Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác các bài Tập đọc để dạy Tập làm văn trong môn Tiếng Việt lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác các bài Tập đọc để dạy Tập làm văn trong môn Tiếng Việt lớp 5

Trong chương trình tiểu học, Tiếng Việt là môn học có nhiều phân môn và có số tiết chiếm tỉ lệ cao nhất. Nhiệm vụ trọng tâm của môn Tiếng Việt là cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt thành thạo. Đó chính là điều kiện cơ bản, bắt đầu để các em tiếp cận với tri thức của các bộ môn khác. Mỗi phân môn ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của phân môn đó còn có nhiệm vụ chung của môn Tiếng Việt. Nếu phân môn Luyện từ và câu cung cấp, mở rộng vốn từ, rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu thì phân môn Tập đọc cung cấp các kiến thức văn học, kiến thức đời sống về con người, thiên nhiên. Các bài tập đọc cũng chính là những bài văn thuộc các thể loại khác nhau. Tập làm văn là phân môn tổng hợp tri thức các phân môn đó. Mỗi một bài văn của các em là một quá trình tích luỹ các kiến thức đã học từ các phân môn khác. Nếu chỉ dạy với yêu cầu, mục đích của một tiết dạy tập đọc theo chương trình thì không thể hướng dẫn học sinh nắm bắt và hiểu hết giá trị nghệ thuật cũng như nội dung của văn bản nghệ thuật trong phân môn Tập đọc. Do đó sẽ khó giúp các em cảm thụ hết cái hay, cái đẹp của bài tập đọc bởi một bài tập đọc chính là một văn bản nghệ thuật. Như thế sẽ không giúp các em nắm được bố cục, trình tự của bài tập đọc để các em học hỏi và vận dụng khi làm bài Tập làm văn.

Thiên nhiên và con người Việt Nam luôn là đề tài bất tận cho chúng ta khám phá. Vì vậy ở mỗi thể loại văn đều có vô số đề bài yêu cầu học sinh viết thành những bài văn khác nhau về tả cảnh, tả người Nhưng với học sinh tiểu học, hiểu biết của các em còn hạn chế, sự tưởng tượng của các em chưa phong phú. Có những cảnh các em chưa được biết đến, có những người các em chưa được tiếp xúc, có những con vật, cây cối, đồ vật các em chưa được nhìn thấy. Vậy nên việc cung cấp cho các em hiểu và biết được vấn đề đó thông qua các bài Tập đọc để làm bài Tập làm văn là một việc làm hết sức cần thiết. Đây quả là một vấn đề mà những giáo viên trực tiếp giảng dạy nói chung và giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt nói riêng luôn quan tâm trăn trở.

Xuất phát từ những lí do trên, qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy lớp 5, đặc biệt là dạy môn Tiếng Việt, nhằm góp phần bồi dưỡng năng khiếu Tập làm văn cho học sinh, tôi quyết định chọn đề tài “Khai thác các bài Tập đọc để dạy Tập làm văn trong môn Tiếng Việt lớp 5 ”.

 

doc 19 trang Người đăng hang30 Lượt xem 537Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác các bài Tập đọc để dạy Tập làm văn trong môn Tiếng Việt lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. ĐẶT VẤN ĐỀ	
Trong chương trình tiểu học, Tiếng Việt là môn học có nhiều phân môn và có số tiết chiếm tỉ lệ cao nhất. Nhiệm vụ trọng tâm của môn Tiếng Việt là cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt thành thạo. Đó chính là điều kiện cơ bản, bắt đầu để các em tiếp cận với tri thức của các bộ môn khác. Mỗi phân môn ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của phân môn đó còn có nhiệm vụ chung của môn Tiếng Việt. Nếu phân môn Luyện từ và câu cung cấp, mở rộng vốn từ, rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu thì phân môn Tập đọc cung cấp các kiến thức văn học, kiến thức đời sống về con người, thiên nhiên. Các bài tập đọc cũng chính là những bài văn thuộc các thể loại khác nhau. Tập làm văn là phân môn tổng hợp tri thức các phân môn đó. Mỗi một bài văn của các em là một quá trình tích luỹ các kiến thức đã học từ các phân môn khác. Nếu chỉ dạy với yêu cầu, mục đích của một tiết dạy tập đọc theo chương trình thì không thể hướng dẫn học sinh nắm bắt và hiểu hết giá trị nghệ thuật cũng như nội dung của văn bản nghệ thuật trong phân môn Tập đọc. Do đó sẽ khó giúp các em cảm thụ hết cái hay, cái đẹp của bài tập đọc bởi một bài tập đọc chính là một văn bản nghệ thuật. Như thế sẽ không giúp các em nắm được bố cục, trình tự của bài tập đọc để các em học hỏi và vận dụng khi làm bài Tập làm văn. 
Thiên nhiên và con người Việt Nam luôn là đề tài bất tận cho chúng ta khám phá. Vì vậy ở mỗi thể loại văn đều có vô số đề bài yêu cầu học sinh viết thành những bài văn khác nhau về tả cảnh, tả người Nhưng với học sinh tiểu học, hiểu biết của các em còn hạn chế, sự tưởng tượng của các em chưa phong phú. Có những cảnh các em chưa được biết đến, có những người các em chưa được tiếp xúc, có những con vật, cây cối, đồ vật các em chưa được nhìn thấy. Vậy nên việc cung cấp cho các em hiểu và biết được vấn đề đó thông qua các bài Tập đọc để làm bài Tập làm văn là một việc làm hết sức cần thiết. Đây quả là một vấn đề mà những giáo viên trực tiếp giảng dạy nói chung và giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt nói riêng luôn quan tâm trăn trở.
Xuất phát từ những lí do trên, qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy lớp 5, đặc biệt là dạy môn Tiếng Việt, nhằm góp phần bồi dưỡng năng khiếu Tập làm văn cho học sinh, tôi quyết định chọn đề tài “Khai thác các bài Tập đọc để dạy Tập làm văn trong môn Tiếng Việt lớp 5 ”.
II. THỰC TRẠNG
Cùng với yêu cầu đổi mới hiện nay, giáo viên phải tạo môi trường khuyến khích học sinh chủ động và tích cực học tập, thể hiện năng lực từng cá nhân nhằm khơi dậy trong học sinh tính tò mò, tự khám phá để tìm ra những kiến thức mới. Học sinh là nhân vật trung tâm của quá trình dạy học còn giáo viên có quyền lựa chọn phương pháp cho từng bài học. Tránh nói nhiều, tránh làm thay học sinh, cần tổ chức cho học sinh cùng làm việc dưới sự hướng dẫn của giáo viên đó là xu hướng chung của đổi mới phương pháp dạy học. 
Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy cũng như qua dự giờ đồng nghiệp, bản thân tôi nhận thấy có những khó khăn nhất định so với yêu cầu đổi mới hiện nay trong môn Tiếng Việt. Nguyên nhân chủ yếu là:
Về phía học sinh:
Đa số các em rất ngại học phân môn Tập làm văn vì đây là môn học đòi hỏi phải dùng ngôn ngữ viết để trình bày bài làm của mình nhưng vốn từ ngữ của các em còn rất hạn chế. 
Tập làm văn là một môn học đòi hỏi học sinh phải thực sự có năng khiếu mới có kĩ năng viết văn nhưng thực tế học sinh rất ít em có khả năng làm được điều đó. Bài viết của các em còn khô khan, trình tự sắp xếp còn lộn xộn, bố cục thiếu chặt chẽ, bài văn chưa có trọng tâm. 
 Mặt khác, khả năng cảm thụ văn học của các em chưa cao. Chưa biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật vào trong bài viết của mình nên hầu hết các bài văn đều chưa có cảm xúc và chưa lôi cuốn người đọc. 
Một số học sinh còn phụ thuộc vào bài văn mẫu, áp dụng một cách máy móc, chưa biết vận dụng bài mẫu để hình thành lối hành văn của riêng mình. Phần lớn học sinh thường dùng lời cô hướng dẫn để viết thành bài văn của mình
Về phía giáo viên:
Tiếng Việt là môn học khó, nhất là phân môn Tập làm văn đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu rộng, phong phú, phải có vốn sống thực tế.
Trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 5, giữa Tập đọc và Tập làm văn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cụ thể trong cùng một tuần, cứ sau hai tiết Tập đọc là đến tiết Tập làm văn. Các bài Tập làm văn thường gắn với chủ điểm đang học ở các bài Tập đọc. Trong những bài văn, bài thơ, đoạn văn mẫu trong phân môn Tập đọc, phân môn Tập làm văn, tác giả đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, đảo ngữ, điệp ngữ, điệp từ, nhưng một số giáo viên chưa hiểu hết tác dụng của nó.
Hầu hết giáo viên dạy Tập đọc chỉ dừng lại ở mục tiêu cơ bản của tiết dạy là luyện đọc và trả lời câu hỏi theo yêu cầu sách giáo khoa chưa đi sâu vào hướng dẫn các em cảm thụ hết cái hay cái đẹp từ các biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng để làm toát lên nội dung của bài. Chưa hướng dẫn học sinh nhận dạng xem bài Tập đọc đó thuộc thể loại văn gì.
Không ít giáo viên chưa hiểu hết tầm quan trọng của phân môn Tập đọc và Tập làm văn, còn xem nhẹ môn học này nên trong các buổi học chính khoá cũng như các tiết học tăng thêm vào buổi chiều, nhiều giáo viên chưa đầu tư nội dung bài soạn.
Một số giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học cho các tiết học tăng thêm vào buổi thứ hai và lên kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi vào các tiết học ở buổi ngoại khóa nhưng không biết dạy nội dung gì? Dạy như thế nào? 
Trước thực trạng đó, tôi thiết nghĩ mình cần phải thay đổi cách thức dạy học mới để góp phần nâng cao hiệu quả phân môn Tập làm văn. 
III. ĐỐI TƯỢNG, CƠ SỞ, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Khối lớp 5 nói chung và lớp 5A nói riêng trường tiểu học Krông Ana năm học 2008 – 2009
2. Cơ sở nghiên cứu
Dựa vào Văn bản hướng dẫn thực hiện chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo: 
 - Công văn số 896/ BGD&ĐT – GDTH ngày 13 tháng 2 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho học sinh Tiểu học.
 - Các tài liệu hướng dẫn dạy học môn Tiếng Việt: 
 Phương pháp dạy học tiếng Việt của PGS - TS Lê Phương Nga, Nguyễn Trí.
 Chuyên đề bồi dưỡng Văn - Tiếng Việt lớp 5 của Nguyễn Thị Kim Dung - TP. HCM.
 Qua thực tế giảng dạy hàng ngày trên lớp và qua dự giờ, học hỏi kinh nghiệm ở bạn bè đồng nghiệp.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra
Phương pháp luyện tập thực hành
Phương pháp kiểm tra đánh giá
IV. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Nội dung
Hiệu quả của việc dạy học không chỉ phụ thuộc vào nội dung mà còn phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Điều chỉnh thời lượng giữa các tiết dạy như thế nào? Thiết kế nội dung bài dạy trong các tiết học buổi chính khoá, buổi tăng thêm thứ hai cũng như các buổi bồi dưỡng học sinh giỏi ra sao? Tất cả những điều đó đều phản ánh nghệ thuật của người giáo viên ở các tiết dạy trên lớp. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã sử dụng các bài Tập đọc thuộc văn bản nghệ thuật, coi đó là những bài văn mẫu để dạy học sinh một phần ở tiết dạy chính khoá và phần còn lại ở buổi học tăng thêm và những buổi bồi dưỡng học sinh giỏi.
Với khuôn khổ nội dung của bài viết này, tôi chỉ xin đưa ra một vài ví dụ về phương pháp dạy Tập làm văn từ cách khai thác các bài Tập đọc của thể loại tả cảnh ở lớp 5. Vì đây là thể loại văn chiếm nhiều thời lượng nhất trong chương trình, đồng thời đây cũng là đề tài vô cùng phong phú mà các nhà văn, nhà thơ luôn tìm tòi khám phá. Hơn nữa, thể loại văn này các em được học xuyên suốt bắt đầu từ lớp 2 cho đến mãi về sau.
Mỗi nội dung tôi tiến hành qua 3 tiết:
Tiết 1: Khai thác bài Tập đọc để vận dụng làm bài Tập làm văn
Tiết 2: Giúp HS cảm thụ nội dung của bài Tập đọc thông qua các biện pháp nghệ thuật để vận dụng trong Tập làm văn
Tiết 3: Thực hành làm bài văn tả cảnh đối với học sinh năng khiếu.
Ví dụ 1: Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa (Tập đọc lớp 5)
Tiết 1: Dạy Tập đọc kết hợp khai thác dạy Tập làm văn trong tiết Tập đọc theo chương trình ở buổi dạy chính khoá.
 1. Các bước tiến hành
* Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Trước khi cho học sinh trả lời câu hỏi 1, tôi gọi học sinh đọc to câu đầu của bài văn.
 Sau đó hỏi: 
+ Câu văn này cho em biết điều gì? 
+ Đây là phần nào của bài văn miêu tả? 
+ Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó. 
 + Hãy chọn một từ chỉ màu vàng trong bài và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì. 
+ Những chi tiết nào về thời tiết và con người đã làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động? 
+ Nếu như câu đầu tiên là phần mở đầu thì phần tìm hiểu vừa rồi thuộc phần nào của bài văn?
+ Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả? 
* Tại sao nói bài văn thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương? (Thay câu hỏi: Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?)
Gợi ý: Nhận xét về: 
 Cảnh vật được miêu tả trong bài. 
 Sự quan sát của tác giả 
Tuy tác giả không trực tiếp thể hiện tình yêu quê hương nhưng qua cách quan sát, miêu tả cảnh vật, con người tác giả đã thể hiện điều đó. (Tác giả đã lồng cảm xúc của mình vào từng cảnh tả). Đây chính là phần kết bài.
+ Tác giả đã tả cảnh làng quê theo trình tự nào? Nhờ đâu mà em biết điều đó?
Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài xong, tôi giới thiệu cho học sinh biết đây chính là một bài văn tả cảnh, một thể loại mà các em được học nhiều nhất ở chương trình Tập làm văn lớp 5. 
+ Tác giả giới thiệu màu sắc bao trùm cảnh làng quê ngày mùa, đó là màu vàng.
Phần mở bài của bài văn miêu tả
- Lần lượt nêu
 Chẳng hạn: 
 lúa chín vàng xuộm – màu vàng đã ngả sang sắc nâu, không còn tươi.
 rơm và thóc vàng giòn – màu vàng gợi cảm giác khô, dễ gãy.
+ Thời tiết: không nắng, không mưa, không có cảm giác héo tàn hanh hao.
+ Con người: Mải miết làm việc không tưởng tới ngày hay đêm.
+ Phần thân bài
+ Tác giả tả từng phần của cảnh, tả các màu vàng rất khác nhau, tả hoạt động của con người, sự thay đổi về thời tiết.
 Cảnh vật rất đẹp gợi ra hình ảnh về cuộc sống ấm no. 
 Bài văn cho thấy tác giả đã quan sát tinh tế và dùng từ ngữ miêu tả rất chọn lọc, gợi cảm.
 Để viết được bài văn này hẳn tác giả phải yêu thích cảnh vật và con người ở làng quê.
+ Tác giả tả theo trình tự từ khái quát đến cụ thể: câu mở đầu nêu nhận xét khái quát, phần còn lại miêu tả chi tiết nhằm minh hoạ cho nhận xét đó.
Qua bài học, giúp các em cảm nhận được rằng: bằng nghệ thuật quan sát rất tinh tế, cách dùng từ chính xác ... t trời. Bên dòng suối mát trong, uốn lượn dưới chân núi, đàn dê thong dong soi bóng mình xuống đáy nước. Không gian nơi đây gợi vẻ nguyên sơ, bình yên như thể hàng nghìn năm nay vẫn như vậy. Khiến ta có cảm giác như được bước vào cõi mơ.
Tả theo trình tự không gian. Tả cảnh thiên nhiên, tả hoạt động của con người.
Chẳng hạn:
Bãi cỏ hoa cùng thác nước, đàn dê và dòng suối là bức tranh nên thơ, thanh bình.
Sương khói rừng chiều như thực, như mơ gợi nỗi buồn da diết. 
Cánh rừng ấm lên nhờ có hình ảnh con người, những người dân đi làm giữa cảnh suối reo nước chảy. 
Bài thơ tả cảnh đẹp được quan sát từ cổng trời, nơi tầm nhìn được mở rộng, gồm 3 ý:
Ý 1: Tả cổng trời
Ý 2: Tả cảnh thiên nhiên trước cổng trời
Ý 3: Tả hoạt động của bà con vùng cao
Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài Tập đọc trên, chuyển sang tiết Tập làm văn Luyện tập tả cảnh với yêu cầu:
1. Lập dàn ý miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em. 
2. Dựa theo dàn ý đã lập, hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em. 
Đối với bài 1: Học sinh đã lập được dàn ý miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em có bố cục chặt chẽ với 3 phần:
Mở bài: Giới thiệu bao quát cảnh tả
Thân bài: Hình thành được trình tự cảnh tả theo sự quan sát và cảm nhận riêng của từng em (tả từng phần của cảnh, sự thay đổi của cảnh theo thứ tự thời gian: sáng, trưa, chiều, tối; xuân, hạ, thu, đông).
Kết bài: Các em nêu được cảm nghĩ của cảnh đã tả. 
Đối với bài 2: Học sinh đã viết được đọan văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương. Bài viết có bố cục chặt chẽ: câu mở đoạn là câu giới thiệu cảnh tả; các câu thân đoạn là câu tả cảnh theo thứ tự cảm nhận riêng; câu kết đoạn là câu bộc lộ cảm xúc. 
Trong đoạn văn các em đã biết cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật nên bài làm có sức cuốn hút người đọc. Các em đã vẽ lên được bức tranh đa dạng về cảnh đẹp của địa phương mình.
Tiết 2: Giúp học sinh cảm thụ văn học bài Tập đọc để vận dụng trong Tập làm văn 
Mục tiêu: 
Hướng dẫn học sinh cảm thụ bài thơ bằng cách phát hiện các biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng trong bài thơ và nêu tác dụng của nó.
 Biết cách vận dụng các biện pháp nghệ thuật đó vào bài văn của mình.
b. Các bước tiến hành: 
* Tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ 
Gọi học sinh đọc lại bài thơ. 
+ Em hãy tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ.
Tôi hướng dẫn học sinh như sau:
Trước hết các em phải đọc thật kĩ bài Tập đọc để xem tác giả tả cảnh ở cổng trời bằng những cảnh vật nào, tác giả đã dùng các biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả các cảnh vật đó.
 Sau đó bằng cảm nhận của mình các em hãy miêu tả lại vẻ đẹp của bức tranh mà tác giả đã tả trong bài thơ. 
* Cảm thụ bài thơ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 + Cánh rừng sương giá như ấm lên nhờ đâu?
+ Em hãy phân tích các biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng trong bài thơ. (cách dùng từ, gieo vần cuối mỗi câu thơ, )
+ Một bài văn tả cảnh hay là bài văn biết dùng lời văn có hình ảnh để làm hiện ra trước mắt người đọc một bức tranh cụ thể về cảnh tả đó bằng từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm để người đọc thấy rõ hình khối , kích thước, màu sắc, âm thanh, hương vị
+ Muốn có được một bài văn hay, ta cần chú ý điều gì trong khi miêu tả?
Nhờ có hoạt động của con người, cảnh suối reo, nước chảy.
+ Tác giả sử dụng các động từ: gặt lúa, trồng rau, tìm măng, hái nấm gợi lên bức tranh sinh hoạt, và nhịp sống lao động của bà con các dân tộc vùng cao.
+ Cùng với các động từ đó là cách gieo vần của tác giả (dã – ngã; rau - dao) tạo nên nhạc điệu của đoạn thơ rộn ràng, nói lên cuộc sống lao động nhộn nhịp, vui vẻ của người dân nơi đây. 
+ Biện pháp nhân hoá:
 Con thác réo ngân nga
 Đàn dê soi đáy suối
+ Biện pháp so sánh:
 Ráng chiều như hơi khói
Đồng thời, với cách dùng từ gợi tả rất tinh tế. Qua từ nhuộm trong câu Nhuộm xanh cả nắng chiều nói lên sức sống, sức lao động của con người ở vùng núi. Từ ấm trong câu Ấm giữa rừng sương giá được tác giả dùng theo nghĩa chuyển. Tiếng nhạc ngựa rung là cảnh đi gặt lúa, trồng rau, cảnh đi tìm măng, hái nấm của người Dáy, người Dao đã làm quang cảnh trước cổng trời không còn hoang vu, lạnh lẽo như trước kia.
 Biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật để làm nổi bật nội dung trọng tâm của cảnh tả. 
Biết lồng cảm xúc và gửi gắm tình cảm vào trong bài làm.
Tiết 3: Thực hành làm bài văn tả cảnh cho học sinh năng khiếu 
a. Mục tiêu: 
Giúp học sinh biết cách làm bài văn tả cảnh (dạng đề bài mở dành cho đối tượng học sinh năng khiếu). Học sinh có thể chọn tả một cảnh vật hoặc tả một cảnh sinh hoạt . 
b. Các hoạt động chủ yếu:
Đề bài: Cảnh đẹp về thiên nhiên và con người luôn in đậm trong mỗi chúng ta. Em hãy tả lại một cảnh đẹp mà em thích nhất. 
* Hướng dẫn học sinh làm bài 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
+ Đề bài thuộc thể loại gì? 
+ Đối với đề bài này em có thể chọn những cảnh nào để tả? 
 - Yêu cầu học sinh nhắc lại những kiến thức đã học về văn tả cảnh.
- Tổ chức cho học sinh làm bài
Thể loại tả cảnh
Tả con đường quen thuộc từ nhà đến trường; Tả cơn mưa; Tả cánh đồng vào buổi sáng (trưa, chiều); Tả ngôi trường trước giờ vào học; Tả cảnh sông nước; Tả một đêm trăng đẹp; Tả một ngày mới ở quê em.... 
Tiếp nối nhau nêu:
+ Xác định cảnh để tả. Cảnh nào là trọng tâm cần tả kĩ cảnh đó. 
+ Sắp xếp trình tự cảnh mình chọn tả thật phù hợp (tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian ).
+ Quan sát cảnh tả bằng tất cả các giác quan. 
+ Sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm để làm cho bài viết sống động, hồn nhiên và chân thực. 
+ Cần thả hồn mình vào trong từng cảnh tả. 
 - Mỗi học sinh tự chọn một đề bài để miêu tả. 
 - Lần lượt trình bày trước lớp về bài viết của mình.
 - Lớp nhận xét, học tập các câu văn, đoạn văn hay.
2. Kết quả thực hiện 
2.1. Đối với giáo viên:
Sau một học kì thực hiện phương pháp trên, tôi đã tổ chức các buổi sinh hoạt tổ để trao đổi kinh nghiệm. Đa số giáo viên đã thực sự tự tin và không còn ngại dạy phân môn Tập làm văn nữa. Việc lập kế hoạch dạy học và thiết kế bài giảng của nhiều giáo viên đã trở nên khoa học hơn. Một số giáo viên đã mạnh dạn vận dụng phương pháp này vào trong quá trình giảng dạy trên lớp. Hầu hết giáo viên đã có nhận thức đúng về việc đổi mới phương pháp dạy học và đã thực sự đầu tư thời gian, phát huy khả năng sáng tạo của mình trong việc soạn giảng. 
2. 2. Đối với học sinh: 
Với phương pháp dạy học xây dựng kiến thức Tập làm văn trên nền kiến thức của phân môn Tập đọc đã tạo cho các em một thói quen trong học tập về tính tích cực, tự giác. Tôi nhận thấy ngoài nhiệm vụ chính là biết làm một bài văn, học sinh được chủ động, tự do thể hiện cái tôi của mình một cách rõ ràng, bộc bạch cái riêng của mình một cách trọn vẹn, không còn phụ thuộc vào các bài văn mẫu. Các em đã có sự học hỏi cách miêu tả của tác giả trong các bài Tập đọc để làm bài văn tả cảnh theo ý riêng của mình. 
Trong các tiết Tập làm văn thuộc chương trình chính khóa, các em thể hiện được khả năng làm bài của mình cao hơn do đó các em không còn có cảm giác thích học Toán hơn học Tiếng Việt như trước đây. Còn trong các buổi bồi dưỡng học sinh năng khiếu, kiến thức nâng cao trở nên nhẹ nhàng hơn, dễ tiếp thu hơn. 
Khả năng viết văn của các em đã được nâng lên rõ rệt. Thể hiện rõ nhất là trong các phong trào thi đua do Đội phát động như: Làm báo tường, Thi hùng biện, nhiều em đã viết được những bài báo tường có nội dung rất ngộ nghĩnh và thể hiện những bài hùng biện rất xuất sắc.
Qua việc chấm bài kiểm tra thường xuyên cũng như bài kiểm tra định kì cuối kì II, tôi thấy bài làm của các em có những ưu điểm sau: 
Bài văn có ba phần rõ rệt, bố cục rõ ràng, rành mạch, cân đối, chặt chẽ, diễn đạt rõ ý. 
Bài làm có trọng tâm, nhiều bài văn giàu hình ảnh, thể hiện được sự đặc tả. Những học sinh trước đây làm bài rất khô khan, chủ yếu là liệt kê các sự việc thì nay đã viết được câu văn có hình ảnh, biết sử dụng các biện pháp nhân hoá, so sánh, liên tưởng khiến bài văn trở nên vừa hồn nhiên vừa dí dỏm. 
 Những hình ảnh, màu sắc, âm thanh và hoạt động được các em miêu tả hòa quyện với nhau đã làm toát lên bức tranh muôn màu muôn vẻ.
Các từ ngữ gợi tả, gợi cảm được sử dụng đúng chỗ nên lời văn của các em trở nên trong sáng.
Các em đã biết gửi gắm tình cảm của mình vào từng cảnh tả, biết kết hợp xen tả và thể hiện cảm xúc một cách chân thật, gắn liền với từng sự việc cụ thể nên bài văn có sức lôi cuốn người đọc
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 Để nâng cao hiệu quả dạy học Tập làm văn trên cơ sở khai thác kiến thức ttừ bài Tập đọc giáo viên cần:
- Nắm chắc nội dung của môn Tiếng Việt nói chung, của các phân môn Tập đọc, Tập làm văn nói riêng.
- Dành thời gian để nghiên cứu bài, lập kế hoạch bài dạy. 
- Phải mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học; vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. 
 - Phải vững về kiến thức, kỹ năng thực hành Tiếng Việt; có vốn sống, vốn cảm xúc phong phú; phải thực sự yêu nghề và có tâm huyết say mê với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi; phải luôn nghiên cứu, tìm tòi; sáng tạo; trau dồi kiến thức.
 - Đầu tư nghiên cứu soạn bài một cách khoa học, lôgic của từng phần học có liên quan chặt chẽ với nhau.
 - Phải tạo sự giao tiếp cởi mở, thân thiện với học sinh; khơi dậy niềm say mê, hứng thú của học sinh đối với môn học.
 - Hướng dẫn học sinh biết cách tự học, tự nghiên cứu bằng nhiều con đường khác nhau có thể từ thầy cô, bạn bè, từ sách vở. 
Kết luận: Kiến thức là không giới hạn, phương pháp dạy học là nghệ thuật. Trong môn TiếngViệt, phân môn Tập đọc và Tập làm văn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy nếu mỗi chúng ta thật sự mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, linh hoạt và sáng tạo trong việc thiết kế bài giảng phân môn Tập đọc thì chắc chắn hiệu quả phân môn Tập làm văn sẽ được nâng cao. Đó là thành công lớn không chỉ đối với học sinh mà nó còn có ý nghĩa thiết thực đối với giáo viên, đối với hoạt động chuyên môn của mỗi nhà trường.
Trên đây là một số suy nghĩ của tôi về phương pháp “Khai thác các bài Tập đọc để dạy Tập làm văn” trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt lớp 5. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của các bạn đồng nghiệp giúp cho việc dạy học môn Tiếng Việt đạt hiệu quả tốt nhất, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Buôn Trấp, ngày 12 tháng 11 năm 2010
 Người viết
 Đặng Thị Thơ
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH

Tài liệu đính kèm:

  • doc20111224175453TIENGVIET_DANGTHITHO_THTRANPHU.doc