Sáng kiến kinh nghiệm áp dụng trò chơi ngôn ngữ và giáo cụ trực quan vào quá trình dạy học

Sáng kiến kinh nghiệm áp dụng trò chơi ngôn ngữ và giáo cụ trực quan vào quá trình dạy học

Ngày nay xã hội đang ngày càng phát triển, việc học tập, tiếp thu, lĩnh hội tri thức nhân loại đang là nhu cầu cấp thiết của từng người. Để mỗi người dễ dàng tiếp cận với nguồn tri thức dồi dào đó, Tiếng Anh là phương tiện không thể thiếu. Do đó, việc học tiếng Anh đang ngày càng được xã hội quan tâm hơn đặc biệt là thế hệ trẻ.

Để đáp ứng một phần mục đích này, là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn tiếng Anh bậc THCS, tôi hiểu bộ môn Tiếng Anh góp phần không nhỏ trong việc đầu tư kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết của học sinh để giao lưu với thế giới, nắm bắt những thông tin có giá trị, những công nghệ khoa học tiên tiến trên toàn thế giới. Bởi vì tiếng Anh là ngôn ngữ chung nhất được sử dụng và được giao lưu Mỗi môn học có những phương pháp giảng dạy, đặc thù riêng. Đối với việc giảng dạy môn Ngoại ngữ nói chung và với môn Tiếng Anh nói riêng thì phương pháp giảng dạy phải là một vấn đề cần được đặt lên hàng đầu. Để có một tiết học Tiếng Anh có chất lượng tốt, tạo cho học trò một sự hứng khởi khi tiếp thu bài học thì người giáo viên giảng dạy phải thực sự có những phương pháp độc đáo, hấp dẫn .

 

doc 17 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1682Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm áp dụng trò chơi ngôn ngữ và giáo cụ trực quan vào quá trình dạy học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DUC- ĐẠO TẠO YÊN LẠC
TRƯỜNG THCS YÊN ĐỒNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
ÁP DỤNG TRÒ CHƠI NGÔN NGỮ 
VÀ GIÁO CỤ TRỰC QUAN 
VÀO QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
 Môn : Tiếng Anh
Tổ : KHXH
Mã: .
Người thực hiện :Tạ Thị Giang
ĐT: 01665657075 
MỤC LỤC:
A. Phần mở đầu	 
 I. Lý do chọn đề tài	 
 II. Phạm vi nghiên cứu	 
 III. Đối tượng nghiên cứu	 
 IV. Mục đích nghiên cứu	 
B. Phần nội dung	
I. Cơ sở lý luận	
II. Thực trạng vấn đề	
III. Giải quyết vấn đề
IV. Tiến trình thực hiện đề tài:
- Hình thức trò chơi dùng để giới thiệu từ mới 
- Hình thức trò chơi dùng để kiểm tra từ mới:
- Hình thức trò chơi dùng để thiết lập tình huống,	
- Hình thức dùng trò chơi sử dụng “brainstorming”	
- Hình thức dùng trò chơi sử dụng “noughts and crosses” 
- Hình thức dùng trò chơi sử dụng “ kim’s game’	
- Hình thức dùng trò chơi sử dụng “Board race”.	
- Hình thức dùng trò chơi sử dụng “Categorizing”:	
- Hình thức dùng trò chơi sử dụng “Guessing game”:	
 -. Hình thức dùng trò chơi - sử dụng “Hangman”
- Hình thức trò chơi nhằm tạo không khí vui vẻ 	
V: Hiệu quả của SKKN: 
VI. Bài học kinh nghiệm
C. Kết luận chung 
3
3
4
4
4
4
4
5
6
6
7
7
8
9
10
10
10
11
 12
 12
 13
 13
 14
 14
 14
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
Lý do chọn đề tài: 
Ngày nay xã hội đang ngày càng phát triển, việc học tập, tiếp thu, lĩnh hội tri thức nhân loại đang là nhu cầu cấp thiết của từng người. Để mỗi người dễ dàng tiếp cận với nguồn tri thức dồi dào đó, Tiếng Anh là phương tiện không thể thiếu. Do đó, việc học tiếng Anh đang ngày càng được xã hội quan tâm hơn đặc biệt là thế hệ trẻ. 
Để đáp ứng một phần mục đích này, là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn tiếng Anh bậc THCS, tôi hiểu bộ môn Tiếng Anh góp phần không nhỏ trong việc đầu tư kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết của học sinh để giao lưu với thế giới, nắm bắt những thông tin có giá trị, những công nghệ khoa học tiên tiến trên toàn thế giới. Bởi vì tiếng Anh là ngôn ngữ chung nhất được sử dụng và được giao lưu Mỗi môn học có những phương pháp giảng dạy, đặc thù riêng. Đối với việc giảng dạy môn Ngoại ngữ nói chung và với môn Tiếng Anh nói riêng thì phương pháp giảng dạy phải là một vấn đề cần được đặt lên hàng đầu. Để có một tiết học Tiếng Anh có chất lượng tốt, tạo cho học trò một sự hứng khởi khi tiếp thu bài học thì người giáo viên giảng dạy phải thực sự có những phương pháp độc đáo, hấp dẫn .
	Giảng dạy là một quá trình mang tính chất nghệ thuật tạo sự kích thích, định hướng và  hướng dẫn. Dạy không chỉ là sự truyền đạt đơn thuần kiến thức mà là một quá trình tạo mối tương quan giữa người dạy, người học và tư liệu giảng dạy. Qua quá trình trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy rằng ngoài kiến thức, phong cách của một giáo viên Ngoại ngữ thì phương pháp giảng dạy cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc thu hút học sinh thích thú, tập trung cũng như yêu mến môn học. Hiện nay đã có rất nhiều phương pháp giảng dạy mới đã và đang được áp dụng trong quá trình dạy Ngoại ngữ ở trường Trung học . Đó là các phương pháp hay, dễ sử dụng và đã góp phần nâng cao chất lượng môn học. Vì vậy một số trò chơi Tiếng Anh sẽ bổ trợ cho công việc giảng dạy ngoại ngữ của bạn đồng thời sẽ dễ dàng gây hứng thú học tập trở lại hơn ở học sinh mà không cần phải sử dụng đến những bài “Thánh ca muôn thuở” hoặc những hình phạt đe doạ. Người giáo viên sẽ khéo léo thực hiện chúng vào đầu buổi học hoặc vào thời gian cuối buổi học để tạo sự hứng khởi cho việc học tập. 
 Với bản thân mình tôi nhận thấy việc sử dụng các trò chơi ngôn ngữ (Language games) trong việc giảng dạy và học tập môn Tiếng Anh thực sự có hiệu quả. Học sinh cảm thấy hứng thú khi được học tập môn Tiếng Anh thông qua các trò chơi ngôn ngữ này.
	Học Ngoại ngữ đòi hỏi phải có tính hứng thú (enjoyable) các trò chơi ngôn ngữ giúp ta thực hiện điều này. Người dạy và học ngoại ngữ không nên nghĩ rằng chơi các trò chơi ngôn ngữ là phí phạm thời gian học tập. Ngay cả với tiếng mẹ đẻ cũng sẽ đạt được những tiến bộ rất nhiều thông qua việc sử dụng các trò chơi ngôn ngữ. Học sinh sẽ học ngoại ngữ rất tốt thông qua các trò chơi ngôn ngữ. Các trò chơi ngôn ngữ giúp thay đổi không khí trong tiết học và làm cho các bài học bớt căng thẳng và dễ hiểu hơn, đôi khi giúp người học dễ nhớ và tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc.
II. Phạm vi nghiên cứu: Trường THCS Yên Đồng
III. Đối tượng nghiên cứu:tổ chức trò chơi ngôn ngữ và giáo cụ trực quan trong giảng dạy tiếng Anh ở THCS
IV. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu sử dụng trò chơi và giáo cụ trực quan để tạo sự hứng thú, ham học của học sinh trong các tiết học môn tiếng Anh ở trung học cơ sở.
B. PHẦN NỘI DUNG:
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Như chúng ta đã biết, việc học Tiếng Anh đang là xu hướng của thời đại công nghệ phát triển như hiện nay. Tuy nhiên, Tiếng Anh là một ngoại ngữ, không phải là tiếng mẹ đẻ, do đó việc giảng dạy tiếng Anh là đã một việc khó, để học sinh tiếp thu và vận dụng tiếng Anh vào thực tiễn của cuộc sống lại là việc làm khó khăn hơn. Học sinh cần phải lĩnh hội, tiếp thu và vận dụng tốt các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết thông qua các hoạt động giao tiếp có mục đích. Do đó, giáo viên phải có những kỹ năng, phương pháp riêng, phải luôn học hỏi, tìm tòi, sáng tạo để truyền đạt kiến thức cho học sinh. Điều đầu tiên giáo viên phải làm là tạo cho học sinh sự hứng thú, ham muốn học tập, tạo sự tò mò và muốn biết được những điều mình sắp được học. Việc thiết lập, tạo những tình huống đưa học sinh hướng vào chủ điểm, nội dung của bài học là cả một nghệ thuật của người giáo viên. Xuất phát từ vấn đề này, tôi cho rằng tổ chức các trò chơi trong mỗi bài học tuy là nhỏ, nhưng chính các trò chơi trong mỗi bài học, đặc biệt là ở phần “warm up” đã góp phần quan trọng trong việc tạo sự tập trung, theo dõi của học sinh vào các vấn đề được trình bày, tạo sự thoải mái, giảm sự căng thẳng của học sinh. Cũng từ đó, học sinh ham thích môn học và học tập có hiệu quả hơn. Các trò chơi có rất nhiều hình thức, phong phú, đa dạng, được áp dụng rộng rãi tùy thuộc vào các hình thức của bài học. Hơn nữa đó cũng là một hoạt động tích cực trong phương pháp giảng dạy mới của bộ môn tiếng Anh. Vì thế, mỗi thầy giáo, cô giáo cần nghiên cứu, vận dụng các trò chơi vào trong mỗi bài dạy nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh, giảm đi sự căng thẳng, chán nản đối với môn học như chúng ta đã thấy ở rất nhiều học sinh trong thời gian qua.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn tiếng Anh nhiều năm, tôi đã nhận thấy học sinh yếu kém ở môn học này còn nhiều, chỉ có một số học sinh nói, viết khá lưu loát. Từ đó khiến tôi phải trăn trở, suy nghĩ nhiều và cố gắng tìm ra nguyên nhân, từ đó có hướng khắc phục tình huống, nâng số lượng học sinh khá giỏi lên và hạn chế lượng học sinh yếu kém ở bộ môn. Qua thực tế tôi nhận thấy một trong những nguyên nhân khiến số lượng học sinh yếu kém nhiều là do hoàn cảnh gia đình còn gặp nhiều khó khăn, các em còn phụ giúp gia đình về kinh tế sau giờ học, điều kiện học tập của các em còn hạn chế, chưa đầy đủ, các em không có từ điển, sách tham khảo thêm, băng hình, máy móc hỗ trợ cho các em các kỹ năng nghe, nói, thực hành nhiều. Trường học còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất như máy cát sét, tranh ảnh, . Nhưng nguyên nhân được các em nhắc đến nhiều nhất khi được hỏi ý kiến là do các em cảm thấy không hứng thú với môn học, rằng môn học này khó, các em không có môi trường để giao tiếp hàng ngày nên các em chóng quên, từ đó dẫn đến tiếp thu chậm, lực học của các em không đồng đều. Chính từ thực tế này, nhằm cổ vũ, động viên, kích thích sự ham học của học sinh tôi cho rằng mỗi giáo viên cần nghiên cứu, áp dụng các trò chơi sao cho phù hợp với nội dung bài dạy, góp phần nào hướng học sinh vào nội dung bài học và ham muốn được học tiếng Anh. Muốn thực hiện tốt được điều đó mỗi giáo viên cần hiểu rõ vai trò của trò chơi, đó là:
Tạo không khí thoải mái trong tiết học.
Hỗ trợ đắc lực trong việc tạo hưng phấn, ham thích học, thoải mái ở mỗi tiết học.
Hỗ trợ tạo sự động não của học sinh.
Hỗ trợ trong việc ôn từ mới, thiết lập câu.
Hỗ trợ trong việc rèn luyện kỹ năng nghe, nói của học sinh.
Làm phương tiện hướng dẫn, gợi ý qua việc hỏi đáp giữa giáo viên và học sinh, hướng tới chủ điểm của bài học.
* Kết quả khảo sát học sinh về sự ham thích môn học trước khi thực hiện đề tài của 1 số HS của các lớp:
STT
Lớp
Sỉ số HS
Số HS thích
Tỉ lệ
Số HS không thích
Tỉ lệ
Số HS ghét
Tỉ lệ
1
8A1
19
5
26%
10
53%
4
21%
2
8A2
16
3
19%
9
56%
4
25%
3
8A3
19
4
21%
9
47%
6
32%
PHẦN III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Nhiều tài liệu tham khảo về phương pháp dạy học tiếng Anh cũng đã giới thiệu một số trò chơi phổ biến áp dụng được trong tất cả các phần của một giờ học, ví dụ như Chain game, Guessing Game, Hangman, Lucky Numbers, Noughts and Crosses, Rub out and Remember, Slap the Board  Những trò chơi này có thể được coi là những trợ giảng đắc lực cho rất nhiều giáo viên tiếng Anh ở mọi cấp học. Qua quá trình thực hiện, có thể thấy rõ ràng là không khí lớp học sôi nổi hơn nhiều.
Trong quá trình dạy học, dự giờ, học hỏi kinh nghiệm, và nghiên cứu tài liệu sách vở, tôi đã để ý được rất nhiều dạng Game có thể phù hợp vời từng bài cụ thể trong sách giáo khoa . Từ đó, tôi đã mạnh dạn soạn một số tiết có các trò chơi thông dụng như :
- Bingo
- Jumble words
- Chain game
- Noughts and crosses
- Kim’s game
- Brainstorming
- Categozing
- Guessing
- Hidden words
- Cross words
- Riddles
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
	1. Hình thức trò chơi dùng để giới thiệu từ mới 
Nhằm tránh việc cung cấp từ mới cho học sinh theo một khuôn khổ, không sinh động, thông qua các trò chơi chúng ta có thể lồng ghép từ mới vào các trò chơi. Từ đó giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ và nhớ lâu hơn các từ mà học sinh đã học.
Ví dụ 1: Khi dạy Unit 11: What do you eat? Phần B1 ở lớp 6, thay vì cung cấp từ cho học sinh theo những cách thông thường như tạo tình huống, dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, hình ảnh, cử chỉ,.. thì giáo viên có thể cung cấp các từ sẽ được nghe trong bài qua trò chơi “Bingo”. Giáo viên cho học sinh 12 từ chỉ các thức ăn và đọc to các từ này một lần sau đó cho học sinh chọn 5 từ trong số 12 từ này và chép chúng vào giấy riêng của mình. Sau đó giáo viên đọc to các từ này không theo thứ tự. Mỗi lần đọc như vậy học sinh sẽ khoanh tròn những từ mà chúng có trong giấy. Học sinh nào có đủ 5 từ trước nhất sẽ hô to “Bingo” và là người thắng trò chơi.
 BINGO
 fish, rice, vegetabl ... . Nếu trả lời đúng hàng dọc thì được số điểm cao hơn (tùy theo giáo viên). Nhóm nào đạt nhiều điểm hơn sẽ chiến thắng.
1
C
A
M
B
O
D
I
A
2
P
E
N
P
A
L
3
S
C
H
O
O
L
4
T
H
A
I
L
A
N
D
5
C
H
I
N
A
6
S
I
N
G
A
P
O
R
E
7
C
U
R
R
E
N
C
Y
8
R
E
L
I
G
I
O
N
The country whose capital city is Phnom Penh.
A friend who keeps contact through letters.
A place we go to study.
The country has the beautiful beaches of Phuket and Pattatya.
The country has the largest population in the world.
The country is the smallest among ASEAN members.
The money system is used in a country.
It is belief in superhuman especially in Gods.
4. Hình thức dùng trò chơi sử dụng “brainstorming”giúp học sinh động não, suy nghĩ ra các hoạt động hoặc các lĩnh vực mà giáo viên đưa ra:
Ví dụ: Unit 6, phần 1 “Getting started + listen and read”, lớp 9. Giáo viên có thể dùng “ networks” chia lớp ra thành hai đội và yêu cầu các đội viết các vấn đề ô nhiễm về môi trường. Trong vòng 2 phút đội nào viết được nhiều hơn sẽ thắng trò chơi.
 Garbage dump deforestation
air pollution environmental pollution dynamite fishing
 water pollution spraying pesticides
5.Hình thức dùng trò chơi - sử dụng “noughts and crosses” nhằm mục đích giúp cho học sinh ôn lại bài học hoặc một điểm ngữ pháp nào đó:. 
Ví dụ : Unit 4, phần “language focus” lớp 8 nhằm giúp học sinh ôn lại thì quá khứ đơn, giáo viên chia học sinh thành hai đội “noughts” và “crosses”. Hoc sinh ở hai đội lần lượt chọn số và đặt câu với một động từ mà chúng chọn ở hình thức quá khứ đơn. Trong các số này có một số may mắn, học sinh không phải trả lời mà vẫn được ghi điểm. Đội nào đạt được nhiều câu đúng sẽ ghi được nhiều điểm hơn và sẽ là đội chiến thắng 
1
2
3
4
5
6
 7
8
9
10
11
12
1.Do 2. have 3. run 4. take 5. be 6. fly 
 7. come 8. lucky number 9. eat 
 10. sit 11. ride 12.go
Ex: 	 1. I did my homework last night 
6. Hình thức dùng trò chơi - sử dụng “ Kim’s game” nhằm giúp học sinh ghi nhớ nhanh những gì chúng được nhìn qua:
Ví dụ 1: Sử dụng “ Kim’s game” trong Unit 9, phần “ Getting started + listen and read” lớp 8. Giáo viên cho học sinh nhìn vào bức tranh có 4 người trong tình trạng cần sơ cứu, trong vòng 30 giây. Sau đó giáo viên hỏi học sinh một số câu hỏi. 
How many people are there in the pictrure ? (four)
How many boys and how many girls? ( Two boys, two girls )
What’s the matter with each person? ( a girl has a burn on her arm, a boy has a bad cut on his leg, a girl has a nose bleed, a boy has a bee sting )
Ví dụ 2: Sử dụng trò chơi “Chain game” để kiểm tra sự ghi nhớ các danh từ chỉ món ăn trong Unit 10: Staying healthy và Unit 11: What do you eat? Giáo viên chia lớp thành các nhóm. Giáo viên nói 1 câu, các nhóm lần lượt đặt các câu nối tiếp câu của giáo viên và của nhóm khác. Nhóm nào đặt được nhiều câu chính xác hơn sẽ chiến thắng.
- Teacher: I go to the market, I buy some apples.
- Group 1: I go to the market, I buy some apples and bananas.
- Group 2: I go to the market, I buy some apples, bananas and fish.
.
 	7.Hình thức dùng trò chơi - sử dụng “Board race”.
Ví dụ : Unit 3, phần “Write” lớp 8 . Mỗi học sinh ở 3 đội lần lượt viết các từ lên bảng theo chủ điểm . Trong vòng 2 phút đội nào có nhiều từ nhất sẽ thắng trò chơi. 	
Objects in a bedroom
Objects in a kitchen
Prepositions of position
Desk, bed, ..................
Sink, refrigerator, .........
In, on,....................
8. Hình thức dùng trò chơi - sử dụng “ categorizing”:
 ví dụ: Unit 6, phần “speak”, lớp 8. Yêu cầu học sinh đặt các cụm từ đã được cho trước sao cho thích hợp với dạng câu yêu cầu, đề nghị và câu đáp lại lời yêu cầu hoặc câu đề nghị này.
Can/ could you help me, please?
What can I do for you?
Let me help you
I need a favor 
Can / could you do me a favor ?
Do you need any help?
How can I help you?
I’m sorry. I’m really busy
Yes/No, thank you
Yes, that’s very kind of you.
No, thank you. I’m fine
May/Can I help you?
Certainly/ Of couse/ Sure 
Asking for favor
Can/ Could you...?
Responding to favor
Certainly/ of couse/ sure
Responding to assistance
No, thank you. I’m fine 
9. Hình thức dùng trò chơi - sử dụng “ Guessing game”:
 Ví dụ : Unit 7, phần “Read” lớp 8. Giáo viên cho định nghĩa và yêu cầu học sinh tìm ra các từ .
A place where you can buy everything. ( Supermarket / Maket )
A.........................................vegetable and fruit. ( Grocery )
....................................... ......books ( Bookstore )
 4 . ...................................come and eat . ( Restaurant )
5. .................................. .come to see the movies . ( Movie theater )
Aperson who comes to the store and buys something. ( Customer ) 
7
1
3
8
6
4
2
5
10. Hình thức dùng trò chơi - sử dụng “Hangman”
a) Các bước thực hiện chung
GV gợi ý số chữ của từ cần đoán bằng số gạch ngắn trên bảng
Yêu cầu HS đoán các chữ có trong từ
Nếu HS đoán sai GV gạch một gạch (theo thứ tự trong hình vẽ)
HS đoán sai 8 lần thì thua cuộc, GV giải đáp từ
Hình thức dùng trò chơi nhằm tạo không khí vui vẻ trước khi học bài mới: 	
Đối với hình thức này, giáo viên chỉ cần đưa ra vài câu đố cho học sinh, giúp các em vui vẻ, tạo cảm giác thoải mái để học bài mới có hiệu quả cao hơn.
Ex: 	What is the end of everything?	(The letter G)
	What has legs but cannot walk? (a table)
	What has teeth but cannot bite? (a comb)
	What am I? 	
	“My face is marked.
	My hands keep moving
	I have no time to play
	I must run all day.” (A clock)
VI. HIỆU QUẢ CỦA SKKN:
Qua quá trình thực tế giảng dạy ở các khối lớp, khi áp dụng đưa các trò chơi vào các tiết học tôi thấy có hiệu quả rõ rệt. Trò chơi có sức lôi cuốn, hấp dẫn học sinh học tập nhiều hơn, gây nên sự hứng thú học tập ở mỗi học sinh, học sinh tập trung vào bài học hơn. Giúp cho việc truyền đạt kiến thức của giáo viên có hiệu quả nhiều so với trước. Việc tiếp thu bài của học sinh có tiến bộ rõ rệt. Đầu năm có rất nhiều em còn sợ học bộ môn, không thích học vì cho rằng nó khó hiểu, khó tiếp thu, đến nay chất lượng học đã tăng khá đồng đều. Đại bộ phận đa số các em đã thích học môn tiếng Anh, ở các tiết học có phần sôi nổi hơn, lượng học sinh tham gia phát biểu xây dựng bài khá nhiều, góp phần làm cho giờ học sinh động. Chất lượng học tập của học sinh dần được nâng cao. Kết quả học kỳ 2 tốt hơn so với đầu năm:
- Kết quả bài khảo sát về sự yêu thích môn học của 1 số HS:
STT
Lớp
Sỉ số HS
Số HS thích
Tỉ lệ
Số HS không thích
Tỉ lệ
Số HS ghét
Tỉ lệ
1
8A1
19
12
63%
7
37%
0
0
2
8A2
16
7
44%
8
50%
1
6%
3
8A3
19
9
47%
9
47%
1
6%
- Kết quả bài kiểm tra cuối năm
STT
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
1
8A1
37
11
22
4
0
0
2
8A2
38
3
15
17
2
0
3
8A3
32
0
5
19
8
0
VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Khi đưa trò chơi vào trong tiết học giáo viên cần chú ý các điểm sau:
Sử dụng các hình thức trò chơi chỉ dành ít thời gian.
Sử dụng các hình thức trò chơi đúng mục đích, tình huống, logic của từng bài dạy cụ thể.
Phù hợp với lứa tuổi, trình độ học sinh.
Phù hợp với khả năng của giáo viên, môi trường học tập, sinh hoạt thực tế của học sinh.
C. KẾT LUẬN CHUNG và KIẾN NGHỊ:
Qua thời gian áp dụng đưa trò chơi vào các tiết học ở học kỳ qua, tôi thấy biện pháp sử dụng trò chơi đóng vai trò hỗ trợ tích cực trong việc giảng dạy ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Nó là một trong những biện pháp hữu hiệu, là động lực thúc đẩy học sinh tích cực tham gia học tập, nghiên cứu, động não bài học. Chúng tạo nên những tình huống, ngữ cảnh, giúp sự luyện tập của học sinh trở nên có ý nghĩa, gây hứng thú, giúp học sinh tập trung tiếp thu bài nhanh, góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh và hiệu quả giảng dạy của người thầy. Như vậy, việc sử dụng trò chơi không chỉ tạo không khí vui vẻ, phần khởi học tập ở học sinh mà còn là một thủ thuật có khoa học, sáng tạo của người giáo viên. Biết lồng ghép sao cho phù hợp với đề tài bài dạy. Kích thích sự say mê học tập, nghiên cứu ở mỗi học sinh. Chúng ta cần nhìn nhận các trò chơi như một việc làm bổ ích cho các đối tượng học sinh. Mặc dù nó mất khá nhiều thời gian chuẩn bị của giáo viên cho việc thiết kế các trò chơi ở các tiết học. Nhưng dù sao chúng ta cũng vì thế hệ trẻ tương lai, vì đất nước mai sau, chúng ta cố gắng làm hết sức mình để đầu tư một vốn kiến thức ngoại ngữ nhất định nào đó cho mỗi học sinh. Giúp học sinh sau này sử dụng vốn ngoại ngữ cơ bản của mình, áp dụng làm nền tảng cho việc thực tập, đi sâu nghiên cứu các lĩnh vực chuyên ngành của chúng cũng như lĩnh hội nguồn tri thức dồi dào của nhân loại. Bởi vì ở thế kỷ XXI là thế kỷ của khoa học công nghệ mà vốn kiến thức tiếng Anh đó là nền tảng cho việc giao lưu, học hỏi với các nước trên toàn thế giới. 
Những vấn đề được trình bày trên đây chỉ là một ý kiến nhỏ, chủ quan của riêng tôi trong việc sử dụng các trò chơi vào các tiết dạy bộ môn tiếng Anh ở THCS, nếu có gì chưa phù hợp rất mong sự góp ý phê bình của các đồng nghiệp.
*KIẾN NGHỊ: 
Trong các buổi sinh hoạt nhóm, GV bộ môn tiếng Anh trao đổi kinh nghiệm sử dụng trò chơi vào phần khởi động; ngoài ra có thể phân công nhiệm vụ cho từng thành viên soạn phần này trong từng bài cụ thể, sau đó chia sẻ với các thành viên khác trong nhóm để tăng hiệu quả phần soạn.
Nếu có thể, nhà trường giúp đỡ tổ chức một buổi ngoại khóa tiếng Anh trong đó các phần có sử dụng tích cực những trò chơi ngôn ngữ phổ biến để HS dần quen với các hình thức này; từ đó các em có thể tự áp dụng các trò chơi này trong môi trường ngoài trường học.
- Rất mong BGH trường tạo điều kiện hơn nữa cho giáo viên về đồ dùng dạy học đối với bộ môn tiếng Anh như: máy cát sét, băng hình, tranh ảnh, 
	 	 Người thực hiện
 Tạ Thị Giang
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Games to teach English (Harold  S. Madren) - Oxford University Press 
 2003
BridgeTEFL: Teaching English With Games (2007)
SGK Tiếng Anh 6 (Bộ Giáo Dục và Đào Tạo)-NXB Giáo Dục
SGK Tiếng Anh 7(Bộ Giáo dục và Đào Tạo) – Nhà xuất bản Giáo dục
SGK Tiếng Anh 8 (Bộ Giáo dục và Đào Tạo) – Nhà xuất bản Giáo dục
SGK Tiếng Anh 9 (Bộ Giáo dục và Đào Tạo) – Nhà xuất bản Giáo dục
SBT Tiếng Anh 6 (Bộ Giáo dục và Đào Tạo) – Nhà xuất bản Giáo dục
SBT Tiếng Anh 7 (Bộ Giáo dục và Đào Tạo) – Nhà xuất bản Giáo dục
SBT Tiếng Anh 8 (Bộ Giáo dục và Đào Tạo) – Nhà xuất bản Giáo dục
SBT Tiếng Anh 9 (Bộ Giáo dục và Đào Tạo) – Nhà xuất bản Giáo dục

Tài liệu đính kèm:

  • docTro choi trong day tieng Anh (1).doc