Sáng kiến kinh nghiệm Để dạy tốt phần tìm hiểu bài qua một tiết Tập đọc học thuộc lòng ở Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Để dạy tốt phần tìm hiểu bài qua một tiết Tập đọc học thuộc lòng ở Lớp 5

A - ĐẶT VẤN ĐỀ :

Trong các tiết dạy tập đọc học thuộc lòng ở chương trình lớp 5 có cái khó riêng đối với việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh. Vì rằng những bài học (văn, thơ) thuộc chương trình lớp 5 có dung lượng khá lớn và giá trị thẩm mỹ cũng rất cao, bởi vậy với một quỹ thời gian nhất định (tiết học cũng phải tuân thủ các bước) (đọc mẫu – tìm hiểu bài, luyện đọc học thuộc lòng, luyện tập củng cố dặn dò). Bởi vậy để chuyển tải hết giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài văn, bài thơ trong một quỹ thời gian có hạn đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư công sức thật nhiều vào công tác chuẩn bị bài dạy sao cho những giá trị cơ bản nhất của tác phẩm được học sinh cảm nhận.

Bởi vậy vấn đề tìm hiểu bài thi, bài văn sao cho đúng dụng ý nghệ thuật của tác giả là vấn đề hết sức quan trọng. Nói thế không phải để rồi giáo viên sử dụng sách giáo khoa hay sách bài soạn như một thứ cẩm nang và những câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài trong sách giáo khoa như là một định hướng bất biến trong cảm nhận.

 

doc 4 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 269Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Để dạy tốt phần tìm hiểu bài qua một tiết Tập đọc học thuộc lòng ở Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Kinh nghiệm
“Để dạy tốt phần tìm hiểu bài qua một tiết tập đọc 
học thuộc lòng ở lớp 5
Bài : Truyện cổ nước mình
 Lâm Thị Mỹ Dạ
A - Đặt Vấn đề : 
Trong các tiết dạy tập đọc học thuộc lòng ở chương trình lớp 5 có cái khó riêng đối với việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh. Vì rằng những bài học (văn, thơ) thuộc chương trình lớp 5 có dung lượng khá lớn và giá trị thẩm mỹ cũng rất cao, bởi vậy với một quỹ thời gian nhất định (tiết học cũng phải tuân thủ các bước) (đọc mẫu – tìm hiểu bài, luyện đọc học thuộc lòng, luyện tập củng cố dặn dò). Bởi vậy để chuyển tải hết giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài văn, bài thơ trong một quỹ thời gian có hạn đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư công sức thật nhiều vào công tác chuẩn bị bài dạy sao cho những giá trị cơ bản nhất của tác phẩm được học sinh cảm nhận.
Bởi vậy vấn đề tìm hiểu bài thi, bài văn sao cho đúng dụng ý nghệ thuật của tác giả là vấn đề hết sức quan trọng. Nói thế không phải để rồi giáo viên sử dụng sách giáo khoa hay sách bài soạn như một thứ cẩm nang và những câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài trong sách giáo khoa như là một định hướng bất biến trong cảm nhận.
Một thực tế đã diễn ra nhiều năm nay là giáo viên khi dạy các tiết tập đọc học thuộc lòng ít có sáng tạo cải tiến giữa bài dạy, bài giảng đối chứng với sách hướng dẫn giáo viên, cho nên không hiếm các tiết dạy trở nên sáo mòn xơ cứng và thậm chí không đúng với hệ thống lô gíc của tác phẩm.
Cũng trong xu thế chung đó khi dạy bài : “Truyện cổ nước mình (tiết 45-tập đọc- học thuộc lòng lớp 5). Đã không ít thầy, cô giáo đẫ nhất nhất đi theo hướng dẫn của sách giáo viên và câu hỏi sách giáo khoa để dạy. Trong thời gian qua bằng việc tham khảo trao đổi với những đồng nghiệp đi trước có kinh nghiệm cũng như đọc thêm một số bài viết về “thi pháp học” tôi cảm thấy để dạy bài “truyện cổ nước mình” theo phương pháp cũ đó sẽ
6
Từ định hướng cảm nhận trên đây giáo viên đi đến định hướng trong việc tổ chức hệ thống câu hỏi cho phần “Tìm hiểu bài thơ” của tiết học. Hệ thống câu hỏi này phải đi từ gợi mở (câu hỏi vệ tinh) đến câu hỏi chốt vấn đề.
Trình tự của bước đi này được thể hiện cụ thể như sau :
Câu hỏi
Định hướng trả lời
Câu hỏi 1 : 
Với kho tàng truyện cổ nước ta tình cảm của tác giả được thể hiện như thế nào ?
Tác giả rất yêu truyện cổ tích
Thể hiện ở dòng thơ thứ nhất
Câu hỏi 2 : 
Vì sao tác giả lại rất yêu truyện cổ nước mình ?
Hay là : Nội dung truyện cổ đã phản ánh những điều gì ?
Được thể hiện qua những từ ngữ
“Nhân hậu”, “sâu xa”, “thương người”, “yêu nhau”, “ở hiền”
Từ các câu trả lời dẫn đến ý : Nội dung cơ bản của truyện cổ - lối sống đẹp của con người Việt Nam xa xưa.
Từ đó giáo viên rút ra ý 1 : “Giá trị nội dung của truyện cổ”, đồng thời phải có ý chuyển tiếp để tìm hiểu phần sau của bài thơ bằng các câu hỏi tiếp.
Câu hỏi
Định hướng trả lời
Câu hỏi 3 :
 Bên cạnh nêu khái quát nội dung của truyện cổ - Tác giả cụ thể minh họa bằng những truyện cổ nào ?
(Giáo viên gợi ý : Các em phát hiện những câu chuyện đó qua những từ ngữ nào?).
Câu hỏi 4 :
Nêu nội dung cơ bản của ba truyện.
“Thị thơm - dấu người thơm”
“Đẽo cày” - “trầu cau”
Học sinh rút ra : 
- Truyện : Tấm Cám, Truyện : Trầu cau, truyện : Đẽo cày giữa đường
- Tấm Cám : ở hiền gặp lành, ác giả
8
Câu hỏi 6 : 
Em hãy nêu cách ngắt nghỉ, cách gieo vần ở các dòng thơ ?
Câu hỏi 7 : 
(Câu hỏi củng cố, nâng cao vấn đề)
Qua bài thơ này các em có thái độ tình cảm như thế nào đối với kho tàng truyện cổ nước ta ? Vì sao ?
(Câu hỏi dành cho học sinh khá giỏi).
Qua các từ : “Đời cha - ông- nhận mặt”...
ở 4 câu cuối : Giá trị ý nghĩa và tác dụng của truyện cổ đối với chúng ta “rạng ngời lương tâm”
Yêu quý kho tàng truyện cổ, từ đó có ý thức giữ gìn bảo vệ kho tàng văn học dân gian này.
Vì truyện cổ chính là những gì quý giá của đời sống cha ông ta được ghi nhận lại.
Trên đây là hướng đổi mới của tôi đã được áp dụng để dạy phần tìm hiểu bài trong phần tiết Tập đọc - Học thuộc lòng về bài thơ “Truyện cổ nước mình”.
Với hệ thống câu hỏi tôi đã triển khai thực hiện (có 7 câu hỏi chính trong đó có một câu hỏi mở rộng nâng cao vấn đề). So với 3 câu hỏi trong sách giáo khoa và sách giáo viên. Với số lượng câu hỏi được tăng lên, tính tích cực chủ động của học sinh trong phần học được phát huy. Với câu hỏi đó học sinh không khó khăn trong nhận thức vấn đề để trả lời. Cũng không phải vì thế mà ảnh hưởng đến quỹ thời gian, mà phần học lại diễn ra sôi nổi và có hiệu quả. Học sinh cảm nhận được bài thơ một cách lô gíc, có lớp lang nhờ vào hệ thống câu hỏi khai thác đúng mạch cảm xúc của tác giả thể hiện trong bài thơ.
Nếu không mạnh dạn cải tiến phương pháp giảng dạy trên đây (qua hướng cảm nhận mới) e rằng bài thơ sẽ giảm đi giá trị thẩm mỹ của nó trong lòng đọc giả. Cho rằng đọc giả ở đây đang là học sinh lớp 5. Nhưng không vì thế mà chúng ta dạy theo kiểu đơn giản qua quýt được. Vì bước “tìm hiểu bài” của một tiết tập đọc - học thuộc lòng ở bậc Tiểu học nói chung, ở
10
dục của ngành đang được triển khai sẽ không được thể nghiệm, thể hiện và mang lại hiệu quả thiết thực.
2) Phân tích sâu xa hơn nữa dạy Tập đọc - Học thuộc lòng là giúp học sinh đọc và học thuộc lòng tốt - Cảm nhận cái hay, cái đẹp của bài thơ, bài văn. Hay nói cách khác : Dạy tiết Tập đọc - Học thuộc lòng cũng chính là dạy văn chương bởi vậy trong tiết học nhất là phần tìm hiểu bài giáo viên không thể không hướng dẫn cho học sinh biết cách cảm nhận về tác phẩm văn chương (tuy ở mức độ thấp). Điều này cũng được thể hiện qua sự tìm tòi sáng tạo của giáo viên, trong hệ thống câu hỏi gợi mở nên hệ thống câu hỏi phải sát đúng với mạch cảm xúc của tác giả cũng như hệ thống lô gíc của hình tượng thẩm mỹ trong tác phẩm. Hệ thống câu hỏi lô gíc và chặt chẽ sẽ giúp học sinh hiểu được tác phẩm một cách trình tự mạch lạc góp phần nâng cao chất lượng của tiết học.
3) Cuối cùng để mỗi tiết học đạt kết quả cao giáo viên phải tham khảo nhiều tài liệu và rất cần mở rộng phạm vi giao tiếp trong quá trình tự bồi dưỡng của mình. Dạy Tập đọc - Học thuộc lòng ở mỗi tiết không bao giờ giống nhau hay rập khuôn, một hướng đi, một phương pháp mà phải luôn tìm tòi sáng tạo. Có như vậy mỗi tiết học mới có sắc thái riêng như phong cách riêng của từng tác giả và như vậy tính hứng thú của chủ động tích cực của học sinh trong học tập và hiệu quả của tiết học cũng không ngừng được nâng cao.
Trên đây là những vấn đề mà thực tế tôi đã thể nghiệm trong tiết dạy Tập đọc - Học thuộc lòng về bài : “Truyện cổ nước mình” của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Với bài viết này tôi không trình bày tất cả các bước của tiết dạy mà chỉ đi sâu cụ thể một phần cơ bản của tiết dạy. Đó là “phần tìm hiểu bài”. Có thể cũng phần dạy này còn có nhiều định hướng và phương pháp tích cực khác. Tôi mong muốn qua tiết học được trao đổi cùng đồng nghiệp và cũng mong muốn được nhiều ý kiến góp ý.
Tôi xin cảm ơn !

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_de_day_tot_phan_tim_hieu_bai_qua_mot_t.doc