Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh yếu kém và khắc phục tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp ở Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh yếu kém và khắc phục tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp ở Lớp 2

I - ĐẶT VẤN ĐỀ :

1. Cơ sở lý luận :

Trong những năm gần đây đất nước ta đang chuyển sang thời kỳ CNH – HĐH nền cách mạng khoa học, kỹ thuật công nghệ thông tin đang diễn ra như vũ bão. Điều đó chứng tỏ rằng yếu tố con người và trí tuệ là nguồn lực quyết định sự phát triển của xã hội và đất nước. Đảng ta đã khẳng định vị trí, vai trò của giáo dục là “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển” và cũng chỉ ra rằng Đảng ta muốn lớn mạnh ngang tầm với các nước trên thế giới thì giáo dục phải thực sự đi tắt đón đầu các khoa học công nghệ tiên tiến. Muốn làm được điều này đòi hỏi nền giáo dục chúng ta nói chung và mỗi giáo viên chúng ta phải có sự trăn trở để làm nên chất lượng giáo dục, bởi yếu tố nhân lực là quyết định sự đi lên của đất nước và mới đi tắt đón đầu được khoa học công nghệ.

Luật giáo dục cũng đã nêu rõ : Mục tiêu của nhà trường tin học là : “Nhằm giáo dục học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đaọ đức, trí tuệ, thể chất thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên THCS.

Như chúng ta đã biết việc học sinh ở bậc Tiểu học trong những năm gần đây tình trạng học sinh ngôì nhầm lớp, học sinh yếu kém là một vấn đề bức xúc của xã hội. Vấn đề giải quyết học sinh yếu kém và ngồi nhầm lớp này đòi hỏi sự quyết tâm và sự công phu, tận tâm của rmỗi giáo viên. Làm tốt vấn đề này không chỉ là giải quyết tốt tình trạng học sinh yếu kém mà còn góp phần chăm lo cho nguồn nhân lực của đất nước, đồng thời thực hiện thành công cuộc vận động của Bộ giáo dục và đào tạo những băn khoăn và trăn trở trên nên tôi mạnh dạn chọn đề tài : Biện pháp giúp học sinh yếu kém và khắc phục tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp ở lớp 2.

 

doc 7 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 15/03/2022 Lượt xem 261Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh yếu kém và khắc phục tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp ở Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I - Đặt vấn đề :
1. Cơ sở lý luận : 
Trong những năm gần đây đất nước ta đang chuyển sang thời kỳ CNH – HĐH nền cách mạng khoa học, kỹ thuật công nghệ thông tin đang diễn ra như vũ bão. Điều đó chứng tỏ rằng yếu tố con người và trí tuệ là nguồn lực quyết định sự phát triển của xã hội và đất nước. Đảng ta đã khẳng định vị trí, vai trò của giáo dục là “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển” và cũng chỉ ra rằng Đảng ta muốn lớn mạnh ngang tầm với các nước trên thế giới thì giáo dục phải thực sự đi tắt đón đầu các khoa học công nghệ tiên tiến. Muốn làm được điều này đòi hỏi nền giáo dục chúng ta nói chung và mỗi giáo viên chúng ta phải có sự trăn trở để làm nên chất lượng giáo dục, bởi yếu tố nhân lực là quyết định sự đi lên của đất nước và mới đi tắt đón đầu được khoa học công nghệ.
Luật giáo dục cũng đã nêu rõ : Mục tiêu của nhà trường tin học là : “Nhằm giáo dục học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đaọ đức, trí tuệ, thể chất thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên THCS.
Như chúng ta đã biết việc học sinh ở bậc Tiểu học trong những năm gần đây tình trạng học sinh ngôì nhầm lớp, học sinh yếu kém là một vấn đề bức xúc của xã hội. Vấn đề giải quyết học sinh yếu kém và ngồi nhầm lớp này đòi hỏi sự quyết tâm và sự công phu, tận tâm của rmỗi giáo viên. Làm tốt vấn đề này không chỉ là giải quyết tốt tình trạng học sinh yếu kém mà còn góp phần chăm lo cho nguồn nhân lực của đất nước, đồng thời thực hiện thành công cuộc vận động của Bộ giáo dục và đào tạo những băn khoăn và trăn trở trên nên tôi mạnh dạn chọn đề tài : Biện pháp giúp học sinh yếu kém và khắc phục tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp ở lớp 2.
2. Cơ sở thực tiễn :
Nói đến chất lượng học tập của học sinh không thể lưu tâm đến một vấn đề quan trọng là phụ đạo học sinh yếu. Bời vì bài học trên lớp được tiến hành với học sinh toàn lớp trong một thời gian nhất định. Nhưng trong lớp trình độ học sinh không đồng đều.
Có học sinh yếu kém, có học sinh trung bình, có học sinh khá giỏi. Do vậy, việc phụ đạo cho học sinh yếu kém là một nhiệm vụ khá nặng nề của giáo viên, việc phụ đạo sẽ giúp các em phấn đấu theo kịp trình độ chung, ngăn ngừa hiện tượng ở hai lớp. Riêng với Tiểu học, vấn đề này lại càng quan trọng là vì cấp học đầu tiên và là cấp học đang thực hiện phổ cập. Qua quá trình dạy học tôi thấy học sinh ý thức học tập tự giác, tích cực quá kém, không có phương pháp, thiếu kiến thức cơ bản từ lớp dưới, do các em bị bệnh tật, sức khoẻ yếu... Ngoài ra còn có thể có gia đình nuông chiều, ỷ lại vào nhà trường hoặc do bố mẹ đặc biệt là học sinh miền núi không đủ trình độ giúp đỡ con mình học tập.
Nguyên nhân của việc học sinh học yếu thì có nhiều nhưng có thể khái quát lại mấy vấn đề sau :
- Khi dạy học giáo viên chưa phân loại các đối tượng học sinh để kèm cặp, thiếu sự kiểm tra thường xuyên.
- Học sinh chưa có ý thức học tập đúng đắn.
- Thiếu phương pháp học tập rèn luyện
- Thiếu kiến thức cơ bản.
- Gia đình khoán trắng cho nhà trường, không chú ý theo dõi, nhắc nhở.
- Sử dụng phương pháp dạy học của giáo viên chưa nhuần nhuyễn, chưa quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh.
- Một số gia đình không quan tâm đến việc học của con em (sách vở, đồ dùng không đầy đủ).
Đầu năm, qua điều tra lớp tôi chủ nhiệm, tôi thấy rất băn khoăn và lo lắng hầu hết là con em nông dân. Hơn nữa các em từ mẫu giáo lên, ở mẫu giáo một số em tiếp chưa được cận chương trình mới còn kém; cho nên lên lớp một các em tiếp cận với chương trình lớp 1 còn bỡ ngỡ. Trong lớp có 6-7 em đọc phát âm chưa rõ ràng, chưa thuộc hết các chữ cái. Đặc biệt có những em tên là : Hoàng Văn Nam, Trần Xuân Thuần, Lê Hồng Phong hầu như chữ cái nào cũng không đọc được và nhận biết các số từ 1- 10 cũng rất lúng túng.
Một số em do trong quá trình học không nắm vững kiến thức nên về hè quên hết lượng kiến thức đã học.
Qua khảo sát chất lượng đầu năm và quá trình theo dõi kết quả như sau :
Môn học
Tổng số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Toán
19
1
5
3
16
8
42
7
42
T.Việt
19
2
10
3
16
8
42
6
31
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
- Là học sinh yếu kém môn Tiếng việt và môn Toán ở lớp 2.
- Phương pháp dạy của giáo viên trong trường.
- Trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm trong việc dạy học và việc kèm cặp học sinh yếu kém trong trường Tiểu học.
4. Tài liệu :
- Các văn kiện Đại hội Đảng.
- Luật giáo dục Tiểu học.
- Kinh nghiệm của đồng nghiệp.
- Các tập san, tạp chí giáo dục, thế giới trong ta...
5. Những suy nghĩ của bản thân :
Là người giáo viên, tôi luôn mong ước học sinh của mình ngoan, học giỏi. Những điều đó không phải dễ dàng mà có được, nếu như giáo viên không thực sự quan tâm đến học sinh của mình. Chính vì thế tôi luôn thấy rõ về trách nhiệm của mình đối với các em học sinh, bởi “Cô là mẹ của em ở trường”. Đã là mẹ thì phải dạy dỗ, dìu dắt các em trở thành con ngoan, trò giỏi để cống hiến nhiều cho tương lai sau này. Đối với học sinh Tiểu học là cái góc, cái nền móng vững chắc cho các lớp trên. Vì vậy, người giáo viên không những quan tâm đến học sinh khá, giỏi, trung bình mà đặc biệt phải quan tâm đến vấn đề quan trọng là phụ đạo học sinh yếu kém.
II – giải pháp thực hiện :
Từ thực trạng trên và kiểm nghiệm thực tế, tôi đã thực hiện những biện pháp trên.
1. Sử dụng linh hoạt các cải tiến phương pháp dạy học :
- Lọc ra danh sách học sinh yếu kém bằng cách lấy lại kết quả học tập của năm trước.
- Kiểm tra chất lượng đầu năm, lên kế hoạch tìm nguyên nhân và biện pháp giúp học sinh yếu kém. Tìm hiểu hoàn cảnh (gia đình, kinh tế, mối quan hệ bạn bè, địa bàn...) của số học sinh yếu kém. 
Từ đầu năm học giáo viên nên sắp xếp chỗ ngồi thế nào cho hợp lý. Tôi băn khoăn đắn đo suy nghĩ và quyết định sắp xếp trong một bàn em khá kèm cặp em yếu. Đặc biệt những em yếu ngồi vào 2 dãy phía lối cô giáo đi lại cho dễ theo dõi, để các em có ý thức theo dõi bài ở lớp hơn. Giáo viên sắp xếp cho 1 em nam ngồi với 1 em nữ. Trong các tiết học, khi học sinh làm bài tập giáo viên nên quan tâm đến những em yếu, xúông tận nơi ngồi xem việc làm bài của các em như thế nào ? Nếu thấy các em không làm được thì giáo viên nên hướng dẫn cụ thể, tỷ mĩ bằng những câu hỏi gợi mở từ dễ đến khó. Nếu thấy các em có hướng hiểu bài thì giáo viên nên khen em “có tiến bộ”. Khi chấm cần khuyến khích cho những em đó điểm cao. Nếu học sinh nào chưa hiểu, làm bài sai thì yêu cầu học sinh làm lại, nộp vào thời điểm nhất định. Giáo viên không vội đánh giá các em điểm xấu làm nhụt chí tinh thần học tập của các em.
Khi dạy bài mới, giáo viên nên gọi những em khá, giỏi trả lời trước sau đó gọi từng em yếu, kém nhắc lại. Cứ thế qua từng ngày, từng giờ, từng môn học các em quen dần và hiểu bài hơn. Qua một tiết học giáo viên cần có hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó, hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài. Nên khuyến khích học sinh yếu kém trả lời, đúng giáo viên tuyên dương, ghi điểm, nếu sai giáo viên không nên cáu gắt mà phải nhẹ nhàng. Giáo viên không nên bỏ qua các em yếu kém để cho các em muốn học thì học, muốn chơi thì chơi. Học không tập trung dẫn đến kết quả không cao. Giáo viên cần phải lưu tâm tới các em này, những câu hỏi nào dễ thì gọi các em trả lời tạo sự hứng thú học tập trong các em. Giáo viên cần tranh thủ chấm điểm qua từng tiết học, nếu có em nào tiến bộ cần khen ngợi kịp thời. Bởi các em có phấn khởi, có vui, có tin tưởng mới quên đi những khó nhọc trong học tập và học tập được kết quả tốt.
- Giáo viên cần tăng cường kiểm tra bài cũ về lý thuyết và bài tập, cần ra bài tập ở mức đơn giản, dễ hiểu. Bài cũ có liên quan rất lớn, nếu các em không nắm vững kiến thức bài cũ ở nhà một cách nhuần nhuyễn thì đến lớp không thể tiếp thu bài mới sinh ra học yếu, chán nản, lười biếng.
- Thành lập nhóm học tập : Trưởng nhóm là những học sinh khá giỏi, năng nổ, giao nhiệm vụ các nhóm trưởng ôn lại những kiến thức cơ bản những môn còn yếu cho học sinh yếu kém, kiểm tra nhắc nhở việc chuẩn bị bài của những học sinh này, hướng dẫn giải bài tập, học bài của bạn và báo cáo lên giáo viên chủ nhiệm hàng tuần, hàng ngày.
- Trong giáo án soạn giảng nhất thiết giáo viên phải chuẩn bị xem sẽ làm gì với các em học kém. Kèm cặp động viên khuyến khích thường xuyên.
2. Tăng cường dạy phụ đạo :
Như ta đã biết việc học chính khoá 2 buổi/ngày ở trên lớp thời gian cũng rất nhiều đối với những em khá giỏi. Song đối với những học sinh yếu rất cần. Đặc biệt cần phải có những buổi phụ đạo riêng mỗi tuần 1 – 2 buổi.
ở lớp phụ đạo số lượng học sinh ít nên giáo viên có thời gian để bổ cứu, hướng dẫn tỷ mĩ kiến thức cho từng em. Những chỗ nào chưa hiểu giáo viên dừng lại lâu hơn, hướng dẫn kỹ hơn.
Ví dụ: Trần Khắc Thuần và Lê Hồng Phong. 
 Về môn Tiếng việt chưa thuộc các chữ cái, ghép vần còn lúng túng. Giáo viên giúp em vừa viết, vừa đọc các chữ cái để các em dễ nhớ, sau đó hướng dẫn ghép vần rồi đánh vần.
Về chữ viết : Độ cao của các chữ, các nét chữ chưa ngay ngắn, giáo viên phải cầm tay hướng dẫn viết độ cao, viết nét chữ.
Về phân môn Toán : Kỹ năng đọc viết các số và kỹ năng tính toán còn rất yếu. Giáo viên cần hướng dẫn em đọc viết thành thạo các số. Ngoài ra cho các em xem các mô hình như thêm, bớt để các em tính toán được nhanh hơn
Qua mỗi buổi học giao viên cần chấm điểm từng môn để kích thích sự hứng thú của học sinh. Những em nào tiến bộ cần khen ngợi kịp thời. Xen kẽ giữa các tiết học, giáo viên có thể tổ chức một trò chơi học tập hoặc tập cho các em một bài hát, kể một câu chuyện vui giúp các em có hứng thú học tập, tạo ra sự sảng khoái trong việc tiếp thu kiến thức để buổi sau các em có ý thức đi học và học tập tốt hơn.
3. Phối hợp gia đình và các đoàn thể :
Mối liên quan giữa gia đình và nhà trường là một trong những điểm quan trọng giúp học sinh yếu kém từng bước giải quyết những thiếu sót trong quá trình học tập. Giáo viên chủ nhiệm trao đổi cặn kẽ với cha mẹ những học sinh yếu kém về những điểm yếu của học sinh và những nguyên nhân đưa đến tình trạng học kém, yêu cầu cha mẹ học sinh giúp nhà trường.
- Tạo điều kiện học tập cho học sinh trong không khí yên tĩnh, thoái mái, bố trí lao động nhưng cũng phải dành khoảng thời gian cho con học tập, sách giáo khoa, đồ dùng học tập phải có đầy đủ. 
- Nếu như phụ huynh nào có kiến thức dành thời gian học tập cùng con hoặc bàn bạc những vấn đề liên quan đến các môn yếu kém của con. Nếu phụ huynh nào không có khả năng hay thời giờ thì cũng nên nhắc nhở một cách kiên quyết giờ học tập của con để trẻ quen dần với thời gian biểu học tập ở nhà.
- Thường xuyên theo dõi sự tiến bộ của con em mình bằng cách thông qua sổ liên lạc hoặc gặp gỡ giaó viên chủ nhiệm. Nếu thấy con em mình tiến bộ thì phải động viên kịp thời, có quà thưởng dù là cái bút bi hay một quyển vở... nếu con ở nhà lười học, học kém thì gặp giáo viên chủ nhiệm bàn biện pháp khắc phục.
- Nếu ở lớp những em nào học yếu, giáo viên nên trực tiếp xuống tận nhà gặp gỡ phụ huynh đến gặp trực tiếp giáo viên ở lớp.
III – Kết quả : 
Qua những ý kiến và việc làm của tôi đối với học sinh trong những năm qua và trong suốt cả năm nay, tôi thấy có hiệu quả rất lớn đến chất lượng học tập của học sinh.
+ Hầu như em nào cũng làm bài và học bài tốt, bài học thuộc và bài tập các em làm hầu như 100%. Nhiều em viết rất cẩn thận, trình bày rõ ràng.
- Đầu năm có : 6 em phát âm ghép vần còn lúng túng, nay những em đó phát âm chuẩn, rõ ràng và đã biết đọc diễn cảm. Học sinh từ chỗ đọc yếu vươn lên trung bình.
- Đầu năm có 7 em tính toán chậm, lười học bài, làm bài tập, ngồi trong lớp hay ngịch phá nay đã trở thành học sinh ngoan, học bài và làm bài nghiêm túc, tính toán cẩn thận, có ý thức xây dựng bài trong giờ học.
- Chữ viết của các em đầu năm có 5 em chữ xấu, viết sai nhiều lỗi chính tả, vở sạch chữ đẹp có 5 em xếp loại C. Hiện nay không có em nào.
Kết quả kiểm tra định kỳ lần III
Môn học
Tổng số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Toán
19
4
22
6
31
9
47
0
0
T.Việt
19
5
26
6
31
8
43
0
0
Không những chỉ có môn Toán và Tiếng việt mà các môn khác kết quả cũng khả quan.
- Một điều làm tôi hài lòng nữa là tất cả mọi thành viên trong lớp đều có ý thức xây dựng tập thể, quan tâm giúp đỡ nhau để cùng nhau tiến bộ, đưa chất lượng của lớp ngày càng cao.
IV – Bài học kinh nghiệm :
Khi dạy học sinh Tiểu học giáo viên cần phân loại được học sinh theo mức độ của từng môn học để kèm cặp và giúp đỡ.
- Cần quan tâm tất cả các đối tượng học sinh, kiểm tra thường xuyên việc học sinh nắm bài ngay tại lớp.
- Đa dạng hoá các phương pháp dạy học và phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh theo các mức độ khác nhau.
Tóm lại : Hiện tượng học sinh học yếu dù do nguyên nhân nào cũng không hẳn không giải quyết được, nhưng phải có thời gian. Bời vì, khi ta quan sát tổng thể ta thấy những học sinh yếu kém không hẳn là những học sinh có suy nghĩ tối. Tuy vậy nếu như không kịp thời có những biện pháp tăng tốc độ học tập cho những học sinh này thì các em rất có khả năng bị lưu ban. Đó cũng là điều nặng lòng của giáo viên.
V – Kết luận :
Qua kinh nghiệm nhỏ của tôi về việc phụ đạo học sinh yếu, cùng với sự nổ lực phấn đấu của các em học sinh kết quả học tập hiện nay cả về chất lượng và ý thức học tập. Là nguồn động viên cổ vũ lớn lao đối với người giáo viên, đồng thời góp phần nhỏ vào việc xây dựng nguồn nhân lực cho đất nước. Hướng ứng cuộc vận động của Bộ giáo dục và đào tạo phát động. Với đề tài này đây là những kinh nghiệm nhỏ rất mong được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo cùng bạn bè đồng nghiệp.
Xin cảm ơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docbien_phap_giup_hoc_sinh_yeu_kem_va_khac_phuc_tinh_trang_hoc.doc