Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 5 phát hiện và chữa lỗi trong tiết Tập làm văn “Trả bài viết”

Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 5 phát hiện và chữa lỗi trong tiết Tập làm văn “Trả bài viết”

A . ĐẶT VẤN ĐỀ

Từ năm 2000 toàn ngành giáo dục chúng ta thực hiện chương trình tiểu học mới. Với sách giáo khoa và chương trình tiểu học mới này, tất cả giáo viên tiểu học đều khẳng định : Chương trình mới giáo viên dễ dạy hơn, học sinh dễ tiếp cận hơn và đặc biệt kết quả học tập được nâng lên rõ rệt.Từ khi thay sách đến nay đã được gần 10 năm đối với toàn bậc tiểu học . Từ đó đến nay, tôi đều được phân công giảng dạy lớp 5, như vậy đã gần 5 năm. Qua những năm dạy học theo chương trình mới tôi thấy sự đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học rất phù hợp với học sinh tiểu học, càng nghiên cứu tôi thấy chương trình rất hay, đặc biệt là đối với phân môn Tiếng Việt.Tiếng Việt là môn học gồm nhiều phân môn và chiếm nhiều thời gian học tập ở bậc tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng. Trong tiếng Việt, phân môn Tập làm văn được nhìn nhận với tầm quan trọng đặc biệt vì nó mang tính thực hành cao. Để có sản phẩm là một bài văn, học sinh cần phải qua nhiều tiết học từ xây dựng bố cục, lập dàn bài rồi mới đến tiết kiểm tra viết. Như vậy tiết “Trả bài viết” là tiết sau cùng nhưng thiết thực nhất, cụ thể nhất để các em thấy được ưu điểm, nhược điểm bài viết của mình, của bạn và trao đổi học hỏi lẫn nhau, tìm cách và biết sửa sai cùng tiến bộ. Mặt khác, đây cũng là sự kiểm tra lại quá trình dạy môn tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng.

 Thực tế dạy học từ trước đến nay cho thấy giáo viên dành sự quan tâm chưa thích đáng đến tiết dạy “Trả bài viết” theo đúng yêu cầu, cũng như không có mấy học sinh ý thức được qua tiết học đó các em học được gì. Với giáo viên, tiết học trôi qua một cách nhẹ nhàng như vốn nó phải có, thậm chí có giáo viên còn tranh thủ sử dụng tiết học này để dạy toán hoặc các môn học khác. Với học sinh, qua tiết học các em chỉ trông mong biết điểm bài viết. Như vậy, dạy chưa tốt, học chưa thông thì thử hỏi làm sao mang lại hiệu quả, chất lượng được. Hệ quả là học sinh tiếp tục làm văn chưa tốt, lỗi về từ, câu, diễn đạt còn đầy rẫy trong các bài làm tiếp theo. Với cách dạy nêu trên thì đó là điều không thể tránh khỏi.

 

doc 12 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 15/03/2022 Lượt xem 266Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 5 phát hiện và chữa lỗi trong tiết Tập làm văn “Trả bài viết”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A . Đặt vấn đề
Từ năm 2000 toàn ngành giáo dục chúng ta thực hiện chương trình tiểu học mới. Với sách giáo khoa và chương trình tiểu học mới này, tất cả giáo viên tiểu học đều khẳng định : Chương trình mới giáo viên dễ dạy hơn, học sinh dễ tiếp cận hơn và đặc biệt kết quả học tập được nâng lên rõ rệt.Từ khi thay sách đến nay đã được gần 10 năm đối với toàn bậc tiểu học . Từ đó đến nay, tôi đều được phân công giảng dạy lớp 5, như vậy đã gần 5 năm. Qua những năm dạy học theo chương trình mới tôi thấy sự đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học rất phù hợp với học sinh tiểu học, càng nghiên cứu tôi thấy chương trình rất hay, đặc biệt là đối với phân môn Tiếng Việt.Tiếng Việt là môn học gồm nhiều phân môn và chiếm nhiều thời gian học tập ở bậc tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng. Trong tiếng Việt, phân môn Tập làm văn được nhìn nhận với tầm quan trọng đặc biệt vì nó mang tính thực hành cao. Để có sản phẩm là một bài văn, học sinh cần phải qua nhiều tiết học từ xây dựng bố cục, lập dàn bài rồi mới đến tiết kiểm tra viết. Như vậy tiết “Trả bài viết” là tiết sau cùng nhưng thiết thực nhất, cụ thể nhất để các em thấy được ưu điểm, nhược điểm bài viết của mình, của bạn và trao đổi học hỏi lẫn nhau, tìm cách và biết sửa sai cùng tiến bộ. Mặt khác, đây cũng là sự kiểm tra lại quá trình dạy môn tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng.
 	Thực tế dạy học từ trước đến nay cho thấy giáo viên dành sự quan tâm chưa thích đáng đến tiết dạy “Trả bài viết” theo đúng yêu cầu, cũng như không có mấy học sinh ý thức được qua tiết học đó các em học được gì. Với giáo viên, tiết học trôi qua một cách nhẹ nhàng như vốn nó phải có, thậm chí có giáo viên còn tranh thủ sử dụng tiết học này để dạy toán hoặc các môn học khác. Với học sinh, qua tiết học các em chỉ trông mong biết điểm bài viết. Như vậy, dạy chưa tốt, học chưa thông thì thử hỏi làm sao mang lại hiệu quả, chất lượng được. Hệ quả là học sinh tiếp tục làm văn chưa tốt, lỗi về từ, câu, diễn đạt còn đầy rẫy trong các bài làm tiếp theo. Với cách dạy nêu trên thì đó là điều không thể tránh khỏi.
Đứng trước thực trạng đó, không chỉ tôi mà nhiều giáo viên tâm huyết với nghề, đặc biệt là những giáo viên yêu mến, say mê phân môn Tiếng Việt cảm thấy trăn trở. Với tâm niệm là làm thế nào để giúp học sinh lớp 5 viết được bài văn hay, làm thế nào để giúp các em phát hiện, chữa lỗi qua tiết Tập làm văn “ Trả bài viết” . Điều ấy đã thôi thúc tôi tìm tòi nghiên cứu những biện pháp giảng dạy hữu hiệu để năng cao chất lượng môn tập làm văn . Tôi đã tiến hành nghiên cứu, tìm tòi để làm sao qua tiết tập làm văn trả bài giúp học sinh có thêm nhiều kinh nghiệm và học được nhiều hơn từ bài của các bạn mình, để làm sao chất lượng bài viết của các em được nâng lên rõ rệt. Sau 5 năm nghiên cứu, đến hôm nay tôi đã rút ra cho mình và muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp những kinh nghiệm nhỏ. Qua đề tài này, tôi xin được trình bày một số kinh nghiệm của mình để giúp học sinh lớp 5 phát hiện, chữa lỗi qua tiết Tập làm văn “ Trả bài viết”.
B. Nội dung
I. Phân tích thực trạng
1. Thực trạng việc dạy:
Trong phân phối chương trình Tập làm văn lớp 5 có tất cả 9 tiết trả bài. Cụ thể:
- Tuần 5: Trả bài văn tả cảnh.
- Tuần 11 : Trả bài văn tả cảnh.
- Tuần 17: Trả bài văn tả người.
- Tuần 21 : Trả bài văn tả người.
- Tuần 23: Trả bài văn kể chuyện.
- Tuần 26: Trả bài văn tả đồ vật.
- Tuần 29: Trả bài văn tả cây cối.
- Tuần 32: Trả bài văn tả con vật.
- Tuần 34: Trả bài văn tả người.
Thực tế dạy học cho thấy rằng, đại đa số giáo viên chưa chú tâm mấy đến tiết “ Trả bài viết”, có chăng là chấm bài, cho học sinh biết điểm, nhắc nhở chung chung đại khái cho xong tiết. Quy trình của một tiết Tập làm văn trả bài thường tiến hành như sau:
- Giáo viên ghi đề bài Tập làm văn( Trả bài viết) lên bảng.
- Nêu lại ý trọng tâm của đề bài.
- Nhận xét chung chung bài làm của học sinh.
- Đọc một bài văn hay nhất ( 8 - 9 điểm) của học sinh làm ( nếu có )
- Trả bài học sinh .
Có một số giáo viên đầu tư hơn cho tiết dạy bằng cách chấm bài học sinh xong, gạch chân lỗi chính tả để các em nhận thấy rồi yêu cầu các em tự sửa lỗi vào vở bài tập. Những học sinh không có lỗi thì xem lỗi của các bạn bên cạnh để chữa lỗi.
2. Thực trạng việc học:
- Học sinh hào hứng thực sự khi đến giờ trả bài để các em muốn biết điểm bài văn. Nhưng để học sinh tự giác phát hiện lỗi và chữa lỗi có trong bài thì hết sức khó khăn.
- Đa số học sinh biết sức thụ động trong tiết học chữa bài ( kể cả học sinh khá, giỏi), đơn giản là nhận vở để biết là mình đạt mấy điểm. Hầu như các em không tự phát hiện ra những lỗi, chưa biết cách chữa những lỗi mà mình đã mắc phải ở trong bài viết. Chính vì thế mà sau này , khi viết lại bài văn đó, các em vẫn mắc những lỗi mà các em đã từng viết ở bài trước.
Những lỗi phổ biến học sinh thường mắc phải trong bài văn thường là:
+ Dùng từ chưa đúng âm, viết sai chính tả.
+ Dùng từ chưa đúng nghĩa.
+ Chưa biết dùng dấu câu đúng chỗ hoặc dùng sai dấu câu.
+Câu thiếu các thành phần chính ( chủ ngữ, vị ngữ).
+ ý bài nghèo nàn thiếu hình ảnh
+ Chưa biết cách viết câu hội thoại.
+ Sắp xếp ý một cách lộn xộn.
+ Chưa biết cách viết đoạn vv....
Nguyên nhân khách quan là tiết “ Trả bài viết” khó về cả lí thuyết thực tiễn. Mặt khác, nhiều giáo viên lại tỏ ra chủ quan, chưa nhận ra hoặc không muốn nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng đặc biệt của tiết học “ Chữa bài” này. Cần nhận thức rằng: Tiết “ Trả bài viết” là tiết “chữa bài” tức là tiết học giúp các em biết được cái đúng, cái sai của mình để sửa chữa, khắc phục.Từ đó giúp học sinh xoá đi tư tưởng mặc cảm, tự ti “ văn mình yếu , dở” nên buông xuôi, thụ động trong giờ học.
3. Nguyên nhân của những tồn tại:
	Nguyên nhân khách quan là tiết “ Trả bài viết” khó về cả lí thuyết thực tiễn. Mặt khác, nhiều giáo viên lại tỏ ra chủ quan, chưa nhận ra hoặc không muốn nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng đặc biệt của tiết học “ Chữa bài” này. Cần nhận thức rằng: Tiết “ Trả bài viết” là tiết “chữa bài” tức là tiết học giúp các em biết được cái đúng, cái sai của mình để sửa chữa, khắc phục.Từ đó giúp học sinh xoá đi tư tưởng mặc cảm, tự ti “ văn mình yếu , dở” nên buông xuôi, thụ động trong giờ học.Những nguyờn nhõn trờn đó ảnh hưởng khụng tốt tới chất lượng giờ dạy, khụng gõy hứng thỳ học tập cho học sinh. II. biện pháp thực hiện. 
1. Bước chuẩn bị của giáo viên:
 	Trước hết giáo viên cần phải đầu tư thời gian thích đáng đến việc chấm bài cho học sinh. Việc chấm kĩ, cẩn trọng sẽ giúp giáo viên phát hiện ra những ưu điểm của bài văn: Các em viết bài giàu hình ảnh, cảm xúc, bố cục chặt chẽ, có sự liên kết tốt, dùng từ sáng tạo... đồng thời nắm chắc lỗi phổ biến mà các em mắc phải: dùng từ chưa chính xác, viết sai lỗi chính tả, ý nghèo nàn, câu văn chưa được hoàn chỉnh (thiếu, thừa chủ ngữ vị ngữ), chưa rõ nghĩa, lặp từ, diễn đạt lủng củng...
 Tất cả những ưu, khuyết điểm đó cần ghi cụ thể ( lỗi, đối tượng học sinh) để làm cơ sở cho việc chữa bài .
- Trong quá trình chấm bài,chọn ra một số bài tiêu biểu nhất của lớp hoặc bài của các em học sinh giỏi các năm trước( cùng đề bài) để cho học sinh tham khảo.
- Chuẩn bị một số bài tập có liên quan.
- Sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề kết hợp giảng dạy để tiến hành giờ học.
2. Các bước tiến hành dạy - học:
Bước 1:Xác định trọng tâm đề bài (thể loại, ý chính).Thông thường giáo viên có thể đặt câu hỏi:
- Bài văn thuộc thể loại nào?
- Trọng tâm miêu tả( kể) của bài là gì?
Nội dung này có thể đã làm trong các tiết học trước (lập dàn ý, lập dàn bài chi tiết), song đây là một bước quan trọng nên giáo viên phải nhắc lại, không thể bỏ qua.
Bước 2: Nhận xét chung ưu nhược điểm bài làm của học sinh. Nêu số bài được xếp loại: Giỏi, Khá, Trung bình,Yếu để khi trả bài các em tự hình dung, đánh giá mình thuộc loại nào để có hướng rèn luyện tiếp.
Bước 3: Phân tích, sữa chữa lỗi
 Đây là khâu quan trọng hàng đầu trong tiết dạy. Học sinh có nhận ra được cái sai, cái chưa đúng, chưa hay, có tìm được cách sửa chữa hợp lý không chính là ở khâu này.Vì vậy,với nội dung này có sự đòi hỏi cao đối với người giáo viên về nhiều mặt trong đó không chỉ về mặt chuyên môn nghiệp vụ mà còn cả kiến thức văn hoá, vốn kiến thức Tiếng Việt và đặc biệt là năng lực sư phạm (thông qua hệ thống câu hỏi dẫn dắt, gợi mở, xử lí tình huống sư phạm) giúp học sinh tự phát hiện và cùng nhau tìm cách sửa chữa đúng.
ở bước này giáo viên cần hướng dẫn học sinh chữa lỗi từ đơn giản đến phức tạp.Có thể chia thành các nội dung cần chữa lỗi như sau:
2.1. Chữa lỗi về dùng từ:
 Từ là đơn vị ngữ pháp nhỏ nhất có ý nghĩa hoàn chỉnh và cấu tạo ổn định.Nó được dùng để đặt câu. Vì vậy khi nói đến việc rèn kĩ năng nói và viết cho học sinh giáo viên cần tìm hiểu cách dùng từ đúng và dùng từ hayđể làm căn cứ sữa lỗi cho học sinh một cách chính xác.ở nội dung này ta có thể chia thành các dạng nhỏ như sau:
dạNG 1: Dùng từ chưa đúng âm
 * Biểu hiện :Biểu hiện của việc dùng từ chưa đúng âm rõ nét nhất là việc học sinh viết sai chính tả. Việc viết sai chính tả có thể gặp ở đại đa số học sinh. Thiết nghĩ, một tiết học chính tả giáo viên đã hướng dẫn học sinh viết các từ ngữ khó, sau đó đọc cho các em viết bài nhưng các em viết còn sai. Vì vậy trong gần 40 phút của tiết tập làm văn, các em phải viết ít nhất 20 dòng nên việc viết sai chính tả là không thể tránh khỏi.
Những lỗi chính tả các em hay sai nhất là ?/ ~ ; d/g; s/x, inh/ in, ong/ ông
 * Cách khắc phục:
 Để khắc phục lỗi về chính tả không thể làm trong ngày một, ngày hai và không chỉ thực hiện trong tiết Tập làm văn mà phải có ý thức hướng dẫn các em nói, viết đúng chíng tả trong tất cả các tiết học khác cũng như trong giao tiếp hằng ngày. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh luyện viết đúng chính tả, hiểu rõ nghĩa của từ, phát âm chuẩn, không nói tắt, không thay đổi trật tự các từ trong từ ghép hoặc cụm từ. Việc làm đó sẽ giúp các em hạn chế được phần nào lỗi chính tả. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, đây phải là một quá trình rèn luyện cần mẫn của cả thầy lẫn trò trong suốt những năm Tiểu học. 
Dạng 2: dùng từ chưa đúng nghĩa
 * Biểu hiện :
 Việc học sinh dùng từ không rõ nghĩa hoặc dùng từ mờ nghĩa là tình trạng phổ biến đối với học sinh đại trà.
 Trước hết giáo viên đưa câu văn, học sinh dùng từ chưa chính xác. Cho học sinh đọc câu và nhận xét. Chẳng hạn: Khi miêu tả người bà( Đề bài: Tả một người mà em rất kính yêu) có học sinh viết: “ Bà em có đôi mắt rất hiền lành”.
 Hướng dẫn học sinh sửa:
Giáo  ... hẳn một trong hai bộ phận chính hoặc thiếu các bộ phận phụ khiến câu không rõ ý. Cũng có khi câu của em chỉ mới có bộ phận TN.
 Ví dụ: 
Khi tôi đang lúi húi dọn dẹp lại đống sách vở mà tôi đã học hồi lớp một. ( chỉ có TN).
Chiếc áo xinh xắn mà tôi thường mặc vào những ngày mùa đông giá rét. ( thiếu VN).
* Cách chữa lỗi:
Trước hết hướng dẫn học sinh xác định đúng các bộ phận đã có trong các câu các em vừa viết, thiếu bộ phận nào thì bổ sung bộ phận đó.Chẳng hạn: 
 - Khi tôi đang lúi húi dọn dẹp lại đống sách vở mà tôi đã học hồi lớp một, một cái ảnh bỗng rơi xuống nền.Tôi nhặt lên xem.Thì ra đó là bức ảnh lớp 11 chúng tôi chụp cùng với cô Thái ngày tổng kết.
 - Chiếc áo xinh xắn mà tôi thường mặc vào những ngày mùa đông giá rét do chính bàn tay của bà đan tặng tôi.
3. Chữa lỗi về đoạn:
 Khi viết một đoạn văn mà sai chính tả, sai từ ngữ, sai câu và dấu câu thì đoạn văn đó dù tổ chức tốt đến mấy cũng mất hiệu lực biểu đạt. Tuy nhiên để viết được một đoạn văn chuẩn mực. Tuy nhiên cần biết tránh các lỗi thường gặp về đoạn văn. Vì vậy mỗi giáo viên chúng ta cần nắm được các lỗi và cách khắc phục lỗi đó trong tổ chức đoạn từ đó giúp học sinh học văn ngày càng tốt hơn.
Trong thực tế, lỗi đoạn văn rất đa dạng muôn hình, muôn vẻ, có thể nêu ra một số lỗi cơ bản sau mà học sinh thường mắc phải.
Đoạn văn triển khai lạc chủ đề:
* Biểu hiện lỗi: Mỗi đoạn văn thường làm sáng tỏ một chủ đề nhất định.Vì vậy, tất cả các câu trong đoạn văn cần hướng vào mục đích chung là biểu hiện kiểu chủ đề đó. Trong đoạn văn có câu mở đoạn, các câu khác phải góp phần làm sáng tỏ ý khái quát được diễn đạt trong câu chủ đề đó( phần phát triển đoạn) và câu kết đoạn. Hiện tượng câu chủ đề và các câu triển khai “ quay lưng” vào nhau, tức là các câu triển khai không hướng vào câu chủ đề để làm sáng tỏ nội dung của nó tạo nên lỗi đoạn văn.
Ví dụ: Khi yêu cầu tả cảnh đẹp con sông quê em, một học sinh viết: “ Con sông quê em rất đẹp. Buổi sáng nước sông trong vắt. Buổi chiều ánh nắng mặt trời dọi xuống làm cho mặt sông lấp lánh ánh vàng. Bầu trời cao trong xanh không một gợn mây. Tiếng chim hót líu lo trong các vòm cây. Em sướng vui và yêu quê hương mình biết mấy.”
Đoạn văn trên, có câu 1, 2, 3 nội dung hướng vào đề bài “ tả con sông” nhưng các câu 4, 5, 6 lại lạc đề.
*Cách khắc phục: Có thể xử lí theo 2 cách, nhưng dù cách nào cũng phải đặt nội dung đoạn văn vào yêu cầu của đề bài.
Cách 1: Nếu câu chủ đề thể hiện ý phù hợp nội dung yêu cầu của đề bài thì giữ lại câu chủ đề. Yêu cầu học sinh viết lại ( hoặc chữa lại) các câu triển khai ( lạc đề) để làm sáng rõ câu chủ đề.
Cách 2: Nếu câu chủ đề không phù hợp với ý của bài văn, yêu cầu học sinh thay đổi chủ đề khác cho phù hợp.
ở ví dụ trên: Yêu cầu học sinh sửa lại các câu văn 4, 5, 6.
Tóm lại, trong bước phõn tớch sửa chữa lỗi, GV thực hiện theo tiến trỡnh sau:
- GV chọn từ , cõu sai để sửa chữa( cú thể ghi ở bảng phụ).
- Gọi một số học sinh đọc to, lớp đọc thầm ,suy nghĩ để tỡm chỗ sai.
- Giỏo viờn dựng hệ thống cõu hỏi gợi mở.
+ Học sinh làm việc theo nhúm ( cặp, cỏ nhõn)
+ Học sinh tự phỏt hiện ra lỗi và tỡm cỏch sửa được lỗi.
- Giỏo viờn nhận xột biểu dương sự tiến bộ của cỏc em là chớnh.
 Bước 4: Bước củng cố:
	- Giỏo viờn đọc những cõu văn hay, sỏng tạo, mở bài hoặc kết bài hay, độc đỏo.
	- Giỏo viờn đọc một vài bài văn hay cho cả lớp nghe cựng cảm thụ ( cú thể do chớnh học sinh đọc)
Lưu ý chung trong quỏ trỡnh phõn tớch, chữa lỗi:
	- Định hướng dẫn dắt bằng hệ thống cõu hỏi phự hợp, sỏt đối tượng học sinh ( chỳ trọng học sinh trung bỡnh, yếu), giỳp cỏc em tự phỏt hiện lỗi và tỡm được cỏch chữa lỗi.
	- Cú thể chữa bằng nhiều cỏch.
	- Trỏnh ỏp đặt khiờn cưỡng, nờn biểu dương, động viờn khớch lệ sự tỡm tũi, sỏng tạo của học sinh là chớnh. Cú như thế mới khơi gợi được sự hứng thỳ học tập và trỏnh tõm lý mặc cảm, tự ti là học kộm của học sinh.
* Một số bài tập sử dụng trong tiết trả bài viết:
I. Với tiết trả bài tập làm văn: Tả một người thõn của em.
1.Gạch chõn từ ngữ dựng sai trong cỏc cõu văn sau và chộp lại cõu văn khi đó dựng từ đỳng đó thay thế:
a. Tuy đó ngoài tỏm mươi tuổi nhưng mắt bà vẫn cũn minh mẫn.
b. Bà thường vừa tỏm tẻm nhai trầu vừa kể chuyện cổ tớch cho em nghe.
c. Tuy ụng đó bảy mươi tuổi nhưng túc vẫn chưa bạc hết. 
d. Anh trai của em trụng rất rắn rỏi bởi nước da hăm đen.
2. Sửa lại cỏc hỡnh ảnh dựng để so sỏnh trong cỏc cõu văn sau cho hợp lý:
a. Khuụn mặt cụ đầy dặn như trăng rằm.
b. Chị cú nước da ngăm ngăm như mật ong.
c. Giọng núi của bố trầm bổng như tiếng chuụng đồng hồ.
d. Khi bộ Lan chạy lon ton, đựi bộ nỳng nớnh như mụng lợn.
e. Hai cỏi tai của ụng em to như tai con lợn.
3. Phỏt hiện lỗi sai trong cỏc cõu sau rồi sửa theo nhiều cỏch khỏc nhau:
a. Tuy bà hơi bộo nhưng đổi lại bà lại cao , thanh mảnh.
b. Sống mũi mẹ cao và thẳng. Cộng với làn da trắng trẻo làm tụn thờm vẻ thanh tỳ cho khuụn mặt.
c. Với tất cả tỡnh yờu thương nồng ấm mẹ dành cho chỳng em.
d. Bộ gọi ụng ơi rồi lại nội ơi.
II. Với tiết trả bài tập làm văn: Tả một người đang làm 
1. Khoanh trũn chữ cỏi trước từ thớch hợp cú thể điền vào chỗ chấm trong cõu sau: 
a. Anh Thành là tổ trưởng nờn anh thường cụng việc đụn đốc mọi người.
	A. Đảm nhiệm.
	B. trỏch nhiệm.
	C. Đảo nhiệm. 	
b. Ngày nào mẹ cũng ra cỏnh đồng để
	A. Gặt lỳa.
	B. Làm cỏ.
	C. Làm việc.
2. Từ nào dựng sai trong cỏc cõu sau, hóy tỡm từ thay thế cho hợp nghĩa
a. Cụ Lan cựng cỏc cụ bỏc lao cụng thỡ thầm làm cho đường phố sạch sẽ hơn.
b. Cày xong nửa ruộng, mặt bỏc An nhễ nhại mồ hụi, quần ỏo lấm ba lấm bết.
 c. Ngoỏng cỏi, chị Cỳc đó lựa được mấy khúm lỳa.
3. Cựng đọc, cựng trao đổi với bạn để phỏt hiện những lỗi trong đoạn văn sau và sửa lại:
 Mẹ đang ngồi trờn giường để cắt ỏo. Mắt mẹ sỏng quắc như đốn pha ụ tụ để rọi thẳng vào mảnh vải. Một tay mẹ cầm thước, một tay mẹ cầm phấn kẻ vẽ liờn tục, nhịp nhàng.
III.Kết quả thực hiện
 	5 năm học vừa qua tôi cũng đều dạy lớp 5, vì vậy có điều kiện để nghiên cứu về đề tài này. Không những thế tôi đã nung nấu và tâm huyết với đề tài này từ khi được phân công dạy lớp 4, 5( tính đến nay đã gần 10 năm). Xuất phát từ mục đích là làm thế nào để học sinh phát hiện, chữa lỗi trong bài làm của mình, từ đó giúp các em viết đúng, viết hay bài văn, tôi đã định ra hướng đi cho mình và bước đầu đem lại kết quả khả quan. Thực tế chất lượng qua các lần kiểm tra, khảo sát đầu năm và 3 lần kiểm tra định kì cho thấy hướng chuyển biến tốt của học sinh. Từ chỗ nhiều học sinh còn xác định sai trọng tâm bài làm, bài lạc chủ đề, lỗi đoạn; câu, từ còn rất nhiều ở học sinh vào thời gian đầu năm, thì đến nay qua đợt kiểm tra định kì lần 3 chất lượng bài làm đạt kết quả tốt hơn. Kết quả thi học kì I vừa qua lớp tôi chủ nhiệm đạt kết quả rất cao, cụ thể: Môn Tiếng Việt có 23 em đạt điểm giỏi (79,3%), khá 6 em đạt 20,7 %, không có học sinh có điểm trung bình và yếu.
Ngoài ra tôi còn áp dụng những kinh nghiệm này để bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5. đối với học sinh đại trà, việc giúp các em thực hiện, chữa lỗi không thể bỏ qua, đối với học sinh giỏi thì việc làm này càng quan trọng hơn. giúp học sinh dùng từ đúng, hay gợi tả , gợi cảm, sử dụng đúng dấu câu và biết viết đoạn lôgíc, chặt chẽ, đó là kết quả tôi đã làm được đối với học sinh lớp bồi dưỡng. Chính vì thế trong năm học 2008- 2009 vừa qua, thành tích của đội tuyển học sinh giỏi đạt cao nhất từ trước đến nay; trong đó môn Tiếng Việt cả 9 em đi thi đều đạt 17/20 điểm trở lên, đặc biệt có 4 học sinh đạt điểm tập làm văn tối đa của hội thi( 8/ 9). điều đó khiến tôi cảm thấy vui và khẳng định mình đã đi đúng hướng.
 	Qua việc hướng dẫn học sinh phát hiện và chữa lỗi trong phân môn Tập làm văn như đã nêu tôi nhận thấy:
1.Học sinh giảm hẳn việc dùng từ sai chính tả, không dùng các từ mờ nghĩa.
2. Học sinh bước đầu đã biết cân nhắcđể dùng từ hay, gợi tả gợi cảm.
3. Học sinh đã biết dùng đúng dấu câu .
4. Nắm chắc bố cục của đoạn, biết viết đoạn theo chủ đề cho trước.
5. Học sinh hào hứng, thích thú hơn khi đến tiết học.
6. Kết quả môn học được nâng cao.
c. Bài học kinh nghiệm
1.Trước hết, giáo viên cần phải nhận thức đúng đắn về mục tiêu của tiết " Trả bài viết". Phải xác định việc cần làm trong mỗi tiêt trả bài, làm sao để giúp học sinh nhận ra lỗi, sữa được lỗi và không mắc lại những lỗi đó. Mỗi tiết Tập làm văn trả bài là mỗi lần giúp học sinh rút cho mình được nhiều kinh nghiệm và học tập được ở bài các bạn những điều hay để bổ sung cho bài của mình.
2. Đầu tư thời gian để chấm chữa và có sự nhận xét chu đáo.
3. Chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt để học sinh dễ hiểu.
4. Quan tâm đến mọi đối tượng học sinh: giúp học sinh TB, yếu nhận ra lỗi, sửa lỗi, giúp học sinh giỏi dùng từ, viết câu, đoạn hay hơn.
5. Phải có lòng say mê, yêu thích môn học, tâm huyết với nghề.
6. Sưu tầm những bài văn hay qua nhiều năm để học sinh tham khảo.
D. Kết luận
 	Rõ ràng, tiết trả bài viết tập làm văn cho học sinh lớp 5 không chỉ là khâu tổng kết, đánh giá sản phẩm mà còn giúp học sinh tự phát hiện ra những khiếm khuyết trong bài làm của mình, của bạn biết chữa các lỗi sai và rút kinh nghiệm chi những bài tập làm văn sau. Nếu tiết tập làm văn " Trả bài viết" tiến hành tốt, phát huy tối đa tính tích cực của học sinh thì hiệu quả sẽ rất cao; ngược lại nếu làm qua loa, đại khái sẽ dẫn đến kết quả là học sinh vốn đã không giỏi ngày lại càng không mấy mặn mà với môn học này.
Kinh nghiệm của bản thân cho thấy dù đối tượng học sinh thế nào nhưng với lòng tâm huyết của người thầy, nhận thức đầy đủ, đúng đắn về tầm quan trọng của tiết học, không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy, luôn cải tiến phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm thì chắc chắn chất lượng học sinh sẽ đạt kết quả tốt. Đối với môn Tập làm văn, nắm chắc những ưu, nhược điểm của các em trong hành văn, luôn tìm tòi hệ thống câu hỏi gợi nhớ thích hợp phát huy tích cực học sinh học tập mạnh dạn tham gia phát biểu xây dựng bài của học sinh; đồng thời với vai trò chủ đạo của người thầy, động viên tạo niềm tin, hưng phấn và độc lập suy nghĩ trong quá trình học tập của học sinh; đó là những yếu tố quyết định sự thành công của tiết dạy " Trả bài viết " . Tuy nhiên, đây chỉ là sự trải nghiệm của bản thân, kính mong sự góp ý tận tình của quý nhà quản lí giáo dục, sự trao đổi chân tình của quý đồng nghiệp để chúng tôi có thêm nhiều kinh nghiệm quý giá trong dạy học.
 Hải Đình , tháng 3 năm 2010
 Giáo viên :
 Nguyễn Thu Hà

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_5_phat_hien_va_chua.doc