Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Tập đọc - Học thuộc lòng cho học sinh Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Tập đọc - Học thuộc lòng cho học sinh Lớp 5

Phần I: Phần mở đầu

I. Lí do chọn sánh kiến.

1. Lí do chủ quan.

- Bản thân giáo viên là giáo viên trẻ, kinh nghiệm s phạm còn hạn chế nên nghiên cứu tìm ra kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy giúp cho bản thân, tích luỹ đợc vốn kinh nghiệm s phạm trong quá trình giảng dạy, còn có thể giúp đỡ các bạn đồng nghịêp có thêm tài liệu tham khảo rút kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lợng dạy và học.

2. Lí do khách quan.

Với mục đích làm cho tiểu học phát triển một cách toàn diện trong quá trình dạy đủ, có chất lợng 9 môn học ở tiểu học. Dạy Tiếng việt là môn học có tầm quan trọng đặc biệt. Vì giáo dục tiểu học đợc thực hiện bằng Tiếng việt.Vậy là một ngời giáo viên trẻ trực tiếp giảng dạy cho các em, tôi băn là dạy và rèn nh thế nào để các em có thể đáp ứng với nhu cầu trên. Xuất phát từ đó tôi luôn chú trọng đến việc đổi mới phơng pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Tập đọc - Học thuộc lòng nhằm năng cao chất lợng, hiệu quả tiết dạy giúp học sinh phát triển toàn diện thực hiện đồng thời 3 nhiệm vụ “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dơng nhân tài” để tiếp kế sự nghiệp công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nớc”.

II. Đối tợng nghiên cứu.

 

doc 12 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 15/03/2022 Lượt xem 299Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Tập đọc - Học thuộc lòng cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn
 Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm “Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Tập đọc - Học thuộc lòng cho học sinh lớp 5 - Bậc tiểu học” Tôi xin chân thành cảm ơn. Ban giám hiệu trường tiểu học Minh Lương đã quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện, các bạn đồng nghiệp trong trường đã quan tâm giúp đỡ trao đổi kinh nghiệm, tập thể học sinh lớp 5A nơi thực nghiệm để sáng kiến này hoàn thành. Vì thời gian nghiên cứu có hạn và vốn hiểu biết của bản thân chưa nhiều nên sáng kiến kinh nghiệm “Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Tập Đọc - Học thuộc lòng cho học sinh lớp 5” ra đời không thể tránh khỏi những hạn chế cần tiếp tục được bổ xung. Tôi rất mong nhận được sự góp ý kiến của quý thầy cô cùng các bạn đồng nghiệp để sáng kiến này ngày một hoàn thiện hơn.
 Xin chân thành cảm ơn !
 Người thực hiện
 Đỗ Thế Anh
Lời nói đầu
 Bậc tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm đạo đức trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất của trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Giáo dục tiểu học đảm bảo cho học sinh nắm vững các kỹ năng đọc, nghe, nói, viết, đảm bảo cho học sinh có những hiểu biết về thiên nhiên xã hội, con người có lòng nhân ái hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, yêu quý anh chị em kính trọng thầy cô giáo lễ phép với thầy cô giáo, lễ phép với người lớn tuổi, giúp đỡ bạn bè, các em nhỏ, yêu lao động có kỷ luật, có nếp sống văn hoá, có thói quen rèn luyện và giữ vệ sinh, yêu quý quê hương đất nước yêu hoà bình. Trong quá trình dạy học ở bậc tiểu học thì dạy Tiếng việt nói chung và cụ thể là dạy Tập đọc nói riêng là hết sức quan trọng qua giờ học Tập đọc - Học thuộc lòng giúp học sinh cảm nhận được cái hay của nghệ thuật văn chương, con người không chỉ thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động về tình cảm, nảy những ước mơ đẹp khơi dậy năng hành động sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Xuất phát từ những mục tiêu trên trong quá trình dạy học Tập đọc - Học thuộc lòng cho học sinh lớp 5. Tôi đã chú ý đến phương pháp và hình thức tổ chức giờ Tập đọc - Học thuộc lòng giúp các em nắm được nội dung bài một cách sâu sắc hơn với mong muốn giúp cho bản thân giáo viên cũng như các bạn đồng nghiệp cùng trường cơ sở để tìm ra các phương pháp tích cực khi dạy môn Tập đọc - Học thuộc lòng.
Phần I: Phần mở đầu
I. Lí do chọn sánh kiến.
1. Lí do chủ quan.
- Bản thân giáo viên là giáo viên trẻ, kinh nghiệm sư phạm còn hạn chế nên nghiên cứu tìm ra kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy giúp cho bản thân, tích luỹ được vốn kinh nghiệm sư phạm trong quá trình giảng dạy, còn có thể giúp đỡ các bạn đồng nghịêp có thêm tài liệu tham khảo rút kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng dạy và học.
2. Lí do khách quan.
Với mục đích làm cho tiểu học phát triển một cách toàn diện trong quá trình dạy đủ, có chất lượng 9 môn học ở tiểu học. Dạy Tiếng việt là môn học có tầm quan trọng đặc biệt. Vì giáo dục tiểu học được thực hiện bằng Tiếng việt.Vậy là một người giáo viên trẻ trực tiếp giảng dạy cho các em, tôi băn là dạy và rèn như thế nào để các em có thể đáp ứng với nhu cầu trên. Xuất phát từ đó tôi luôn chú trọng đến việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Tập đọc - Học thuộc lòng nhằm năng cao chất lượng, hiệu quả tiết dạy giúp học sinh phát triển toàn diện thực hiện đồng thời 3 nhiệm vụ “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dương nhân tài” để tiếp kế sự nghiệp công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước”.
II. Đối tượng nghiên cứu.
 - Đối tượng nghiên cứu là nội dung và phương pháp dạy học môn Tập đọc lớp 5
 - Đối tượng thực nghiệm là học sinh lớp 5A Trường tiểu học Minh Lương - Đoan Hùng - Phú Thọ.
 - Tài liệu nghiên cứu: Yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng môn Tiếng việt lớp 5 sách giáo viên, sách học sinh, một số tài liệu khác như báo tạp chí.
 Ngoài ra còn tiến hành thăm lớp, dự giờ rút kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp, các lớp khác trong tổ chuyên môn 3 - 4 - 5 và toàn trường.
III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
1. Mục đích nghiên cứu.
- Phân tích nội dung và phương pháp dạy học phân môn Tập đọc ở sách tiếng việt 5 bậc tiểu học nhằm giúp giáo viên nắm vững nội dung của sách giáo khoa, phương pháp dạy học phat huy tích cực của học sinh nhằm năng cao chất lượng hiệu quả giờ dạy.
- Tích luỹ vốn kinh nghiệm cho bản thân và đồng nghiệp.
- Giúp cho học sinh tiểu học phát triển một cách toàn diện.
- Làm cho học sinh tinh thần và vốn hiểu biết thêm phong phú hơn.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Phải nghiên cứu nắm chắc yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng nội dung sách giáo khoa và sách học sinh để nắm vững nội dung chương trình, tìm ra phương pháp dạy học hợp lí.
- Tích cực học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, làm tốt công tác tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.
- Làm cho học sinh có hứng thú trong học tập học thuộc lòng.
IV. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp lí luận.
- Tìm hiểu phân tích các tài liệu có liên quan đến môn học như “Yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng, sách giáo viên sách học sinh tham khảo và các tài liệu khác”
2. Phương pháp thực tiễn.
- Tìm hiểu kết quả dạy học của ban thân cũng như của đồng nghiệp . Tìm hiểu kết quả học tập của học sinh cũng như hoàn cảnh gia đình của các em.
Thực tập dự giờ tìm hiểu, rút kinh nghiệm giờ dạy của các đồng nghiệp.
3. Các phương phương pháp khác.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp đàm thoại.
3. Giả thiết khoa học.
Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm nâng cao hiệu quả của giờ Tập đọc - Học thuộc lòng cho học sinh lớp 5.
VI. Thời gian nghiên cứu
- Bắt đầu tháng 08 năm 2009
CHƯƠNG I : Cơ sở lí luận thực tiễn
1. Cơ sở lí luận.
- Trong việc dạy tiếng mẹ đẻ cho học sinh đọc và hiểu được bài thì môn Tập đọc - Học thuộc lòng có vai trò thật quan trọng môn Tập đọc - Học thuộc lòng giúp cho các em có kỹ năng nghe tốt, đọc thông, viết thạo. Đọc đúng và còn giúp các em học sinh hiểu được nội dung văn bản. Ngoài ra môn Tập đọc - Học thuộc lòng còn có tác dụng rất to lớn trong việc giáo dục tình cảm cho học sinh. ở lứa tuổi tiểu học qua môn Tập đọc - Học thuộc lòng các em được tiếp xúc với những áng văn, áng thơ hay chọn lọc dạy trong chương trình học sinh tiếp xúc với thế giới muôn hình, muôn vẻ tinh tuý của thế giới đó bằng ngôn ngữ Tiếng việt.
2. Cơ sở thực tiễn.
- Thực tế quá trình giảng dạy ở tiểu học và đặc biệt là những năm gần đây khi dạy học cho học sinh các giáo viên tiểu học còn chưa chú trọng đến phương pháp hình thức tổ chức dạy học một giờ Tập đọc - Học thuộc lòng cho hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực và thu hút được học sinh. Một yếu tố quan trọng và đáng quan tâm nữa là 100% học sinh lớp tôi là con em nông thôn thuần tuý cách xa trung tâm xã hội ảnh hưởng tiến bộ văn minh còn đến chậm, ít va chạm dẫn đến khả năng giao lưu và giao tiếp kém. Một số em do quen cách sinh hoạt và giao tiếp trong khu vực mình sinh sống dẫn đến việc phát âm sai một số phụ âm, nêm chưa có hứng thú với môn học.
- Trước tình hình cụ thể lớp như vậy để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nghành đối với chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh đối với chất lượng đào tạo và để phù hợp với công việc đổi mới phương pháp dạy học sao cho “Nhẹ nhàng, chất lượng và hiệu quả” và chất lượng giảng dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 mà tôi phụ trách. Tôi đã tìm hiểu và manh dạn đưa 
CHƯƠNG II: Nội dung của sáng kiến
Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm nâng cao hiệu quả của giờ Tập đọc - Học thuộc lòng cho học sinh lớp 5.
I. Khảo sát chất lượng ban đầu.
1. Tình hình lớp chủ nhiệm.
 Năm học 2008 - 2009 tôi được ban giám hiệu phân công chủ nhiệm lớp 5A 
 Tổng số: Có 39 em (Nam 19 em , nữ 20 em)
 Học sinh đúng độ tuổi 32 em.
 Học sinh quá 1 tuổi 7 em
2. Đánh giá thuận lợi và khó khăn.
a. Thuận lợi.
Giáo viên:
+ Giáo viên còn trẻ, năng nổ nhiệt tình trong công tác.
+ Gương mẫu trước học sinh.
+ Giảng dạy có tinh thần trách nhiệm, tư tưởng vững vàng ý thức tự học tự bồi dưỡng cao.
Học sinh:
+ Con em nông thôn, bản thân hiền lành ngoan ngoãn, sống đoàn kết chăm chỉ.
+ Gia đình phụ huynh quan tâm đến các em.
+ Cơ sở vật chất nhà trường luôn được bổ xung tạo điều kiện tốt cho việc dạy và học.
+ Đảng uỷ và chính quyền địa phương luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục.
+ Công tác xã hội hoá giáo dục ngày càng có hiệu quả sâu rộng.
b. Khó khăn.
Giáo viên:
+ Giáo viên còn trẻ kinh nghiệm sư phạm còn hạn chế.
Học sinh:
+ Con em nông thôn điều kiện kinh tế còn hạn chế.
	+ Một số gia đình chưa quan tâm đến việc học hành của các em.
	+ Một số khu vực trong xã còn phát âm sai một số phụ (l/n) đẫn đến việc học sinh bị ảnh hưởng ít nhiều.
	+ Số lượng học sinh của lớp qua đông nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đế kết quả của học sinh.
3. Kết quả khảo sát đầu năm.
- Ngay khi nhận lớp bản thân giáo viên tôi đã nghiên cứu hồ sơ của lớp chủ nhiệm của lớp để đề ra những biện pháp cụ thể. Tiếp cận học sinh tìm hiểu về hoàn cảnh và sở thích học tập của các em.
	Chất lượng 2 mặt giáo dục đầu năm học 2009 – 2010 như sau: 
+ Hạnh kiểm: Thực hiện đầy đủ: 39/39 em 
+ Học lực: Giỏi = 4 em.
 Khá = 3 em.
 TB = 20 em
 Yếu = 9 em.
Kết quả khảo sát đầu năm
Điểm 0-4
Điểm 5-6
Điểm 7-8
Điểm 8-9
Toán
11
20
5
3
Tiếng việt
11
20
6
2
Nhìn vào kết quả đầu năm tôi thấy rất băn khoăn vì tỉ lệ học sinh yếu của lớp tôi còn nhiều. Đặc biệt là môn Tiếng việt, trong đó Tập đọc yếu cũng là nguyên nhân dẫn đến kết quả trên.
II. Quá trình thực hiện.
1. Đối với giáo viên.
a. Về biện pháp dạy học.
- Bản thân tôi đã nghiên cứu tài liệu và xác định rõ biện pháp dạy học cơ bản của phân môn đó là:
a - 1: Hướng dẫn đọc:
- Đọc thành tiếng: Với mục đích để luyện đọc đúng hấp dẫn học sinh nghe để nhận xét, gợi ý hấp dẫn, ngắt nghỉ hơi hay tốc độ sao cho thích hợp.
+ Đọc thành tiếng: Với mục đích để luyện đọc đúng (hoặc diễn cảm).
+ Đối với văn bản nghệ thuật: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua việc dẫn dắt gợi mở học sinh thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, cảm xúc, tình cảm trong bài.
+ Đối với văn bản phi nghệ thuật: Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định ngữ điệu đọc sao cho phù hợp với mục đích thông báo.
+ Hình thức tổ chức: Đọc cá nhân (đọc riêng lẻ hoặc nối tiếp), đọc đồng thanh (nhóm, tổ, lớp), đọc phân vai.
- Đọc thầm:
+ Mục đích: " Tốc độ nhanh, hiệu quả cao (nắm bắt đúng và đủ thông tin văn bản cảm ...  thầm để học sinh trả lời đúng nội dung.
+ Sử dụng nghuyên văn câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa hoặc có thể tách nhiều ý nhỏ để học sinh thực hiện hoặc bổ sung thêm câu hỏi phụ có tác dụng dẫn dắt.
+ Tổ chức tìm hiểu với nhiều hình thức khác nhau (cá nhân, cặp, nhóm...).
b. Đọc mẫu.
Mục đích nhằm minh họa, tác động đến quá trình luyện đọc tìm hiểu bài của học sinh cụ thể là:
+ Đọc mẫu toàn bài: Với mục đích giới thực gây xúc cảm tạo hứng thú và tâm thế học tập (khiến học sinh chú y học sinh tập chung làm việc với văn bản, sau khi gợi ý dàn vào bài mới giáo viên thường tiến hành việc đọc mẫu.nhưng tùy từng nội dung.tùy từng bài tùy từng đói tượng ta có thể vận dụng cho hữu hiệu
 Ví dụ:
 Một vụ đắm tàu - A - mi -xi
 Lớp học trên đường - Héc - tô - ma - lô
+ Đọc mẫu câu - đoạn: Nhằm minh họa hướng dẫn gợi ý để tạo thành tình huống giúp học sinh nhận xét giải thích tự tìm ra cách đọc.
+ Đọc mẫu từ cụm từ-cụm từ : Thường với mục đích sửa phát âm sai và rèn đọc cho đúng cho học sinh phân biệt được cách đọc dễ lẫn do đặc điểm phương ngữ (ví dụ : l/n ...).D ẫn đến sai chính tả hoặc khiến người khác hiểu sai nghĩa của từ hay nội dung văn bản khi nghe mình đọc.
 Do vậy cũng như đọc câu đoạn’’ tôi thường đọc” từ - cụm từ” để hướng dẫn học sinh trong tất cả các quá trình luyện đọc.
e - Để đọc mẫu một bài tập đọc được hay bên cạnh đó tôi còn phải chú ý đến các kỹ thuật đọc, ngắt giọng biểu cảm, tốc độ đọc, cường độ, cao độ.
Ngắt giọng biểu cảm còn thể hiện ở sự lựa chọn tuỳ cách ngắt nhịp đúng, có một cách ngắt nhịp hiệu quả cao hơn.
 Ví Dụ : 
 Bài: Tiếng rao đêm - Nguyễn Lê Tín Nhân.
- Tốc độ đọc chi phối sự diễn cảm có ảnh hưởng đến việc thể hiện ý nghĩa cảm xúc, tùy từng bài tập đọc mà có tốc độ đọc nhanh hay chậm khác nhau.
- Về cường độ, cao độ. Cường độ, cao độ đọc có giá trị biểu cảm. Cường đọc phối hợp với cao độ, tạo giọng vang (cường đọc lớn, đọc to hoặc nhấn giọng cao độ cao) hay lắng giọng (cường độ yếu, cao độ thấp) cần phải kết hợp giữa cao độ và cường độ để phân biệt với tác giả và nhân vật, có nhiều văn bản kể chuyện ở đó luôn có sự xen kẽ lời nhân vật.
b- Về phương pháp học trong lớp và trong giờ học.
 	ở trong lớp tôi chia thành 6 nhóm học tập trong đó nhóm trưởng là người đọc rất tốt, trong mỗi nhóm học tập đó lại chia thành các đôi bạn cùng tiến giúp đỡ lẫn nhau. Căn cứ vào kĩ năng của các em mà tôi chọn một em yếu hơn thì cần phải chăm chỉ rèn luyện với các bạn mình. Với hình thức thi đua đôi bạn trong một nhóm và nhóm dần dần tạo cho các em một thói quen thi đua học tập cho nên giờ Tập đọc của lớp tôi thật sôi nổi các em trước đây còn nhút nhát trong cách đọc, giờ đã mạnh dạn xung phong trong mỗi lần đọc các em đều cố gắng để thể hiện đọc nhiều có hứng thú với giờ đọc tôi sẽ hướng dẫn các em khám phá, khai thác những cái tinh túy, những nét đẹp hay trong nghệ thuật thơ văn để nó thâm nhập vào tình cảm của mình sẽ hiệu quả hơn. Ngoài nội dung bài học tôi còn hướng dẫn các em nghe, xem những chương trình trên ti vi, đài về giối thiệu các bài
thơ hay, thơ mới, quan sát kỹ năng đọc diễn cảm của các nghệ sĩ, nhà văn, nhà thơ. Hay tôi dành lại một thời gian ngắn ngâm thơ hoặc đọc thật diễn cảm cho học sinh nghe. Chính vì thế mà học sinh lớp tôi giờ đây không những đọc đúng, đọc trôi chảy mà còn đọc hay các bài thơ đã học. Cuối mỗi tiết học tôi thường tổ chức thi “Ngâm thơ”, hay “đọc thơ hay”. Đối với những bài Tập đọc nếu có nhiều nhân vật và các câu hội thoại trực tiếp, cuối giờ học tôi thường tổ chức thi đua giữa các nhóm với hình thức đọc phân vai. Chính vì thế cho nên tinh thần hăng hái thi đua học tập của mỗi học sinh nói riêng và của tập thể lớp nói chung được nâng lên.
- Ngoài ra tôi còn lên kế hoạch cho việc dự giờ rút kinh nghiệm của đồng nghiệp cũng như của bản thân.
2- Đối với học sinh.
	Học sinh là chủ thể của quá trình học tập, là người chủ động tìm tòi, phát hiện ra những kiến thức mới dưới sự tổ chức của giáo viên nên để học tốt môn học cũng như yêu cầu về rèn luyện kỹ năng các em cần mua sắm đầy sách giáo khoa. 
Trong giờ học phải chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến có ý thức tự tìm hiểu, nghiên cứu và tìm tòi rèn luyện thói quen đọc và nghiên cứu tài liệu để bổ xung cho mình vốn kiến thức cũng như làm phong phú thêm sự hiêu biết về tự nhiên và xã hội.
3. Gia đình và các tổ chức xã hội.
	Gia đình là nhân tố trung tâm, là nơi hướng dẫn các em cả về vật chất lẫn tinh thần nên tôi rất chú trong đến việc tìm hiểu, thăm hỏi điều kiện hoàn cảnh gia đình học sinh để từ đó có biện pháp giáo dục riêng. Cùng với việc thăm hỏi kiểm tra học tập ở nhà của học sinh tôi mạnh dạn trao đổi với phụ huynh học sinh về biện pháp giáo dục để cho con em họ cùng tiến bộ, phương pháp hướng dẫn, kiểm tra việc học tập của con em mình và điều quan trọng là phải trang bị cho các em đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập cũng như các tài liệu tham khảo để cho con em họ có điều kiện tiếp xúc với những văn minh tiến bộ của xã hội... Việc trao đổi thường xuyên qua sổ liên lạc tôi duy trì 1lần/ tháng từ đó giữa nhà trường và gia đình luôn có những thông tin cần thiết. Một số gia đình thực sự quan tâm và ủng hộ việc này như gia đình các em:
	+ Nguyễn Ngọc Lan.
	+ Phạm Thị Kim Cúc.
	+ Tô Thị Phương Thảo.
	Đối với các tổ chức, đoàn thể tôi luôn chú trọng công tác tham mưu với Ban giám hiệu, với Đoàn Thanh niên, với Đội TNTP Hồ Chí Minh tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhăm thu hút các em, làm cho các em có húng thú hăng say học tập trong phong trào đọc và làm theo báo Đội. Thi kể chuyện theo sách tìm hiểu danh nhân văn hoá thế giới, ngâm thơ, câu lạc bộ môn học được tổ chức thường xuyên trong đó tập thể lớp tôi là một trong những đơn vị được đánh giá có thành tích cao cho nên thời gian rèn đọc của các em lại được nâng lên.
III. Kết quả thực hiện.
Phối hợp với việc kiểm tra định kì tôi đã khảo sát chất lượng của lớp. Kết quả môn Tập đọc thu được như sau.
Điểm 0-4
Điểm 5-6
Điểm 7-8
Điểm 8-9
Tiếng việt
3
16
12
8
	Qua vận dụng tôi thấy kết quả rõ rệt, sau thời gian áp dụng các biện pháp trên chất lượng đọc của học sinh của lớp tôi tăng lên cả về số lượng và chật lượng. Tôi đã mạnh dạn đưa sáng kiến của mình ra trước tổ chuyên môn và Ban giám hiệu nhà trường để tiến hành khảo sát kỹ năng đọc của học sinh lớp tôi. Kết quả thu được như sau.
Điểm 0-4
Điểm 5-6
Điểm 7-8
Điểm 8-9
Tiếng việt
4
15
13
7
	Qua việc kiểm tra đánh giá của tổ chuyên môn 3 - 4 – 5, của Ban giám hiệu nhà trường. Ban giám hiệu đã nhất trí thông qua và triển khai và nhân rộng mô hình của tôi trong toàn trường.
Chương III. Bài học rút ra.
	Qua một số công việc đã là cụ thể với lớp chủ nhiệm về việc “ Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Tập đọc – Học thuộc lòng cho học sinh lớp 5” tôi đã rút ra một số kinh nghiệm như sau:
1. Người giáo viên cần có tư tưởng vững vàng, tác pho sư phạm đúng mực, luôn có ý thức rèn luyện tay nghề là tấm gương sáng cho học sinh và các bạn đồng nghiệp noi theo.
2. Trong giảng dạy nói chung và dạy học Tập đọc nói riêng cần có một người giáo viên tận tình hết lòng thương yêu học sinh. Phải luôn quan niệm rằng mình là “Người cha, người mẹ thứ hai của các em” thì mới đạt được hiệu quả cao.
3. Phải luôn chú trọng công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ bằng nhiều hình thức nghiên cứu lí luận, thăm lớp dự giờ rút kinh nghiệm, tham khảo sách báo và các tạp chí.
4. Phải luôn đề cao và coi trọng việc dạy và rèn đọc , đọc diễn cảm cho học sinh từ những lớp dưới.
5. Cần phân bố thời gian rèn kỹ năng đọc và đọc diễn cảm cho học sinh trong mỗi giờ Tập đọc sao cho hợp lí. 
6. Dạy Tập đọc – Học thuộc lòng có hiệu quả sẽ tốt hơn cho các môn học khác như Kể chuyện, Tập làm văn, Luyện từ và câu.
7. Chú trọng công tác tham mưu, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, duy trì tốt mối quan hệ Gia đình - nhà trường - xã hội.
8. Tham gia tốt và có chất lượng vào các phong trào do Đội TNTP Hồ Chí Minh như Kể chuyện theo sách, kể chuyện đạo đức.
Chương IV
 đề xuất hướng phát triển của sáng kiến
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu và đưa ra những chuyên đề riêng về giảng dạy Tập đọc sao cho có hiệu quả cao. Làm đồ dùng minh họa cho các bài Tập đọc, xuất bản những ấn phẩm có chất lượng cao tạo nguồn cảm hứng, niềm say mê học hỏi cho học sinh.
2. Đội thiếu và Hội đồng đội nên tổ chức những cuộc thi kể chuyện, ngâm thơ theo sách với chất lượng và qui mô từ trung ương tới các địa phương để tạo phong trào.
3. Cần làm tốt hơn nữa công tác xã hội hóa giáo dục thu hút sự quan tâm của các tổ chức xã hội, gia đình học sinh tạo điều kiện tốt cho giáo dục.
4. Xây dựng một xã hội có văn hóa, văn minh tiến bộ và là vườn ươm tốt nuôi trồng tương lai của đất nước.
Chương v
Kết luận chung
	Do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh tiểu học còn ham chơi hơn ham học. Nhận thức của các em từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến cụ thể. Quá trình dạy Tập đọc – Học thuộc lòng nói chung và “Rèn kỹ năng đọc diễn cảm” nói riêng cần đặc biệt chú trọng. Giáo viên cần nắm vững được yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng nội dung chương trình, sách giáo khoa, sách hướng dẫn và điều kiện hoàn cảnh để tìm ra biện pháp và phương pháp tối ưu trong mỗi giờ dạy. Vì mục tiêu đào tạo có đầy đủ chi thức văn hóa, đạo đức để tiếp sức củng cố và xây dựng đất nước cũng như phục vụ cho cuộc sống của cá em sau này.
	Xuất phát từ đó bản thân giáo viên đang trực tiếp tham gia công tác giảng dạy tôi luôn trăn trở suy nghĩ và tìm tòi, sau một thời gian nghiên cứu tôi đã mạnh dạn đưa ra Một số kinh nghiệm với ước mong muốn tích lũy kinh nghiệm cho bản thân và là tài liệu tham khảo cho các bạn đồng nghiệp để cùng nhau làm tốt sự nghiệp “trồng người”. Vì thời gian nghiên cứu có hạn, kinh nghiệm của bản thân chưa nhiều, nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong các bạn độc giả đóng góp ý kiến cho bản thân sáng kiến này ngày một toàn diện hơn.
	 Xin chân thành cảm ơn!
Phần hai: tài liệu tham khảo
	1. Yêu cầu cơ bản về chuẩn kiến thức, ký năng các môn học ở tiểu học.
	2. Tiếng việt 5 tập 1, tập 2 – Nhà xuất bản Giáo dục năm 2007.
	3. Tiếng việt 5 tập 1, tập 2 – Sách giáo viên – Nhà xuất bản Giáo dục năm 2007.
	4. Tạp chí Giáo dục thời đại, Báo Giáo dục thời đại, ..
	5. Các văn bản, quy định, quy chế của ngành có liên quan.
ý kiến của hội đồng khoa học nhà trường
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_va_hinh_thuc_to_ch.doc