Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm về dạy Tập đọc lớp 5 theo phương pháp mới

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm về dạy Tập đọc lớp 5 theo phương pháp mới

I – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

Theo tôi nghĩ về nội dung kiến thức của mỗi giờ học thì đều đã có sẵn ở SGK. Nhưng làm sao để học sinh chiếm lĩnh được kiến thức đó thì lại tuỳ thuộc vào phương pháp giảng dạy mà phương pháp là cái riêng của mỗi người. Vì vậy phương pháp dạy học là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Tập đọc là một môn học có ý nghĩa rất to lớn ở bậc Tiểu học. Đúng vậy đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên với mỗi người đi học. Đầu tiên trẻ em phải học đọc, sau đó các em phải đọc để học. Đọc giúp cho các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ trong giao tiếp và học tập. Đọc là một công cụ học tập các môn khác.

Tập đọc ở Tiểu học là một phân môn mang tính tổng hợp. Ngoài chức năng dạy đọc nó còn trau dồi cho học sinh kiến thức Tiếng việt, kiến thức văn học, kiến thức đời sống, giáo dục tình cảm, mỹ cảm cho học sinh.

Chinh vì vậy dạy tập đọc trong trường Tiểu học có một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

 

doc 7 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 15/03/2022 Lượt xem 217Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm về dạy Tập đọc lớp 5 theo phương pháp mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I – Lý do chọn đề tài :
Theo tôi nghĩ về nội dung kiến thức của mỗi giờ học thì đều đã có sẵn ở SGK. Nhưng làm sao để học sinh chiếm lĩnh được kiến thức đó thì lại tuỳ thuộc vào phương pháp giảng dạy mà phương pháp là cái riêng của mỗi người. Vì vậy phương pháp dạy học là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Tập đọc là một môn học có ý nghĩa rất to lớn ở bậc Tiểu học. Đúng vậy đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên với mỗi người đi học. Đầu tiên trẻ em phải học đọc, sau đó các em phải đọc để học. Đọc giúp cho các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ trong giao tiếp và học tập. Đọc là một công cụ học tập các môn khác.
Tập đọc ở Tiểu học là một phân môn mang tính tổng hợp. Ngoài chức năng dạy đọc nó còn trau dồi cho học sinh kiến thức Tiếng việt, kiến thức văn học, kiến thức đời sống, giáo dục tình cảm, mỹ cảm cho học sinh.
Chinh vì vậy dạy tập đọc trong trường Tiểu học có một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
II – Giải quyết vấn đề :
1. Cơ sở lý luận :
Để dạy môn tập đọc có hiệu quả người giáo viên cần nắm chắc nội dung và phương pháp tổ chức quá trình dạy học, đây là một hoạt động nhận thức khoa học, nếu giải quyết được vấn đề này sẽ có tác dụng không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng việt nói chung hay môn tập đọc nói riêng.
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm, qua học hỏi bạn bè tôi đã xác định để dạy một giờ tập đọc tốt cần đạt.
- Rèn kỹ năng đọc.
- Giúp học sinh cảm thụ tốt bài học.
- Giáo dục các em những tình cảm tốt.
Phân môn tập đọc có một vị trí rất to lớn đối với việc học của học sinh Tiểu học.
- Đọc tốt, các em sẽ viết thành câu, viết câu đúng.
- Đọc tốt giúp học sinh học tốt các môn khác. Ngoài ra thông qua đọc các em được hiểu biết về bao nhiêu cái đẹp, sự tiến bộ của xã hội.
2. Cơ sở thực tiễn :
Xuất phát từ chất lượng giảng dạy phân môn tập đọc ở trường Tiểu học còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với đặc trưng bộ môn tập đọc. Dạy đọc còn nặng về giảng nội dung chưa chú trọng khâu rèn đọc cho học sinh mà thực chất dạy tập đọc là dạy để học sinh biết đọc văn, đọc thơ chứ không phải dạy giảng văn.
Chính vì thế mà vấn đề tôi đưa ra nghiên cứu ở đề tài này chỉ tập trung giải quyết “kinh nghiệm về dạy tập đọc lớp 5 theo phương pháp mới”.
Hơn nữa từ thực tế đã nhiều năm tôi đã được dạy lớp 5 và năm nay cũng vậy, vào đầu năm là tôi khảo sát chất lượng học sinh. Lớp tôi có 22 em chất lượng cụ thể phân môn tập đọc đầu năm của lớp như sau:
Tổng số HS
Đọc tốt
Đọc khá
Đọc TB
Đọc yếu
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
22
2
9%
4
18%
12
55%
4
18%
Nhiều em từ khó đọc chưa chuẩn, ngắt nghỉ tuỳ tiện, nhiều em đọc khá to, rõ ràng nhưng chưa diễn cảm. Trong khi đó yêu cầu đối với lớp 5 là phải đọc thông, viết thạo.
Trước khập khiễng giữa yêu cầu và thực tế đó, vấn đề phương pháp giảng dạy là một vấn đề đang được nhiều người quan tâm. Do đó tôi cũng mạnh dạn đầu tư suy nghĩ, tìm tòi nghiên cứu và quyết định chọn hướng đi mới trong giờ dạy tập đọc lớp 5 để nâng cao hiệu quả mặc dù đây mới là năm thay sách lớp 5 đầu tiên.
3. Biện pháp thực hiện đổi mới phương pháp.
a) Khâu rèn đọc :
Theo cách dạy truyền thống thì người dạy ít chú trọng đến khâu rèn đọc, nghiêng về tìm hiểu nội dung bài nhưng theo tôi đây là khâu cơ bản quyết định của giờ dạy tập đọc. Giờ tập đọc là học sinh phải được rèn đọc nhiều, vì vậy là trọng tâm của bài. Từ chỗ nắm được kỹ thuật (kỹ thuật đọc văn xuôi, kỹ thuật đọc thơ...) rồi từ đó đọc vận dụng trên bài văn, bài thơ và nâng cao hơn là đọc diễn cảm. Trọng tâm của nhóm phương pháp dạy tập đọc lớp 5 là lấy việc rèn đoạn văn làm trọng tâm của bài, tiến tới rèn đọc cả bài văn.
+ Khâu rèn đọc chúng tôi chia làm 3 giai đoạn.
- Giai đoạn 1 : Học sinh tiếp xúc với bài văn, bài thơ (là đối tượng chính, sau đó giáo viên cùng học sinh tìm hiểu kỹ thuật đọc.
- Giai đoạn 2 : Học sinh vận dụng kỹ thuật đọc để đọc bài (đọc cá nhân). Phần này thời gian dành cho đọc nhiều hơn, các hình thức luyện đọc : Đọc đúng, đọc to, đọc đối chiếu, đọc so sánh...
Ví dụ : 
(Học sinh 1) đọc, (học sinh 2) đọc, (học sinh 3) nhận xét hai cách đọc đó, cách nào đúng, cánh nào chưa đúng với yêu cầu của bài văn, bài thơ. Sau đó (học sinh 3) đọc thể hiện lại. Hình thức đọc thầm cho biết trước nội dung để giúp học sinh định hướng được mục đích của đọc thầm với đọc văn xuôi cần chú ý rèn đọc câu văn, nhất là câu dài, không có dấu ngắt nghỉ. Chú ý từ, dấu câu, kiểu câu. Đọc thơ chú ý nhịp điệu ngắt nhịp thơ, thể loại thơ, cách đọ phần lời tác giả, lời nhân vật (thể hiện tình cảm vui, buồn, mừng, dận, theo ý tình cảm của lời văn). Giáo viên không áp đặt cách đọc trước mà để học sinh tiếp xúc với bài văn, tựphát hiện ra cách đọc. Nếu chưa đúng yêu cầu thì giáo viên mới giúp học sinh chỉ ra yêu cầu đọc. Đối với giờ tập đọc có thêm yêu cầu học thuộc lòng ngay tại lớp để gây hứng thú, về nhà cho học sinh học tiếp.
- Giai đoạn 3 : Là đọc củng cố, đọc tổng kết (đọc cuối giờ học). Đây là khâu cuối cùng để giáo viên kiểm tra học sinh vận dụng việc đọc sau khi nắm được nội dung, kỹ thuật đọc và vận dụng vào đọc cá nhân ở giai đoạn 1, giai đoạn 2. ở giai đoạn 3 này học sinh được nâng lên là đọc diễn cảm. Phần này tôi thường căn cứ vào từng bài, từng đối tượng học sinh để thiết kế bài dạy sao cho giờ học sôi động, gây ấn tượng sau giờ học, hoặc cho học sinh đọc diễn cảm đoạn em thích.
Ví dụ : Khi thiết kế phần cuối giờ tập đọc “Người gác rừng tí hon” tập đọc lớp 5 tôi đã hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thể hiện được lòng dũng cảm cũng như trí thông minh của cậu bé, đặc biệt những câu đối thoại, đọc thoại hoặc có những bài văn có lời tác giả, lời nhân vật, tôi chú ý rèn cách đọc ở giai đoạn 3 cho đúng với yêu cầu của bài văn, giáo viên không gò ép cách đọc, phải để học trò tự nhiên, giúp học trò đọc thể hiện đúng.
b) Khâu hướng dẫn tìm hiểu bài :
Xây dựng hệ thống chùm câu hỏi định hướng để giúp học sinh hiểu nội dung bài thơ, bài văn. Mục đích cuối cùng của khâu này cũng là để hỗ trợ trò đọc tốt hơn.
Người dạy xây dựng hệ thống chùm câu hỏi định hướng từ câu hỏi phát hiện, câu hỏi phân tích, câu hỏi tổng hợp... câu hỏi tiết kiệm đoạn văn.
Ví dụ : Khi thiết kế bài dạy tập đọc thuộc lòng lớp 5 “Bầm ơi” tôi xây dựng hệ thống câu hỏi định hướng như sau (dạy khổ thơ thứ nhất).
Câu 1 : Câu thơ đầu tiên trong bài tác giả muốn nói lên điều gì ? thể hiện ở từ ngữ nào ?
Câu 2 : Anh chiến sỹ đã nhớ tới những hình ảnh nào của mẹ.
Câu 3 : Nếu tác giả đồng ý cho em đặt tên khổ thơ vừa tìm hiểu em sẽ đặt tên gì ? ...
Giáo viên tổ chức cho học sinh cùng chọn một cái tên phù hợp để ghi mục tiêu của khổ thơ.
Đến đây kết thúc việc tìm hiểu một khổ thơ, một đoạn văn (nếu bài văn có hai, ba đoạn...) cách thiết kế cũng tương tự.
Với cách mà tôi vừa thể hiện ở trên. Hình thức đọc thầm được đan xen trong phần đọc và cả phần tìm hiểu nội dung chứ không chỉ dùng trong khi đọc ở giai đoạn trước.
c) Hình thức hoạt động học tập :
Nhằm chú trọng người đọc trong giờ dạy tập đọc lớp 5. Trong một giờ tập đọc tôi có thể tổ chức nhiều hoạt động khác nhau.
- Đọc tiếp sức để gây được sự tập trung của học sinh.
- Đọc đoạn mà em yêu thích nhất, đây là điều kiện để học sinh thể hiện hết mình trước tập thể.
- Hoạt động nhóm.
Hình thức thảo luận nhóm trong giờ dạy tập đọc không nhất thiết ở bài nào, phần nào của giờ học cũng thảo luận nhóm về thảo luận nhóm chỉ là hình thức học tập tích cực, mà ở đó người học được bộc lộ tâm trạng trong cộng đồng cùng lứa tuổi – thảo luận nhóm sẽ phát huy sức mạnh của cá nhân trong tập thể nhưng không phải ở hình thức thảo luận nhóm này không có hạn chế. Thảo luận nhóm chỉ nêu dùng khi nội dung kiến thức có vấn đề cần trao đổi, cần thảo luận, gợi ý cho học sinh phải suy nghĩ, tranh luận... thảo luận nhóm trong giờ tập đọc có thể trước khi hướng dẫn đọc – yêu cầu học sinh thảo luận để tìm ra cách đọc của đoạn, của bài (cách nhấn giọng, ngắt nghỉ, giọng đọc như thế nào ...)
Hoạt động nhóm có thể vào phần luyện đọc, yêu cầu nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm đọc nói tiếp, từng câu đến hết bài. Sau đó nhóm nhận xét và sửa sai cho bạn. Như vậy em nào cũng được hoạt động.
Ví dụ : Khi thiết kế bài tập đọc lớp 5 bài “Kỳ diệu rừng xanh”
Đoạn 1 : Giáo viên tổ chức thảo luận nhóm để học sinh tìm ra cách đọc từ việc hiểu nội dung đoạn văn thứ nhất.
- Giáo viên hỏi học sinh : Những cây nầm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì ? Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào ?
(Học sinh thảo luận tìm hiểu) trên cơ sở hiểu nội dung rồi, giáo viên hướng dẫn kỹ thuật đọc đoạn văn, câu văn thể hiện được cảnh đẹp của khu rừng.
- Nếu vấn đề đưa ra mà không gợi cho học sinh vấn đề cần tranh luận, trao đổi thì vấn đề đưa ra sẽ rất chiếu lệ và hình thức.
Dạy học theo hướng đổi mới trên thực chất là hiệu quả của dạy học có tính lo gíc. Học sinh được làm, được thao tác, được hợp tác với nhau, hợp tác với thầy cô tìm ra chân lý khoa học.
+ Phần tổng kết bài dạy tập đọc :
Theo tôi đây cũng là một phần quan trọng trong khi dạy môn tập đọc, phải làm cho phần kết thúc giờ tập đọc sôi nổi và gây ấn tượng về bài học bằng cách gây hứng thú qua các tình huốn khắc sâu, đề cao, mở rộng (giáo dục tính nhân văn cho học sinh).
Hình thức áp dụng ở phần mỗi giờ học môn tập đọc, chuyển thể, kể chuyện, đọc thơ, vẽ tranh, tìm lời khen, lời chê, viết lời giới thiệu, viết thư...
Ví dụ : Khi thiết kế phần cuối bài dạy tập đọc : “Kỳ diệu rừng xanh”
Giáo viên đặt câu hỏi : Em vừa được tìm kiểu nội dung và cách đọc bài văn miêu tả về rừng xanh. Nếu được viết lời giới thiệu với các bạn cùng lứa tuổi chưa có dịp đến thăm được nghe, được đọc về khu rừng này em sẽ viết những gì ? Hãy trình bày ý định của em cho các bạn trong lớp cùng nghe.
Tóm lại: Việc làm như trên sẽ giúp học sinh nói rõ những nhận thức của bản thân (cảm thụ) về bài văn. Đây là dịp để học sinh bộc lộ sáng tạo của mình trước một bài văn mà mình vừa được học. Phần này là phần cho học sinh trình bày cảm xúc riêng (nhận thức cá nhân do đó không nên hạn chế và làm mất hưng phấn của học sinh.
Với cách làm như trên tôi thấy giờ tập đọc có hiệu quả hơn trò tự nhiên mạnh dạn hơn. Nó vừa tầm với học sinh Tiểu học và nó phù hợp với quy luật nhận thức đi từ cụ thể (bài văn) đến tư duy trừu tượng (cảm xúc) phù hợp với tâm lý lứa tuổi.
Theo tôi đánh giá một giờ dạy là đánh giá hoạt động học tập được tổ chức như thế nào ? Nếu giáo viên tổ chức thành công thì kết quả tiết học sẽ đạt hiệu quả cao. Vì vậy giáo viên là người quyết định sự thành công của tiết dạy.
III – Kết quả đạt được :
Sau khi sử dụng biện pháp dạy học như đã nêu ở trên trong quá trình giảng dạy phân môn tập đọc từ đầu năm lại nay, tôi thấy kết quả học tập của học sinh lớp tôi tiến bộ rõ rệt so với đầu năm học. Cụ thể phân môn tập đọc như sau :
Tổng số HS
Đọc tốt
Đọc khá
Đọc TB
Đọc yếu
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
22
6
27,3%
7
31,8%
8
36,4%
1
4,5%
Học sinh đọc còn chậm đó là em : Trần Thị Chi. Phải chăng một phần do bẩm sinh dẫn đến một số từ em đã phát âm không chuẩn.
- Những em đọc tốt là những em đều có đạo đức tốt, học lực khá tốt về tất cả các môn kể cả hiểu biết xã hội như em : Tâm, Tú, Hằng, Mùi, Vân.
Vừa qua qua đợt khảo sát định kỳ lần III của phòng lớp tôi đạt kết quả tốt. Môn Tiếng việt 100% học sinh đủ điểm; môn Toán 97% học sinh đủ điểm. Đồng thời năm học này lớp tôi còn được xếp là lớp đạp tiêu chuẩn về vở sạch chữ đẹp của trường.
Để có được những kết quả ấy là nhờ một phần đóng góp của việc thực hiện các biện pháp trên đối với phân môn tập đọc.
IV – Bài học kinh nghiệm :
Bộ môn Tiếng việt nói chung và phân môn tập đọc ở trường Tiểu học nói riêng, có vị trí hết sức quan trọng trong việc bồi dưỡng nhân cách cho học sinh, mà dạy tốt môn tập đọc rất khó.
Vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung thay đổi mới phương pháp dạy tập đọc là tìm ra một cách dạy đọc, kết hợp 5 giác quan hoạt động của học sinh theo hướng “tôi làm, tôi hiểu”. Dạy đọc là giúp học sinh đi đúng quy trình lô gíc của chính nó (nó ở đây là đối tượng của người học, là sách, là những vấn đề khoa học tự nhiên, khoa học xã hội). Hay nói cách khác “dạy học là một quá trình làm lại con đường mà nhà khoa học đã đi bằng con đường ngắn nhất”. Nên giáo viên làm tốt việc này cần phải tổ chức, hướng dẫn, động viên, kiểm tra người học tự làm lại bằng chính mình để tự chiếm lĩnh lấy tri thức, từ đó sẽ hiểu sâu hơn ở những cấp học trên.
Với cách đổi mới này hoàn toàn có lợi cho người học nếu cách dạy ở trước đây người học ít được làm phải “bị” nghe “bị” truyền những cảm xúc của thầy sang làm của trò thì giờ đây các em được tự làm, tự hiểu, từ đó các em sẽ nhớ lâu hơn khi chính mình được đối diện với bài văn, bài thơ. Các em tự tìm ra cái ẩn chứa trong từng chi tiết, trong từng bài văn, bài thơ.
Vì vậy trong quá trìng giảng dạy, giáo dục, giáo viên phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, đặc biệt phải luôn tìm tòi ra các phương pháp cách thức dạy học mới để áp dụng vào quá trình giảng dạy. Cộng với nghệ thuật của một nhà sư phạm, để giờ dạy có hiệu quả thiết thực. Muốn vậy người giáo viên phải tự đặt mình vào vị trí các em học sinh, hiểu theo cách suy nghĩ, nhìn nhận của các em để có sự gợi mở, dẫn sắt sát hợp. Mặt khác trong quá trình dạy học, người giáo viên phải xác định đúng nhiệm vụ và xây dựng các biện pháp thực hiện tốt
V – Kết luận :
Trên đây là những kinh nghiệm bản thân tôi đã đúc rút từ thực tế giảng dạy các lớp 4, 5. Kinh nghiệm này áp dụng vào thực tiễn đã có những hiệu quả đáng kể. Song chắc hẳn vẫn còn có phần chưa được sâu sắc lắm. Mong hội đồng khoa học, bạn đọc chân thành góp ý để việc dạy phân môn tập đọc của bản thân tôi cũng như trường tôi đạt ét quả tốt hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_ve_day_tap_doc_lop_5_theo.doc