Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo nhóm (Lấy ví dụ môn Toán)

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo nhóm (Lấy ví dụ môn Toán)

I – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

Trong những năm gần đây, Nghị quyết của Đại hội Đảng và những văn kiện khác của Nhà nước, của Bộ giáo dục - đào tạo nhấn mạnh rằng : Cần phải đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với sự phát triển của đất nước, để đào tạo ra những con người, “năng động sáng tạo có năng lực giải quyết vấn đề”.

Để đạt được mục tiêu đề ra Bộ giáo dục - đào tạo đã ban hành chương trình Tiểu học mới vào tháng 11/2001, là văn bản pháp quy của Nhà nước, là cơ sở để các nhà chuyên môn biên soạn sách giáo khoa, xây dựng hệ thống tài liệu và thiết bị khác. Để thực hiện, giảng dạy tốt chương trình mới do Bộ giáo dục - đào tạo ban hành, việc đổi mới phương pháp giáo dục được coi là đặc biệt quan trọng. Bởi vì, nội dung chương trình đã được đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay là hướng hoạt động vào người học, nghĩa là phải dạy học như thế nào nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Trong việc đổi mới phương pháp dạy học phải làm sao vừa bỏ được lối truyền thụ kiến thức một chiều, áp đặt đối với người học. Trong những năm gần đây người ta thường nói nhiều đến các phương pháp đó là trực quan, phương pháp thực hành luyện tập, phương pháp gợi mở vấn đáp, phương pháp giảng giải minh hoạ, trò chơi. Theo tôi mỗi phương pháp đều có mặt mạnh và những hạn chế của nói, không có một phương pháp nào là vạn năng. Bởi vậy, người giáo viên phải là người biết sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp vào dạy học làm sao đạt kết quả cao nhất. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp dạy học lại tuỳ thuộc nhiều vào nội dung bài học, thực tế năng lực học sinh, cơ sở vật chất phục vụ cho bài dạy.

 

doc 14 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 15/03/2022 Lượt xem 2156Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo nhóm (Lấy ví dụ môn Toán)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A – Phần mở đầu
I – Lý do chọn đề tài :
Trong những năm gần đây, Nghị quyết của Đại hội Đảng và những văn kiện khác của Nhà nước, của Bộ giáo dục - đào tạo nhấn mạnh rằng : Cần phải đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với sự phát triển của đất nước, để đào tạo ra những con người, “năng động sáng tạo có năng lực giải quyết vấn đề”.
Để đạt được mục tiêu đề ra Bộ giáo dục - đào tạo đã ban hành chương trình Tiểu học mới vào tháng 11/2001, là văn bản pháp quy của Nhà nước, là cơ sở để các nhà chuyên môn biên soạn sách giáo khoa, xây dựng hệ thống tài liệu và thiết bị khác. Để thực hiện, giảng dạy tốt chương trình mới do Bộ giáo dục - đào tạo ban hành, việc đổi mới phương pháp giáo dục được coi là đặc biệt quan trọng. Bởi vì, nội dung chương trình đã được đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay là hướng hoạt động vào người học, nghĩa là phải dạy học như thế nào nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Trong việc đổi mới phương pháp dạy học phải làm sao vừa bỏ được lối truyền thụ kiến thức một chiều, áp đặt đối với người học. Trong những năm gần đây người ta thường nói nhiều đến các phương pháp đó là trực quan, phương pháp thực hành luyện tập, phương pháp gợi mở vấn đáp, phương pháp giảng giải minh hoạ, trò chơi. Theo tôi mỗi phương pháp đều có mặt mạnh và những hạn chế của nói, không có một phương pháp nào là vạn năng. Bởi vậy, người giáo viên phải là người biết sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp vào dạy học làm sao đạt kết quả cao nhất. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp dạy học lại tuỳ thuộc nhiều vào nội dung bài học, thực tế năng lực học sinh, cơ sở vật chất phục vụ cho bài dạy.
Là một người giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh. Trong việc sử dụng các phương pháp được coi là khá mới vào hoạt động dạy học như : Đóng vai, đàm thoại, quan sát, thảo luận nhóm phương pháp mà tôi thấy đem lại kết quả khá cao áp dụng được nhiều môn học đó là phương pháp thảo luận nhóm. Trong phạm vi đề tài này tôi chỉ xin nêu lên một số thực trạng và đưa ra một số cách làm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học theo nhóm. Đặc biệt tôi chỉ xin đi vào nghiên cứu dạy học nhóm đối với môn toán (lấy ví dụ đối với môn toán)
B – Nội dung
I – Cơ sở lý luận :
1. Thế nào là dạy học theo nhóm :
Dạy học theo nhóm là hình thức giảng dạy đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực trong đó học sinh được tổ chức thành các nhóm một cách thích hợp, trong nhóm học sinh được khuyến khích thảo luận, học sinh được trình bày ý kiến của bản thân, nhận xét ý kiến của bản thân, nhận xét ý kiến của bạn đọc tạo nên hoạt động hợp tác với nhau.
2. Tác dụng của dạy học theo nhóm.
- Đem lại cho học sinh được sử dụng các kiến thức và kỷ năng mà các em đã lĩnh hội và rèn luyện (thảo luận các vấn đề thông qua những kiến thức hiểu biết của mình).
- Cho phép học sinh được diễn đạt những ý tưởng, những khám phá của mình (trong nhóm học sinh được tự do phát biểu ý kiến về nội dung cần thảo luận)
- Giúp học sinh mở rộng suy nghĩ và thực hành các kỹ năng tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá).
- Hoạt động nhóm nhằm giúp học sinh rèn luyện và phát triển các kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực của mỗi thành viên trên cơ sở làm việc hợp tác. Thông qua hoạt động nhóm các em có thể cùng nhau làm những việc mà một mình không thể thực hiện được, trong một thời gian nhất định.
- Hoạt động theo theo nhóm góp phần hình thành và phát triển các mối quan hệ trong học sinh, đem lại bầu không khí đoàn kết, giúp đỡ, tin tưởng lẫn nhau trong học tập.
- Hoạt động nhóm còn giúp cho các em học sinh có tính nhút nhát ít tự tin, khả năng diễn đạt kém... có điều kiện rèn luyện tập dượt từ đó khẳng định bản thân trong hoạt động nhóm.
- Giáo viên có điều kiện tận dụng và khởi động những kinh nghiệm sống, sự sáng tạo và khả năng tiềm ẩn của mỗi học sinh cũng thông qua hoạt động nhóm giáo viên có thể nắm được luồng thông tin ngược, để kịp thời điều chỉnh phương pháp và các hoạt động của giáo viên trong mỗi hoạt động daỵ học.
3. Các dạng hoạt động nhóm :
- Nhóm cùng nhiệm vụ : Các nhóm được giao cùng một nhiệm vụ hay một chuỗi nhiêm vụ, mục đích của dạng này là tạo sự thi đua giữa các nhóm xem nhóm nào hoàn thành nhanh nhất và tốt nhất hoặc có thể xem xét cách giải quyết vấn đề khác nhau của mỗi nhóm.
- Nhóm khác nhiệm vụ : Các nhóm được giao nhiệm vụ khác nhau nhưng những nhiệm vụ đó có liên quan đến nhau, các nhiệm vụ đó có thể khó khặc dễ giống nhau hoặc khác nhau của mỗi nhóm.
- Nhóm đường vòng : Một chuỗi nhiệm vụ được giao cho mỗi nhóm theo trình tự khác nhau, do đó tại một thời điểm cụ thể mỗi nhóm thực hiện nhiệm vụ khác nhau. Cuối cùng các nhóm đều hoàn thành tất cả các nhiệm vụ.
4. Cách chia nhóm :
Có nhiều cách để chia nhóm
- Gọi số : Cho học sinh điểm số thứ tự từ số 1 đến số mình dự kiến số nhóm. Ví dụ : Muốn chia lớp làm 5 nhóm thì cho học sinh đếm 1 – 5 vòng quanh lớp, các nhóm được thành lập bảo các em cùng số thứ tự từ 1- 5.
- Chủ định : Giáo viên gọi tên lần lượt từng em vào từng nhóm theo chủ định của giáo viên.
- Biểu tượng : Giáo viên phát cho mỗi học sinh một biểu tượng, những học sinh cùng biểu tượng thì lập thành một nhóm.
- Nhóm cố định : Chia nhóm theo môn học, cứ đến môn học là những học sinh trong nhóm cùng loại với nhau thảo luận.
- Nhóm gần nhau : Những học sinh ngồi gần nhau lập thành một nhóm
VD : 2 bàn quay lại lập thành một nhóm
II – Thực trạng của vấn đề nghiên cứu :
Mặc dù xác định phương pháp dạy học theo nhóm có nhiều ưu điểm là phương pháp quan trọng trong dạy học ở giai đoạn hiện nay; đây là phương pháp đặc trưng cho chương trình mới, là phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Mặc dù giáo viên đã được dự các hội thảo, các buổi sinh hoạt chuyên môn, các đợt chuyên đề nhưng nhìn chung kết quả áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm chưa ngang tầm hiệu quả nó mang, ngược lại có lúc có nơi chỉ thực hiện theo “hình thức”, biến các hoạt động nhóm trở thành cuộc nói chuyện của học sinh
Theo tôi có những nguyên nhân sau :
* Nguyên nhân từ phía giáo viên:
- Một số giáo viên tuổi đã cao chưa thật tự cố gắng vận dụng phương pháp học mới và quá trình dạy học hơn nữa các biện pháp dạy học truyền thống đã ăn sâu vào tiềm thức của họ cho nên họ rất khó thay đổi cách dạy. Dạy học theo nhóm giáo viên phải chuẩn bị nhiều, phải nghiên cứu kỹ các tình huống có thể xẩy ra nên giáo viên ngại sử dụng; nếu có sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm thì cách chia nhóm của giáo viên chưa thật sự khoa học, có nghĩa là họ chỉ có một cách chia nhóm duy nhất là gần nhau, là 2 bàn gần nhau quay lại tạo thành một nhóm. Vì vậy gây nên sự nhàm chán cho học sinh.
- Cách chọn nhóm, sở trường, thư ký báo cáo viên của nhóm và giáo viên chỉ sử dụng duy nhất một cách chia nhóm nên thường trong nhóm, nhóm trưởng, thư ký chỉ có một số em đảm nhận cho dù hoạt động nhóm đó ở môn học gì ?
- Khả năng điều hành hoạt động nhóm của giáo viên còn hạn chế, giáo viên chưa bao quát hết hoạt động của tất cả các nhóm cho nên trong giờ học vẫn có tình trạng nhiều học sinh nói chuyện, đùa nghịch.
- Lập kế hoạch dạy học theo nhóm : Đây là nguyên nhân có thể nói là ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động nhóm, thông thường giáo viên chỉ soạn bài bằng cách ghi chép lại gợi ý trong sách giáo viên cho nên khi có một số tình huống xẩy ra giáo viên rất lúng túng khi xử lý bởi vì giáo viên chưa nghiên cứu kỹ các khả năng có thể xẩy ra.
2. Nguyên nhân từ phía học sinh :
- Kỹ năng điều hành hoạt động nhóm của học sinh còn hạn chế, đặc biệt vai trò của nhóm trưởng chưa được phát huy. Nếu giáo viên quản lý các hoạt động nhóm không tốt thì thảo luận nhóm dễ trở thành buổi nói chuyện của học sinh. Bởi vì lứa tuổi các em thích chơi đùa nhiều hơn học.
- Một số học sinh đặc biệt là học sinh yếu thì tỏ ra tự ti không tham gia tích cực vào hoạt động của nhóm.
II – Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm.
1. Nâng cao nhận thức cho giáo viên :
Chúng ta biết rằng, trong hoạt động dạy học người giáo viên có một vai trò đặc biệt quan trọng, là người tổ chức, điều khiển quá trình dạy học dưới tác động của thầy trò, tích cực, chủ động tự tìm kiếm kiến thức bài học, thầy giáo là người quyết định chất lượng đào tạo. Đặc biệt trong dạy học theo nhóm giáo viên thực sự là nhà “Thiết kế” vì vậy việc nâng cao nhận thức cho giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học được coi là nhiệm vụ quan trọng nhất của các cấp quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 
Hơn ai hết người giáo viên phải nhận thức được rằng muốn nâng cao chất lượng dạy học mới vào quá trình dạy học, chỉ có đổi mới phương pháp dạy học mới vào quá trình dạy học. Chỉ có đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh thì người giáo viên mới hoàn thành nhiệm vụ dạy học – giáo viên phải nhận thức sâu sắc rằng biện pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng dạy học trong giai đoạn hiện nay là tập trung đổi mới phương pháp dạy học, cần phải xoá bỏ lối dạy áp đặt, truyền thụ kiến thức một chiều. áp dụng phương pháp dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thì mới đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của ngành giáo dục - đào tạo. Nếu không đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của ngành. Giáo viên sẽ tự mình ra khỏi “guồng máy” giáo dục - đào tạo
Muốn thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên phải tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên thao giảng dự giờ, học hỏi đồng nghiệp tham gia đầy đủ các đợt chuyên đề phương pháp do tổ chuyên môn, nhà trường cũng như ngành tổ chức.
2. Xây dựng mục tiêu, kế hoạch dạy học theo nhóm :
Để dạy học theo nhóm đạt hiệu quả cao tuỳ theo nội dung bài học, môn học để xây dựng kế hoạch bài dạy cho hợp lý, trong sử dụng phương pháp dạy học toán cần làm tốt một số vấn đề sau :
a) Dự kiến các tình huống và khả năng của học sinh :
Ngay từ khi lập kế hoạch bài dạy, giáo viên phải xác định được mục tiêu của bài cần cung cấp cho học sinh những gì về kiến thức kỹ năng, thái độ. Mặt khác để xác định được các tình huống có thể xẩy ra, người giáo viên cần đặc biệt quan tâm đến khả năng của học sinh, có nghĩa là người giáo viên phải xác định được học sinh đã có được những gì và học sinh cần được cung cấp những gì sau khi học  ...  tình huống khó giải quyết trong một thời gian ngắn. Trong trường hợp này nếu giáo viên không nghiên cứu kỹ các tình huống có thể xẩy ra thì khi gặp những tình huống khó như vậy giáo viên sẽ lúng túng, cá biệt cũng có những tình huống khó giải quyết trong một thời gian ngắn với những câu hỏi ngây thơ mà giáo viên chưa xử lý được, không trả lời được thì sẽ làm cho học sinh mất lòng tin về giáo viên, nếu việc này cứ diễn ra lặp lại nhiều lần sẽ dẫn tới học sinh không tin vào giáo viên, nguy hại hơn học sinh sẽ “không tôn trọng giáo viên”. Để khắc phục tình trạng này không ai có thể làm thay người giáo viên trực tiếp đứng lớp ngoài việc nghiên cứu kỹ nội dung bài toán vào mục tiêu bài học và dựa vào khả năng của học sinh để dự báo các tình huống có thể xẩy ra và tìm cách thảo gỡ chúng.
b) Xác định cụ thể, rõ ràng các hoạt động và thời gian cho mỗi hoạt động:
Việc xác định, phân chia thời gian hợp lý cho mỗi hoạt động có ý nghĩa quyết định trực tiếp sự thành công của tiết dạy ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh. Nếu giáo viên biết phân chia các hoạt động một cách rõ ràng, hợp lý sẽ giúp học sinh hoạt động và nắm bài một cách vững chắc và có hệ thống nếu giáo viên biết phân chia các hoạt động một cách vững chắc và có hệ thống. Nếu giáo viên phân chia các hoạt động hợp lý, thời gian giành cho mỗi hợp lý không hợp lý sẽ làm cho học sinh nắm bài không chắc hoặc không học hết nội dung bài học.
Thật vậy, với mỗi tiết dạy, mức độ khó, dễ của từng hoạt động không giống nhau vì vây sau khi đã phân chia thời gian hợp lý cho mỗi hoạt động sao cho hoạt động nào khó hơn thì dành nhiều thời gian, hoạt động nào cần sự đóng góp ý kiến của nhiều người, còn hoạt động nào dễ hơn thì yêu cầu dành thời gian cho nó ít hơn. Giải quyết tốt vấn đề này sẽ giúp giáo viên hoàn toàn chủ động trong quá trình lên lớp, giúp học sinh nắm bài sâu, chắc, có hệ thống. Ngược lại nếu giải quyết không tốt thì sẽ dẫn đến giáo viên không chủ động, học sinh có thể chơi (nếu nội dung thảo luận dễ, thời gian giành cho hoạt động nhiều). Vì vâỵ việc phân chia các hoạt động, dành thời gian hợp lý cho từng hoạt động là một yêu cầu không thể thiếu được trong daỵ học nhóm.
c) Kỹ thuật chia nhóm- cách chia nhóm 
Trong dạy học, sử dụng phương pháp hoạt động nhóm, cách chia nhóm của giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học. Bởi vì lựa chọn cách chia nhóm nào (có chủ động hoặc ngẫu nhiên) tuỳ thuộc rất lớn đến nội dung các hoạt động, khả năng học sinh, vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của học sinh, tránh trường hợp sau khi chia nhóm thì hoạt động nhóm, thì chơi đùa nói chuyện.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tôi xin nhấn mạnh thêm cách chia tuỳ thuộc nội dung của bài và khả năng của học sinh.
* Chia nhóm ngẫu nhiên :
Ví dụ : Khi dạy bài “Chia số có hai chữ số cho số một chữ số “ (toán 3, trang 71) bài tập 1
77 2 87 3 86 6 99 4
69 3 85 4 97 3 78 6
Phân tích nội dung của bài tập này chúng ta nhận thấy
- Tất cả có 8 phép tính chia số có 2 chữ số cho số có một chữ số
- Trong 8 phép tính này có 2 loại : Chia hết và chia có dư, cách chia như nhau, mức độ khó, dễ không chênh lệch nhau nhiều.
- Nếu cứ để cho học sinh thực hiện tuần tự từ phép tính thứ nhất đến phép tính thứ 8 thì sẽ không đủ thời gian đồng thời dễ gây tâm lý nhàm chán cho học sinh.
Đối với bài tập trên cách tốt nhất đối với phương pháp dạy học nhóm chúng ta chia nhóm và thực hiện như sau : Ta sẽ chia lớp thành 4 nhóm (nhóm ngẫu nhiên). Giáo viên cho học sinh đếm theo vòng thứ tự từ 1 – 4, sau khi đếm xong những học sinh có cùng số thứ tự thì lập thành 1 nhóm ta sẽ lập được 4 nhóm, giáo viên giao trách nhiệm cụ thể cho từng nhóm, bằng cách phát phiếu giao việc cho các em, phiếu giao việc yêu cầu mỗi nhóm phải thực hiện 2 phép tính (yêu cầu có cả chia hết và phép chia có dư).
Sau đó tuỳ vào thời gian còn lại dành cho hoạt động giáo viên lần lượt cho đại diện các nhóm trình bày. Bằng cách này ít nhất mỗi học sinh đã thực hiện được 2 phép tính và theo dõi bạn thực hiện các phép tính khác.
Với cách chia nhóm như trên ta thấy rằng nhóm gồm những học sinh có trình độ khác nhau (có cả học sinh khá, giỏi, học sinh trung bình và học sinh yếu).
* Chia nhóm có chủ định :
Đối với những bài tập khó hơn, những bài tập mà những học sinh yếu khó thực hiện thì việc lựa chọn cách chia nhóm là quan trọng. Bởi vì với những bài khó thì những học sinh yếu chắc chắn sẽ ngồi chơi và ý lại những học sinh khá giỏi (nếu chia nhóm ngẫu nhiên). Vì vậy đối với loại bài tập này giáo viên cần phải dựa vào cách chia nhóm có chủ định để thực hiện hoạt động nhóm (chia nhóm có cùng trình độ) giáo viên chia lớp làm 3 nhóm.
+ Nhóm gồm những học sinh khá và giỏi
+ Nhóm gồm những học sinh trung bình
+ Nhóm gồm những học sinh yếu
Sau khi chia nhóm xong giáo viên giao nhiệm vụ hợp lý cho từng nhóm
+ Nhiệm vụ khó nhất : Cho nhóm học sinh khá, giỏi.
+ Nhiệm vụ trung bình : Cho nhóm học sinh trung bình
+ Nhiệm vụ dễ : Cho nhóm học sinh yếu
Sau khi được nhận nhiệm vụ phù hợp với khả năng, sở trường của mình học sinh sẽ tiến hành thảo luận sôi nổi dưới sự hướng dẫn của nhóm trưởng, sự giám sát của giáo viên. Thực hiện được như vậy chắc chắn học sinh nào cũng phải làm việc, nhóm nào cũng sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ (vì nhiệm vụ đó phù hợp đến từng cá nhân trong nhóm).
Ví dụ : Khi dạy bài “luyện tập chung” (toán 3 trang 90)
Bài tập 4 : Một cuộn vải dài 81m, đã bán 1/3 cuộn vải. Hỏi cuộn vải còn lại bao nhiêu mét ?
Đây là một bài toán khó đối với học sinh yếu. Bởi vậy khi dạy bài này giáo viên cần áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm, ở đây giáo viên chia lớp làm 3 nhóm (nhóm cùng trình độ). Nhóm học sinh khá giỏi, nhóm học sinh trung bình và nhóm học sinh yếu.
Sau khi chia nhóm thành 3 nhóm xong, giáo viên phải gợi ý thật cụ thể để giúp học sinh giải bài toán.
+ Đầu tiên giáo viên nên gợi ý cho học sinh tóm tắt bài toán bằng vẽ sơ đồ đoạn thẳng.
+ Gợi ý tiếp : Đã bán được mấy phần của cuộn vải (1/3)
+ Ta phải tính số vải nào trước ? (Số vải đã bán)
+ Học sinh tự giải toán vào vở
Số mét vải đã bán 
81 : 3 = 27 (m)
 Số vải còn lại 
 81 – 27 = 54(m)
 Đáp số : 54(m)
+ Đối với nhóm học sinh trung bình, giao nhiệm vụ cho học sinh tự giải bài toán (giáo viên không cần gợi ý)
+ Đối với nhóm học sinh khá giỏi
Giao nhiệm vụ cho học sinh giải bài toán, ngoài ra còn giao thêm nhiệm vụ khó hơn yêu cầu học sinh thực hiện.
Ví dụ : Đặt đề toán và giải bài toán dựa vào tóm tắt sau
Sau khi làm xong bài tập số 4 (thời gian rất ít) học sinh sẽ thảo luận để đặt đề toán và giải bài toán dựa vào tóm tắt.
Như vậy với cách chia nhóm như đã áp dụng đối với bài tập đã nêu trên từ một bài toán trong sách giáo khoa ta biến bài toán thành 3 mức độ khác nhau, dễ, trung bình và khó để cho phù hợp với 3 nhóm đối tượng học sinh, làm được như vậy sẽ tác động đến từng đối tượng học sinh trong lớp, gây hứng thú cho các em làm cho lớp học trở nên sinh động. Sau buổi học tất cả học sinh đều hoàn thành yêu cầu bài tập đề ra còn những học sinh khá giỏi laị tự tìm thêm một bài tập và giải bài tập đó. Như vậy nếu giáo viên áp dụng các cách chia nhóm một cách phù hợp với nội dung bài tập, phù hợp với từng đối tượng học sinh thì chất lượng dạy học sẽ được nâng cao.
3. Một số chú ý khi thực hiện phương pháp dạy học theo nhóm :
- Cần phát huy vai trò tự quản của học sinh trong hoạt động nhóm.
- Hạn chế thấp nhất giáo viên nói trong thời gian học sinh thảo luận. Nếu cần làm việc với nhóm nào thì giáo viên đến trực tiếp nhóm đó và nói vừa đủ nghe cho nhóm đó.
- Cần giám sát chặt chẽ hoạt động của mọi thành viên trong từng nhóm.
- Thường xuyên thay đổi cách chia nhóm làm sao trong quá trình dạy học các em đều có cơ hội thảo luận cùng nhau sinh hoạt nhóm cùng nhau, thay đổi nhóm trưởng, thư ký, báo cáo viên theo từng hoạt động.
- Tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả nghiên cứu thảo luận theo nhiều cách khác nhau, có thể cho nhóm trưởng gọi báo cáo viên của nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Chỉ sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm khi cần thiết, tuyệt đối không lạm dụng phương pháp chia nhóm, chỉ tổ chức khi cần có sự hợp tác của các thành viên.
- Trong quá trình dạy học cần phải sử dụng nhiều phương pháp, tuyệt đối không coi trọng phương pháp nào, người giáo viên phải dựa vào nội dung bài, mục tiêu cần đạt và đối tượng học sinh để lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp nhằm đạt kết quả dạy học cao nhất.
- Sau từng hoạt động cần có nhận xét, bổ sung khác của các học sinh khác, nhận xét, tổng kết của giáo viên đối với vấn đề thảo luận, cần có thưởng phạt rõ ràng đối với từng thành viên và các nhóm. Kịp thời động viên các nhóm, các thành viên thảo luận tốt và ngược lại phê bình nhắc nhở những học sinh, các nhóm thực hiện chưa tốt nhiệm vụ được giao
- Cần chú ý đến cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động nhóm như bàn ghế, bìa cứng, bút dạ.
C – Kết luận và kiến nghị
I - Kết luận :
Nếu giáo viên biết vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm hợp lý, phù hợp với nội dung bài học, sử dụng hợp lý cách chia nhóm thì chất lượng dạy học sẽ được nâng cao.
- Trong khi vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm yêu cầu giáo viên phải nắm bắt được những đặc trưng và một số lưu ý khi sử dụng phương pháp.
II – Kiến nghị - đề xuất : 
1. Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt thoàn thiện về phương pháp dạy học, các dạng bài đặc trưng, phương pháp dạy học các phân môn...
- Tham gia đầy đủ các cuộc hội thảo, các đợt chuyên đề do tổ chuyên môn nhà trường cũng như ngành tổ chức.
- Thường xuyên dự giờ thao giảng học hỏi kinh nghiệm để hoàn thiện hơn về việc sử dụng phương pháp dạy học.
2. Đối với tổ chuyên môn : 
- Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ chức hội thảo, tổ chức dạy thể hiện về việc đổi mới phương pháp dạy học.
 - Thảo luận tìm ra phương pháp dạy học đặc trưng cho bài, cho từng phân môn.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân đã áp dụng vào vào dạy học bước đầu đã thu được kết quả khá cao rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp để hoàn thiện hơn./.
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Sáng kiến kinh nghiệm
Tên tề tài : 
Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả
 dạy học theo nhóm
Năm học 2005 - 2006
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Sáng kiến kinh nghiệm
Tên tề tài : 
Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả
dạy học theo nhóm
Họ và tên : Lê Thị Lài
Đơn vị : Trường Tiểu học Phúc Trạch I

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_theo_nhom_lay_vi_du_mon_toan.doc