Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tập làm văn lớp 5 cho phù hợp với trình độ học sinh - Kiểu bài tả cảnh

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tập làm văn lớp 5 cho phù hợp với trình độ học sinh - Kiểu bài tả cảnh

Tập làm văn là một phân môn nhỏ trong chương trình Tiếng Việt của bậc tiểu học, đây là một phân môn mang tính chất thực hành tổng hợp. Việc dạy tập làm văn ở bậc tiểu học có một vị trí rất quan trọng, nó góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện cho các em giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và học tập tốt các môn học khác. Nếu như các môn học và phân môn khác của môn Tiếng việt cung cấp cho các em một hệ thống các kiến thức kỹ năng thì phân môn tập làm văn tạo điều kiện cho các em thể hiện các kiến thức các kiến thức, rèn luyện các kỹ năng đó một cách linh hoạt thực tế và có hệ thống hơn. Chính những văn bản nói, viết các em có được từ phân môn tập làm văn theo các nghi thức lời nói, thuyết trình . đã thể hiện những hiểu biết thực tế, những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt mà các em đã được học ở phân môn Tập làm văn các kiểu bài miêu tả được học nhiều nhất, nó giúp cho học sinh tái hiện lại cuộc sống con người, phong cách thiên nhiên hiện lên như một bức tranh nhiều mầu sắc. Nó giúp các em có tâm hồn văn học có tình yêu quê hương đất nước và cuộc sống con người.

 Tuy nhiên phải thừa nhận một điều rằng, thực tế hiện nay, việc dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn tập làm văn nói riêng còn có rất nhiều hạn chế và chưa đạt kết quả như mong muốn. Lý do này là do nhiều nguyên nhân trong đó đa số giáo viên chưa định hình được phương pháp giảng dạy cũng như trình tự tiến hành dạy một bài tập làm văn như thế nào cho phù hợp với mục đích và nội dung của bài học đặt ra. Mặt khác học sinh tiểu học là đối tượng mà năng lực tư duy còn hạn chế. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của các em chưa cao.Đặc biệt trình độ học sinh ở các địa phương các em còn chưa đồng đều hơn nữa học sinh rất ngại học văn. Trong một tiết học thời gian có 40 phút là tối đa mà kiến thức phải cung cấp quá nhiều nên giáo viên chỉ hay quan tâm đến đối tượng học sinh khá giỏi để tiết dạy thành công . Ngoài ra do việc thay đổi nội dung chương trình sách giáo khoa khiến cho giáo viên còn lúng túng trong việc nắm bắt nội dung và phương pháp giảng dạy, từ đó dẫn đến kết quả học tập môn tập làm văn chưa cao.

 

doc 31 trang Người đăng hang30 Lượt xem 578Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tập làm văn lớp 5 cho phù hợp với trình độ học sinh - Kiểu bài tả cảnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm 
	Tập làm văn là một phân môn nhỏ trong chương trình Tiếng Việt của bậc tiểu học, đây là một phân môn mang tính chất thực hành tổng hợp. Việc dạy tập làm văn ở bậc tiểu học có một vị trí rất quan trọng, nó góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện cho các em giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và học tập tốt các môn học khác. Nếu như các môn học và phân môn khác của môn Tiếng việt cung cấp cho các em một hệ thống các kiến thức kỹ năng thì phân môn tập làm văn tạo điều kiện cho các em thể hiện các kiến thức các kiến thức, rèn luyện các kỹ năng đó một cách linh hoạt thực tế và có hệ thống hơn. Chính những văn bản nói, viết các em có được từ phân môn tập làm văn theo các nghi thức lời nói, thuyết trình ... đã thể hiện những hiểu biết thực tế, những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt mà các em đã được học ở phân môn Tập làm văn các kiểu bài miêu tả được học nhiều nhất, nó giúp cho học sinh tái hiện lại cuộc sống con người, phong cách thiên nhiên hiện lên như một bức tranh nhiều mầu sắc. Nó giúp các em có tâm hồn văn học có tình yêu quê hương đất nước và cuộc sống con người.
	Tuy nhiên phải thừa nhận một điều rằng, thực tế hiện nay, việc dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn tập làm văn nói riêng còn có rất nhiều hạn chế và chưa đạt kết quả như mong muốn. Lý do này là do nhiều nguyên nhân trong đó đa số giáo viên chưa định hình được phương pháp giảng dạy cũng như trình tự tiến hành dạy một bài tập làm văn như thế nào cho phù hợp với mục đích và nội dung của bài học đặt ra. Mặt khác học sinh tiểu học là đối tượng mà năng lực tư duy còn hạn chế. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của các em chưa cao.Đặc biệt trình độ học sinh ở các địa phương các em còn chưa đồng đều hơn nữa học sinh rất ngại học văn. Trong một tiết học thời gian có 40 phút là tối đa mà kiến thức phải cung cấp quá nhiều nên giáo viên chỉ hay quan tâm đến đối tượng học sinh khá giỏi để tiết dạy thành công . Ngoài ra do việc thay đổi nội dung chương trình sách giáo khoa khiến cho giáo viên còn lúng túng trong việc nắm bắt nội dung và phương pháp giảng dạy, từ đó dẫn đến kết quả học tập môn tập làm văn chưa cao.
	Lúc này đây các em muốn đòi hỏi ở người thầy cái tâm, cái tài để truyền cho các em niềm say mê, để động viên bồi dưỡng các em để trở thành học sinh có năng khiếu, những nhân tài có tâm hồn văn học. Chính vì những lý do trên tôi chọn quyết định nghiên cứu đề tài :"Dạy tập làm văn lớp 5 cho phù hợp với trình độ học sinh - Kiểu bài tả cảnh".
II. thực tiễn dạy học tập làm văn lớp 5 kiểu bài tả cảnh 
I.Khảo sát nội dung dạy học kiểu bài tả cảnh ở lớp 5
1. Cấu trúc nội dung dạy học 
a. Số tiết (số bài) dạy văn tả cảnh
Nội dung các bài học trong phân môn Tập làm văn lớp 5 là sự tiếp nối và nâng cao, mở rộng so với các lớp 2.3,4. Lên lớp 5 học sinh học tiếp về môn miêu tả. Trong đó tả cảnh chiếm 14 tiết. Cuối lớp 5 còn 4 tiết về kiểu bài này là các bài ôn tập. Luyện tập cuối năm.
	Nhìn chung ở lớp 5. Tập làm văn nói chung trong đó có nội dung tả cảnh nói riêng có 3 dạng cơ bản.
	- Bài hình thành kiến thức ( 1 tiết) 
- Bài hình thành luyện tập (15 tiết) 
- Bài ôn tập 	 ( 2 tiết)
Với bài hình thành kiến thức, được hướng dẫn theo từng phần dẫn nhận xét một bài văn miểu tả mới. Đồng thời các em còn được hướng dẫn, nhận xét bài văn miêu tả khá dài để học sinh rút ra ghi nhớ rồi tiếp tục vận dụng ghi nhớ để nhận xét cấu tạo của bài văn tả cảnh. Đây là một điều rất khó khăn đối với học sinh vì thời gian ít mà các em phải tìm hiểu để nắm được nội dung phương pháp miêu tả của các bài văn.
	Với bài thực hành luyện tập được trình bày theo thứ tự hướng dẫn chuẩn bị , hướng dẫn làm bài, hướng dẫn hoàn chỉnh bài. Hầu hết các tiết luyện tập tả cảnh phần hướng dẫn chuẩn bị là những bài tả cảnh ( 1-2 bài) yêu cầu học sinh tìm hiểu theo mục tiêu làm cơ sở chuẩn bị cho nửa tiết còn lại lập dàn ý hoặc viết bài. Đây là điều kiện thuận lợi cho học sinh làm văn tả cảnh. Và đặc biệt là đối với học sinh khá giỏi , các em được chuẩn bị lập dàn ý ở cuối tiết học này, đến cuối tiết học sau mới viết bài. Nhưng với học sinh yếu, kém các em lại mau quên, không chăm học nên kết quả làm bài sẽ khó đạt yêu cầu. Tuy vậy cũng có 4 tiết thực hành hoàn chỉnh ngay trong một tiết học.
	Tả ngôi trường: Lập dàn ý - viết đoạn ( Tiếng việt 5 tập 1/43)
	Viết câu mở đoạn ( Tiếng việt 5 tập 1/72)
	Miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương em. Lập dàn ý - viết đoạn ( Tiếng việt 5 tập 1/81)
	Dựng đoạn mở bài, kết đoạn ( Tiếng việt 5 tập 1/82)
Hai loại bài trên hầu như học ở kỳ I từ tuần 1 đến tuần 11 vì vậy học sinh có điều kiện luyện tập tốt kiểu bài tả cảnh.
Còn có những bài ôn tập ở tuần 31,32 được thực tế theo các bước.
	Hướng dẫn học sinh ôn lại các bước, kỹ năng về kiểu bài đã học, hướng dẫn ôn tập trên lớp.
Với nội dung học kiểu bài tả cảnh nêu trên. Đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu phương pháp cho phù hợp với trình độ của học sinh góp phần phát triển năng lực cho học sinh và tiết học sẽ dạy được kết quả cao hơn.
b. Nội dung dạy học
b.1 Các kiến thức về văn tả cảnh 
Tiết. Hình thức kiến thức" Cấu tạo của bài văn tả cảnh "
Kiến thức: Nắm được cấu tạo 3 phần ( mở bài, thân bài, kết luận) của một bài văn tả cảnh.
Kỹ năng: Biết phân tích cấu tạo của một bài văn tả cảnh cụ thể:
Tiết: Dựng đoạn mở bài, kết bài
Kiến thức: Củng cố kiến thức về đoạn mở bài, kết bài trong văn tả cảnh 
Kỹ năng: Biết viết cách viết kiểu mở bài ( trực tiếp, gián tiếp) và kết bài ?( mở rộng, không mở rộng) cho bài văn tả cảnh.
Tiết: luyện tập tả cảnh.
Kiến thức: hiểu thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả 
	- Biết phát hiện những hình ảnh đẹp trong bài văn 
	- Hiểu thêm về cách quan sát và chọn lọc chi tiết trong bài văn tả cảnh, hoàn chỉnh các đoạn văn dựa theo nội dung chính của mỗi đoạn.
	- Lập dàn ý chi tiết cho bài văn, thông qua các đoạn văn hay học được cách quan sát khi tả cảnh 
	- Chuyển một phần của dàn ý thành đoạn
Kỹ năng: Biết lập dàn ý đầy đủ và trình bầy dàn ý theo những điều đã quan sát một cách trôi chảy.
	- Biết chuyển một phần dàn ý thành đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh
	- Biết ghi lại những quan sát một cách tinh tế thể hịên rõ đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả với những nét nổi bật của người tả.
Tiết ôn tập .
Kiến thức: Biết liệt kê đúng những bài văn tả cảnh đã học nắm vững cách lập dàn ý. 
 Bài văn miêu tả ở cách tập đọc
Kiểm tra viết
Kiến thức: Viết được một đoạn văn, bài văn tả cảnh hoàn chỉnh theo đúng yêu cầu và hình thức 
Kỹ năng : Rèn kỹ năng viết câu hay, dùng từ chính xác, giàu hình ảnh, xác định đúng yêu cầu của đề bài 
Tiết trả bài
Kiến thức: Nắm được yêu cầu của bài văn tả cảnh 
Kỹ năng: Nhận thức được những ưu khuyết điểm trong bài của mình, biết sữa lỗi viết lại cho hay hơn.
2.Khảo sát các bài tập dạy bài tả cảnh
a. Nhận xét chung:
	- Bài hình thành kiến thức
	- Bài thực hành luyện tập 
	- Bài ôn tập 
	- Trong các dạng bài trên dạng bài thực hành luyện tập chiếm số lượng nhiều nhất. Nhưng mỗi tiết dạy số lượng bài tập không nhiều (2-3 bài tập). Mỗi bài thực hành luyện tập được trình bày theo thứ tự.
	Hướng dẫn chuẩn bị.
	Hướng dẫn làm bài 
	Hướng dẫn hoàn chỉnh bài làm
	Trong đó phần bài tập chủ yếu là đọc, tìm hiểu cảnh được tả trong mỗi đoạn văn để hướng dẫn học sinh chuẩn bị. Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý rồi hướng dẫn hoàn chỉnh bài làm.Việc thực hành luyện tập nhiều sẽ giúp các em phát triển kỹ năng làm bài sản sinh văn học tốt. Tuy nhiên cũng có nhiều bài tập khó nên học sinh ngại làm. 
b. Những bài tập - bài học khó đối với học sinh
Do mỗi lớp học đều có trình độ học sinh khác nhau ( giỏi, khá, trung bình, yếu) nên hệ thống bài tập khó đối với học sinh là điều dĩ nhiên.
Ví dụ: Một bài học số lượng bài tập m nhiều dãn đến thời gian không đảm bảo ( Bài luyện tập tả cảnh tiết tuần 7)
 Có 3 bài tập trình bày trên 3 trang sách giáo khoa /70
	- Ngữ điệu bài văn, đoạn văn để học sinh rút ra kiến thức kỹ năng có dung lượng lớn, nội dung lại khó hiểu.
( Bài cấu tạo bài văn tả cảnh tiết 1- tuần 1)
	 Với một bài dài, học sinh đọc hiểu nắm bắt được nội dung lâu lại thêm một bài tập đọc của giờ học trước ( tả quang cảnh làng mạc ngày mùa) nội dung tả từng bộ phận học sinh khó nhận biết. Các em phải rút ra kiến thức qua việc so sánh thứ tự miêu tả hai bài khác nhau sau đó mới đọc và nhận xét cấu tạo của một bài văn tả cảnh.
	- Có những bài lệnh bài tập diễn ra chưa phù hợp với học sinh tiểu học câu hỏi đưa ra còn khó khiến cho học sinh trung bình, yếu không hiểu nên trả lời không đúng theo yêu cầu của lệnh.
	- Có những câu hỏi hình thức chưa rõ ràng nên học sinh học sinh khá , giỏi khó trả lời đúng.
( Bài luyện tập tả cảnh - tiết 2 - tuần 6)
Cùng một bài tập, nhiều đoạn văn khác nhau phải hoàn chỉnh học sinh nhận thức chậm, các em dễ bị lẫn lộn đoạn mình chọn dẫn đến khả năng nhớ đâu viết đấy( Bài luyện tập tiết 2 - tuần 3)
3. Khảo sát phương pháp dạy học qua sách giáo viên.
	Trong thực tế dạy học, hầu hết giáo viên đều coi sách giáo viên là tư liệu chính để dạy học bởi sách giáo viên nêu rõ thứ tự đáp án của tiết học một cách ngắn gọn. Tuy nhiên trong các bài dạy tả cảnh, có những bài sách giáo viên chỉ nêu các hoạt động của cá nhân, nhóm hoặc có những bài thì toàn nêu chung chung, khiến bài dạy hời hợt, chưa đi sâu vào mục tiêu dạy học.
	- Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập đọc, hỏi yêu cầu của bài tập rồi cũng không đưa ra được đáp án chính xác do sách giáo viên không có.
	- Sách giáo viên chưa đưa ra được câu hỏi và câu trả lời của từng đối tượng học sinh phần lớn chỉ chủ yếu đến bài mẫu mà đối tượng học sinh giỏi mới làm được. Vì vậy dẫn đến việc soạn bài của giáo viên mới chung.
Sách giáo viên đa phần là tài liệu hướng dẫn giáo viên thực hiện nội dung và phương pháp dạy học mới và có 2 phần.
Phần hướng dẫn chung và phần hướng dẫn cụ thể. Phần hướng dẫn cụ thể gợi ý cách dạy từng bài nhưng mới chỉ được coi là phương án cho giáo viên tham khảo. Để thực hiện tốt qui trình dạy học giáo viên cần tuân thủ thực hiện phương pháp dạy học mới để nâng cao chất lượng học cho học sinh.
II.Thực tiễn dạy học tập làm văn, kiểu bài tả cảnh.
1. Những thuận lợi, những ưu điểm
Năm nay sách giáo khoa Tiếng việt lớp 5 có phần ưu điểm, được biên soạn theo các quan điểm dạy giao tiếp, quan điểm tích hợp, quan điểm tích cực hóa hoạt động của học sinh. Chính vì vậy kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói và viết của học sinh có phần tiến bộ hơn. Một trong những nhiệm vụ t ... C.4: Dự tính những khó khăn của học sinh khi làm bài tập, những lỗi các em có thể mắc.
-Học sinh yếu lười suy nghĩ, không nêu được những điểm giống nhau và những điểm khác nhau.
-Học sinh trung bình nêu được hai đoạn kết bài đều có chung câu văn này, khác nhau câu văn này nhưng không nêu được một cách khái quát về sự giống nhau và khác nhau giữa hai loại kết bài.
C.5: Cách gợi ý hướng dẫn dẫn dắt học sinh tự làm bài tập nhanh và đúng.
-Cho học sinh đọc kĩ những yêu cầu của bạn.
-Có mấy kiểu kết bài? là những kiểu nào?
-Theo em đâu là kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng. Vì sao?
-Em hãy nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa hai kiểu kết bài?
+Đối với học sinh trung bình.
-Cho học sinh nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu kết bài ( mở rộng, không mở rộng ).
-ở phần kết bài ( a ) nêu lên nội dung gì?
-Đoạn văn ( b ) và nêu nội dung của đoạn văn.
Đối tượng được tả là gì? 
-Em hãy nêu nội dung trọng tâm miêu tả?
-Em có tình cảm và thái độ gì đối với ngôi trường?
b. Tìm ý. Lập dàn ý.
-Em nhớ lại cảnh trường chọn các chi tiết, đặc điểm nổi bật để lập dàn ý.
2. Viết bài văn: 
Mở bài có thể làm theo mấy cách là những cách nào?
-Kết bài em có thể viết theo kiểu nào? kiểu kết bài nào hay hơn?
-Khi viết thân bài em cần chú ý sao cho các câu cùng tập trung tả một phần của cảnh trường hoặc cùng tả đặc điểm của cảnh trường ở một thời điểm.
Nên dùng những từ ngữ có hình ảnh để thể hiện được cảm xúc, tình cảm gắn bó với ngôi trường.
3.Đọc và hoàn chỉnh bài làm.
-Bài văn đã giúp em hình dung được cảnh trường em tả chưa?
-Bài văn đã có bố cục 3 phầnmở bài, kết bài, thân bài rõ ràng chưa, tả có đuíng trình tự không?
	Nếu không em hãy sửa lại cho đúng và viết câu có hình ảnh.
	- Sửa lại các lỗi chính tả, lỗi dùng từ đặt câu.
Bài thứ 9: Bài 2 trang 132
Đọc bài văn buổi sáng ở thành phố Hồ Chí Minh và trả lời câu hỏi
a. Bài văn miêu tả buổi sáng ở thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự nào?
b. Tìm những chi tiết cho thấy tác giả quan sát cảnh vật rất tinh tế.
c. Hai câu cuối bài" Thành phố mình đẹp quá!đẹp quá đi!"thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với cảnh được miêu tả?
Gái đang chụm đầu vào nhau - đọc truyện, trước cửa các lớp học là những hàng hoa hồng cúc nở ra thơm ngát. Hết giờ học khi ra về các em lại ngoái nhìn ngôi trường, trường em được xây trên một khuôn viên hình chữ nhật bao quanh trường là những vườn cây quanh năm xanh tốt. Các khu trong trường được xắp xếp thật là đẹp mắt.Ba tòa nhà cao tầng được xếp thành hình chữ U bao quanh sân trường là vườn cây. Khu văn phòng của trường là tầng của tòa nhà chính giữ, tầng hai là phòng học và thư viện. Ngày nay sân trường luôn luôn là người bạn thân thiết của em 
	Dẫu mai sau có phải tạm biệt mái trường thì dư âm của nó còn đọng mãi trong ký ức tuôiỉ thơ của chúng em.Em hứa sẽ học tập thật giỏi để sau này trở thành người có ích cho xã hội.
C 3: Trình tự các thao tác vừa thực hiện để có đáp án mẫu.
	- Xác định yêu cầu của bài tập. Bài yêu cầu gì? Thuộc loại văn gì ?
	- Chọn cảnh để tả, thời gian để tả.
	- Xem và lập dàn ý bài văn.Tìm những ý cơ bản để lập dàn ý.
	- Chuyển từ dàn ý sang sang bài làm mẫu 
C4: Dự tính những khó khăn của học sinh khi làm bài tập những lỗi các em có thể mắc .
Bài viết chưa có bố cục rõ ràng 
Chưa biết cách mở bài gián tiếp, mởp bài chưa chưa nêu được ý cần tả
- Phần thân bài tả còn lủng củng, câu văn chưa hình ảnh, chữ viết còn mất lỗi chính tả 
- Chưa có kết bài mở rộng
C5: Cách gợi ý dẫn dắt để học sinh tự làm được bài tập nhanh và đúng
 - Xác định yêu cầu của đề, tìm ý lập dàn bài ?(4-5 phút)
a. Bài thuộc loại văn gì?
C4: Dự tính những khó khăn của học sinh khi làm bài tập những lỗi các em có thể mắc
	- Học sinh chủ yếu không chịu suy nghĩ nêu chưa hiểu được trình tự của bài văn 
	- Chưa tìm được những chi tiết nổi bật để thấy được sự quan sát tinh tế của tác giả.
Chưa nêu được tình cảm của tác giả đối với cảnh miêu tả 
	- Học sinh khá có thể chưa nêu được hết các chi tiết nổi bật, nêu còn nhầm lẫn chi tiết này với chi tiết khác trả lời chưa rõ ràng mạch lạc.
C5:C ách gợi ý dẫn dắt để học sinh tự làm được bài tập nhanh và đúng nhất.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
	- Xác định yêu cầu: Đọc bài văn, trả lời các câu hỏi để củng cố kiến thức kỹ năng về trình tự miêu tả, quan sát chọn lọc chi tiết, thể hiện thái độ khi tả cảnh
	- Xem lại trình tự quan sát, trình tự tả ở phần thân bài của bài văn tả cảnh
	+ Hướng dẫn học sinh trả lời
	- Bài văn miêu tả buổi sáng ở thành phố ồ Chí MInh Hồ Chí Minh theo thứ tự nào?
	- Yêu cầu học sinh đọc từ " Mảng thành phố - quả bóng bay, mềm mại"-cả lớp đọc thầm 
Đoạn này nói lên điều gì?
Như vậy, tác giả tả cảnh theo trình tự thời gian hay theo cách tả từng phần của cảnh
b. Tìm những chi tiết cho thấy tác giả quan sát cảnh vật rất tinh tế.
Đọc - đoạn 1 của phần thân bài và tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả sự thay đổi rất nhanh của cảnh vật từ mờ sáng cho đến khi mặt trời lên.
	- Giáo viên treo bảng phụ lên - Học sinh lần lượt trả lời 
	- Giáo viên gạch chân ý đúng
Mục tiêu của bài tập 
	- Học sinh đọc bài " Buổi sáng ở thành phố Hồ Chí Minh và trả lời tốt các câu hỏi trong sách giáo khoa.
	- Rèn kỹ nămng thực hiện trình tự miêu tả, quan sát chọn lọc chi tiết khi tả cảnh, thể hiện tốt cảm xúc của mình khi miêu tả.
C2: Giải mẫu bài tập 
a. Nội dung: bài văn miêu tả sự biến đổi của cảnh từ lúc trời mờ sáng đến khi sáng rõ. Bài văn miêu tả thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự thời gian.
b. Những chi tiết cho thấy tác giả quan sát cảnh vật rất tinh tế là:
	Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như thoa phấn trên những tòa nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trở nên nguy nga đậm nét . Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồichìm vào đất. Thành phố đang bồng bềnh nổi giưa một biển hơi sương . Những vùng cây xanh bỗng òa tươi trong nắng sớm. ánh đèn từ muôn vàn ô vuông cửa sổ loãng đi rất nhanh và thưa thớt tắt. Ba ngọn đèn đỏ trên tháp phát sóng đài truyền hình thành phố có vẻ như bị hạ thấp và kéo gần lại. Mặt trời dang chầm chậm, lơ lửng như một quả bóng bay mềm mại 
c. Hai câu cuối bài " Thành phố mình đẹp quá" đẹp quá đi là câu cảm thán, ác giả dùng hình thức cảm thán để thể hiện thái độ trầm trồ, tình cảm yêu quí, ngưỡng mộ, tự hào về vẻ đẹp của thành phố.
C3: Trình tự các thao tác vừa thẻ hiện để có đáp án mẫu.
	- Đọc kỹ bài văn , hiểu rõ yêu cầu của đề bài
	- Nêu được nội dung chính của bài văn 
	- Trả lời nội dung của từng câu hỏi.
	- ở câu hai ( b) gạch chân dưới những chi tiết nổi bật và đọc lại xem lại xem mình cho đó là nổi bật để thấy được sự quan sát tinh tế của tác giả.
b. Ví dụ: dàn ý bài Vịnh Hạ Long 
	+ Mở bài ( câu văn đầu) 
	- Giới thiệu Vịnh Hạ Long ( mở bài trực tiếp)
	+ Thân bài: ( Gồm 3 đoạn văn)
Tả các đặc điểm của Vịnh Hạ Long 
Đoạn1: Từ cái đẹp của Hạ Long... như dải lụa xanh tác giả tả vẻ đẹp kỳ vĩ của núi, biển , trời Hạ Long. 
Đoạn2: Từ thiên nhiên Hạ Long ... lòng cũng phơi phới tác giả tả vẻ đẹp duyên dáng của Hạ Long. 
Đoạn 3: Từ bốn mùa là vậy.... hấp dẫn tác giả vtả vẻ đẹp riêng biệt của Hạ Long 
+ Kết bài: Câu cuối.
	Khẳng định ý thức giữ gìn Hạ Long và giữ gìn non sông Việt Nam.
C3: Trình tự các thao tác vừa thực hiện để có đáp án đúng 
	- Đọc kỹ yêu cầu của đề bài.
	- Nhớ lại lý thuyết. Thế nào là văn tả cảnh 
	- ra sách giáo khoa - đọc kỹ các bài tập và ghi vào giấy
	- Lập dàn ý một bài mà mình yêu thích. 
	- Đọc lại đà ý xem lại mình đọc đã đúng và chi tiết chưa? 
	- Sửa lại cho đủ ý. 
C4: Dự tính những khó khăn của học sinh khi làm bài tập những lỗi các em có thể mắc. 
	- Học sinh tự tìm được hết các bài văn tả cảnh trong học kỳ I - có thể còn liệt kê nhầm 1 số bài tập khác.
	- Liệt kê chưa có thứ tự, không ghi rõ từng tuần từng trang. 
	- Lập dàn ý chưa chi tiết, phân đoạn còn sai, chưa nêu được nội dung chính của từng đoạn. 
C5: Cách hướng dẫn, dẫn dắt học sinh tự làm được bài tập nhanh và đúng. 
	- Hướng dẫn học sinh xác định đúng yêu cầu của đè .
	- Nhớ lại xem trình tự quan sát, trình tự tả ở phần.
	để phát hiện những sự biến đổi diễn ra rất nhanh trong thời gian ngắn ngủi ấy, tác giả phải quan sát như thế nào và quan sát bằng những giác quan nào?
c. Hai câu cuối bài" Thành phố mình đẹp quá !Đẹp quá đi thể hiện tình cảm gì của tác giả với cảnh được miêu tả.
	- Hai câu cuối thuộc kiểu câu gì? 
	- Tác giả dùng kiểu câu đó để nói lên tình cảm gì với vẻ đẹp của thành phố 
Bài thứ mười 
Bài 1 (trang 131)
Liệt kê các bài văn tả cảnh mà em đã học trong kỳ I 
Trình bày dàn ý của một trong các bài văn đó 
C1: Mục đích của bài tập
	- Học sinh liệt kê được tất cả các bài văn tả cảnh trong kì I .
	- Trình bày đúng được một dàn ý trong số các bài văn tả cảnh ở các tiết tập đọc 
C2: Giả mẫu bài tập:
Tuần
Các bài văn tả cảnh đã học
Trang
1
Quang cảnh làng mạc ngày mùa 
10
 Hoàng hôn trên sông Hương
	11
Nắng trưa 
12
- Buổi sớm trên cánh đồng
14
2
- Rừng trưa
21
 - Chiều tối 
22
3
Mưa rào
31
7
 Vịnh Hạ Long 
70
8
Kỳ diệu rừng xanh
75
9
Bầu trời thu - Đất cà mau
87-89
Kết luận
	- Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn kết hợp với quá trình thực nghiệm để nghiên cứu đề tài:
	- Dạy Tập làm văn lớp 5 phù hợp với trình độ học sinh kiểu bài tả cảnh . Tôi thấy đây là một hình thức dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh, các em hoàn toàn chủ động trong quá trình nhận thức. Đây là một trong những nguyên tắc giáo dục có hiệu quả . Cụ thể tôi thấy khi vận dụng phương pháp dạy học mới - các tiết học tập làm văn diễn ra tự nhiên , nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. tất cả các em đều được thực hành luyện tập nhiều. Khắc sâu nội dung kiến thức từng bài học. Biết vận dụng lý thuyết vào thực tế một cách linh hoạt, sáng tạo.
	Đối với học sinh trung bình các em đã xác định đúng yêu cầu đề, biết viết câu văn đúng ngữ pháp, viết đoạn văn bài văn tương đối hình ảnh. Với học sinh có lực học giỏi các em đã biết quan sát thực tế một cách chi tiết, biết sử dụng tốt các biện pháp nghệ thuật trong khi làm bài.
	Vì vậy bài viết của các em đã có nhiều sáng tạo và chuyển biến rõ rệt so với đầu năm.
	Trên đây là một số kết quả mà bản thân tôi đã đạt được tôi muốn được trình bày với bạn bè đồng nghiệp. Song ý kiến của tôi còn mang tính chất chủ quan và cũng không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi mong được sự góp ý của bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được bổ sung đầy đủ hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn./.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Day Tap lam van lop 5.doc