Rèn luyện một số thao tác tư duy cơ bản cho học sinh lớp 4 thông qua một số bài toán về tỉ số

Rèn luyện một số thao tác tư duy cơ bản cho học sinh lớp 4 thông qua một số bài toán về tỉ số

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài :

Bậc tiểu học là bậc đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách của học sinh.

Đây là bậc học cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên xã hội, trang bị những phương pháp và kỹ năng ban đầu về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn .Bồi dưỡng và phát huy tình cảm, thói quen và đức tính tốt đẹp của người Việt Nam . Nghị quyết TW Đảng khoá VIII đã chỉ rõ: Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người mới trong thế hệ mới thật thà gắn bó với lý tưởng độc lập của chủ nghĩa xã hội. Có đạo đức sáng, có ý thức hiện cường, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nền công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, có khả năng tích thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tiềm năng của dân tộc, của cá nhân. Làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tính kỷ luật, có sức khoẻ, là người thừa kế và xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa Hồng vừa Chuyên như lời dặn của Bác Hồ kính yêu: “Giáo dục nhằm đào tạo con người phát triển toàn diện: “ Đức – Trí – Thể – Mỹ”

Với mục tiêu giáo dục toàn diện đối với học sinh. Đối với phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, các môn học ở tiểu học đều có mối quan hệ với nhau để cung cấp cho học sinh những tri thức của bậc học. Cùng với các môn học khác, môn toán ở tiểu học có vị trí rất quan trọng, nó cung cấp cho học sinh những tri thức ban đầu cơ bản và sơ giản về số học (số tự nhiên, số thập phân, phân số )

 

doc 33 trang Người đăng hang30 Lượt xem 2176Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Rèn luyện một số thao tác tư duy cơ bản cho học sinh lớp 4 thông qua một số bài toán về tỉ số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1: Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài :
Bậc tiểu học là bậc đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách của học sinh. 
Đây là bậc học cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên xã hội, trang bị những phương pháp và kỹ năng ban đầu về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn .Bồi dưỡng và phát huy tình cảm, thói quen và đức tính tốt đẹp của người Việt Nam . Nghị quyết TW Đảng khoá VIII đã chỉ rõ: Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người mới trong thế hệ mới thật thà gắn bó với lý tưởng độc lập của chủ nghĩa xã hội. Có đạo đức sáng, có ý thức hiện cường, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nền công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, có khả năng tích thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tiềm năng của dân tộc, của cá nhân. Làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tính kỷ luật, có sức khoẻ, là người thừa kế và xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa Hồng vừa Chuyên như lời dặn của Bác Hồ kính yêu: “Giáo dục nhằm đào tạo con người phát triển toàn diện: “ Đức – Trí – Thể – Mỹ”
Với mục tiêu giáo dục toàn diện đối với học sinh. Đối với phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, các môn học ở tiểu học đều có mối quan hệ với nhau để cung cấp cho học sinh những tri thức của bậc học. Cùng với các môn học khác, môn toán ở tiểu học có vị trí rất quan trọng, nó cung cấp cho học sinh những tri thức ban đầu cơ bản và sơ giản về số học (số tự nhiên, số thập phân, phân số )
Các đại lượng thông dụng, một số yếu tố hình học và hệ thống đơn giản, hình thành kỹ năng toán học (thực hành, đo lường, giải các bài toán có nội dung thực tế ) giúp học sinh phát triển tư duy lôgíc vầ các thao tác trí tuệ. Nó rèn luyện cho học sinh phương pháp suy nghĩ, suy luận, tìm tòi, giải quyết vấn đề giúp học sinh phát triển trí thông minh, tư duy học tập linh hoạt, sáng tạo, đặc biệt trong giờ dạy toán ở bậc tiểu học thì giải toán thì giải toán chiếm môt vị trí quan trọng. Có thể xem việc giải toán là hình thức chủ yếu của hoạt động toán học .
Trong chường trình môn toán tiểu học, nội dung dạy, học toán có lời văn được xây dựng như một “mạch” kiến thức đồng tâm xuyên sâu từ lớp 1 đến lớp 5, mạch kiến thức đó có đặc điểm chung của cả chương trình, nhưng cũng có đặc điểm riêng ở trong lớp, đặc biệt là lớp 4, lớp mở đầu của giai đoạn “học tập sâu” ở bậc tiểu học. Nội dung dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4 đã kế thừa, bổ sung và phát triển nội dung dạy học giải toán có lời văn ở các lớp 1,2,3, và tiếp tục giải các bài toán chủ yếu không quá 3 bước tính . Trong đó có các bài toán về tỷ số chiếm một số lượng khá lớn trong toán 4.
Qua việc tìm hiểu sách giáo khoa và thực tế giảng dạy tôi thấy các bài toán về tỷ số không những góp phần quan trọng trong việc củng cố các kỹ năng toán học nói chung và toán 4 nói riêng, cho học sinh mà còn nhiều ứng dụng trong đời sống . Chính vì vậy tôi đã chọn “ Rèn luyện một số thao tác tư duy cơ bản cho học sinh lớp 4 thông qua một số bài toán về tỷ số” làm đề tài cho khoá luận của mình với mong muốn tìm hiểu sâu đề tài bài để nâng cao chất lượng dạy học toán .
2- Mục đích nghiên cứu :
2.1 Với mục đích nghiên cứu “ Rèn luyện một số thao tác tư duy cơ bản cho học sinh lớp 4 thông qua một số bài toán về tỷ số”
2.2 Cần có biện pháp dạy học như thế nào cho thích hợp để rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học .
3- Nhiệm vụ nghiên cứu :
Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, đề tài có các nhiệm vụ sau :
X ác định cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài .
Nghiên cứu nội dung và chương trình giảng dạy lớp 4
Xác định quan điểm chính của việc rèn luyện tư duy cơ bản khi dạy các bài toán về tỷ số .
Xây dựng một số bài về tỷ số, thao tác cơ bản cho học sinh lớp 4 .
4- Đối tượng nghiên cứu :
Nghiên cứu nội dung chương trình về :
Các biện pháp dạy học nhằm rèn luyện tư duy cho học sinh thông qua một số bài toán về tỷ số lớp 4.
Đối tựơng nghiên cứu :
Giáo viên và học sinh lớp 4. Trường tiểu học Thu Cúc 1 – Tân Sơn – Phú Thọ
5- Giả thuyết khoa học :
Nếu đề tài được thực hiện với một số thao tác tư duy cơ bản cho học sinh lớp 4 thông qua một số bài toán về tỷ số theo đổi mới về nội dung, chương trình, sách giáo khoa môn toán ở Tiểu học thì có thể chủ động nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở Tiểu học .
6- Phương pháp nghiên cứu :
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu :
1, Phương pháp nghiên cứu lý luận .
2, Phương pháp điều tra .
3, Phương pháp thực hiện sư phạm .
7- Giới hạn và phạm vi nghiên cứu :
Nghiên cứu một số thao tác tư duy cơ bản cho học sinh lớp 4 thông qua một số bài toán về tỷ số. Trong dạy học môn toán ở Trường tiểu học Thu Cúc 1.
8- Những đóng góp của đề tài :
9- C ấu trúc của đề tài :
Đề tài gồm 3phần 	: Phần mở đầu
Phần nội dung
Phần kết luận
Và các chương : 
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn .
Chương 2: Rèn luyện một số thao tác tư duy cho học sinh lớp 4 thông qua việc dạy học một số bài toán về tỷ số.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm .
10- Kế hoạch nghiên cứu :
Xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học khoa Tiểu học .
Phần II: Nội dung và phương pháp
Chương I : Cơ sở lý luận và thực tiễn
Cơ sở lý luận :
M ột số khái niệm cơ bản :
Khái niệm về tư duy :
Chúng ta thường nói tới “tư duy” trong nhiều tình huống khác nhau như :
Khi nhận xét về học sinh ta nói : HS này có đủ tư duy tốt, học sinh kia có tư duy chưa tốt .
Khi bàn về một vấn đề trong xã hội ta nói: “ Cần đổi mới tư duy”
Khi định hướng nghiên cứu ta nói: Phát hiện tư duy cho học sinh trong quá trình dạy học ..
Vậy chúng ta hiểu tư duy là gì ? Tư duy có những đặc điểm cơ bản nào ?
Tại sao nói tư duy là một quá trình, có thể mô phỏng, mô tả quá trình tư duy? Trong quá trình tư duy có những thao tác cơ bản nào !
Có nhiều quan niệm về tư duy mà chúng ta có thể tham khảo của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học, triết học, tâm lý học như :
+ Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê :
Tư duy là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, như biểu tượng, khái niệm, phán đoán và suy lý .
+Theo từ điển triết học thì : Tư duy là sản phẩm cao nhất của cái vật chất được tổ chức một cách đặc biệt là bộ não, phản ánh tích cực thế giới khách quan trong các khái niệm, phán đoán, suy luận Tư duy phát hiện trong qua trình hoạt động sản xuất xã hội của con người và bảo đảm phản ánh thực tại một cách gián tiếp, phát hiện những mối quan hệ của thực tại .
Theo giáo trình tâm lý của GS Phạm Minh Hạc: Tư duy phản ánh những mối quan hệ bên trong hiện thực khách quan và trước đó chủ thể nhận thức chưa biết Tuy diễn đạt bằng cách khác nhau nhưng các quan niệm đã nêu lên bản chất của tư duy .
Vậy tư duy là một quá trình nhận thức bậc cao có ở con người phản ánh hiện thực khách quan vào bộ não dưới dạng khái niệm , phán đoán, suy luận ..
Tư duy nảy sinh trong xã hội là sản phẩm hoạt động xã hội , bao hàm các quá trình nhận thức gián tiếp tiêu biểu: Phân tích, tổng hợp, trìu tượng hoá, khái quát hoá  Kết quả của quá trình tư duy là sự nhận thức về một đối tượng nào đó ở mức độ cao hơn, sâu sắc hơn .
b- Tư duy có đặc điểm :
Tính có vấn đề: Muốn kích thích được tư duy đồng thời phải có hai điều kiện :
+ Phải gặp hoàn cảnh có vấn đề.
+ Hoàn cảnh đó phải được cá nhân nhận thức rõ và có nhu cầu tìm hiểu nó .
Tính gián tiếp : Tư duy phát hiện ra bản chất của sự vật hiện tượng và quy luật của chúng nhờ sử dụng công cụ, phương tiện, đặc biệt là ngôn ngữ. Nhờ đó mà tư duy đã mở rộng không giới hạn khả năng nhận thức của con người .
Tính trìu tượng và khái quát: Tư duy phản ánh cái bản chất nhận thức chung có nhiều sự vật hợp thành một nhóm, một loại, một phạm trù khái quát đồng thời trục xuất khỏi sự vật đó ,những cái cụ thể cá biệt hay tư duy mang tính trìu tượng và khái quát .
Tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ .
Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức tính .
c- Tư duy có vai trò to lớn với đời sống và hoạt động nhận thức của con người .
Mở rộng giới hạn của nhận thức, tạo khả năng để vượt ra ngoài những giới hạn của kinh nghiệm trực tiếp do cảm giác mang lại để đi sâu vào bản chất .
Tư duy không chỉ giải quyết trước mắt mà cả nhiệm vụ trong tương lai .
Tư duy cải tạo thông tin của nhận thức cảm tính làm cho chúng có ý nghĩa hơn cho hoạt động con người .
2- Kinh nghiệm về tư duy toán học:
Tư duy toán học tất nhiên phù hợp với khái niệm và đặc điểm của tư duy nói chung . Tư duy toán học có liên quan đến tư duy khoa học tự nhiên như một bộ phận của nó :
Tư duy khoa học tự nhiên được đặc trưng bởi :
Có thông tin về khoa học tự nhiên và các sự kiện những thuật ngữ riêng, kỹ năng giải thích ý nghĩa của nội quy luật.
Có kỹ năng sử dụng các kiến thức khoa học tự nhiên và thực tế, làm giàu kinh nghiệm sống hằng ngày bằng việc sử dụng các kiến thức về các quy luật của tự nhiên, về kỹ năng phân biệt các sự kiện và các giả thuyết, kỹ năng là thực nghiệm kết quả kiểm tra và khái quát chung .
Tư duy không tách rời hoạt động thực tiễn vì vậy tư duy khoa học tự nhiên còn chi phối bởi phương pháp ứng với nó.
Trong thực tế tất cả các thành phần của tư duy có tác động qua lại một cách hữu cơ với nhau, liên kếp chặt chẽ với nhau trong một thao tác tư duy tạo thành một tư thế thống nhất. Sự phân chia diễn ra ở trên cho một quá trình phức tạp như tư duy toán học. Nhằm mục đích nghiên cứu các biểu hiện của tư duy toán học trong dạy học nói chung và dạy học toán ở tiểu học nói riêng .
Như vậy tư duy toán học có những nét đặc trưng riêng của mình mà những đặc điểm này được quy định bởi tính chất đặc thù của đối tượng toán học, của phương pháp nghiên cứu toán học và cả phẩm chất của tư duy .Cơ chế hoạt động của tư duy phụ thuộc vào đối tượng tư duy .
3- Rèn luyện tư duy cho học sinh trong dạy toán ở tiểu học:
Trong các môn học ở tiểu học thì môn toán là môn có nhiều giờ và do tính chất đặc thù của môn học, nó có rất nhiều lợi thế trong việc rèn luyện và phát triển tư duy cho học sinh .Vì vậy yêu cầu đặt ra đối v ới mỗi giáo viên là biết lựa chọn nội dung thích hợp và tổ chức các hoàt động vừa sức để từng bước rèn luyện tư duy cho học sinh môt cách đúng mức .
Tham khảo 4 lý do sau đây của tác giả R.S Miêson giúp chúng ta hiểu thêm một cách lý giải sự cần thiết rèn luyện tư duy cho học sinh trong dạy học .
Học sinh phải được trang bị đầy đủ kiến thức để thi đua dành cơ hội trong học tập, việc làm được thừa nhận và  ...  học sinh phát huy tính sáng tạo, đưa ra nhiều cách giải (đồng thời yêu cầu các em lý giải tại sao lại lựa ch ọn phương pháp, cách làm đó)
Đ ổi m ới định hướng đúng cần cho học sinh thực hiện chương chình giải của mình để cho cả lớp theo dõi nhận xét. Còn đối với những định hướng sai, giáo viên cần phân tích cái sai. Sau khi học sinh đã nêu được tất cả các cách giải khác nhau giáo viên cần yêu cầu học sinh xem xét cách giải nào đúng nhất, hay nhất, phù hợp nhất để có thể vận dụng cho những bài tương tự .
Việc phân tích đề giải toán bằng cách khác nhau đối với học sinh một yêu cầu cao. Tuy nhiên nếu giáo viên hướng dẫn học sinh làm tốt được bbước này một cách thường xuyên và có chất lượng thì hiện giải toán tuần tự theo các bước, tìm hiểu nội dung bài toán, tìm và lập kế hoạch giải bài toán và kiểm tra lời giải không những rèn luyện và phát triển được các thao tác tư duy cho học sinh mà còn hình thành được ở các em thói quen giải quyết vấn đề có kế hoạch , xẽ mang lại hiệu quả cao trong việc rèn luyện và phát triển tư duy cho học sinh.
Nói tóm lại, để rèn luyện tư duy cho học sinh lớp 4 qua việc giải các bài toán về tỷ số, bên cạch việc hệ thống hoá các kiến thức về tỷ số, phân loại các dạng toán thì phương pháp dạy học, của giáo viên đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình dạy học, người giáo viên phải luôn tích cực hoá hoạt động của học sinh những cũng không làm mất vai trò tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của mình. Có rất nhiều cách để kích thích học sinh hứng thú học tập, rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh. Một trong những phương tiện để đạt được mục đích trên là hệ thống những câu hỏi của giáo viên cần đặt ra cho học sinh những câu hỏi gợi ý đúng tình huống để học sinh dần dần biết sử dụng câu hỏi này như những phương tiện kích thích suy nghĩ, tìm tòi, dự toán, mục đích để giải được các bài toán mà mục đích cao hơn là rèn luyện phát triển tư duy cho các em năng lực cá nhân, đào tao ra những con người đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Những câu hỏi trên lúc đầu là do giáo viên đưa ra để hỗ trợ cho học sinh,
Nhưng dần dần biến thành vũ khí học tập của học sinh, học sinh tự nêu ra đúng lúc, đúng chỗ để gợi ý cho từng bước đi của mình trong qua trình giải toán.
Quan trong hơn cả là các câu hỏi đưa ra phải khơi dậy được sáng tạo, hứng thú tìm hiểu vấn đề sâu hơn nữa ở học sinh.
2. Rèn lưyện tư duy cho học sinh qua việc cho các em tiếp xúc với các bài toán có lời giải sai.
Nhận thức của học sinh tiểu học thường là cảm tính, tư duy của các em dựa vào trực quan, khả năng tưởng tượng của các em còn hạn chế, suy luân của các em không phải là suy luận là một dãy phán đoán gián đoạn, mò mẫn, chưa phải là phán đoán có duy nghĩ về khái niệm tỷ số, tỷ lệ xích không phải là những khái niêm trìu tượng nên việc tiếp thu và vận dụng chúng phần nào gây khó khó khăn cho học sinh. Do vậy khi giải các bài toán về tỷ số, học sinh thường mắc một số sai lầm. Chỉ ra dược sai lầm trong bài bài giải của học sinh là cần thiết song quan trọng hơn là giáo viên cần phân tích, tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục những sai lầm đó cho học sinh để việc dạy – học đạt kết quả cao.
Những sai lầm của học sinh rất phong phú, trong đó có cả sai lầm bản chất và sai lầm không bản chất. Qua việc nghiên cứu các bài tập học sinh làm và trao đổi thảo luận với đồng nghiệp trong trường tôi thấy học sinh thường mắc các sai lầm sau :
+ Sai lầm không hiểu cách thực hiện phép tình
+ Sai lầm trong câu trả lời và việc trình bài bài giải
+ Sai lầm khi tính toán và chuyển đổi đơn vị đo
`+ Sai lầm trong tóm tắt đề toán bằng sơ đồ đoạn thẳng
Ví dụ : Học sinh lầm trong việc xác định dạng toán
Bài toán : Tùng có 24 viên bi đựng ở 2 túi nếu chuyển 4 viên bi từ túi trái sang túi phải thi số viên bi ở 2 túi bằng nhau tìm số bi ở mỗi túi của Tùng.
+ HS xác định đây là bài toàn về nhiều hơn. Khi HS xác định sai dạng toán giáo viên cần yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài sau đó tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng để học sinh xác định đúng bài toán.
Nếu lấy ở túi trái ra 4 viên bi, mà chưa đưa vào túi phải thì lúc đó túi phải còn kém túi trái 4viên bi suy ra lúc đầu túi phải ít hơn túi trái là 4+4=8 bi sau đó yêu cầu HS áp dụng bài toán tìm 2 số khi biế tổng và hiệu để giải bài toán.
Những sai lầm trên là có nguyên nhân và có thể khắc phục được trong quá trình dạy học giải toán khi đã xác định được rõ các sai lầm mà học sinh thường mắc phải ta có thể cho học sinh tiếp xúc :
Với các bài toán giải sai để các em phát hiện ra chỗ sai sau đó tìm ra nguyên nhân sai và sửa lại cho đúng . Làm như vậy sẽ giúp các em hiểu sâu hơn nắm chắc được các dạng toán đặc biệt là không mắc sai lầm tương tự, còn phát hiện triển ở các em khả năng phân tích, phát hiện giải quyết vấn đề.
đễ, ph át triển tư duy cho các em .
Bên cạnh đó việc đưa ra các bài toán với lời giải sai còn tạo ra được một hiệu ứng rất quan trọng đó là tạo ra hứng thú học tập cho học sinh, thay đổi cách thức học tập, sự khám phá tìm tòi của học sinh. Do đó các em sẽ nỗ lực hơn trong việc giải quyết các nhiệm vụ học tập. Để làm được việc này chúng ta cần thực hiện theo 2 bước sau :
Bước 1 : Phân tích những cái lỗi sai học sinh thường mắc phải để soạn ra các bài toán có lời giải sai cho học sinh sửa lại .
Bước 2: Cho học sinh làm các ví dụ tương tự để củng cố lai kiến thức cho các em rèn luyện và phát triển tư duy cho học sinh là một việc làm đòi hỏi nhiều thời gian và công sức trên đây chia làm 2 đề xuất nhỏ nhằm rèn luyện tư duy cho học sinh.
Chương 3 : Thực nghiệm sư phạm
3.1 Mục đích và yêu cầu thực nghiệm
Thực nghiệm PPDH mới bằng cách xây dựng phiếu học tập, phiếu kiểm tra, từ đó rút ra những điều cần thiết khi soạn và dạy học sinh giải toán về tìm 2 số khi biết tổng (hiệu ) và tỷ số của chúng.
địa bàn và đối tượng thực nghệm
Tôi tiến hành thực nghiệm trên 4 lớp học sinh khối 4 Trường tiểu học Thu Cúc 1 –xã Thu Cúc – Tân Sơn –Phú Thọ.
Kế hoạch thực nghiệm
Thực nghiệm PPDH mới bằng cách xây dựng phiếu học tập, phiếu kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh.
Dùng phương pháp thống kê sử lý số liệu để đánh giá kết quả 2 tiết dạy và dạy thực nghiệm từ đó có phương thức phù hợp để rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh lớp 4 về toán tỷ số.
Tổ chức thực nghiệm
+ Soạn thực nghiệm 2 tiết :
Tiết 1 : Tìm 2 số khi biết tổng và tỷ số của hai số đó.
Tiết 2 : Tìm hai số khi biết hiệu và tỷ số của hai số đó.
*Dạy thực nghiệm trên 4 lớp 4 học sinh khối 4 ( 100học sinh )
Tiến hành khảo sát chát lượng thông qua phiếu kiểm tra
đánh giá kết quả thực nghiệm
Sau khi tổng hợp và sử lý số liệu kết quả thu được như sau :
Tiết 1 : Số phiếu kiểm tra 100
Số em đat yêu cầu kiến thức trở lên : 96 = 96%
Trong đó số em đạt kha, giỏi :
Tiết 2 : Số phiếu kiểm tra :
Số em đạt yêu cầu kiến thức trở lên :
Số em đạt khá giỏi :
Từ kết quả trên cho thấy các tiết soạn và dạy thực nghiệm đem lại hiệu quả rất cao , học sinh nắm chắc kiến thức và vận dụng vào làm bài tập rất tốt.
Phần III : Kết luận
Trên đây là toàn bộ nội dung của đề tài “Rèn luyện một số thao tác tư duy cơ bản cho học cho 4 thông qua một số bài toán về tỉ số”. Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu tôi rút ra một số kết luận như sau :
1-Các dạng toán về tỷ số được đưa vào chương trình toán 4 giúp cho học sinh củng cố khái niệm giải toán ( chủ yếu là toán có lời văn ) phát triển tư duy và các phẩm chât cho học sinh.
Các dạng bài toán về tỷ số thuộc dạng toán điển hình có những phương pháp đặc thù riêng.Quá trình tìm lời giải và gả toán có lời văn nói chung và viêc giải toán về tìm hai số khi biết tổng ( hiệu ) và tỷ số của hai số đó. Có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện và phát triển tư duy cho học sinh nhất là ở các bước phân tích bài toán và nghiên cứu sâu lời giải. Một cách giải mới và đúng được đưa ra sẽ khơi dậy hứng thú học tâp cho học sinh.
3-Trong quá trình dạy bài toán về tìm hai số khi biết tổng ( hiệu ) và tỷ số của chúng cần đánh giá đúng vai trò, vị trí, tác dụng của bài toán này, cần quán triệt tinh thần đổi mới phương pơháp dạy học tức là cần phải chú ý tổ chức để học sinh được chú động giải toán, tự mình nắm được các bước giải và hoàn thiện. Khả năng giải toán của học sinh không mhững đạt được mục đích giải được các bài toán mà còn phát huy tính sáng tạo, nhận xét, đánh giá, mở rộng vấn đề học toán. Khoá luận chỉ ra một số biện pháp dạy học giải toán nhằm phát huy tối đa tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học để rèn luyện và phát triển tư duy cho học sinh.
Trong thời gian có hạn bước đầu nghiên cứu khoa học , đề tài xẽ không tránh khỏi những sai sót và hạn chế . Vậy tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô khoa Tiểu học trường Đại học Hùng Vương và bạn bè đồng nghiệp góp ý kiến để đề tài của tôi được hoàn thiện và ứng dụng.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thanh Sơn, ngày 2 tháng năm 2008
Người viết
Nguyễn Thị Hồng Minh
STT
Nội dung
Trang
1
Phần I :Phần mở đầu
2
1–Lí do chọn đề tài
3
2- Mục đích nghiên cứu
4
3- Nhiệm vụ nghiên cứu
5
4- Đối tượng nghiên cứu
6
5- Giả thuyết khoa học
7
6- Phương pháp nghiên cứu
8
7- Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
9
8- Những đóng góp m ới của đề tài
10
9- Cấu chúc của đề tài
11
10- Kế hoạch nghiên cứu
12
Phần II : Nội dung
13
Chương I : Cơ sở lí luận và thực tiễn
14
1.1 Cơ sở lí luận
15
1.2 Cơ sở thực tiễn
16
Kết luận chương I
17
Chương II : Rèn luyện một số thao tác tư duy cho học sinh lớp 4 thông qua việc dạy giải một số bài toán về tỷ số
18
2.1 Rèn luyện tư duy cho học sinh qua việc tìm lời giải và giải bài toán
19
2.2 Tìm và xây dựng kế hoạch giải các bài toán
20
2.3 Thực hiện chương trình giải toán
21
2.4 Kiểm tra và nghiên cứu sâu lời giải
Chương III : Thực nghiệm sư phạm
3.1 Mục đích và yêu cầu thực nghiệm
3.2 Địa bàn và đối tượng thực ngiệm
3.3 Kế hoạch thực nghiệm
3.4 Tổ chức thực nghiệm
3.5 Đánh giá kết quả thực nghiệm
Phần III : Kết luận
1. Phu lục
2. Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo
Đỗ Trung Hiệu, Nguyễn Hùng Quang, Kiều Đức Thành,
Phương pháp dạy toán 1 .NXBGD 2000
Đỗ Trung Hiệu : Các bài toán điển hình lớp 4 -5 NXBGD 2000
Hà Sỹ Hồ, Đỗ Đình Hoan, Đỗ Trung HIệu :
Phương pháp dạy toán NXBGD năm 1999
Phạm Đình Thực : Giải toán ở tiểu học như thế nào NXBGD năm 2002
SGK toán 4 NXBGD năm 2005
Trần Ngọc Lan : Rèn luyện tư duy cho học sinh dạy toán ở tiểu học NXB trẻ 2007
Đỗ Đình Hoan : Hỏi đáp về dạy học toán 4 NXBGD
Nguyễn Đức Tấn: Tự luyện giải toán 4 NXBGD.

Tài liệu đính kèm:

  • docTOAN 3(7).doc