Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 51 trường tiểu học Thuận Lợi A làm tốt bài văn tả cảnh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 51 trường tiểu học Thuận Lợi A làm tốt bài văn tả cảnh

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

 - Như Bác Hồ đã nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” và “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có con người xã hội chủ nghĩa”, Con người mà Bác mong muốn đào tạo không chỉ có lòng yêu nước , tinh thần đấu tranh anh dũng, có lí tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức mà còn phải có tri thức khoa học, kĩ năng lao động sản xuất Có như vậy thì dân tộc ta mới có sức mạnh tinh thần và có thể chất để vượt bao khó khăn, gian khổ trong chinh phục thiên nhiên, chiến thắng ngoại xâm, đảm bảo một cuộc sống hạnh phúc, văn minh, tiến bộ, thích ứng với thời đại, xã hội mới.

 - Đặc biệt hơn, trong thời đại ngày nay, sau khi đã trải qua 2 cuộc kháng chiến trường kì để xây dựng một cuộc sống ấm no hạnh phúc, trẻ em được cắp sách đến trường và việc chúng ta đã chính thức gia nhập WTO thì việc đào tạo con người càng đóng vai trò quan trọng, để chúng ta không bị tụt hậu, để “sánh vai với các cường quốc Năm châu” như lời Bác Hồ đã căn dặn.

 - Nhằm thực hiện tốt việc xây dựng con ngưòi mới “Năng động, sáng tạo” Đảng và chính phủ đã chỉ đạo Bộ giáo dục thực hiện Đổi mới nội dung chương trình giáo dục phổ thông, triển khai đại trà Chương trình và sách giáo khoa Tiểu học mới trên phạm vi toàn quốc từ năm học 2002- 2003, bắt đầu từ lớp 1.

 

doc 14 trang Người đăng hang30 Lượt xem 567Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 51 trường tiểu học Thuận Lợi A làm tốt bài văn tả cảnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 - Như Bác Hồ đã nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” và “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có con người xã hội chủ nghĩa”, Con người mà Bác mong muốn đào tạo không chỉ có lòng yêu nước , tinh thần đấu tranh anh dũng, có lí tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức mà còn phải có tri thức khoa học, kĩ năng lao động sản xuất Có như vậy thì dân tộc ta mới có sức mạnh tinh thần và có thể chất để vượt bao khó khăn, gian khổ trong chinh phục thiên nhiên, chiến thắng ngoại xâm, đảm bảo một cuộc sống hạnh phúc, văn minh, tiến bộ, thích ứng với thời đại, xã hội mới.
 - Đặc biệt hơn, trong thời đại ngày nay, sau khi đã trải qua 2 cuộc kháng chiến trường kì để xây dựng một cuộc sống ấm no hạnh phúc, trẻ em được cắp sách đến trường và việc chúng ta đã chính thức gia nhập WTO thì việc đào tạo con người càng đóng vai trò quan trọng, để chúng ta không bị tụt hậu, để “sánh vai với các cường quốc Năm châu” như lời Bác Hồ đã căn dặn.
 - Nhằm thực hiện tốt việc xây dựng con ngưòi mới “Năng động, sáng tạo” Đảng và chính phủ đã chỉ đạo Bộ giáo dục thực hiện Đổi mới nội dung chương trình giáo dục phổ thông, triển khai đại trà Chương trình và sách giáo khoa Tiểu học mới trên phạm vi toàn quốc từ năm học 2002- 2003, bắt đầu từ lớp 1.
 - Cùng với việc đổi mới nội dung chương trình dạy học thì việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, tư duy 
độc lập, tự phát hiện chiếm lĩnh kiến thức của học sinh cũng luôn được quan tâm. Cụ thể là: Bồi dưỡng thường xuyên chu kì 3, modun về phương pháp dạy học các lớp từ 1 đến 5, đổi mới phương pháp dạy học
 - Là một giáo viên tiểu học tôi cũng luôn suy nghĩ, trăn trở với suy nghĩ chung của toàn xã hội , và muốn góp một phần công sức nhằm xây dựng con người mới- chủ nhân tương lai của đất nước có đủ đức , đủ tài để đưa đất nước vươn lên.
 - Năm học 2007 – 2008, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5- lớp cuối cấp của bậc tiểu học và chuyển tiếp với cấp học trên.Thực sự, cũng như nhiều thầy cô ở trường tôi, khi được phân công dạy lớp 5, tôi cũng rất băn khoăn và lo lắng một điều rằng làm thế nào để giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn – một phân môn quan trọng trong môn Tiếng việt, đặc biệt là giúp cho học sinh có thể làm tốt bài văn tả cảnh. Trong khi thực trạng việc học phân môn này của học sinh trường tôi có rất nhiều bức xúc. Đã lên lớp 5 rồi mà nhiều em chưa biết cách trình bày một bài văn, chưa phân biệt được phần mở bài, thân bài, kết bài. Câu văn chưa rõ nghĩa và chưa diễn đạt trọn vẹn một ý. Miêu tả cảnh thì sơ sài và lặp ý. Một bài văn vẻn vẹn chưa đầy một trang giấy, chưa làm nổi bật nội dung miêu tả
 - Chính vì vậy, ngay từ khi nhận lớp tôi đã đề ra cho mình một kế hoạch là tìm ra “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 51 trường tiểu học Thuận Lợi A làm tốt bài văn tả cảnh”. Rất mong được sự giúp đỡ của các anh , chị đồng nghiệp nhằm giúp học sinh hoàn thiện bước đầu kiến thức về tập làm văn và chuẩn bị tốt cho việc học ở cấp trên.
 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
 - Tìm hiểu những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng bài văn tả cảnh của học sinh lớp 5 có nhiều hạn chế.
 - Xây dựng một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài văn tả cảnh. 
 III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
 - Để đạt mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài tự xác định cho mình những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
 1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài.
 2. Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân dẫn đến chất lượng bài văn tả cảnh của học sinh còn hạn chế.
 3. Một số biện pháp giúp học sinh lớp 51 Trường TH Thuận Lợi A làm tốt bài văn tả cảnh.
 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
 - Để thực hiện mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp sau: 
 - Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
 + Tham khảo tài liệu.
 - Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
 + Phương pháp quan sát.
 + Phương pháp điều tra viết.
 + Phương pháp phân tích nội dung.
 - Nhóm các phương pháp hỗ trợ :
 + Phương pháp thống kê
B. PHẦN NỘI DUNG
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Khái niệm về miêu tả, miêu tả trong dạy học tập làm văn:
 * Miêu tả: Việc tả phác ra để cho mọi người có thể hình dung về sự việc.
 * Miêu tả trong dạy học tập làm văn: Là thể loại văn dùng lời nói có hình ảnh và có cảm xúc làm cho người nghe, người đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thể về người, vật, cảnh vật, sự việc như nó vốn có trong đời sống. Một bài văn miêu tả hay không những phải thể hiện rõ nét, chính xác, sinh động đối tượng miêu tả mà còn thể hiện được trí tưởng tượng, cảm xúc và đánh giá của người viết với đối tượng được miêu tả.
2.Cơ sở lí luận:
 - Tập làm văn là một cách nối tiếp tự nhiên, các bài học khác nhau trong phân môn tiếng việt như tập đọc, chính tả, luyện từ và câu nhằm giúp học sinh có một năng lực mới: năng lực sản sinh văn bản (bằng hình thức nói hoặc viết). Nhờ năng lực này, các em học sinh sử dụng được tiếng việt văn hoá làm công cụ tư duy, giao tiếp và học tập.
 - Bài tập làm văn thể hiện rõ kết quả học tập của tất cả các phân môn khác trong môn Tiếng việt.Nó là thước đo khá chính xác năng lực tư duy, khả năng độc lập suy nghĩ, sáng tạo trình độ nhận thức tư tưởnglà cơ sở để phát hiện chiều hướng cảm xúc năng khiếu văn học của học sinh.
 - Trong đó, tả cảnh là nội dung quan trọng trong dạy học tập làm văn lớp 5. Nó chiếm trọn nội dung học tập làm văn ở nửa đầu học kì 1 (14 tiết) và 4 tiết ôn tập ở cuối học kì 1.
- Vì vậy để đạt được mục tiêu dạy học, chúng ta cần giúp học sinh làm tốt bài văn tả cảnh. Đồng thời cũng giúp các em tự tin hơn để bước vào cấp học trên.
II. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÀI VĂN TẢ CẢNH CỦA HỌC SINH LỚP 51 TRƯỜNG TH THUẬN LỢI A CHƯA CAO:
 - Qua việc tìm hiểu kết quả làm văn của học sinh các năm học trước , việc thăm nắm tình hình học văn tả cảnh của các em qua các giáo viên đã dạy lớp 5, cũng như kiểm tra trực tiếp học sinh lớp 51 trường TH Thuận Lợi A. Tôi thấy chất lượng bài làm văn của các em rất kém. Đã lên lớp 5 rồi mà nhiều em chưa biết cách trình bày một bài văn, chưa phân biệt được phần mở bài, thân bài, kết bài. Câu văn chưa rõ nghĩa và chưa diễn đạt trọn vẹn một ý. Miêu tả cảnh thì sơ sài và lặp ý. Một bài văn vẻn vẹn chưa đầy một trang giấy, chưa làm nổi bật nội dung miêu tảĐồng thời, chúng ta cũng rất ít gặp những hình ảnh nhân hoá, so sánh trong bài văn của các em, có chăng cũng chỉ là những hình ảnh rất khô khan, sáo rỗng. Đọc bài văn tả cảnh của các em mà tôi như đang đọc một văn bản khoa học, toàn là liệt kê các hình ảnh, chi tiết của cảnh vật
* Với thực trạng nói trên tôi đã suy nghĩ rất nhiều về nguyên nhân dẫn đến tình trạng đo ù:
 - Trường học đóng trên địa bàn kinh tế khó khăn, học sinh chủ yếu là con em lao động phải làm thuê , làm mướn để nuôi sống bản thân và gia đình. Cho nên các em chưa được quan tâm nhiều đến việc học. Ngoài thời gian học trên lớp, các em rất ít có thời gian học ở nhà . Các em ít được đi đây đó, đi tham quan , giải trí để mở mang kiến thức. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học tập của các em . Đặc biệt là việc học phân môn Tập làm văn. Vì người ta thường nói “Văn ôn, võ luyện”.
 - Việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học mới chỉ được áp dụng 1 năm đối với lớp 5, nên giáo viên còn chưa thích ứng kịp thời với nội dung và phương pháp dạy học mới nhất là đối với việc dạy tập làm văn lớp 5. Trước đây, để viết một bài văn tả cảnh , học sinh được học theo trình tự : Tiết 1: Tìm ý lập dàn ý; Tiết 2: Bài miệng ; Tiết 3: Bài viết; Tiết 4: Trả bài. Cả 4 tiết đó chỉ xoay quanh vào nội dung bài văn viết của học sinh. Còn với nội dung học tập mới, học sinh được tìm hiểu một cách tổng quát và riêng rẽ từng phần rồi vận dụng những điều đã học để tạo ra một bài văn mới hoàn chỉnh và sáng tạo.
 - Trường có nhiều điểm lẻ (4 điểm trường ), giáo viên không được cố định lớp dạy mà thường luân chuyển các lớp nên không có điều kiện để chuyên sâu kiến thức của lớp mình dạy.
 - Vốn từ của các em quá nghèo nàn nên các em chưa biết sử dụng câu từ cho phù hợp khi miêu tả
 - Các em ít được tiếp xúc với đối tượng miêu tả nên nhiều em đã tả cảnh không đúng với thực tế vốn có của nó.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 51 TRƯỜNG TH 
 THUẬN LỢI A LÀM TỐT BÀI VĂN TẢ CẢNH:
 - để nhằm giúp nâng cao chất lượng bài văn tả cảnh cho học sinh. Trong dạy học tập làm văn tả cảnh, tôi đã sử dụng một số biện pháp sau :
1. Giáo viên phải thường xuyên tự học trau dồi kiến thức về tập làm văn:
- Trên thực tế bản thân tôi , tôi nhận thấy rằng: muốn học sinh làm bài văn miêu tả hay thì bản thân giáo viên cũng phải có vốn kiến thức sâu rộng về Tiếng việt. Vì nói đơn giản nếu vốn từ của giáo viên hạn chế thì khi hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức hay sửa lỗi dùng từ cho học sinh gặp rất nhiều khó khăn, nhiều khi còn lúng túng không trả lời được câu hỏi của học sinh đưa ra.
- Vì vậy tôi luôn xây dựng kế hoạch cho mình phả ... t phong phú và đa dạng. 
 + Ví dụ : Ngay trong tuần học đầu tiên của lớp 5 với bài tập đọc: “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”. Học sinh tích luỹ cho mình rất nhiều kiến thức có liên quan đến bài văn tả cảnh, nhất là với bài “tả cảnh cánh đồng, nương rẫy” Điều đó thể hiện ở chỗ, học sinh được biết thêm rất nhiều các từ , các hình ảnh miêu tả như : để tả màu vàng, học sinh có thể dùng từ vàng xọng, vàng xuộm, vàng hoe, vàng ối  sao cho phù hợp với đối tượng miêu tả trong bài văn của mình. Cũng với bài tập đọc trên, học sinh còn tìm được ở đó cấu tạo của bài văn tả cảnh gồm 3 phần: Mở bài, thân bài ,kết bài .
 - Các bài mở rộng vốn từ trong phân môn luyện từ và câu là món ăn chính giúp học sinh có nguồn vốn từ dồi dào và sinh động.
 - Không chỉ giúp học sinh có vốn từ phong phú và đa dạng, mà qua phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu học sinh còn nắm được nghĩa của các từ và cách dùng từ chính xác, phù hợp với văn cảnh.
 - Ngoài ra, nó còn giúp học sinh biết cách liên kết các câu trong bài bằng nhiều hình thức như: lặp từ ngữ, thay thế từ, dùng từ nối..nhằm tạo ra cho học sinh một bài văn trôi chảy, không lủng củng, không rườm rà
 - Cũng chính từ phân môn luyện từ và câu, Học sinh còn được thực hành viết những đoạn văn tả cảnh có liên quan như: Bài “luyên tập về từ đồng nghĩa” tuần 3/TV 5 – Tập 1/32, sau khi học sinh nắm được như thế nào về từ đồng nghĩa..học sinh được vận dụng kiến thức vừa học để viết đoạn văn miêu tả màu sắc đẹp của những sự vật mà em yêu thích dựa vào bài tập đọc “Sắc màu em yêu” 
 + Hay trong bài “Mở rộng vốn từ : Thiên nhiên”– tuần 9/Trang 87, Ngoài mục đích giúp học sinh nắm được vốn từ về thiên nhiên, tôi còn xoáy sâu vào cách sử dụng hình ảnh so sánh, nhân hoá trong bài từ đó học sinh của tôi cũng vận dụng một cách sáng tạo vào bài văn tả cảnh của mình .
 - Chính vì sự gắn bó chặt chẽ nói trên mà các tác giả đã thể hiện sự tích hợp đó ngay từ khi biên soạn nội dung và chương trình Sách giáo khoa. Cho nên mỗi giáo viên phải thấy được và thể hiện được sự tích hợp trong các môn học khác khi dạy Tập làm văn .
6. Đảm bảo chất lượng các giờ dạy tập làm văn:
- Muốn học sinh có bài văn tả cảnh hay thì giáo viên phải đảm bảo chất lượng các tiết dạy – học tập làm văn. Bởi lẽ, là học sinh tiểu học, bước đầu làm quen với thể loại văn tả cảnh, óc quan sát, kĩ năng diễn đạt thành văn còn hạn chế, các em chưa thể tự mình biến những cái quan sát được, nghe được thành những bài văn tả cảnh sinh động, giàu hình ảnh mà phải cần đến sự hướng dẫn của giáo viên. Mà muốn đảm bảo chất lượng giờ dạy tập làm văn, cần có sự chuẩn bị chu đáo của cả giáo viên và học sinh. 
- Ví dụ : Khi dạy – học tiết tập làm văn: Luyện tập tả cảnh (tiết 2/ tuần 6):
+ Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách quan sát cảnh sông nước thông qua phân tích một số đoạn văn; Lập được dàn ý cho bài văn miêu tả cảnh sông nước.
- Để đạt được mục tiêu nói trên thì ngay từ ở nhà, học sinh phải quan sát một cảnh sông nước (một vùng biển, một dòng sông, một con suối, một mặt hồ) và ghi những đặc điểm của cảnh đó vào vở nháp. Có như vậy, các em mới có điểm tựa, có cơ sở để lập được dàn ý cho bài văn tả cảnh trên .
7. Khuyến khích các em đọc tài liệu tham khảo.
 - Trong các tiết dạy Tập làm văn trên lớp, đặc biệt là các bài Luyện tập tả cảnh có yêu cầu học sinh viết đoạn văn, bài văn ,Ví dụ: tiết 2 /tuần 2 ,tiết 2/ tuần 3,..tôi thường cho học sinh làm nháp trước và đọc cho cả lớp nghe nhận xét cách dùng từ ,sử dụng câu văn , đọc bài văn mẫu cho học sinh nghe phân tích ý hay, sát thực
8.Thường xuyên động viên, khích lệ, sử dụng hình thức thi đua, khen thưởng cũng như đôn đốc việc học của học sinh:
 - Như chúng ta đã biết, tập làm văn là một phân môn không mấy hứng thú của cả thầy lẫn trò. Đối với thầy, muốn dạy tốt tiết học này cần có kiến thức, kĩ năng, có sự chuẩn bị công phu và tốn nhiều thời gian. Đối với trò, đó là áp lực về tư duy và khả năng diễn đạt. Vậy muốn cho tiết học không nặng nề, nhàm chán, tạo không khí thoải mái khi học, thì những lời động viên, khích lệ của giáo viên là không thể thiếu. Nó là liều thuốc bổ tinh thần quý giá với các em. Chính vì vậy, trong quá trình dạy tập làm văn, tôi thường xuyên động viên, khen ngợi các em.
 - Bên cạnh việc động viên khen ngợi, dựa vào đặc điểm tâm lí hiếu thắng của các em, tôi còn sử dụng hình thức thi đua, khen thưởng trong dạy – học tập làm văn và cảm thấy nó đem lại kết quả rất tốt.
 - Ví dụ: Khi làm bài tả cảnh kiểm tra viết (tuần 4) cũng gần tới ngày Đại hội Liên đội của trường, mỗi lớp được cử 5 em đi dự, trong số đó có một số em sàn sàn nhau không biết chọn em nào, tôi đã thông báo với các em, nếu em nào làm văn được điểm 9-10 sẽ được đi dự, và kết quả thật bất ngờ,mặc dù không có nhiều điểm 9 -10 , nhưng tôi thấy ở bài văn của tất cả các em đều có sự cố gắng và tiến bộ hơn hẳn so với trước. Tiếp tục biện pháp trên, trong đợt thi giữa kì 1, trong khi ôn tập chuẩn bị thi, tôi và tập thể lớp đã đề ra chỉ tiêu là : nếu bạn nào làm văn được điểm giỏi trong đợt thi này sẽ được nhận phần thưởng của cả lớp. Và không ngoài tầm dự đoán của tôi, kết quả đợt kiểm tra của các em đạt chất lượng khá cao.Trong tổng số 19 em dự thi có 5 em đạt điểm 9, 8 em đạt điểm 7-8 và 6 em đạt điểm 5-6, không em nào bị điểm dưới trung bình. Điều đó chứng tỏ rằng, việc động viên khen ngợi hay dùng hình thức thi đua khen thưởng có ý nghĩa quan trọng đối trong dạy học nói chung và dạy tập làm văn nói riêng. Nó kích thích hứng thú , tạo niềm say mê học tập ở các em .
9.Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong quá trình dạy học:
 Để đảm bảo chất lượng học tập và giáo dục toàn diện cho học sinh việc kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội là hết sức quan trọng. Trong đó chất lượng bài văn tả cảnh của học sinh cũng cần rất nhiều đến việc quan tâm của các tập thể trên.
 - Đối với gia đình, cha mẹ luôn là nguồn an ủi động viên các em trong quá trình học tập, là nơi tạo điều kiện về vật chất cũng như thời gian cho các em. Việc cho các em đi nghỉ mát , tắm biển, tham quan những khu du lịch, danh lam, thắng cảnh  tạo cơ hội cho các em tiếp xúc trực tiếp với đối tượng miêu tả trong bài văn của các em, giúp các em được mở mang kiến thức và hứng khởi khi học tập. Cha mẹ còn là người thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc học và chuẩn bị bài ở nhà của các em.
 - Đối với nhà trường, đặc biệt là Liên đội, không chỉ là nơi các em được trau dồi kiến thức Đội mà việc tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ, đi tham quan, du lịch về nguồn cũng góp phần tạo nên thành công trong học tập ở các em.
 Nói tóm lại để học sinh viết được một bài văn tả cảnh hay thì giáo viên và cha mẹ học sinh đóng một vai trò quan trọng nhưng quan trọng hơn cả chính là bản thân các em. Nếu các em không tự nỗ lực , kiên trì rèn luyện , trau dồi kiến thức thì có dùng biện pháp nào cũng không đạt kết quả cao ,mà để tạo cho các em tính kiên trì , nỗ lực trong học tập lại phải nhờ vào sự giáo dục , kiểm tra đôn đốc của chính giáo viên và sự kết hợp chặt chẽ của cha mẹ học sinh.
C. PHẦN KẾT LUẬN
I.BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
 Với vai trò là người “đặt nền móng tương lai cho đất nước”, chắc hẳn tôi cũng như tất cả các bạn ai cũng muốn xây dựng cái “nền móng” ấy thật vững chãi, có như vậy “ngôi nhà tương lai” của đất nước mới bền đẹp. Cũng như trong dạy học văn tả cảnh , muốn gặt hái những bài văn hay, muốn tạo tiền đề tốt cho việc học tập làm văn tả cảnh của học sinh ở cấp học trên thì: 
Bản thân giáo viên phải không ngừng học hỏi , trau dồi kiến thức trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là kiến thức về văn học.
Trong quá trình dạy học phải khai thác triệt để vốn kiến thức của các em.
Thường xuyên sử dụng đồ dùng trực quan khi giảng dạy.
Sử dụng hợp lí và linh hoạt các phương pháp cũng như các hình thức dạy học nhằm tạo không khí học tập nhẹ nhàng thoái mái “học mà chơi, chơi mà học” cho học sinh.
Phải tích hợp tốt trong dạy học các môn , phân môn khác như Tập đọc, luyện từ và câu, kể chuyện 
Khuyến khích các em đọc tài liệu tham khảo.
Những lời động viên khích lệ , những hình thức thi đua khen thưởng cũng không thể thiếu trong dạy học tập làm văn.
Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh nhằm tạo điều kiện tốt hơn trong quá trình học tập của các em.
II. Kết luận
- Đạt được những thành tựu trên phải kể đến sự kiên trì, bền bỉ rèn luyện của các em học sinh và sự phối hợp ,giúp đỡ của cha mẹ học sinh và các đồng nghiệp , nhằm giúp giáo dục, rèn luyện những con người phát triển toàn diện cho đất nước thời kỳ mới, thời kỳ Công nhiệp hoá-Hiện đại hoá đất nước.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đúc kết được trong quá trình giảng dạy của mình, chắc chắn đó mới chỉ là ý kiến của bản thân tôi. Rất mong được sự đóng góp, giúp đỡ của Ban lãnh đạo, quý đồng nghiệp nhằm đưa chất lượng bài văn tả cảnh của học sinh ngày một nâng cao.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn !
 Người thực hiện đề tài 
 Nguyễn Thị Hằng

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN.doc