Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm phương pháp dạy học môn Mĩ thuật lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm phương pháp dạy học môn Mĩ thuật lớp 2

KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN MĨ THUẬT – LỚP 2

PHÂN MÔN: VẼ TRANH

I. ĐẶT VẤN ĐỀ.

 1. Lý do chọn đề tài:

 Mục đích của việc giáo dục thẩm mĩ trong nhà trường là nhằm bồi dưỡng và hình thành năng lực về cái đẹp trong cuộc sống hiện thực, đồng thời giáo dục cho các em có được các thị hiếu, tình cảm lành mạnh. Hình thành cho các em những nhu cầu và năng lực sáng tạo thẩm mĩ trong nhà trường. Môn Mĩ thuật là một trong những bộ môn nghệ thuật mà học sinh rất yêu thích, nó giáo dục thẩm mĩ cho các em giúp các em làm quen với cái đẹp và vân dụng cái đẹp vào cuộc sống hàng ngày, tạo ra không khí thoải mái, thư giãn giữa các môn học văn hoá đầy căng thẳng đầu óc. Do đặc thù của môn Mĩ thuật như thế nên khi giảng dạy chương trình mĩ thuật lớp 2 tôi luôn xác định rõ mục tiêu chương trình:

- Cung cấp thêm cho học sinh những kiến thức ban đầu về mĩ thuật, hình thành và củng cố những kĩ năng cần thiết để học sinh hoàn thành các bài tập theo chương trình.

- Giáo dục thẩm mĩ cho học sinh giúp các em cảm nhận cái đẹp và vận dụng được hình thức mĩ thuật vào học tập, sinh hoạt hàng ngày.

 Hiểu rõ được mục tiêu này nên tôi đã áp dụng vào từng nội dung bài học, xác định rõ mục tiêu từng bài để giảng dạy cho tốt.

 

doc 12 trang Người đăng hang30 Lượt xem 319Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm phương pháp dạy học môn Mĩ thuật lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh nghiệm
Phương pháp dạy học môn mĩ thuật – lớp 2
Phân môn: Vẽ tranh
I. Đặt vấn đề.
 1. Lý do chọn đề tài:
 Mục đích của việc giáo dục thẩm mĩ trong nhà trường là nhằm bồi dưỡng và hình thành năng lực về cái đẹp trong cuộc sống hiện thực, đồng thời giáo dục cho các em có được các thị hiếu, tình cảm lành mạnh. Hình thành cho các em những nhu cầu và năng lực sáng tạo thẩm mĩ trong nhà trường. Môn Mĩ thuật là một trong những bộ môn nghệ thuật mà học sinh rất yêu thích, nó giáo dục thẩm mĩ cho các em giúp các em làm quen với cái đẹp và vân dụng cái đẹp vào cuộc sống hàng ngày, tạo ra không khí thoải mái, thư giãn giữa các môn học văn hoá đầy căng thẳng đầu óc. Do đặc thù của môn Mĩ thuật như thế nên khi giảng dạy chương trình mĩ thuật lớp 2 tôi luôn xác định rõ mục tiêu chương trình:
- Cung cấp thêm cho học sinh những kiến thức ban đầu về mĩ thuật, hình thành và củng cố những kĩ năng cần thiết để học sinh hoàn thành các bài tập theo chương trình.
- Giáo dục thẩm mĩ cho học sinh giúp các em cảm nhận cái đẹp và vận dụng được hình thức mĩ thuật vào học tập, sinh hoạt hàng ngày.
 Hiểu rõ được mục tiêu này nên tôi đã áp dụng vào từng nội dung bài học, xác định rõ mục tiêu từng bài để giảng dạy cho tốt.
 Nội dung chương trình mĩ thuật lớp 2 gồm 5 phân môn:
Vẽ theo mẫu.
Vẽ trang trí.
Vẽ tranh.
Tập nặn tạo dáng.
Thường thức mĩ thuật.
 Các phân môn đều có mục tiêu, hướng dẫn cách dạy cụ thể, rõ ràng. 
Giáo viên có thể dựa vào đó để giảng dạy cho các em. Nhưng để học sinh đạt được kết quả cao hay không còn phụ thuộc vào trình độ của học sinh từng vùng và cách dạy của giáo viên đối với học sinh vùng miền đó.
 Ngày nay, có nhiều phương pháp dạy học khác nhau, mỗi phương pháp lại có những ưu, nhược điểm riêng, nên việc vận dụng các phương pháp vào dạy học có hiệu quả là việc làm rất cần thiết. Sau thời gian giảng dạy tôi thấy trong các phân môn đó phân môn vẽ tranh là một phân môn thu hút được học sinh nhất, nó phát huy được khả năng quan sát nhận xét và cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống xung quanh. Từ thực tế giảng dạy tôi xin được trao đổi một số ý kiến xung quanh việc vận dụng phương pháp giảng dạy phân môn vẽ tranh lớp 2.
 2. Vận dụng phương pháp dạy học môn Mĩ thuật:
- Phương pháp giảng dạy Mĩ thuật là quá trình kết hợp một cách nhuần nhuyễn, linh hoạt giữa hệ thống những phương pháp dạy học hiện đại nói chung, với những đặc điểm mang tính “đặc thù” của bộ môn Mĩ thuật nói riêng. Nó vừa đảm bảo tính nguyên tắc của phương pháp dạy học, vừa mang tính “sáng tạo” của bộ môn nghệ thuật. 
 * Theo tôi tính đặc thù của môn học đó là: 
- Trong chương trình mĩ thuật phổ thông, các bài có trong chương trình đều là các dạng bài tích hợp. Phối hợp đồng thời giữa lý thuyết và thực hành, giữa tri thức và kỹ năng, giữa học và hành. Được thực hiện ngay trong từng tiết học, do vậy người giáo viên khi lên lớp phải vận dụng phương pháp theo dạng bài tích hợp, từ truyền thụ kiến thức, lĩnh hội kiến thức đến hướng dẫn thực hành đều diễn ra song song trong cùng một tiết giảng.
- Kết cấu trong chương trình học theo kiểu vòng tròn đồng tâm được lặp đi lặp lại và nâng cao dần, từ tiết trước tới tiết sau, từ lớp dưới lên lớp trên. Giáo viên cần phải lắm vững hệ thống kiến thức môn học để vận dụng phương pháp truyền thụ một cách có khoa học, có hệ thống tránh nâng cao quá không phù hợp với lứa tuổi học sinh, tránh trùng lặp các kiến thức, phương pháp một cách khô cứng không linh hoạt sáng tạo.
- Một đặc thù rõ nhất của môn học đó là giành phần lớn thời gian tiết học cho phần thực hành của học sinh ngay tại lớp. Do đó người giáo viên phải biết lựa chọn phương pháp sao cho thích hợp, nội dung cô đọng nhất, ngắn gọn nhất, tránh rườm rà ảnh hưởng đến quy trình tiết học nhưng vẫn đảm bảo nội dung kiến thức cần truyền đạt. Có vậy học sinh mới hiểu và làm bài, nhất là học sinh Tiểu học cần phải hướng dẫn tỉ mỉ cụ thể, vì vậy vấn đề ở đây giáo viên phải xác định 3 dạng bài sau để có điều chỉnh phù hợp: 
 + Dạng bài cần truyền thụ kiến thức mới.
 + Dạng bài cần bổ sung thêm kiến thức.
 + Dạng bài nâng cao kiến thức.
 Xác định được dạng bài nào nằm trong chương trình môn học vừa đảm bảo tính hệ thống, vừa đảm bảo đủ lượng kiến thức đưa vào bài dạy, vừa đảm bảo thời gian yêu cầu. Đối với đặc thù này giáo viên cũng có thể kết hợp truyền thụ kiến thức ngay trong phần hướng dẫn thực hành nếu phần lý thuyết không còn đủ thời gian. 
- Một ưu việt nữa của môn học đó là khả năng tự đánh giá việc học của trò, việc dạy 
của thầy ngay trong tiết dạy. Bởi vì kết quả đánh giá được thể hiện ngay trên từng bài vẽ của học sinh sau tiết dạy một cách nhanh nhất, chính xác nhất. Nắm được tính ưu việt này, GV có thể tự đánh giá được ngay phương pháp dạy của mình, từ đó có phương pháp thích hợp bổ sung kịp thời cho các giờ dạy sau đạt hiệu quả cao hơn. 
 * Tính sáng tạo:
 Nghệ thuật và cái đẹp vốn không có đáp số, càng khám phá sáng tạo người ta càng tìm ra cái đẹp, cái hấp dẫn. Vì vậy khi đưa phương pháp vào giảng dạy giáo viên phải khơi dậy tính sáng tạo của học sinh, hướng dẫn định hình để học sinh tự làm bài theo cách hiểu, cách nghĩ theo khả năng của mình. Đối với học sinh Tiểu học, giáo viên không nên áp đặt theo khuân mẫu, đòi hỏi tính chuẩn mực khắt khe của nghệ thuật, làm mất đi khả năng sáng tạo, sự thể hiện hồn nhiên của trẻ trong quá trình làm bài. Trong cùng một vấn đề học sinh có thể có nhiều cách thể hiện theo tình cảm và lứa tuổi, trên thực tế cần tránh để học sinh làm bài theo kiểu bắt chước hoặc chép lại tranh mẫu, quan trọng là sự biểu hiện tình cảm, cách nghĩ, cách hiểu hồn nhiên của trẻ. Đó chính là tính sáng tạo, là điều kiện để GV phát hiện ra những năng khiếu nghệ thuật. 
 Nắm được những vấn đề cốt lõi trên giúp người GV có được những 
phương pháp phù hợp đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học môn học ở nhà trường phổ thông.
 II. Phương pháp dạy học phân môn vẽ tranh – Lớp 2:
 Nhận thức được điều đó tôi đã thay đổi và tạo ra một số cách dạy dựa trên mục tiêu và hưỡng dẫn cách dạy trong SGK và sách GV để phù hợp với học sinh vùng mình đang dạy.
 Tôi xin đưa ra cách dạy đó để chúng ta cùng tham khảo.
 Phân môn vẽ tranh lớp 2 có 9 tiết với các đề tài gần gũi quen thuộc như đề tài vườn cây, em đi học, vẽ chân dung, đề tài vườn hoa, sân trường em giờ ra chơi, vẽ tranh mẹ hoặc cô giáo, vẽ vật nuôi, vẽ phong cảnh...
 Quy trình dạy học đối với phân môn gồm 4 hoạt động chính: 
 1. Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài.
 Mục tiêu của hoạt động này là giúp các em tìm được các hình ảnh phù hợp với nội dung đề tài. Hình thành trong các em các nội dung có thể vẽ được ở đề tài này. Đây là hoạt động trọng tâm của bài vẽ tranh. Bởi vì ở Tiểu học kết quả của bài vẽ phụ thuộc nhiều vào sự phân tích hướng dẫn của GV. GV không cung cấp đầy đủ, không gợi ý chu đáo thì bài vẽ của học sinh sẽ nghèo nàn về nội dung, gò bó về cách vẽ. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khai thác đề tài bằng lời nói sinh động, hấp dẫn sẽ có sức lôi cuốn học sinh “nhập cuộc” gây cảm xúc kích thích sự hứng thú cho học sinh tìm hiểu nội dung – kích thích học sinh thích vẽ về đề tài.
 Giới thiệu phải mang tính gợi mở, kết hợp phương pháp vấn đáp hình thức phải phù 
hợp hiểu biết của học sinh gắn với nội dung không xa rời thực tế, tránh rườm rà cầu kỳ vì học sinh Tiểu học không ngồi lâu để nghe một vấn đề. Kết hợp phương pháp vấn đáp gợi mở học sinh tiếp thu không thụ động, tạo không khí sôi nổi trong học tập. Giới thiệu gợi mở có thể sử dụng một cách gián tiếp hoặc trực tiếp hoặc thông qua đồ dùng trực quan để học sinh thấy được vấn đề có liên quan đến nội dung bài học, hình thành cho học sinh những ý định trong lúc làm bài một cách rõ ràng hơn, cụ thể hơn.
 Ví dụ: Đề tài em đi học – trong phần giới thiệu bài cho học sinh hát bài “đi học”.
 + Bài hát kể về nội dung gì?
 + Em bé đến trường cùng với ai?
 + Khi mẹ bận lên nương thì em bé đã làm gì?
 Sau đó liên hệ với thực tế hàng ngày:
 + Hàng ngày em đến trường cùng với ai? Với bạn, bố mẹ hay ông bà dẫn đi?
 + Khi đi học em ăn mặc như thế nào?
 + Phong cảnh 2 bên đường màu sắc ra sao?
 Bài đề tài con vật (Vật nuôi)
 Tôi ra câu đố về con vật: “Con gì ăn cỏ,
 Đầu có 2 sừng.
 Lỗ mũi buộc thừng
 Cày bừa rất khoẻ...”
 + Câu đố các em vừa giải nói đến con vật gì? Em hãy tả lại đặc điểm của con vật đó?
 Sau đó GV đưa ra các hình ảnh cụ thể, yêu cầu học sinh chỉ ra đặc điểm của con vật đó, sau đó GV khắc sâu thêm về hình dáng, các bộ phận, màu sắc, hoạt động chính của các con vật đó. Lưu ý các em vẽ thêm cảnh vật và tô màu phù hợp để tranh sinh động rõ nội dung.
 Tiếp đó cho các em tìm thêm một số con vật, tự các em giới thiệu đặc điểm, hình dáng, màu sắc về các con vật đó.
 Với các đề tài khác tôi cũng làm tương tự như thế và các em đã làm rất tốt hoạt động này.
 2. Hoạt động 2 – Cách vẽ tranh:
 Dựa trên những gì mà học sinh đã quan sát tìm hiểu phần nào học sinh đã hiểu được yêu cầu cần phải làm. Nhưng vẽ như thế nào thì học sinh còn rất lúng túng, lúc này HS cần sự hướng dẫn cụ thể của GV, chuyển những ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình phức tạp, trừu tượng thành những hình ảnh cụ thể từ cách tìm, chọn lọc hình tượng phù hợp đến cách sắp xếp bố cục hình ảnh trong bài vẽ cần có phương pháp cơ bản. Vẽ từ cái chính (thể hiện nội dung), cái phụ (ăn nhập, phù hợp, tôn hình ảnh chính). Phải rèn học sinh vẽ đúng theo phương pháp cơ bản để tạo thành kỹ năng, khả năng vẽ cho học sinh khi làm bất kỳ một bài vẽ nào. ở hoạt động này học sinh rất hay thụ động, hay trông chờ và nóng lòng muốn vẽ ngay, nên tôi đã thay đổi cách dạy bằng nhiều hình thức khác nhau:
Quan sát các bước vẽ ở đồ dùng dạy học và học sinh nêu cách vẽ.
GV vẽ mẫu từng bước và cho HS nhận xét cách vẽ.
Cho HS lên bảng thực hiện các bước vẽ.
 Tuỳ theo từng bài mà tôi áp dụng hình thức dạy cho phù hợp.
 Ví dụ 1: ở bài 4 vẽ tranh đề tài vườn cây.
 đây là bài vẽ tranh đề tài đầu tiên của chương trình lớp 2 nên phần thực hành cách vẽ đối với các em còn mới mẻ. GV cần cho các em quan sát cách vẽ và gợi ý để các em tìm ra các bước vẽ. Có thể GV vẽ mẫu từng bước để thu hút các em, ngoài ra có thể vẽ thêm một số loại cây khác nhau để các em nhận biết kỹ hơn đặc điểm của từng loại cây.
 ở bài 26 vẽ tranh đề tài con vật.
 Bài này tôi cho các em lên bảng thực hiện các bước vẽ con vật (vì ở bài 24 các em đã biết cách vẽ con vật).
 Trước khi gọi học sinh lên bảng tôi đưa ra một số câu hỏi:
 + Em định vẽ bức tranh về con vật gì?
 + Theo em, em thể hiện con vật đó như thế nào?
 + Em có thể lên bảng thực hiện các bước vẽ được không?
 Các em sẽ lên bảng thực hiện các bước vẽ con vật một cách dẽ dàng. Tôi chỉ việc gợi ý để các em vẽ thêm cảnh phụ cho thành một bức tranh con vật. ở phần này tôi phải nhấn mạnh và phân tích chỉ ra sự khác nhau giữa bài vẽ theo mẫu ở bài 24 và bài vẽ tranh đề tài ở bài 26 để học sinh tránh lạc đề trong khi vẽ tranh. 
 Để khắc sâu phần này và giúp các em vẽ màu tốt hơn tôi cho các em xem lại một số bức tranh vẽ con vật quen thuộc của học sinh năm trước để các em nhận xét, tham khảo thêm. 
 3. Hoạt động 3 – Thực hành.
 ở hoạt động này học sinh làm bài là chính, học sinh có thể thực hành theo các cách sau: 
 + Dựa vào bài vẽ mẫu học sinh sẽ vẽ theo cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm nhận của mình. 
 + Học sinh sẽ nhớ lại những gì tiếp thu được rồi vẽ.
 + Học sinh sẽ tự điều chỉnh bài vẽ theo gợi ý của giáo viên. 
 Giờ học vẽ thường có không khí ồn ào hơn các giờ học khác, nếu giáo viên không biết quản lý tổ chức tốt sẽ tạo nên thói quen không tốt đối với HS. Ngược lại đối với giờ học nghệ thuật không nên quá cứng nhắc, khô khan dễ ảnh hưởng đến cảm xúc làm bài của học sinh. Vì vậy để đảm bảo 2 yếu tố này người GV không nên tạo một không khí lớp học quá căng thẳng, gần gũi giúp đỡ học sinh trong khi làm bài, có sự thoải mái trong tổ chức.
- Tiếp tục cung cấp thêm một số kiến thức giúp học sinh hiểu, làm bài tốt.
- Tìm ra những điển hình (bài vẽ khá) để động viên khích lệ cả lớp, hay những thiếu sót mà học sinh còn mắc phải để uốn nắn kịp thời (nếu sai sót này quá nhiều thì giáo viên phải giảng lại).
- Khả năng tư duy và nhận thức của học sinh Tiểu học còn yếu nhất là tư duy hình tượng nên học sinh chưa nhận ra ngay những thiếu sót của mình. Sự hướng dẫn của GV sẽ giúp các em một cách cụ thể, học sinh tự tìm thấy những ưu điểm và thiếu sót để tự sửa chữa lấy thì niềm tự tin, hưng phấn được nhân lên gấp bội.
- Trong khi hướng dẫn phải tôn trọng nét vẽ, sự suy nghĩ của học sinh vì đặc điểm lứa tuổi của học sinh khác xa với sự suy nghĩ cách vẽ của người lớn. Nếu không nắm được vấn đề này sẽ hạn chế rất nhiều đến khả năng sáng tạo và sự thể hiện hồn nhiên của lứa tuổi, tranh vẽ sẽ trở lên khô khan gò bó, thiếu tính hồn nhiên sắc sảo của tuổi thơ.
- Trong khi học sinh thực hành GV xuống lớp quan sát giúp đỡ, động viên từng học sinh. Đối với học sinh khá giỏi tôi tạo điều kiện cho các em tự tìm tòi, sáng tạo để bài vẽ sinh động. Đối với học sinh còn lúng túng, vẽ chậm, tôi gợi ý giúp đỡ để các em thực hiện từng bước và hoàn thành bức tranh. 
 Ví dụ: Với bài đề tài em đi học tôi có thể gợi ý bằng các câu hỏi sau:
 + Em định vẽ em đi học một mình hay đi cùng với ai?
 + Em có thể vẽ thêm các bạn cầm tay nhau đi cho vui.
 + Bố mẹ...chở em đi học bằng xe đạp, xe máy hay dắt bộ?
 + Phong cảnh 2 bên đường em đi như thế nào?
 + Hình ảnh chính, phụ em sẽ sắp xếp ở đâu?
 + Hình ảnh chính, phụ em tô màu như thế nào?
 + Nên thay đổi màu để bài vẽ sinh động?
Hoạt động 4 – Nhận xét, đánh giá:
 Đây là phần giáo viên đánh giá việc tiếp thu bài của học sinh nên GV phải tạo đựơc sự tự tin, phấn khởi trong các em. Để làm được điều đó GV phải nắm chắc nội dung và mục tiêu bài học, phải thay đổi hình thức đánh giá ở mỗi bài.
 Mục đích làm cho học sinh thấy được kết quả bài làm của mình, động viên khích lệ 
tinh thần học tập của học sinh. Làm cho học sinh thấy được cái đúng, cái chưa đúng từ đó nâng cao năng lực hưởng thụ cái đẹp.
- Sự nhận xét đánh giá của GV phải thật trung thực khách quan có vậy mới động viên khích lệ giúp học sinh tự tin hơn trong những giờ học vẽ tiếp theo, khi đánh giá không nên chê bai những bài vẽ dở làm học sinh thấy mắc cỡ, tự ti vào khả năng của mình.
- Biểu dương những bài vẽ khá, phân tích nhận xét để học sinh thấy được cách vẽ tranh của bạn để từ đó mà học tập lẫn nhau.
- Việc đánh giá không chỉ thấy được kết quả học tập của học sinh mà còn giúp học sinh củng cố kiến thức, khả năng thực hành của mình một cách tốt nhất, vì nó là sản phẩm của chính học sinh trong lớp, học sinh tự tin vào khả năng của mình hơn phù hợp với khả năng chung của cả lớp.
- Trong khi nhận xét GV có thể để học sinh cùng tham gia vào quá trình nhận xét vừa nâng cao khả năng đánh giá cũng như thường thức của học sinh, vừa gây thêm sự hứng thú học tập của HS.
- Khi đánh giá bài của học sinh, tôi thường chọn 1 trong 3 cách đánh giá sau:
 + Cách 1: Học sinh tự trưng bày bài lên bảng.
 Nhận xét chung các bài vẽ.
 Tự chọn ra những bài mình thích, nêu ra được những điểm tốt của bài.
 Tự chọn ra những bài cần sửa, bổ sung thêm và phải chỉ ra được những chỗ cần sửa chữa và bổ sung.
 GV cùng HS nhận xét, xếp loại.
 + Cách 2: Cho HS tự phân loại bài theo các nhóm A+ , A và B
 Yêu cầu HS tự xếp bài vào các nhóm trên.
 GV cùng HS nhận xét đánh giá từng bài.
 + Cách 3: Giáo viên chấm bài, sau đó chọn một số bài đẹp và chưa đẹp.
 Yêu cầu học sinh nhận ra được tại sao bài đó được đánh giá là A+ hay A.
- Khi đánh giá tôi thường khen và nhấn mạnh những ưu điểm của tất cả các bài vẽ. Với những bài cần sửa chữa và bổ sung tôi nhận xét nhẹ nhàng để động viên các em.
 Hoạt động trò chơi
 Với hoạt động này, yêu cầu trò chơi chỉ thực hiện trong thời gian ngắn nhưng đòi hỏi phải đạt được yêu cầu: Củng cố lại kiến thức cho học sinh, phải tạo không khí thoải mái, phấn khởi tự tin. Rèn kỹ năng giao tiếp, hợp tác ứng sử trong các em nên nội dung trò chơi phải hấp dẫn, phù hợp với nội dung đề tài. 
 Với yêu cầu trên nên tôi thường chọn trò chơi ghép hình. Để thực hiện trò chơi này tôi phải chuẩn bị sẵn một số hình ảnh rời có kích cỡ, hình dáng, màu sắc khác nhau và 
một số khung hình sân chơi...
 Ví dụ: Bài đề tài em đi học (chuẩn bị cho 2 đội chơi) tôi phải chuẩn bị:
- Hai khổ giấy rô ki có chuẩn bị sẵn khung hình.
- Hai hộp hình, mỗi hộp gồm: 
 + Hình ảnh một vài em quần áo gọn gàng đeo hoặc xách cặp sách.
 + Hình ảnh một vài em mặc quần cộc, áo may ô trông lôi thôi xộc xệch.
 + Hình ảnh bố mẹ hay ông bà mặc quần áo gọn gàng, sạch sẽ với dáng đang trong tư thế các em đi học.
 + Hình ảnh bố mẹ hay ông bà với dáng đang lao động.
 + Một số hình ảnh phụ (cây cối, vườn hoa, trường học...).
 Nhiệm vụ của các em là phải tìm chọn đúng những hình ảnh phù hợp để ghép thành một bức tranh đề tài em đi học.
 ở trò chơi này có thể có nhiều tình huống xảy ra:
 Ví dụ: Học sinh chọn bạn đi học với quần áo xộc xệch, lôi thôi hay ông bà đang quốc ruộng,... hoặc bài vẽ chưa rõ trọng tâm...
 Tuỳ thuộc vào tình huống mà tôi giải quyết để giúp học sinh sửa chữa và cũng dựa vào các tình huống đó mà tôi giáo dục thêm cho các em về đạo đức, tính thẩm mĩ. Như vậy thì mới đảm bảo được đầy đủ mục tiêu của bài học.
 Phần giới thiệu vào bài học.
 Trước khi đi vào các hoạt động bước giới thiệu cũng rất quan trọng, GV phải tìm cách giới thiệu sao cho hấp dẫn, thu hút học sinh, phần nào gợi mở nội dung đề tài để HS hứng khởi thích khám phá tìm tòi bài học mới.ở phần này tôi đã thực hiện bằng nhiều cách có thể dùng tranh ảnh hoặc một câu truyện ngắn hoặc bài hát có nội dung phù hợp với bài học mới. Những bài các em không thuộc thì giáo viên có thể đọc hoặc hát cho các em nghe 
 Ví dụ: Bài 7- Vẽ tranh. Đề tài: Em đi học 
 Có thể hát bài: Hôm qua em tới trường, con đường tới trường.
 Bài 19- Vẽ tranh. Đề tài: Sân trường em giờ ra chơi. 
 Hát bài: Múa vui, tìm bạn thân.
 Bài 26-Vẽ tranh. Đề tài con vật( vật nuôi)
 Câu đố: Con vật, đàn gà con...
 5. Dặn dò:
- Với những bài học sinh chưa hoàn thành tại lớp tôi cho các em về nhà hoàn thành tiếp.
- Để giờ học sua đạt kết quả cao, sau khi kết thúc giờ học tôi thường dặn các em về nhà chuẩn bị đồ dùng, sưu tầm tranh ảnh, quan sát trước những hình ảnh phục vụ cho giờ học sau.
 III. Kết quả:
 Với cách dạy như trên tôi thấy các giờ học rất có hiệu quả:
- Các em đã hoàn thành bài rất tốt: Đã biết tìm hình ảnh thích hợp, biết sắp xếp bố cục, thể hiện màu sắc làm rõ trọng tâm của bài.
- Học sinh đã bộc lộ được những gì mình biết, mình làm được, tiếp thu bài nhanh, tự tin vào khả nămg của mình và đã có nhiều sáng tạo trong các bài vẽ. Không khí lớp học luôn sôi nổi, học sinh yêu thích môn học, biết học tập lẫn nhau và tự tìm tòi sáng tạo thêm những môn học khác.
 IV. Bài học kinh nghiệm:
 Qua quá trình giảng dạy và kết quả đã đạt được, tôi thấy để dạy tốt phân môn vẽ tranh lớp 2 có hiệu quả thì giáo viên phải làm tốt một số yêu cầu sau:
- Phải nghiên cứu kỹ mục tiêu bài học, chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học và thực hiện trình tự các hoạt động dạy học.
- Trong mỗi tiết học giáo viên cần tạo không khí vui vẻ, nhẹ nhàng, hấp dẫn để lôi cuốn các em vào bài học, gây hứng thú học tập trong các em.
- Phát huy tính tích cực của học sinh không gò ép, áp đặt, phải trân trọng ý kiến của học sinh. GV phải nhiệt tình, tận tâm giúp các em làm bài bằng cách gợi ý để các em tự tin vào khả năng suy nghĩ của mình.
- Không những dạy các em học những gì mà còn dạy các em học như thế nào. GV cần tổ chức cho các em hoạt động theo cặp, theo nhóm để các em 
có dịp học tập thảo luận lẫn nhau.
- GV nên tổ chức cho các em tự đánh giá kết quả học tập của mình, của bạn để hướng các em có ý thức vươn lên. GV hãy luôn lắng nghe và học tập từ chính học sinh của mình, của người khác.
 * *
 * 
 Trên đây là một số kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy phân môn vẽ tranh của môn Mĩ thuật lớp 2. Tôi rất mong sự tham gia góp ý và giúp đỡ của các tổ chuyên môn để giúp tôi giảng dạy tốt hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Xuân Trường, ngày......tháng.......năm....
 Người viết kinh nghiệm 
 Lê Xuân Minh

Tài liệu đính kèm:

  • dockinh nghiem day Mi thuat Lop 2.doc