Sáng kiến kinh nghiệm: Làm thế nào để dạy tiết reading comprehension có hiệu quả

Sáng kiến kinh nghiệm: Làm thế nào để dạy tiết reading comprehension có hiệu quả

Đọc là một trong những kỹ năng cơ bản được chú trọng trong quá trình dạy và học ngoại ngữ. Đọc vừa là mục đích vừa là phương tiện hữu hiệu và thiết yếu để học sinh có thể nắm vững, củng cố kiến thức ngôn ngữ mở rộng vốn từ vựng cũng như hiểu sâu thêm về văn phòng, các sử dụng ngôn ngữ mình đang học, tuy nhiên trong quá trình dạy đọc người giáo viên phải xác định đúng mục đích của từng bài đọc để chú trọng khai thác một cách hiệu quả. Và ở đây Tôi muốn đề cập đến việc khai thác bài đọc để phát triển kỹ năng đọc hiểu chứ không chỉ đơn thuần là giúp học sinh hiểu được ngữ liệu của bài.

 

doc 10 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1120Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: Làm thế nào để dạy tiết reading comprehension có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áng kiến kinh nghiệm
Đề tài: Làm thế nào để dạy tiết READING COMPREHENSION có hiệu quả
	I - Đặt vấn đề:
	Đọc là một trong những kỹ năng cơ bản được chú trọng trong quá trình dạy và học ngoại ngữ. Đọc vừa là mục đích vừa là phương tiện hữu hiệu và thiết yếu để học sinh có thể nắm vững, củng cố kiến thức ngôn ngữ mở rộng vốn từ vựng cũng như hiểu sâu thêm về văn phòng, các sử dụng ngôn ngữ mình đang học, tuy nhiên trong quá trình dạy đọc người giáo viên phải xác định đúng mục đích của từng bài đọc để chú trọng khai thác một cách hiệu quả. Và ở đây Tôi muốn đề cập đến việc khai thác bài đọc để phát triển kỹ năng đọc hiểu chứ không chỉ đơn thuần là giúp học sinh hiểu được ngữ liệu của bài.
	II - Phương pháp thực nghiệm :
	Chúng ta đang tiếng hanh dạy - học theo hướng giao tiếp, lấy học sinh làm trung tâm nên vai trò của người giáo viên có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc soạn giảng, chắt lọc và truyền đạt kiến thức cho học sinh, công việc này đòi hỏi mỗi giáo viên không ngừng tìm tòi, sáng tạo và học hỏi để tạo ra được những giờ học thật sự hấp dẫn, lý thú và bổ ích. Đối với mỗi tiết dạy “Reading comprehension” để phát triển kỹ năng đọc hiểu, người giáo viên cũng chỉ là người thiết kế các hoạt động luyện tập để học sinh tìm cách giải quyết. Các hoạt động để luyện tập phát triển kỹ năng đọc hiểu cần được tiến hành theo 3 giai đoạn.
	- Pre - reding (trước khi đọc)
	- While - reding (trong khi đọc)
	- Post- reading (sau khi đọc )
	Song đối với bất kỳ bài học nào cũng vậy, trước khi giáo viên dạy theo các bước cơ bản của từng loại bài thì nhất thiết người giáo viên cần tạo cho học sinh không khí thoải mái, hướng học sinh dần dần vào bài bằng hoạt động “ warm-up’’. Đặc biệt đối với một tiết dạy “Reading comprehension” hoạt động này vừa có thể ôn lại một số kiến thức đã học, đồng thời làm nổi bật chủ đề trọng tâm của bài.
1. Warm-up: 
	Phần này nên tiến hành ngắn gọn, rõ ràng làm cho học sinh có thể đoán được nội dung người giáo viên sắp dạy. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức “games’’ như: Brain storm, cross words, noughts & crosess.. hoặc dưa ra tình huống, câu hỏi liên quan đến bản thân học sinh và thế giới xung quanh. 
2. Pre- reading: 
	Đây là giai đoạn hướng học sinh vào chủ đề bài đọc, chuẩn bị cho học sinh về nội dung mà bài học đề cập đến. 
2.1/ Set the scence.
	Đây là hoạt động giới thiệu ngữ cảnh của bài đọc một cách rõ rành bằng cách đặt một số câu hỏi hướng về chủ đề hoặc sử dụng tranh ảnh day học thích hợp để giới thiệu bài. Và qua đó giáo viên có thể giới thiệu một số từ vựng góp phần tiết kiệm được thời gian dạy từ để tập trung vao rèn luyện.
	2.2/ Pre - teach vocabulary:
	ở hoạt động này, trong một bài đọc thường có nhiều từ mới do đó người giáo viên cần phải chọn từ để dạy. Và những từ được chọn phải dựa trên yêu cầu sử dụng trước mắt và trực tiếp phục vụ nhu cầu giao tiếp của học sinh. Sử dụng các thủ thuật phù hợp với từ cần dạy như: mime, realia, situation, visual, synonym + Amtonym Khuyến kích học sinh đưa ra nghĩa của từ. Và sau đó phải kiểm tra việc hiểu từ của học sinh bằng các “game” như: Rub out & remember, matching, what and where, slap on the board và một hoạt động rất quan trọng trong giai đoạn này gợi ý, hướng sự chú ý vào những điểm chính của bài đọc giúp học sinh trang bị thêm một số kiến thức nền giúp việc đọc hiểu sắp tới được dễ dàng và có hiệu quả hơn. Đó là “Prediction”.
	2.3/ Prediction:
Giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi, True/False, matching Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp, nhóm dưới hình thức suy nghĩ tập thể để thảo luận đưa ra suy đoán về nội dung của bài. Các dạng bài tập này nên là những câu mang ý chính của bài đọc và trong khi tiến hành hoạt động này giáo viên yêu cầu học sinh gấp sách.
3/ While - reading:
Hoạt động này phục vụ cho việc rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc hiểu, được thực hiện ngay sau khi học sinh đang đọc bài khoá, học sinh có thể đọc đi đọc lại để thực hiện bài tập. Tuỳ theo mục đích và nội dung cụ thể của từng bài, sẽ có những dạng bài tập và yêu cầu khai thác khác nhau, có thể vừa về nội dung vừa về ngôn ngữ.
* Check the prediction:
ở hoạt động	 đầu tiên này học sinh được mở sách nghe giáo viên đọc mẫu một lần tiếp đến học sinh tự đọc thầm trong 1 đến 2 phút để kiểm tra việc đoán của họ và giáo viên gọi học sinh trả lời cá nhân.
Sau đó, tuỳ vào từng bài đọc giáo viên có thể cho học sinh tiếp tục đọc thầm để khai thác nhiều hoạt động khác nhau theo yêu cầu SGK hoặc hoạt động thêm vào để tập trung vào việc đọc hiểu hiệu quả như True/False Statement, complele the table, multiple choice, fill in the gap  và một điều lưu ý khi giáo viên đưa ra hoạt động “answer the questions” là giáo viên cần đặt các loại câu hỏi khác nhau từ dễ đến khó để kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh và cũng thuận lợi cho từng đối tượng học sinh từ trung bình khá, giỏi. Giáo viên có thể đặt câu hỏi dạng “Yes - No questions” trước, sau đó là “Wh -questions”. Từ câu hỏi mang tính tổng thể đến câu hỏi chi tiết về nội dung bài. Hoặc đặt câu hỏi đòi hỏi sự suy luận đánh giá của học sinh.
Và đối với các hoạt động này để phát huy tính tích cực chủ động học tập của học sinh giáo viên nên yêu cầu học sinh làm việc theo cặp hoặc nhóm, mỗi cặp nhóm sau khi tiến hành xong thì đại diện đứng dậy để tra lời, sau đó cả lớp cùng sửa sai, giáo viên có thể hướng dẫn cách làm và biến các hoạt động thành “games” cho học sinh chơi theo nhóm. Do đó học sinh sẽ nắm bắt bài một cách nhanh chóng, hiệu quả. Và sau các hoạt động khai thác bài giáo viên gọi học sinh đọc to trước lớp nhằm giúp các em có thể đọc được một cách thoải mái, tự nhiên và hiểu được hết những gì mình đọc.
4/ Post - reading:
Học sinh được yêu cầu nói hoặc viết về đề tài vừa mới học, liên hệ thực tế, chuyển hoá vốn kiến thức, nhận thức hoặc thông tin, dữ liệu vừa mới nhận được qua bài đọc, luyện tập củng cố các cấu trúc ngữ pháp chủ chốt nếu có. Các hình thức bài tập có thể là: arrange the events in order; Gap - filling; discussing, interview, role - play được hoạt động theo nhóm hoặc theo từng cặp giúp các em có thể tự tin hơn khi sử dụng tiếng anh. Giáo viên tìm các biện pháp thích ứng để động viên học sinh làm việc. Và tuỳ theo trình độ khả năng học sinh hoàn thành bài tập của mình cũng theo nhiều mức độ khác nhau. Điều quan trọng là học sinh tự mình sử dụng tiếng Anh và càng ngày học sinh càng thấy tự tin hơn.
Trong đoạn này người giáo viên nên đi quanh động viên học sinh thực hiện bài tập. Sau đó gọi cặp, hoặc đại diện nhóm trình bày bài tập của mình.
III - áp dụng vào bài dạy:
Trong thực tế giảng dạy, tuỳ theo nội dung của từng bài đọc giáo viên đã cố gắng dạy đầy đủ các hoạt động theo yêu cầu của SGK, đồng thời vận dụng các loại hình bài tập khác nhau giúp học sinh hiểu bài một cách hiệu quả. Sau đây tôi xin trình bày tiết dạy Reading comprehension với chủ đề “ Traveling around Viet Nam’’
1. Warm up: 
Có thể chọn một trong hai cách sau:
a/ Game: “Cross word” (Work in 4 teams)
1/ This word means “phong cảnh” Il begisn with the letter “s”
2/ It is the famous city of nice beaches. It belongs to Khanh Hoa province
3/ This city belongs to Lao Cai province. We call it “foggy cicy”
4/ This word means “nơi đến”. It begins with theo letter “a”
5/ It’s the place where the tourists rest. It begins with the letter “h”
6/ It’s the name of the city where belongs to Lam Dong province.
7/ This word means “hòn đảo”. It begins with the letter “i”
8/ What’ s this? (Teacher uses the picture).
9/ This word means “vườn”.
10
1
S
I
G
H
T
2
N
H
A
T
R
A
N
G
3
S
A
P
A
4
A
R
R
I
V
A
L
5
H
O
T
E
L
6
D
A
L
A
T
7
I
S
L
A
N
D
8
H
A
L
O
N
G
9
G
A
R
D
E
N
Đối với trò chơi này, các đội sẽ được 20 điểm, nếu giải được một ô chữ hàng ngang và có 40 điểm nếu giải được ô chữ hàng dọc là ô chữ chìa khoá. Song học sinh có thể tìm ra từ chìa khoá mà không nhất thiết phải giải hết tất cả các ô chữ.
Sau khi giải được ô chữ chìa khoá học sinh đã thấy được trọng tâm của bài đọc mà họ sẽ học, đó là “traveling”
b/ Ques tions:
Have you ever traveled?
Where did you travel? When?
Do you like traveking?
	Where can you travel in Viet Nam?
	Hoạt động này dẫn dắt học sinh vào bài một cách tự nhiên.
	2. Pre- reading:
	2.1 - Set the scene
	Từ hoạt động “ Warm- up’’ giáo viên sử dụng các bức tranh về Nha Trang. Đà Lạt, Sapa, Hạ Long Bay để giới thiệu bài mới bằng cách đặt câu hỏi “ Where is this?’’ and “ What is the special thing there?. Qua đó giáo viên dạy luôn phần từ mới trong bài.
	2.2 - Pre- teach vocabulary.
	Trong bài này từ mới tương đối nhiều và khó do đó giáo viên có thể sử dụng bằng nhiều thủ thuật dạy từ khuyến khích học sinh đoán nghĩa bằng nhiều cách khác nhau như:
	- Giant ( adj) = very big
	- offshore (adj) ex: we call Ngu island is offshore island
	- Accommodation (n) = A place to live. work or stayin
	- Waterpall (n) (picture and qoestion) “ What is this?’’)
	- Slope (n) 	 Slope
	- Lime stone (n) ( real thing)
	Hoặc giáo viên giải thích luôn từ bằng tiếng việt như: “institute’’ “Học viện, viện nghiên cứu’’ và sau khi đã luyện đọc giáo viên cho học sinh chơi trò chơi..Matching’’ để kiểm tra việc nhớ từ của các em bằng cách cho học sinh lên bảng nối từ đã học với nghĩa tiếng việt (giáo viên chuẩn bị các từ mới lên bảng để tiết kiệm thời gian).
	2.3 -Prediction
	Đối với hoạt động này do bài học quá dài nên giáo viên sử dụng Exercie 1 trong sách giáo khoa đã được giáo viên chuẩn bị sẵn trên tờ bìa dán lên bảng và hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm, mỗi nhóm được phát một tờ phô tô nội dùng bài tập thảo luận về một địa điểm khác nhau. Sau đó đại diện nhóm lên bảng “tick” vào “topics” được đề cập đến. Yêu cầu học sinh thảo luận nhanh theo suy đoán của họ về nội dung liên quan đến bài đọc.
3/ While - reading
3.1/ Check the prediction:
Giáo viên yêu cầu học sinh mở sách theo dõi giáo viên đọc mẫu và kiểm tra việc đoán của nhóm mình. Sau đó cho học sinh tự đọc thầm một cách nhanh chóng để kiểm tra lại các câu trả lời của bài tập vừa làm. Giáo viên gọi học sinh đứng dậy trả lời và sửa lại.
3.2/ Comprehension Questions:
Có hai cách để tiến hành.
a - Game: “Lucky Number” (Work in 2 teams)
Giáo viên chuẩn bị sẵn 5 câu hỏi treo trên bảng phụ chuẩn bị 8 con số trên bìa giấy, mỗi con số tương ứng với một câu hỏi nhưng có 3 số may mắn và nếu học sinh bắt đúng số may mắn sẽ không phải trả lời câu hỏi mà vẫn được điểm.
Questions:
 a/ What have you learnt about?
b/ Where can you visit in Sapa?
1d
2Lucky
3e
4b
c/ What about accomdatión in Ha Long Bay?
5Lucky
number
6a
7Lucky
number
8c
d/ How can you travel around Nha Trang city?
e/ Are there many waterfalls and flower gardens in Sapa? Where are they? Hoạt động này giúp học sinh trở nên sôi động hơn.
Và sau khi kết thúc trò chơi nếu còn thời gian giáo viên cho học sinh thực hành trước lớp theo cặp bất kỳ trả lời các câu hỏi trên.
b/ Questions
Giáo viên cũng sử dụng các câu hỏi tương tự như trên nhưng đi cụ thể từng nơi để hỏi về “sights”, “Accomodation”, “arrivals” bằng cách dùng tranh vẽ Nha Trang, Đà Lạt, Sapa, Hạ Long Bay dán trên bảng và nêu câu hỏi học sinh trả lời.
3.3/ Practise reading:
Sau khi tiến hành xong các hoạt động trên giáo viên mới gọi học sinh đọc to từng đoạn giúp học sinh tự tin hơn và hiểu bài hơn.
4/ Post - reading:
* Work in groups 
Giáo viên chuẩn bị Exercise 2 trong sách giáo khoa trên bìa dán lên bảng, chia học sinh thành nhóm giáo viên phát cho mỗi nhóm một tờ giấy để các nhóm thảo luận về các tình huống và trả lời câu hỏi “where should these people go”.
Yêu cầu nhóm này đặt câu hỏi cho nhóm kia trả lời, nhóm khác có thể kiểm tra và sửa sai.
EX: Situation a: Andrew studies studies tribes around the world. He likes mountain Climbing.
Sl of Ge2: Where should Andrew go in Viet Nam?
S2 of Grl: He should go to SâP
S1: Why? S2: Becau se thepe are tribal villages there
Giáo viên kiểm tra và “Tick” kết quả lên bài tập trên bảng sau khi các nhóm cho đại diện đứng dậy hỏi và trả lời.
* Work indiviually
Giáo viên chuẩn bị nội dung bài đọc và tranh như SGK song đã được phong to, giáo viên dán các địa điểm lên bảng, yêu cầu học sinh nói về các địa điểm bằng cách nhìn vào bài đọc và tranh.
Ex: Nha Trang in a seaside resort. There are many beautiful sights in Nha Trang such as: Oceanic Intsitute, giant Buddha, offshore islands. There is a small selection of hotels here ..
Giáo viên khuyến khích và cho điểm học sinh nếu các em nói tốt về nội dung bài học.
IV - Kết luận:
Trên đây là một số ghi nhận mà bản thân tôi đã tích luỹ được qua quá trình dạy tiết Reading Comprehension. Kết quả là học sinh tiếp thu bài một cách hào hứng, chủ động và các em cũng thấy thích học hơn. Tuy nhiên trong qúa trình hướng dẫn học sinh tiến hành các hoạt động, giáo viên cần phân nhóm hợp lý để không ảnh hưởng đến trật tự giờ học, cho học sinh thời gian để trao đổi thảo luận nhưng cũng phải làm nhanh để tránh sự nhàm chán, người giáo viên cũng nên khuyến khích cho điểm học sinh và tích cực áp dụng các trò chơi phù hợp đối với từng bài đọc, từng hoạt động cụ thể giúp học sinh vừa học vừa chơi tạo không khí sôi nổi cho lớp học, mỗi học sinh đều chủ động tích cực tham gia vào bài học. Do đó khâu chuẩn bị lên lớp rất quan trọng. Giáo viên cần chuẩn bị thật chu đáo tất cả những điều cần truyền đạt. Bên cạnh đó, còn đòi hỏi sự tích luỹ về kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm học hỏi của người giáo viên giúp học sinh vừa rèn luyện được kỹ năng, hiểu bài vừa biết vận dụng vào thực tế cuộc sống.
Đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân. Tôi rất mong được sự giúp đỡ đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để tôi có thể tiến bộ hơn, có kinh nghiệm hơn trong giảng dạy, đáp ứng yêu cầu giáo dục trong thời đại mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docAnh Văn lớp 6.doc