I.ĐẶT VẤN ĐỀ :
Qua nhiều năm giảng dạy ở trường tiểu học tôi nhận thấy rằng: Một trong những điều kiện đảm bảo cho quá trình dạy và học đạt hiệu quả cao thì cần phải có cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và tài liệu học tập tốt cho cả giáo viên và học sinh. Từ thực tế cho tôi thấy được, muốn học sinh học tốt thì người giáo viên phải biết cách sử dụng đồ dùng dạy học một cách có khoa học mang tính lôgic cao, phải biết tìm tòi sáng tạo đồ dùng dạy học phù hợp với thực tế ở địa phương và điều kiện của nhà trường và cả của bản thân người dạy. Nhận thấy được tầm quan trọng của cơ sở vật chất và thiết bị dạy học trong giờ học nên tôi quyết định chọn đề tài này.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: TẦM QUAN TRỌNG CỦA THIẾT BỊ DẠY HỌC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. ******************* PHẦN THỨ NHẤT. I.ĐẶT VẤN ĐỀ : Qua nhiều năm giảng dạy ở trường tiểu học tôi nhận thấy rằng: Một trong những điều kiện đảm bảo cho quá trình dạy và học đạt hiệu quả cao thì cần phải có cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và tài liệu học tập tốt cho cả giáo viên và học sinh. Từ thực tế cho tôi thấy được, muốn học sinh học tốt thì người giáo viên phải biết cách sử dụng đồ dùng dạy học một cách có khoa học mang tính lôgic cao, phải biết tìm tòi sáng tạo đồ dùng dạy học phù hợp với thực tế ở địa phương và điều kiện của nhà trường và cả của bản thân người dạy. Nhận thấy được tầm quan trọng của cơ sở vật chất và thiết bị dạy học trong giờ học nên tôi quyết định chọn đề tài này. Lí luận dạy học đã khẳng định hoạt động dạy và học trong nhà trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng bổ sung nhau và tác động qua lại với nhau, chúng được thể hiện qua một số yếu tố chủ yếu sau : Mục tiêu, nội dung chương trình, nhiệm vụ dạy học. Giảng dạy của giáo viên với những phương pháp thích hợp và những thủ pháp sử dụng thiết bị dạy học đa dạng có hiệu quả. Học tập của học sinh dưới sự hướng dẫn, định hướng của giáo viên. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. Các yếu tố trên chụi sự tác động trực tiếp của tình hình kinh tế xã hội và tiến bộ khoa học công nghệ, giữa chúng thường xuyên tác động qua lại lẫn nhau, hình thành quan hệ giáo dục trong nhà trường. Ở đây thiết bị dạy học là công cụ là phương tiện lao động của giáo viên và học sinh, là yếu tố không thể thiếu với xu thế chung của nhiều nước trên thế giới, nhất là hiện nay chúng ta đang quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học . Theo hướng tích cực hoá cá thể người học, lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học. Sự đổi mới phương pháp dạy học là một bộ phận của quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện của giáo viên tiểu học, trong đó có mối quan hệ chặt chẽ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp và cơ sở vật chất thiết bị dạy học. Từ cơ sở thực tiễn dạy học cho tôi thấy, bên cạnh các yếu tố khác như sách giáo khoa, sách giáo viên, các phương pháp dạy học mới thực hiện phải có sự hỗ trợ của thiết bị dạy học nhất định, với những thủ pháp hết sức đa dạng, phong phú điều đó phản ánh mối quan hệ tất yếu giữa hệ thống thiết bị dạy học và việc nâng cao chất lượng dạy học . PHẦN THỨ HAI. II. NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Thuận lợi : Thiết bị dạy học ở trừơng tiểu học rất đa dạng, phong phú và bao gồm nhiều loại hình khác nhau: Tranh ảnh, các phiếu học tập, mô hình, mẫu vật Nhìn chung hệ thống thiết bị dạy học đã thực sự nâng cao chất lượng dạy và học ở tiểu học. Các thiết bị dạy học được cung cấp từ trên xuống theo hướng đồng bộ, đa chức năng khá đầy đủ, những quan tâm sâu sắc của nhà trường hỗ trợ thêm một số trang thiết bị dạy học và đồ dùng dạy học, nhiều giáo viên và học sinh tiích cực sưu tầm, tự chế tạo thiết bị dạy học, * Tuy vậy so với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy họctheo hướng lấy học sinh làm chung tâm thì hệ thống thiết bị dạy học và việc sử dụng chúng hiện nay còn những khó khăn. Khó khăn : Hệ thống thiết bị dạy học được trang bị đồng bộ giữa các môn học, các loại hình và giữa thiết bị dạy học với điều kiện bảo quản sử dụng chưa kịp thời và chưa đủ. Thiết bị dạy học chủ yếu được thực hiện cho chứng minh, minh hoạ kiến thức, chưa quan tâm đúng mức đến thiết bị dạy học giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập chiếm lĩnh kiến thức . Số lượng thiết bị dạy học thực hành còn ít chưa đủ so với nhu cầu để phục vụ cho giảng dạy. Thiết bị dạy học hiện đại còn thiếu nhiều chưa đảm bảo cho giáo viên giảng dạy. Trong khi đó thiết bị dạy học hiện đại còn nhiều tính năng mới, tạo ra những khả năng dạy học rất lớn, có thể góp phần to lớn đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học. Nếu tăng cường các phương tện, thiết bị dạy học hiện đại còn tạo điều kiện hoà nhập xu thế chung của cả nước trên thế giới. Các phương tiện kỹ thuật dạy học được trang bị từ đơn giản đến phức tạp. Chẳng hạn có thể trang bị cho từng em các “ống nhòm”. Khi tiến hành sử dụng thiết bị dạy học – đồ dùng dạy học giáo viên cần lưu ý : Nắm vững đạc điểm chung và riêng của mỗi học sinh như: năng lực, khả năng nhận thức, động cơ, thái độ học tập Đồ dùng dạy học cần gây chú ý cao độ cho học sinh, tạo ra bầu không khí vui vẻ lành mạnh trên lớp, khuyến khích họat động nhận thức tích cực cho học sinh, tạo điều kiện cho học sinh tham gia sôi nổi vào bài học nhằm đạt kết quả cao. Cần quan tâm trang thiết bị dạy học ở trường tiểu học vì thiết bị dạy học vừa là phương tiện để truyền tải thông tin là nội dung của quá trình truyền thụ kiến thức, giáo dục và rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh. Vì vậy, để đảm bảo nội dung giáo dục toàn diện, thiết bị dạy học phải đảm bảo những yêu cầu tối thiểu về tính khoa học, tính sư phạm, tính thẩm mỹ. Mặt khác, bên cạnh thiết bị dạy học các môn mang tính truyền thống như Toán, Tiếng việt cần nghiên cứu, thiết kế sản xuất và trang bị thiết bị dạy học cho một số môn thường bị coi nhẹ hoặc chương trình gần đây mới được ổn định như Tự nhiên-xã hội, Kĩ thuật, Mĩ thuật Bên cạch các thiết bị dạy học chủ yếu cho giáo viên dùng để biểu diễn, minh hoạ kiến thức, cần quan tâm cải tiến các thiết bị dạy học theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo, độc lập trong nghiên cứu, khám phá để tự chiếm lĩnh kiến thức của học sinh dưới sự hướng dẫn, định hướng của giáo viên chẳng hạn như tranh qui trình, vật mẫu, Đó là các thiết bị dạy học dành cho học sinh tự tay thao tác điều khiển, sử dụng, quan sát nhằm củng cố khắc sâu kiến thức. Tăng cường các thiết bị dạy học. Các thiết bị dạy học thực hành cho học sinh được nghiên cứu, thiết bị và sản xuất trang thiết bị cho các trường theo những tình huống sau đây: Các bộ thiết bị thực hành đồng bộ, cấu trúc theo hưóng đa năng như các bộ lắp ráp kĩ thuật, lắp ráp điện, lắp ráp hình học,Các bộ thiết bị dạy học này có đặc điểm là: với một số chi tiết có hình dạng kích thứơc thích hợp và phù hợp với nhau, giúp học sinh có thể tự lắp ráp thành công và nhanh chóng toàn bộ các bài tập thực hành theo chương trình đã qui định . Các thiết bị dạy thiết bị dạy học theo phân môn, chẳng hạn: Bộ máy thêu ren, bộ cắt giấy và đan giấy, bộ các nốt nhạc, Các dạng phiếu bài tập khác nhau được sử dụng cho cá nhân hoặc theo nhóm, có loại phiếu in thành tờ, loại đóng thành vở. Chú trọng đến các thiết bị dạy học hiện đại. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã làm cho các phương tiện nghe nhìn ngày càng hoàn thiện về mặt kỹ thuật, mĩ thuật do đó có nhiều tính năng mới, tạo ra những khả năng dạy học rất lớn, có thể góp phần to lớn đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học. Chú trọng đến các thiết bị dạy học có chức năng thường xuyên trưng bày ở lớp học. Dạy học theo phương pháp mới đòi hỏi học sinh phải làm việc nhiều và cùng tạo điều kiện để thoả mãn ở mức cao nhất sự phát triển cá nhân ở học sinh. Vì vậy, thiết bị dạy học gắn trên tường chẳng những làm cho học sinh tập trung vào nhiệm vị học tập mà còn có tác dụng hỗ trợ thường xuyên và có hiệu quả cho hoạt động học tập của học sinh. Các thiết bị dạy học dạng này giúp cho học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức, có điều kiện liên hệ thường xuyên kiến thức và góp phần tạo môi trường không gian học tập bộ môn. Loại thiết bị dạy học này bao gồm: mô hình mét khối, tranh mô tả, tranh ảnh dạng chữ, một số mô hình mẫu vật, Để phù hợp với phương pháp và hình thức dạy học mới,cần đặc biệt chú trọng đến điều kiện làm việc độc lập, năng động sáng tạo của học sinh, đồng thời để thuận tiện cho việc bố chí các kiểu chỗ ngồi thường xuyên, sinh động khác nhau trong lớp học. Tôi đã trình bày về mối quan hệ giữa thiết bị dạy học và cải tiến đồ dùng dạy học cùng một số biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học. Để có đầy đủ đồ dùng dạy học trong giảng dạy thì mỗi giáo viên phải biết tìm tòi, năng động, sáng tạothêm cho mỗi tiết dạy( vì học sinh của trường đa số là học sinh nghèo nên giáo viên cần phải có hướng trước để nhắc các em chuẩn bị mua sắm đồ dùng học tập như: bộ lắp ghép mô hình, bộ thêu,.. Vì học sinh tiểu học tuổi còn nhỏ nên sự hiếu động, tính tò mò thích thú là động lực gây sự chú ý cho các em dễ khắc sâu vào trí não một cách nhanh nhất. Tuy nhiên giáo viên phải biết sử dụng những tranh ảnh, mẫu vật trực quan đúng lúc, đúng thời điểm, không sử dụng tuỳ tiện, lạm dụng làm ảnh hưởng đến việc giảng dạy và học tập của các em. Tổ chức học nhóm để các em có thể cùng nhau tìm tòi, sáng tạo, trao đổi, học hỏi lẫn nhau. Giúp cho các em học sinh tự tin hơn trong học tập. PHẦN THỨ BA III. KẾT QUẢ VÀ VIỆC PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG KINH NGHIỆM VÀO THỰC TIỄN. Ý thức được tầm quan trọng của thiết bị dạy học và đồ dùng dạy học như thế nên tôi đã vận dụng, sưu tầm, sáng tạo một số đồ dùng giúp cho chất lượng ngày càng nâng cao hơn. Thực tế trong những năm thay sách và đổi mới phương pháp dạy học đã chứng minh cho chúng ta thấy được mỗi một tiết dạy, nếu có đầu tư đích đáng về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học thì giáo viên lên lớp được tự tin trong giảng dạy, còn học sinh thì hứng thú trong học tập và hiệu quả cao hơn nhiều so với tiết dạy không đầu tư thiết bị và đồ dùng dạy học. Nhận thấy được tầm quan trọng của thiết bị dạy học và đồ dùng dạy học nên tôi đã khuyến khích các đồng nghiệp trong nhà trường tự sáng tạo, tự làm thêm đồ dùng dạy học như: Tranh vẽ qui trình, làm mẫu các sản phẩm, bảng phụ,nghiên cứu và vận dụng linh hoạt các hoạt động giảng dạy. Mặt khác động viên học sinh tiết kiệm tiền để mua dụng cụ học tập. Từ thực tế trên, cho thấy được việc sử dụng thiết bị dạy học và đồ dùng dạy học là một điều kiện rất quan trọng trong công tác giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Tán thành với ý kiến của tôi đã được áp dụng cho nhiều giáo viên trong trường thực hiện trong những năm qua đã thu được thành công trong từng tiết dạy. Từ đó chất lượng giảng dạy nói chung của trường trong những năm gần đây ngày một cao hơn. Tân Phú ngày 24 tháng 12 năm 2009 Người thực hiện: THÂN VĂN BẢY PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài : ‘‘ Tầm quan trọng của đồ dùng dạy học trong giai đoạn hiện nay ’’ Tên tác giả : Nguyễn Thanh Hòa . Trường tiểu học Tân Phú Phòng GD&ĐT Thới Bình Nội dung Xếp loại Nội dung Xếp loại - Đặt vấn đề - Biện pháp - Kết quả phổ biến, ứng dụng - Tính khoa học - Tính sáng tạo - Đặt vấn đề - Biện pháp - Kết quả phổ biến, ứng dụng - Tính khoa học - Tính sáng tạo Xếp loại chung : Ngày tháng năm 2009 Hiệu trưởng Xếp loại chung : Ngày tháng năm 2009 Thủ trưởng đơn vị Căn cứ kết qủa xét, thẩm định của Hội đồng khoa học ngành GD&ĐT cấp tỉnh, Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau thống nhất công nhận SKKN và xếp loại : . . . . . . . . . . . Ngày tháng năm 2009 GIÁM ĐỐC
Tài liệu đính kèm: