Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để học sinh viết đúng chính tả

Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để học sinh viết đúng chính tả

 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

 1. Cơ sở lý luận:

Đã từng đứng trên bục giảng, bụi phấn hồng, đôi mắt trẻ thơ đã đưa tình yêu nghề, lòng yêu trẻ của tôi thành sông không bờ bến. Càng ngày, với thời gian trôi qua tôi càng tận tâm, say mê với nghề giáo của mình dể rồi tìm tòi, học hỏi,luôn tìm chỗ đứng tin cậy trong tâm hồn trẻ. Có làm mẹ mới hiểu hết tình yêu con của mẹ, có làm thầy mới hiểu hết sự yêu thương dìu dắt của thầy với từng em học sinh bé nhỏ. Trong những năm qua thực tế đã cho thấy giáo viên tiểu học chúng tôi là người đầu tiên giáo dục học sinh phát triển đầu tiên toàn diện vể mọi mặt và là người gần gũi học sinh nhiều hơn cả. Tôi nhận thấy học sinh của mình còn nghèo về vốn từ, xấu về chữ viết mặc dầu trong lớp vẫn có một số em viết chữ đẹp. Tôi băn khoăn, trăn trở và hiểu rằng: để có học sinh giỏi thì đầu tiên phải trau dồi cho học sinh về nét chữ. Như cha ông ta thường nói: “Nét chữ nết người” vậy môn Chính tả đóng vai trò rất quan trọng trong học tập và giao tiếp. Viết đúng chính tả chứng tỏ học sinh chúng ta tiếp thu Tiếng Việt một cách chính xác. Từ đó giúp các em chiếm lĩnh được Tiếng Việt và biến nó thành công cụ giao tiếp, phát trtiển tư duy nhìn xa về thế giới xung quanh. Chính vì thế ở tiểu học một trong những nhiệm vụ quan trọng là giúp học sinh rèn chữ viết. Luyện đọc chính tả một cách chuẩn xác bởi vì chữ viết cũng có những quy tắc riêng nếu không nắm vững thì có thể viết sai và nói sai chính tả. Phải chăng chúng ta chưa có một phương pháp dạy chính tả tốt nhất nên học sinh viết sái chính tả. Hiện nay để nâng cao chất lượng, phương pháp giảng dạy được nâng cao và cải tiến hoàn thiện dần và cũng là vấn đề cần quan tâm của toàn ngành giáo dục. Các phong trào “Vở sạch chữ đẹp”, “Rèn chữ giữ vở” đều dược phát động từ xã đến Trung ương. Trường trường lớp lớp đều quyết tâm thực hiện tốt phong trào ấy

doc 6 trang Người đăng hang30 Lượt xem 576Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để học sinh viết đúng chính tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
 	I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	1. Cơ sở lý luận:
Đã từng đứng trên bục giảng, bụi phấn hồng, đôi mắt trẻ thơ đã đưa tình yêu nghề, lòng yêu trẻ của tôi thành sông không bờ bến. Càng ngày, với thời gian trôi qua tôi càng tận tâm, say mê với nghề giáo của mình dể rồi tìm tòi, học hỏi,luôn tìm chỗ đứng tin cậy trong tâm hồn trẻ. Có làm mẹ mới hiểu hết tình yêu con của mẹ, có làm thầy mới hiểu hết sự yêu thương dìu dắt của thầy với từng em học sinh bé nhỏ. Trong những năm qua thực tế đã cho thấy giáo viên tiểu học chúng tôi là người đầu tiên giáo dục học sinh phát triển đầu tiên toàn diện vể mọi mặt và là người gần gũi học sinh nhiều hơn cả. Tôi nhận thấy học sinh của mình còn nghèo về vốn từ, xấu về chữ viết mặc dầu trong lớp vẫn có một số em viết chữ đẹp. Tôi băn khoăn, trăn trở và hiểu rằng: để có học sinh giỏi thì đầu tiên phải trau dồi cho học sinh về nét chữ. Như cha ông ta thường nói: “Nét chữ nết người” vậy môn Chính tả đóng vai trò rất quan trọng trong học tập và giao tiếp. Viết đúng chính tả chứng tỏ học sinh chúng ta tiếp thu Tiếng Việt một cách chính xác. Từ đó giúp các em chiếm lĩnh được Tiếng Việt và biến nó thành công cụ giao tiếp, phát trtiển tư duy nhìn xa về thế giới xung quanh. Chính vì thế ở tiểu học một trong những nhiệm vụ quan trọng là giúp học sinh rèn chữ viết. Luyện đọc chính tả một cách chuẩn xác bởi vì chữ viết cũng có những quy tắc riêng nếu không nắm vững thì có thể viết sai và nói sai chính tả. Phải chăng chúng ta chưa có một phương pháp dạy chính tả tốt nhất nên học sinh viết sái chính tả. Hiện nay để nâng cao chất lượng, phương pháp giảng dạy được nâng cao và cải tiến hoàn thiện dần và cũng là vấn đề cần quan tâm của toàn ngành giáo dục. Các phong trào “Vở sạch chữ đẹp”, “Rèn chữ giữ vở” đều dược phát động từ xã đến Trung ương. Trường trường lớp lớp đều quyết tâm thực hiện tốt phong trào ấy. Chúng tôi quyết tâm không kém, khó thì không nhưng đòi hỏi phải nhiệt tình chịu khó và quan trọng hơn cả là tính cẩn thận của người giáo viên. Bên cạnh đó học sinh cũng phải có tình thần học hành chăm chỉ và cớ thái độ tiếp thu một cách có ý thức.
	2. Cơ sở thực tiễn:
Qua các năm đứng lớp nhìn chung học sinh tôi thường nói theo giọng địa phương, nói tiếng mẹ đẻ nên khi viết thường sai chính tả, nhất là vần, dấu hỏi, dấu ngã. Một nguyên nhân nữa do giáo viên phát âm chưa chuẩn xác vì thầy phát âm đúng học sinh viết đúng. Thầy phát âm sai học sinh viết sai. Mặt khác, do học sinh đều là con em dân tộc tiểu số nên các em phát âm Tiếng Việt chưa chuẩn nên dần dần tạo nên thói quen trong cách phát âm dẫn đến viết sai. Xuất phát từ những cơ sở nói trên. Tôi chọn đề tài “Làm thế nào để học sinh viết đúng chính tả” giúp học sinh càng hiểu sâu cái hay, cái đẹp của Tiếng Việt.
	II. NHỮNG THUẬN LỢI KHÓ KHĂN.
	1.Thuận lợi:
-Khi thực hiện thí điểm đề tài này tôi được nhiều bạn đồng nghiệp hưởng ứng giúp thêm ý kiến và tư liệu để làm thí điểm nên tạo được tinh thần và khí thế và cả niềm tin để tôi hoàn thành được đề tài này.
-Học sinh yêu thích hứng thú với môn học này nên giáo viên dễ gần và hướng dẫn học sinh dễ dàng hơn.
	2. Khó khăn:
-Khi thực hiên phải mất nhiều thời gian, quá trtình rèn chữ viết phải dài 
ngày đòi hỏi tính cẩn thận, nhiệt tình, say mê với nghề nghiệp của giáo 
viên mới có hiệu quả cao khi giúp học sinh viết đúng Chính tả.
	III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Qua quá trình tìm tòi ra những biện pháp tích cực trong dạy viết giúp học sinh viết đúng chính tả, có ý thức được cách viết như thế nào cho đúng chính tả. Đồng thời qua việ nghiên cứu bản thân tôi cũng muốn tự bbồi dưỡng mình, nâng cao thêm hiểu biết kiến thức khắc phục những lỗi chính tả mà mình còn mắc phải.
	IV. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:
	1.Khảo sát bài viết của học sinh trong lớp:
Để nắm được tình hình viết chính tả của học sinh tôi đã khảo sát cụ thể trên bài viết của các em.
Cách làm: Đọc cho học sinh chép bài và ra một số bài tập về đấu ?, dấu ~, về âm đầu s/x; d/g; âm cuối n/nh sau đó tiến hành thống kê phân loại các lỗi và tổng hợp kết quả cụ thể như sau:
Bài chính tả: Qua Thậm Thình.
BẢNG THỐNG KÊ
Âm đầu
Âm chímh
Âm cuối
Thanh điệu
Từ đúng
Từ sai
SL
Từ đúng
Từ sai
SL
Từ đúng
Từ sai
SL
Từ đúng
Từ sai
SL
dao
giao
3
vòng
vồng
7
chanh
chân
3
phản
phãn
9
dữ
giữ
2
ông
ong
5
chuồn
chuồng
7
vũ
vủ
5
giặc
dặc
2
không
khong
3
phản
phảng
5
dữ
dử
4
sa
xa
5
chanh
chân
3
lác
lát
5
những
nhửng
6
chung
trung
1
quanh
quân
3
phát
phác
7
bỏ
bõ
7
sát
xát
3
bật
bậc
7
quanh
quân
3
mổ
mổ
5
gió
dó
2
kệ
cệ
1
- Số học sinh khảo sát: 26 em.
- Số học sinh không mắc lỗi hoàn toàn: 05
- Số học sinh mắc lỗi vừa:05 em
- Số học sinh mắc lỗi nhiều: 16 em.
* Nhận xét.
Qua khảo sát bài chính tả tôi thấy học sinh mình mắc lỗi ở các lỗi sau:
- Lỗi về âm đầu s/x; d/gi.
- Lỗi về âm cuối: n/nh; c/t.
- Lỗi về dấu hỏi, dấu ngã.
- Lỗi về âm chính: o/ô.
Trong các lỗi đó thì lỗi về âm cuối n/ng; c/t và lỗi về âm đầu s/x là chiếm tỷ lệ cao. Mặc dù được hướng dẫn kỷ nhưng học sinh vẫn viết sai khá nhiều chứng tỏ khả năng hiểu từ, ghi nhớ từ của học sinh còn yếu.
Ví dụ: mong / mông.
“mong” chỉ trạng thái mong nhớ - “mông” chỉ bộ phận: mông, cổ, tay, chân; sinh / xinh.
“sinh”: Chỉ (trạng thái) hoạt động của việc nở con.
“xinh”: Chỉ đặc điểm bề ngoài: đẹp.
Và còn nhiều nguyên nhân khác như thể lực yếu... cũng ảnh hưởng việc học tập rèn luyện của học sinh.
HƯỚNG GIẢI QUYẾT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC:
	1.Phương hướng chung:
Dựa vào thực tế giảng dạy môn chính tả tôi nhận thấy việc đổi mới phương pháp học là một vấn đề cần thiết được các cấp các ngành quan tâm, phải đổi mới thì mới hạn chế được các lỗi chính tả.
Mỗi một giáo viên phải xác định được tầm quan trọng của môn chính tả. Khi giảng dạy phải tăng cường kết quả tổng hợp của quy tắc thực hành luyện tập, trực quan, phối hợp các phân môn khác để luyện chính tả. Phối hợp với gia đình nhà trường xã hội để mọi người cùng hợp tác trong giáo dục theo đúng phương châm mới nhằm đạt đươcự kết quả tối ưu.
	2. Những biện pháp:
a.Khảo sát chữ viết của học sinh và phân loại A, B, C. Từ đó tìm ra những khuyết điểm của học sinh cần khắc phục.
b. Tăng cường hình thức luyện tập ở lớp dạy đúng theo yêu cầu của loại bài: nghe đọc, ghi nhớ, so sánh.
Trong từng tiết chính tả có thể thêm từng loại bài tập về một số lỗi mà học sinh thường hay mắc phải.
Ví dụ: + Điền s/x vào chỗ trống.
nước... ôi; bún... áo; nóng... ốt; ... ản...uất; con... óc; cá ...ấu; ...inh đẻ;...inh đẹp.
Bài tập trắc nghiệm theo từng dạng:
Ví dụ: bài tập trắc nghiệm với dấu ? dấu ~.
- Kỷ vật; kỹ vật; kỹ niệm; kỷ niệm.
- giản dị; giảng dị; giãn dị; giản dỵ.
c. Cho học sinh chọn một quyển vở riêng ở nhà để rèn chữ. Một tuần theo một bài theo ghi nhớ. Tập viết từ khó, tự dò lỗi, tự sữa bài cho mình, quá trình này tạo cho học sinh thói quen, lâu dần hình thành trí nhớ nhận biết khả năng ý nghĩa của từ, tiếng việt.
d. Giúp học sinh hiểu và nhận biết nghĩa của từ, đây là một khâu vô cùng quan trọng để giúp học sinh viết đúng chính tả.
Ví dụ: da/ gia.
Từ “da” này chỉ da dẻ của người và sự vật, “gia” này chỉ một nhà gồm có bố mẹ anh chị em trong gia đình.
Hiểu được ý nghĩa của từ, học sinh đã nắm chắc phần chính xác khi viết chính tả, có phần tự tin hơn trong học tập.
e. Học sinh phải đọc sách, đọc báo nhiều hơn ngoài giờ học. Trước khi viết bài chính tả các em nên đọc bài trước nhiều lần. Khi viết phải tập trung lắng nghe, viết xong phải dò lại.
Rèn học sinh tính cẩn thận, kiên trì. Qua quá trình rèn luyện của học sinh sự gần gũi giúp đỡ ở trong lớp từng tuần, tháng, học sinh có một bài thơ rèn chữ. Bài thơ này do giáo viên và ban cán sự lớp chấm và nhận xét, xếp loại. Cuối kỳ tổng kết qua từng bài thi chuyển loại bài viết cho học sinh từ loại B lên loại A, từ loại C lên loại B. Các bài viết của học sinh hàng tháng được gữi về cho phụ huynh học sinh xem xét và ký nhận. Từ đó tạo ra động lực thúc đẩy học sinh viết chữ đẹp, đúng chính tả. Cuối đợt thi lớp tổng kết, đánh giá, ghi nhận những học sinh có tiến bộ về chữ viết, tuyên dương những học sinh đẹp trước toàn trường. Lớp trích luỹ có phần thưởng cho những em đó.
Như vậy học sinh có tinh thần thi đua học tập rất hăng say từ đó góp phần giúp cho các em càng ngày học càng tiến bộ hơn.
3. Những kết quả đạt được:
Nhờ sự nhiệt tình cố gắng của bản thân, sự học hỏi tìm tòi, sự giúp đỡ của nhà trường và gia đình, lớp tôi đã có sự tiến bộ rõ rệt về chữ viết. Những việc làm tỉ mĩ, kiên trì của cô và trò đả trở thành động lứ giúp các em ngày viết đẹp hơn. Đây không phải việc làm gò bó mà đã trở thành một nhu cầu rất cần thiết đối với học sinh. Học sinh trong lớp say sưa rèn chữ, từng bài chính tả đã có kết quả khả quan. Sau khi khảo sát bài “Về miền đất đỏ” số lỗi chính tả của lớp tôi như sau:
- Âm cuối: n/nh; t /c.
Số em viết sai chỉ còn lại 01 em.
	Đúng 	Sai
	Bật 	Phát
	Quanh 	Quân
	Chanh 	Chân
- Âm đầu: ch / tr.
+ Số em viết sai là 01 em.
+ s / x; sóm / xóm.
+ Số em viết sai là 02 em.
- Thanh hỏi, thanh ngã.
+ rực rỡ / rực rở- không có.
Sau khi khảo sát thấy việc rèn chính tả của học sinh tiến bộ vượt bậc.Thật vậy “Có công mài sát, có ngày nên kim” là vậy.
	V. PHẦN TỔNG KẾT.
Chính tả đúng là một phần không thể thiếu trong quá trình học tập và rèn luyện phấn đấu trở thành một học sinh toàn diện. Qua nghiên cứu đề tài tôi nhận thấy phân môn chính tả rất quan trọng trong việc học tập Tiếng việt của học sinh. Trong quá trình giảng dạy nó cung cấp cho học sinh những quy tắc chính tả và thói quen viết đúng chính tả. Qua rèn luyện học sinh không chỉ lớn lên về thể chất - về chữ viết mà chúng ta còn rèn cho học sinh một phẩm chất khác như: rèn luyện sức bền, chống cận thị, cong vẹo cột sống, đảm bảo sức khoẻ cho học sinh. Ngoài ra còn giáo dục thẩm mỹ, giáo dục tính cẩn thận, tính kỷ luật cho học sinh. Chính tả có vị trtí và nhiệm vụ quan trọng. Như vậy cho ta thấy rằng việc tìm ra những biện pháp để giúp cho học sinh và mọi người viết đúng chính tả là một vấn đề quan trọng cấp thiết của mọi cấp, mọi ngành.Mà đặc biệt là đối với nhà giáo dục như chu ng s ta. Như vậy chúng ta có thể khẳng định rằng viết chữ đẹp không chỉ cần có ý chí và say mê, hứng thú rèn luyện cùng với một bàn tay chỉ dẫn đúng phương pháp.
Qua việc nghiên cứu tôi cũng học hỏi tìm tòi và mạnh dạn nêu một vài phương pháp rèn chính tả cho bản thân. Cho học sinh không thể không mắc những thiếu sót mong sụ góp ý bổ sung của quý cầp để đề tài của tôi được đầy đủ chính xác hơn.
	Ngày..... tháng.... năm 200...
	Người viết 

Tài liệu đính kèm:

  • docSkkn(3).doc