Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài: Công tác chủ nhiệm lớp. Giáo viên: Ngô Hoàng Trọng. Năm học: 2011 - 2012

Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài: Công tác chủ nhiệm lớp. Giáo viên: Ngô Hoàng Trọng. Năm học: 2011 - 2012

Bước sang thế kỷ 21 giáo dục và đào tạo nước ta đứng trước những thử thách lớn, đó là:

- Xu hướng toàn cầu hóa ngày càng phát triển và lan nhanh.

- Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ ngày càng phát triển nhanh.

- Sự bùng nổ thông tin trên toàn thế giới.

- Nền kinh tế tri thức chiếm vai trò quan trọng trong sự phát triển đất nước.

Điều đó đòi hỏi giáo dục phải thay đổi, chuyển mình để hướng tới xây dựng một nền giáo dục cho tất cả mọi người, đó là nền giáo dục mang tính đaịj chúng, nhân văn, hiện đại.

 

doc 6 trang Người đăng huong21 Lượt xem 960Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài: Công tác chủ nhiệm lớp. Giáo viên: Ngô Hoàng Trọng. Năm học: 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Đặt VấN Đề
Bước sang thế kỷ 21 giáo dục và đào tạo nước ta đứng trước những thử thách lớn, đó là:
- Xu hướng toàn cầu hóa ngày càng phát triển và lan nhanh.
- Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ ngày càng phát triển nhanh.
- Sự bùng nổ thông tin trên toàn thế giới.
- Nền kinh tế tri thức chiếm vai trò quan trọng trong sự phát triển đất nước.
Điều đó đòi hỏi giáo dục phải thay đổi, chuyển mình để hướng tới xây dựng một nền giáo dục cho tất cả mọi người, đó là nền giáo dục mang tính đaịj chúng, nhân văn, hiện đại.
Chính vì vậy tại Đại hội Đảng VIII, Đảng ta đã xác định "Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển" với mục tiêu "Nâng cao chất lượng dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" và nguồn lực con người được coi là động lực chủ yếu của sự phát triển nhanh và bền vững.
Tiểu học được xác định là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, sự hình thành và phát triển của bậc học này là cơ sở, điều kiện phát triển các bậc học tiếp theo. Mặt khác đây là bậc học bắt buộc với mọi trẻ em từ 6-11 tuổi và là bậc học "nhằm giúp đỡ học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên cao".
Với vị trí như vậy có thể nói đây là bậc học đầu tiên có nhiệm vụ phải xây dựng toàn bộ nền móng cho hệ thống giáo dục phổ thông "Đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam XHCN".
Vì thế, dạy học và giáo dục ở bậc tiểu học sẽ không chỉ đặt nền móng cho giáo dục phổ thông, mà còn đặt nền móng cho sự hình thành toàn bộ nhân cách con người Việt Nam.
Để làm tốt việc này đòi hỏi những người giáo viên bậc tiểu học phải là những "Ông thày tổng thể" là người thày mẫu mực, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo.
Tuy nhiên do đặc điểm lao động sư phạm của bậc tiểu học, thông thường mỗi giáo viên đứng lớp là một giáo viên chủ nhiệm cho nên giáo viên chủ nhiệm ở bậc tiểu học có một vị trí hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Giáo viên chủ nhịêm là người thay mặt cha mẹ học sinh quản lý tập thể học sinh lớp mình phụ trách, phấn đấu học tập và rèn luyện theo mục tiêu chung của nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm là người có kinh nghiệm và uy tín, có khả năng tổ chức công tác dạy học và giáo dục của một lớp. Mặt khác, người giáo viên chủ nhiệm phải có trách nhiệm tổ chức mọi hoạt động sinh hoạt, học tập của học sinh, xây dựng và tổ chức tập thể học sinh, chịu trách nhiệm đối với tình hình học tập, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về khuynh hướng chính trị, tư tưởng về nội dung và việc tổ chức công tác giáo dục trong lớp và nhà trường đã được giao phó.
Có thể nói hoạt động giáo dục của giáo viên chủ nhiệm rất đa dạng và phong phú "phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh". 
Xuất phát từ vấn đề lý luận và thực tiễn công tác ở trường Tiểu tôi chọn đề tài " Công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học" với hy vọng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học hiện nay.
B. Phần II : Nội dung, BIệN PHáP GIảI QUYếT
	1/ Quaự trỡnh phaựt trieồn kinh nghieọm:
Giáo viên chủ nhiệm ở trường Tiểu học có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh. Bởi học sinh Tiểu học là những trẻ em mới qua tuổi mẫu giáo. Giáo viên có trách nhiệm khơi dậy ở trẻ em những mầm mống tốt đẹp, hình thành bước đầu ở các em khả năng thích ứng với cuộc sống ở gia đình, nhà trường và xã hội.
- Trước đây, người giáo viên chỉ giảng dạy và giáo dục học sinh theo những nội dung trên lớp mà chưa tìm hiểu kỹ về từng hoàn cảnh cụ thể của từng học sinh.
Ví dụ: Học sinh không làm bài tập ở nhà. Giáo viên nhắc nhở phê bình các em mà giáo viên chưa tìm hiểu nguyên nhân.
Hoặc: Có em thương hay đi học trễ, vắng nhiều, học tập yếu,Giáo viên phê bình các em mà không tìm hiểu ngoài giờ học các em còn phải làm những gì để phụ tiếp gia đình. 
- Để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ nặng nề này người giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học hiện nay có nhiệm vụ:
+ Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của từng học sinh ngay những ngày đầu năm học để có biện pháp giảng dạy thích hợp.
+ Là người bạn thân thiện của học sinh, lắng nghe, chia sẻ và động viên khi các em vui buồn.
+ Giảng dạy và giáo dục theo đúng chương trình giáo dục. Xây dựng kế hoạch dạy học, soạn bài, kiểm tra đánh giá đúng quy định. Đảm bảo chất lượng và hiệu quả giảng dạy. Quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do Nhà trường tổ chức, tham gia hoạt động tổ chuyên môn.
+ Tham gia công tác phổ cập giáo dục Tiểu học ở địa phương. Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo, gương mẫu trước học sinh. Tôn trọng đối xử công bằng với học sinh. Bảo vệ quyền lợi chính đáng cho học sinh.
+ Chủ động phối kết hợp với đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, sao nhi đồng với gia đình học sinh và các tổ chức xã hội có liên quan đến hoạt động giảng dạy và giáo dục.
Có thể nói người giáo viên chủ nhiệm ở bậc Tiểu học có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của các em. Do đặc điểm lứa tuổi nên học sinh Tiểu học thường đặt niềm tin tuyệt đối ở giáo viên chủ nhiệm.
Vậy người giáo viên chủ nhiệm ngoài việc dạy học còn phải làm sao cho trường thực sự là một gia đình thứ hai, tạo điểm tựa, niềm tin và dẫn dắt mỗi học sinh trong thời gian các em học tập tại trường. Định hướng đúng đắn cho các em học lên bậc học cao hơn. Do đó phẩm chất và năng lực của giáo viên chủ nhiệm là nhân tố quyết định đối với việc đảm bảo chất lượng giáo dục.
Qua những biện pháp nêu trên mà tôi đã thực hiện trong năm học 2010-2011đã đạt được kết quả như sao:
Học sinh biết:
- Kính trọng, lễ phép với thầy, cô và người lớn.
- Đoàn kết giúp đỡ bạn bè, phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường, thực hiện điều lệ, nội quy của nhà trường, chấp hành các quy tắc trật tự, an toàn xã hội.
- Chăm chỉ học tập, hoàn thành mọi nhiệm vụ học tập và rèn luyện theo yêu cầu của thầy, cô giáo, theo yêu cầu của nhà trường.
- Tham gia các hoạt động tập thể của nhà trường, của lớp, giữ gìn bảo vệ tài sản của trường, giúp đỡ gia đình tham gia các hoạt động công ích và công tác xã hội phù hợp với lứa tuổi.
- Về công tác duy trì sĩ số :
+ Đầu năm sĩ số lớp 34 ; cuối năm 33 ; bỏ học 1 (theo cha mẹ đi nơi khác)
- Về mặt chất lượng giáo dục:
Tổng số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
33
SL
TL
 (%)
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
13
39,39
6
18,18
13
39,39
1
3
- Với yêu cầu trên đòi hỏi mỗi giáo viên chủ nhiệm vừa phải là nhà sư phạm, vừa là nhà tâm lý, nhà bảo mẫu và tổ chức các hoạt động giáo dục để giúp các em phát triển nhân cách đúng hướng, hài hòa và toàn diện.
Như vậy: công tác chủ nhiệm ở trường Tiểu học có vai trò hết sức quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh Tiểu học. Do đó, công tác chủ nhiệm lớp một cách chi tiết, cụ thể, phù hợp với tình hình địa phương, đảm bảo được yêu cầu mục tiêu của ngành. Khi công tác chủ nhiệm lớp được quan tâm, chú trọng sẽ góp một phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường hiện nay.
2/ Kieồm nghieọm laùi kinh nghieọm:
Saựng kieỏn kinh nghieọm naứy coự theồ aựp duùng vaứo taỏt caỷ caực lụựp hoùc trong trửụứng tieồu hoùc.
Qua lý luận và thực tiễn kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp cho ta thấy thành công của phương pháp giáo dục không phải ở một vài phương pháp hay biện pháp riêng lẻ mà là cả một hệ thống các phương pháp, các biện pháp được thực hiện một cách linh hoạt và áp dụng với từng trường.
Mặt khác, công tác chủ nhiệm thành công hay không còn phụ thuộc vào sự nổ và sự nhiệt tình của giáo viên chủ nhiệm.
Bước đầu có thể khẳng định các biện pháp này là có tính khả thi và có thể áp dựng với các trường Tiểu học có điều kiện, hoàn cảnh tương tự như trường tiểu học “B” Cô Tô.
Tuy nhiên, trong thực tế người giáo viên chủ nhiệm phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo thì sẽ đem lại kết quả cao trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục học sinh theo mục tiêu giáo dục của nhà trường.
c. kết luận 
Có thể nói trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giảng dạy là rất lớn lao, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi tất cả mọi hoạt động của nhà trường đều phải tập trung vào mục tiêu "Phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa".
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, các biện pháp này tôi đã và đang tiếp tục được áp dụng ở lớp 2D trường Tiểu học “B” Cô Tô. Về cơ bản các biện pháp này đã phát huy hiệu qủa: Giúp tôi vững vàng, có trách nhiệm cao trong công tác, chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường không ngừng được nâng lên 
 Công tác chủ nhiệm ở trường Tiểu học là một vấn đề quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh. 
Muốn cho công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm lớp phải có những biện pháp hợp lý và có hiệu quả cụ thể là chúng ta phải áp dụng những biện pháp sau:
- Nâng cao nhận thức về công tác chủ nhiệm lớp trong nhà trường bằng nhiều hình thức.
- Phân công đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, một cách rõ ràng, hợp lý.
- Giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể trong tháng, trong năm.
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và các kỹ năng công tác chủ nhiệm.
- Tạo môi trường thuận lợi để giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các đoàn thể trong trường cùng giáo dục học sinh.
Đề tài của tôi đã nêu ra những biện pháp công tác chủ nhiệm ở nhà trường Tiểu học sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Nhưng để đạt được mục đích giáo dục cuối cùng thì người giáo viên phải không ngừng rèn luyện, đổi mới, sáng tạo trong các biện pháp sao cho phù hợp với lớp học của mình.
Để công tác quản lý đạt kết quả cao, đòi hỏi phải có sự cộng tác giúp đỡ của các ngành, đoàn thể, địa phương và sự nhiệt tình ủng hộ Ban giám hiệu trường. Đề tài này của tôi hoàn thành nhờ vào sự giúp đỡ, cộng tác của các cấp lãnh đạo và bạn bè, đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn và mong được sự đóng góp tham gia ý kiến để khắc phục được những khuyết điểm và hạn chế để đề tài của tôi được hoàn thiện và thực sự hữu ích./.
	 Cô Tô, ngày 19 tháng 11 năm 2011	 Người viết
	 Ngô Hoàng Trọng
Mục lục
Mục
Nội dung
Trang
A
Đặt vấn đề
1
B
Nội dung và biện pháp giảI quyết
2
1
Quá trình và phát triển kinh nghiệm
2
2
Kiểm nghiệm lại kinh nghiệm
3
C
Kết luận
4

Tài liệu đính kèm:

  • docCong tac chu nhiem lop tieu hoc.doc