Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh tiểu học

I. Lý do chọn đề tài:

- Trong những năm gần đây, Nghị quyết của Đại hội Đảng và những văn kiện khác của nhà nước và của Bộ Giáo dục và Đào tạo đều nhấn mạnh rằng, cần đổi mới phương pháp giáo dục cho phù hợp với sự phát triển của đất nước để đào tạo ra những con người “ . năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề ”.

- Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, mục tiêu đào tạo, thực hiện có hiệu quả chương trình tiểu học năm 2000. Đòi hỏi người giáo viên cần hiểu được thế nào là dạy học phát huy tính tích cực của học sinh.

- Giáo viên cần xác định được những đặc điểm dạy học phát huy tính tích cực và những hoạt động dạy học tương ứng với những đặc điểm trên. Giáo viên cần hiểu rõ sự thay đổi vai trò của giáo viên và vai trò của học sinh khi dạy học phát huy tính tích cực của người học.

- Lựa chọn và tổ chức những hoạt động dạy học cần có, khi dạy học phát huy tính tích cực của học sinh.

- Đây cũng là những vấn đề mà mọi giáo viên tiểu học cần phải quan tâm và tìm hiểu để phục vụ tốt cho việc giảng dạy và giáo dục trong trường tiểu học hiện nay.

 

doc 5 trang Người đăng hang30 Lượt xem 556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: DẠY HỌC PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC
CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
Năm học 2011 – 2012
------------------------
A. PHẦN MỞ ĐẦU 
I. Lý do chọn đề tài:
- Trong những năm gần đây, Nghị quyết của Đại hội Đảng và những văn kiện khác của nhà nước và của Bộ Giáo dục và Đào tạo đều nhấn mạnh rằng, cần đổi mới phương pháp giáo dục cho phù hợp với sự phát triển của đất nước để đào tạo ra những con người “ ... năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề ”.
- Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, mục tiêu đào tạo, thực hiện có hiệu quả chương trình tiểu học năm 2000. Đòi hỏi người giáo viên cần hiểu được thế nào là dạy học phát huy tính tích cực của học sinh.
- Giáo viên cần xác định được những đặc điểm dạy học phát huy tính tích cực và những hoạt động dạy học tương ứng với những đặc điểm trên. Giáo viên cần hiểu rõ sự thay đổi vai trò của giáo viên và vai trò của học sinh khi dạy học phát huy tính tích cực của người học. 
- Lựa chọn và tổ chức những hoạt động dạy học cần có, khi dạy học phát huy tính tích cực của học sinh.
- Đây cũng là những vấn đề mà mọi giáo viên tiểu học cần phải quan tâm và tìm hiểu để phục vụ tốt cho việc giảng dạy và giáo dục trong trường tiểu học hiện nay.
1. Có lý luận:
Chúng ta đều biết rằng, dạy học phát huy tính tích cực của học sinh gồm hai hoạt động có quan hệ với nhau:
+ Hoạt động dạy của giáo viên.
+ Hoạt động học của học sinh.
Cả hai hoạt động này đều thực hiện mục đích giáo dục. Hoạt động học tập của học sinh chính là hoạt động nhận thức. Hoạt động này chỉ có hiệu quả khi học sinh học tập một cách tích cực, chủ động, tự giác, với một động cơ nhận thức dúng đắn. Kết quả học tập của học sinh là thước đo kết quả hoạt động của giáo viên và học sinh. Trong quá trình dạy học, điểm tập trung là bản thân người học. Trẻ em phát triển trên nhiều mặt, chứ không chỉ nhằm lĩnh hội kiến thức.
2. Có thực tiễn: 
Về phương pháp, người giáo viên phải sử dụng thường xuyên và bán sát vào sách giáo khoa cùng phối hợp các phương pháp để học sinh có sự hứng thú trong học tập, nắm bắt được nhiều thông tin, thúc đẩy nhiều hay ít hoạt động tích cực, chủ động của học sinh. Quan hệ giữa học sinh với nhau trong học tập. Chương trình và kế hoạch dạy học phải căn cứ vào nhu cầu, hứng thú, thói quen và năng lực của học sinh, giúp các em có được thái độ đúng và nắm được những kiến thức, kỹ năng phát huy đầy đủ nhất năng lực của mình. Cần tạo điều kiện cho học sinh chủ động tiếp thu kiến thức. Biến điếu cần học thành cái vốn, cái tài sản của bản thân. Giúp cho các em học tập vững chắc hơn.
II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu:
Xác định được thế nào là dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, tác dụng của nó đối với chất lượng và hiệu quả của dạy học, nhất là đối với học sinh tiểu học. Xác định những đặc điểm dạy học phát huy tính tích cực và những hoạt động dạy học tương ứng. Chỉ ra những sự thay đổi trong vai trò của giáo viên, của học sinh khi dạy học phát huy tính tích cực. Lựa chọn và tổ chức những hoạt động phù hợp với dạy học phát huy tính tích cực của học sinh.
III. Giới hạn của đề tài:
	Toàn trường.
IV. Kế hoạch thực hiện:
- Công tác chỉ đạo: Được sự quan tâm nhiệt tình của ban giám hiệu nhà trường đã giúp tôi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Công tác phối hợp: Đa số đội ngũ giáo viên nhiệt tình nhiều kinh nghiệm, tận tình với nghề, tiếp cận với phương pháp giảng dạy mới, việc xây dựng nề nếp, quản lý học sinh trong lớp khá tốt tạo điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức các hoạt động học tập.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:
- Được tham gia học tập tại đơn vị trường và đồng nghiệp.
- Tự học qua tài liệu bồi dưỡng thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tài liệu tự sưu tầm tham khảo của bản thân.
- Tham gia học nhóm thảo luận, trao đổi rút kinh nghiệm.
- Xem đĩa hình liên quan đến chương trình bài học bồi dưỡng thường xuyên.
- Được dự giờ đồng nghiệp trao đổi rút kinh nghiệm.
- Áp dụng trong các tiết dạy.
- Tự nghiên cứu và hoàn thành các bài học theo quy định.
II. Cơ sở thực tiễn:
- Giáo viên luôn luôn phát huy tính tích cực, chủ động trong hoạt động học tập của học sinh ở mỗi tiết học, đó chính là dạy học tích cực. Dạy học tích cực tạo cho các em phương pháp học tập tích cực.
- Giáo viên luôn phát huy sự tương tác giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên trong hoạt động dạy học chính là học tương tác và dạy tương tác.
III. Thực trạng và những mâu thuẩn:
Khuyến khích học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo theo năng lực cá nhân, tránh căng thẳng, mất tự tin của học sinh.
Nhìn chung kết quả đạt được cũng khả quan nhưng chưa được như mong muốn vì:
- Đối với học sinh khá giỏi thì chủ động tự học, rất ham học, rất hứng thú trong học tập, hiểu bài và làm bài rất nhanh, rất tự tin trong học tập. Tuy nhiên bên cạnh đó còn có một số học sinh yếu thì giáo viên phải hướng dẫn cụ thể từng chi tiết thì học sinh mới làm được. Cũng có một số học sinh không chăm học, không lo học, học sinh chưa ngoan. Do đó việc dạy học phát huy tính tích cực của học sinh còn gặp nhiều khó khăn, khó khăn ở chỗ trình độ của học sinh không đều nhau nên dạy học theo phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh còn hạn chế. Tùy theo trình độ của mỗi lớp khác nhau, tùy theo số học sinh yếu ở trong lớp nhiều hay ít mà giáo viên có cách tổ chức và dùng phương pháp cho phù hợp với lớp của mình trong giảng dạy. Nhất là khi soạn bài, giáo viên cần tính đến đối tượng mà thực hiện cho phù hợp.
- Do trình độ học sinh không đồng đều nên khi áp dụng còn hạn chế, học sinh chưa quen.
- Bàn ghế học sinh chưa phù hợp.
- Học sinh lớp lớn áp dụng tốt hơn học sinh lớp nhỏ.
- Trình độ tư duy,vốn kiến thức cơ bản từ lớp học dưới còn yếu. Về thói quen học vẹt, ghi nhớ máy móc, chỉ tiếp nhận điều có sẵn.
IV. Các biện pháp giải quyết vấn đề:
- Trong quá trình dạy học, giáo viên cần tổ chức nhiều hình thức hoạt động học tập và sử dụng nhiều phương pháp để dạy học. Việc tổ chức đó để học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập đa dạng và một dấu hiệu quan trọng của việc dạy học phát huy tính tích cực của học sinh.
- Giáo viên cần tạo điều kiện để phát huy mối quan hệ hợp tác giữa học sinh với nhau thông qua đàm thoại thảo luận qua đó học sinh chiếm lĩnh nội dung học tập không chỉ dựa trên vốn hiểu biết của giáo viên và điều ghi trong sách giáo khoa mà còn dựa trên vốn hiểu biết của bản thân và của các bạn.
- Những hoạt động dạy học của giáo viên đã không chỉ dừng lại ở việc tạo điều kiện để học sinh lĩnh hội tri thức mà còn có tác dụng hình thành cho các em phương pháp, thói quen, ý thức tự học.
- Với cách dạy học tập như trên, giáo viên đã phát huy được tính tích cực nhận thức của học sinh, gây cho các em hứng thú học tập, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng, thái độ một cách vững chắc hơn.
V. Hiệu quả áp dụng:
Trong quá trình áp dụng để dạy học thực tế ở lớp đã thu được những kết quả sau:
- Học sinh rất thích học,có hứng thú trong học tập, tiếp thu một cách chủ động,có hệ thống, nắm vững được các kiến thức cơ bản, có óc sáng tạo trong học tập.
- Học sinh có ý thức tự học, có mối quan hệ tốt với các bạn trong lớp, có tinh thần đoàn kết, trao đổi, học tập ở bạn, ở thầy làm cho học sinh tự tin hơn trong học tập.
- Học sinh có phương pháp tự học tập phù hợp, kỹ năng tự đánh giá, tự điều chỉnh việc học tập của mình.
C. KẾT LUẬN 
I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác:
- Trước kia,vai trò chủ yếu của người giáo viên là truyền thụ kiến thức cho học sinh. Nguồn thông tin chủ yếu đến với học sinh là từ người giáo viên.
- Trong dạy học phát huy tính tích cực, người giáo viên không những là người truyền thụ kiến thức, nguồn cung cấp thông tin mà còn là người tổ chức hướng dẫn quá trình học tập của học sinh.
- Trong dạy học phát huy tính tích cực, người học sinh không như trước kia chỉ tiếp thu thông tin một cách thụ động mà là người tiếp nhận thông tin một cách chủ động, tự tổ chức, tự điều chỉnh quá trình học tập của mình.
- Trong quá trình dạy học, giáo viên cần chú trọng vào bản thân của người học chứ không phải chú trọng vào người dạy.Trong hoạt động dạy học giáo viên cần dựa trên nhu cầu, hứng thú, thói quen, năng lực học tập và tâm lý lứa tuổi. Giáo viên cần phát triển kỹ năng tự học và kỹ năng đáp ứng yêu cầu dòng tri thức không ngừng gia tăng.
- Trong quá trình dạy học, giáo viên cần tạo được mối quan hệ gần gũi với học sinh, giữa học sinh với học sinh, giữa cá nhân với tập thể (lớp, nhóm). Qua đó học sinh có thể chia sẽ kết quả học tập với các bạn khác, tạo điều kiện để cho học sinh trao đổi học hỏi lẫn nhau, nhằm kiểm tra kiến thức của mình để điều chỉnh, sửa chữa hoạt động học tập của mình, giúp đỡ nhau trong học tập và đào sâu kiến thức.
- Dạy học phát huy tính tích cực và tương tác cho học sinh phù hợp với quy luật của hoạt động học tập.
- Trong quá trình thực hiện, người dạy phải có sự chuẩn bị một cách chu đáo hệ thống câu hỏi, nội dung giao việc cho học sinh.
- Để giúp học sinh học tập tốt hơn, giáo viên cần giúp học sinh chủ động chiếm lĩnh, lĩnh hội các tri thức, thông tin, suy nghĩ, tìm tòi, khám phá các khía cạnh khác nhau của thông tin và sắp xếp lại thông tin.
- Người học hợp tác với các bạn cùng học để lĩnh hội thông tin, để giúp đỡ nhau trong học tập, phát triển những kỹ năng học tập của mình, hình thành và phát triển cách học.
- Đây là một phương pháp không thể thiếu người giáo viên cần sử dụng thường xuyên để học sinh có sự hứng thú trong học tập, tự tin và nắm vững kiến thức một cách vững chắc, học tập tương đối đồng đều, cùng học tập, cùng làm việc.
II. Khả năng áp dụng:
Trong quá trình áp dụng để dạy học thực tế ở lớp đã thu được những kết quả tốt trong học tập. Học sinh rất thích học, có hứng thú trong học tập, tiếp thu kiến thức một cách chủ động, có hệ thống, nắm vững được các kiến thức cơ bản, có óc sáng tạo trong học tập.
Học sinh có ý thức tự học, có mối quan hệ tốt với các bạn trong lớp, có tinh thần đoàn kết, trao đổi, học tập ở bạn, ở thầy làm cho học sinh tự tin hơn trong học tập.
Học sinh có phương pháp tự học tập phù hợp, kỹ năng tự đánh giá, tự điều chỉnh việc học tập của mình.
III. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển:
Qua quá trình tham gia học tập bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tiểu học, qua nghiên cứu 23 bài đã học và trao đổi học hỏi đồng nghiệp, giúp cho bản thân tôi hiểu biết thêm về chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu giáo dục. Tôi sẽ không ngừng học hỏi ở các bạn đồng nghiệp và của trường để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Mỗi bài học đều là kinh nghiệm quý báo, phù hợp và hiệu quả là giáo viên cần phải đào sâu nghiên cứu, áp dụng nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất trong công tác chuyên môn.
Tuy nhiên muốn đạt được kết quả dạy học như mong muốn còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, quan trọng nhất là khả năng áp dụng kỹ thuật người dạy là chính.
IV. Đề xuất, kiến nghị:
- Người giáo viên cần nhận thức ý nghĩa của dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, kiên trì khắc phục khó khăn để nâng cao chất lượng giáo dục.
- Cần có đầy đủ những điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất, kỹ thuật, môi trường, thiết bị, đồ dùng dạy học.
 Người viết sáng kiến
Xác nhận của BGH
 Trần Ngọc Hiền

Tài liệu đính kèm:

  • docDAY HOC TICH CUC LOP 5.doc