹ năng đọc : Cảm nhận nội dung và kỹ năng đọc, kết hợp đánh giá khả năng tiếp thu bài của mỗi học sinh. 5. Củng cố , dặn dò : - Củng cố : Tuỳ theo nội dung bài, mà tôi chọn hình thức củng cố có hiệu quả. + Gọi một sinh giỏi đọc toàn bài, nêu nội dung chính hoặc nghệ thuật theo câu hỏi của giáo viên. + Hỏi hướng tới giáo dục tình cảm, đạo đức có liên quan đến nội dung bài. + Dặn dò học sinh đọc tốt bài cũ và chuẩn bị bài cho giờ học sau. Phần III. Dạy thử nghiệm I. Mục đích của dạy thử nghiệm : - Thực hiện áp dụng đổi mới phương pháp dạy học . - Học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức, có thể tự nêu cảm hứng về nội dung, đề xuất cách đọc hoặc đưa ra ý kiến nhận xét cách đọc của bạn đúng hay sai. - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm nâng cao chất lượng dạy học, giờ học. - Giờ học sôi nổi, tự nhiên, nhẹ nhàng, hiệu quả cao. - Giáo viên tự bồi dưỡng, trau dồi kiến thức, thói quen thực hiện phương pháp dạy học nhuần nhuyễn, sáng tạo. - Tự đánh giá được chất lượng giờ dạy . II. Tiến hành dạy thử nghiệm Bài Đất nước ( Tiếng Việt 5 - Tập 2 , trang 94 ) I. Mục đích yêu cầu1. Đọc lưu loát, diễn cảm, bài thơ với giọng đọc trầm lắng, cảm hứng ca ngợi , tự hào về đất nước. 2. Hiểu bài : - Hiểu những từ ngữ khó trong bài : Những ngày đã xa, trời thu thay áo mới, những buổi ngày xưa vọng nói về .... - Hiểu nội dung ý nghĩa của bài thơ : Bài thơ thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đṍt nước , truyền thống bất khuất của dân tộc. 3. Học thuộc lòng bài thơ II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK- Một số tranh ảnh về phong cảnh đất nước II. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ ( 4' ) Gọi 2 học sinh đọc bài : " Tranh Làng Hồ " và trả lời câu hỏi : - Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 2. Dạy bài mới a, Giới thiệu bài (1' ) b, Luyện đọc ( 10 ' ) Trong quá trình học sinh đọc Giáo viên kết hợp rèn phát âm và ngắt hơi nhịp thơ - - Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài. c, Tìm hiểu bài ( 12' ) - Trao đổi thảo luận nội dung cả bài + Hai khổ thơ đầu miêu tả cảnh mùa thu ở đâu ? Đó là cảnh mùa thu nào ? +" Những ngày thu đã qua" được tả trong khổ thơ đầu đẹp mà buồn. Em hãy tìm những từ ngữ nói lên điều đó ? Câu 2 + Cảnh đất nước trong mùa thu mới đựơc tả trong khổ thơ thứ 3 đẹp và vui như thế nào ? * Trong khổ thơ này tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nghệ thuật ẩn dụ; nghệ thuật nhận hoá (* Tiểu kết : + Lòng tự hào về đất nước tự do, truyền thống bất khuất của dân tộc được thể hiện qua những từ ngữ hình ảnh nào ở hai khổ thơ cuối ? -> Giáo viên tóm tắt ghi bảng + Nêu ý nghĩa của bài thơ ( Học sinh tự nêu -> giáo viêngiáo viên chốt và ghi bảng : Gọi vài học sinh đọc ) d , Luyện đọc diễn cảm : 12 ' - Giáo viên giúp học sinh xác định đúng cách đọc : + Khổ thơ 1.2 : Đọc chọ̃m rãi, nhẹ nhàng, tha thiết bâng khuâng + Khổ thơ 3-4 : Đọc với giọng nhịp nhàng nhanh hơn, giọng vui, khoẻ khoắn , tràn đầy tự hào. + Khổ thơ 5 : Đọc chậm rãi, trầm lắng, chứa chan tình cảm và niềm tin yêu thành kính . + Tự ngắt nhịp và nâng giọng 3. Củng cố dặn dò (1') - Nhận xét giờ học - Dặn học sinh về nhà HTL bài thơ + HS1 : Đọc bài, trả lời cõu hỏi,- - 1 HS giỏi đọc bài ( cả lớp theo dừi SGK ) - Nhiều học sinh đọc tiếp nối từng khổ thơ - 2 học sinh đọc bài Câu 1 - Mùa thu Hà Nội , cảnh mùa thu năm xưa , những mùa thu đã qua ) * Mùa thu Hà nội xưa đẹp mà buụ̀n . - Đẹp : Sáng mát trong, gió thổi mùa thhu hướng cốm mới, sáng chớm lạnh Buồn : những phố dài, xao xác hơi may, thềm nắng,lá rơi đầy, người ra đi đầu không ngoảnh lại . Cảnh đất nước trong mùa thu mới đẹp và vui Đẹp: rừng tre phấp phới, trời thu thay áo mới, trời thu trong biếc . Vui: Rừng tre phấp phới, trời thu nói cười thiết tha . Câu 3. Lòng tự hào về đất nước tự do truyền thống bất khuất của dân tộc. * Lòng tự hào về đất nước tự do : Trời xanh đõy, núi rừng đây, của chúng, của chúng ta - Học sinh tự tìm giọng đọc ở từng khổ thơ * Bài thơ thờ̉ hiện niềm vui,niờ̀m tự hào, tình yêu tha thiết của nhà thơ đối với đất nước, truyền thống dõn tộc - Học sinh luyện đọc trên bảng phụ + Học sinh luyện đọc diễn cảm toàn bài thơ : Khổ thơ, cả bài . + Học sinh đọc diễn cảm trước lớp ( bài ) + Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ . Học sinh đọc thể hiện bài thơ. VD : Trời xanh đây/ là của chúng ta Núi rừng đây/ là của chúng ta Những cánh đồng / thơm ngát Những ngả đường/ bát ngát Những dòng sông/ đỏ nặng phù sa. Kết quả dạy thực nghiệm Lớp Sĩ số Đọc đúng Đọc lưu loát Đọc diễn cảm 5A :2009-2010 37 9 = 24.3% 12 = 32.4% 16= 43.3 % 5B: 2010- 2011 33 10 = 30.3% 9 = 27.3% 14 = 42.4% Phần KẾT LUẬN : I:Bài học kinh NGHIậ́M Qua nghiên cứu, thực hiện đề tài và thực dạy, tôi đi đến nhận xét : Muốn rèn đọc diễn cảm cho học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 5, để góp phần đọc tốt các môn học khác và tạo tiền đề cho các em học ngữ văn cấp trên, người giáo viên làm tốt công việc sau và một số tiêu chuẩn cần đạt : - Tìm hiểu chương trình phân môn Tập đọc sách giáo khoa lớp 5. - Điều tra, thống kê số học sinh đọc diễn cảm của lớp mình đang dạy . - Tìm hiểu điều kiện nào góp phần để học sinh đọc diễn cảm - Đề nghị dạy thử nghiệm giờ Tập đọc để Tổ chuyên môn tham gia giúp đỡ ngay từ đầu năm học. - Chủ động trao đổi với đồng nghiệp . - Dựa vào phong trào nói, đọc đúng chính âm, đọc diễn cảm của trường. -Phát động phong trào nói đọc diễn cảm của trường của lớp . - Đề ra biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh sao cho phù hợp có hiệu quả - Về giáo viên : + Có trình độ và năng lực sư phạm + Xác định mục tiêu cơ bản của phân môn . + Phân loại lực học trong lớp chính xác + Lập kế hoạch kèm sửa theo dự định thời gian hoàn thành công việc đối với mỗi học sinh . + Có giọng đọc hấp dẫn, diễn cảm, lời giảng và cử chỉ có sức thuyết phục, thu hút sức chú ý, ham say học tập của học sinh. + Khen, chê đúng mức, điểm số công bằng được công bố trước lớp. + Luôn học hỏi, trau dồi nghiệp vụ chuyên môn, hoà nhịp với sự nghiệp giáo dục hiện nay. + Tăng cường công tác chuẩn bị đồ dùng, sử dụng đồ dùng có hiệu quả, tiết dạy nhẹ nhàng, tự nhiên, chất lượng cao. + Thương yêu học sinh như con của mình, đối với những học sinh yếu giáo viên phải kiên trì, nhẹ nhàng không nên quá nôn nóng. Đối với em khá, giỏi thì động viên khuyến khích. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi qua thực hiện đề tài : Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5. Kết quả đạt được khá tốt nhờ sự cố gắng của bản thân cộng với sự giúp đỡ của nhà trường, tổ chuyên môn, bạn đồng nghiệp, phụ huynh học sinh ... í NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Cùng với sự phát triển của xã hội. nhận thức của học sinh tiểu học cũng có những bước phát triển rõ rệt. Muốn học sinh lĩnh hội đựơc tri thức, sánh vai đựơc với các cường quốc năm châu, chương trình giáo dục tiểu học phải đựơc đổi mới cả về nội dung cũng như phương pháp dạy học. Môn Tiếng Việt là môn học quan trọng. làm cơ sở để các em học tốt các môn học khác và cũng là con đường ngắn nhất giáo dục cho các em những tư tưởng, tình cảm con người. Rèn đọc diễn cảm chiếm vị trí đáng kể trong phân môn Tập đọc- học thuộc lòng ở Tiểu học. Đọc diễn cảm cũng phù hợp với tâm lý của các em và cũng đựơc các em yêu thích. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy tập đọc khâu rèn đọc diễn cảm cho Hs còn nhiều hạn chế. Vì vậy, làm thế nào để rèn đọc diễn cảm tốt hơn nữa cho học sinh là một việc làm rất cần thiết. Qua quá trình nghiên cứu lý thuyết và thực trạng giảng dạy phân môn Tập đọc ở trường Tiểu học, nắm đựơc những mặt làm được và chưa làm đựơc trong thực tế giảng dạy hiện nay. Tôi đã mạnh dạn đề xuất một số biện pháp góp phần bổ sung hoàn thiện hơn trong bước rèn đọc diễn cảm ở giờ dạy học Tập đọc- Học thuộc lòng phù hợp với nhận thức của các em hiện nay. Một số ý kiến đề xuất bước đầu đã mang lại hiệu quả cho giờ dạy. Học sinh cảm thụ bài và đọc bài tốt hơn. Tất nhiên sẽ còn nhiều biện pháp nữa để rèn đọc diễn cảm cho học sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Đây chưa phải là biện pháp hữu hiệu nhất, phù hợp nhất cho mọi đối tượng giáo viên và học sinh. Tôi rất mong được trao đổi với các đồng nghiệp, những người quan tâm đến vấn đề này để đựơc đóng góp ý kiến bổ ích cho phần nghiên cứu của tôi ngày càng hoàn thiện hơn . Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ban giám hiệu, tổ chuyên môn và các đồng nghiệp đã gíup tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này . Tôi xin chân thành cảm ơn ! Eangai , ngày 20 tháng 02 năm 2012 Người viết đề tài Phạm Thị Tuṍn
Tài liệu đính kèm: