Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp góp ý cho giáo viên khi dạy học tập viết

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp góp ý cho giáo viên khi dạy học tập viết

A - ĐẶT VẤN ĐỀ :

I – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

Đất nước chúng ta đang bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI thế kỷ của sự phát triển khoa học và công nghệ thông tin. Cùng với xu thế của toàn cầu đang phát triển với tốc độ lớn về khoa học công nghệ với xu thế hội nhập Quốc tế nên thị trường ngày càng được mở rộng, sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Chính vì vậy giáo dục hơn bao giờ hết có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của mỗi quốc gia. Đó là đào tạo học sinh trở thành những con người tài năng, tự chủ, sáng tạo “Vừa hồng, vừa chuyên” có nhân cách phát triển toàn diện mới đáp ứng kịp thời đại, với sự phát triển kinh tế của đất nước và tiến kịp với các nước tiên tiến trên toàn thế giới.

Trong đó giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách của con người, đặt nền móng vững chắc cho giáo viên phổ thông và toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân.

Trong những năm giảng dạy qua thực tế tôi thấy môn Tập viết là một trong những môn học có tầm quan trọng đặc biệt đối với học sinh Tiểu học. Đối với học sinh chữ viết đóng một vai trò hết sức quan trọng, tập viết trang bị cho học sinh biết viết tất cả các chữ cái trong Tập viết mà còn giúp học sinh có kỹ thuật để sử dụng bộ chữ cái đó trong học tập, giao tiếp.

 

doc 6 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 15/03/2022 Lượt xem 194Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp góp ý cho giáo viên khi dạy học tập viết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số biện pháp góp ý cho giáo viên khi
 dạy học tập viết
Phần mở đầu
A - Đặt vấn đề :
I – Lý do chọn đề tài :
Đất nước chúng ta đang bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI thế kỷ của sự phát triển khoa học và công nghệ thông tin. Cùng với xu thế của toàn cầu đang phát triển với tốc độ lớn về khoa học công nghệ với xu thế hội nhập Quốc tế nên thị trường ngày càng được mở rộng, sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Chính vì vậy giáo dục hơn bao giờ hết có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của mỗi quốc gia. Đó là đào tạo học sinh trở thành những con người tài năng, tự chủ, sáng tạo “Vừa hồng, vừa chuyên” có nhân cách phát triển toàn diện mới đáp ứng kịp thời đại, với sự phát triển kinh tế của đất nước và tiến kịp với các nước tiên tiến trên toàn thế giới.
Trong đó giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách của con người, đặt nền móng vững chắc cho giáo viên phổ thông và toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân.
Trong những năm giảng dạy qua thực tế tôi thấy môn Tập viết là một trong những môn học có tầm quan trọng đặc biệt đối với học sinh Tiểu học. Đối với học sinh chữ viết đóng một vai trò hết sức quan trọng, tập viết trang bị cho học sinh biết viết tất cả các chữ cái trong Tập viết mà còn giúp học sinh có kỹ thuật để sử dụng bộ chữ cái đó trong học tập, giao tiếp.
Tập viết không chỉ có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ “Nét chữ - nết người”
Qua thực tê giảng dạy ở trường tôi nhận thấy một số học sinh còn viết chữ xấu, viết thiếu nét, một số viết sai lỗi chính tả. Bản thân tôi thiết nghĩ cần phải đưa ra một vài biện pháp nhằm khắc phục tình trạng này.
Phần nội dung
I – Cơ sở khoa học :
- Tập viết thuận giai đoạn đâu của kỷ năng viết, hiểu theo nghĩa rộng, Tập viết ở Tiểu học trọng tâm là rèn cách viết các nét chữ, chữ cái và liên kết chữ cái để ghi tiếng. Thực tế thì chương trình Tập viết Tiểu học quy định nhiệm vụ cụ thể là:
+ Về tri thức : Đây là phân môn Tiếng việt có nội dung hết sức quan trọng nên cần phải dạy học sinh những khái niệm cơ bản về đường kẻ, dòng kẻ, toạ độ chữ viết tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, nét thanh, nét đậm, vị trí dấu thanh, dấu phụ, các khái niệm liên kết các nét chữ cái... từ đó hình thành cho học sinh biểu tượng về hình dáng, độ cao, sự cân đối, tính thẩm mỹ của chữ viết.
+ Về kỹ năng : Dạy cho học sinh thao tác chữ viết từ chữ đơn giản đến phức tạp. Đó là kỹ năng viết nét, liên kết nét tạo chữ cái và liên kết chữ cái tạo chữ ghi tiếng, đồng thời giúp các em xác định khoảng cách vị trí, cỡ chữ trên vở kẻ ô ly để hình thành kỹ năng viết đúng mẫu, chữ rõ ràng và nâng cao hơn là viết thanh, viết đẹp.
Ngoài ra tư thế ngồi viết – cách cầm bút, vở để viết, cách trình bày bài viết cũng là một kỹ năng đặc thù của việc dạy Tập viết.
II – Cơ sở thực tiễn :
Thông qua thực tiễn việc dạy và học Tập viết ở trường Tiểu học, bản thân tôi đã thực nghiệm, quan sát thực hiện nhận thấy. Một số học sinh viết chưa đẹp, chưa đảm bảo đúng kỹ thuật các nét chữ, nhiều học sinh viết cấu thả, tốc độ lại rất chậm vì thế mà làm ảnh hưởng đến chương trình dạy và học, mất nhiều thời gian trên lớp của giáo viên ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp thu kiến thức bài học hàng ngày của các em.
III – Giải pháp : 
Để học sinh viết đúng nét chữ, viết đẹp, viết đúng, tốc độ. Người giáo viên cần phải nắm vững chương trình tập viết hiện hành của Bộ giáo dục và đào tạo. Chương trình Tiểu học (ban hành kèm theo Quyết định số 43/2001/QĐ- BGD-ĐT ngày 9/11/2001 và một số Công văn, Chỉ thị của ngành về viết chữ đẹp.
Thực tế thì ở trường học tài liệu chính để dạy học mẫu chữ viết Tập viết được thể hiện trên vở ô ly và vở tập viết – vở bài tập Tiếng việt, bảng con, bảng phụ vở ô ly.
- Vở ô ly giáo viên nên quy định chung là 5 ô ly (tức 6 dòng kẻ) để tạo điều kiện tốt nhất cho các em.
- Vở tập viết : Vở mua đúng loại vở tập viết do nhà xuất bản ấn hành. Đối với học sinh nhỏ nên hướng dẫn cho học sinh khi viết cần xem kỹ cấu trúc của từng bài, các từ, tiếng, chữ cái, chữ số và phần luyện từ, câu ứng dụng và ghép các chữ số.
- Thực tế thì ở các lớp học sinh 100% có vở tập viết tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học.
- Tuy nhiên khi dạy, giáo viên tuỳ theo kinh nghiệm thực tế để có thể áp dụng các phương pháp khác nhau trong một tiết học.
- Ví dụ : Sử dụng phương pháp trực quan để khắc sâu biểu tượng về chữ cho các em bằng nhiều con đường : Kết hợp mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập. Điều này giúp các em chủ động phân tích hình dáng, kích thước và cấu tạo theo mẫu chữ. Tìm ra sự giống và khác nhau của chữ cái đã và đang học trước đó. So sánh được nét tương đồng, chữ mẫu ở đây chính là hình thức trực quan.
+ Chữ mẫu in sẵn
+ Chữ mẫu phóng to lên bảng
+ Chữ mẫu trong vở tập viết.
- Tiêu chuẩn cơ bản của mẫu chữ này là phải đúng mẫu quy định, rõ ràng. Đặc biệt quan trọng hơn đó là chữ mẫu của giáo viên khi chữa và chấm bài cũng được học sinh quan sát như một loại hình chữ mẫu – vì thế giáo viên cần phải có ý thức viết chữ đẹp, đúng và rõ ràng.
- Để việc dạy chữ không đơn điệu thì giáo viên cần coi trọng việc xử lý quan hệ giữa âm và chữ, tức là giữa đọc và viết.
Do đó trong tiến trình dạy tập viết nhất là tập viết những âm mà địa phương hay lẫn (l/n, gi/d, n/s) giáo viên cần đọc mẫu – viết mẫu. Việc viết đúng sẽ củng cố việc đọc đúng và góp phần vào việc viết đúng. Giáo viên cũng có thể sử dụng phương pháp đàm thoại, gợi mở để dẫn dắt học sinh ngay từ đầu tiết học, giáo viên dẫn dắt học sinh tiếp xúc với các chữ cái đến việc so sánh, nét giống nhau và nét khác biệt giữa các chữ cái đã học và chữ cái đang phân tích.
Giáo viên gợi ý, định hướng cho học sinh trả lời, vai trò của người giáo viên ở đây là hết sức quan trọng, là người tổ chức, hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo chữ cái, chuẩn bị cho giai đoạn luyện tập viết chữ. Ngoài ra giáo viên còn có thể sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp khác như phương pháp luyện tập, ở đây giáo viên cần chú ý đến giai đoạn của quá trình tập viết.
Việc hướng dẫn cho học sinh luyện thực hành phải tiến hành từ thấp đến cao để học sinh dễ tiếp thu, đầu tiên là việc viết đúng hình dáng, cấu tạo, kích thước các cỡ chữ, sau đó là đúng dòng và viết đúng tốc độ quy định, giáo viên có thể sử dụng phương pháp luyện tập.
Việc rèn kỹ năng viết chữ phải được tiến hành đồng bộ ở lớp cũng như ở nhà, khi học sinh luyện viết giáo viên phải luôn luôn chú ý uốn nắn để học sinh ngồi viết và cầm bút đúng tư thế.
Rèn cho trẻ viết đẹp mà quên mất việc uốn nắn cách ngồi viết là một thiếu sót lớn của giáo viên.
Khi luyện tập viết cần lưu ý một số hình thức cơ bản sau :
- Tập viết chữ (chữ cái, chữ số, từ ngữ, câu) đầu tiên nên viết lên bảng – hàng ngày giúp học sinh tiếp thu cách viết và có tác dụng kiểm tra sự tiếp thu, bước đầu đánh giá kỹ năng viết chữ của học sinh. Hình thức này cũng có thể sử dụng để kiểm tra bài cũ hay bài viết ở nhà; bước luyện chữ ở lớp có thể phát hiện được chỗ sai của học sinh về hình dáng, kích thước, thứ tự các nét viết để giáo viên uốn nắn kịp thời.
- Tập viết chữ vào bảng con : Đó là luyện viết phấn trên bảng con trước khi viết vào vở tập viết –học sinh có thể tập viết chữ cái, vần, các chữ hoặc từ, cụm từ vào bảng con.
Đặc biệt giáo viên phải chú ý nhắc nhở thường xuyên cách cầm phấn viết, cách bảo quản phấn và cách lau sạch tay sau khi viết để giữ vệ sinh. Học sinh có thể tận dụng bảng viết 2 mặt – viết xong lau sạch, giáo viên cần có bảng con viết mẫu để học sinh nhìn vào đó làm theo.
- Luyện viết trong vở tập viết : Theo tôi, giáo viên cần phải hướng dẫn rõ ràng từng nét, từng con chữ. Hướng dẫn tỷ mỹ về nội dung và yêu cầu của từng bài cụ thể, chữ mẫu, các dấu thanh, khoảng cách chữ.
Nên cho học sinh viết chữ mẫu hết một lượt, yêu cầu học sinh dừng lại kiểm tra được, sau đó mới cho viết tiếp vào vở – nếu học sinh nào sai thì sửa ngay. Ngoài ra việc viết cụm từ, từ ngữ ứng dụng cần chú ý, sau khi viết xong chữ cái cần tạo cho học sinh một nét phụ ở trước chữ cái đứng sau để tạo sự nối kết.
Trước khi viết câu ứng dụng giáo viên cần làm cho học sinh hiểu được ý nghĩa của từ, câu ứng dụng sẽ viết bằng những giải thích ngắn gọn.
Lưu ý : Học sinh viết liền mạch các chữ cái, đây là việc làm hết sức quan trọng, viết liền mạch không chỉ làm tốc độ viết được nâng lên mà còn đảm bảo tính cân đối và yêu cầu thẩm mỹ của chữ viết.
Sau đây là bảng điều tra trước và sau khi thử nghiệm.
Tổng số HS
Trước khi chưa
thể nghiệm cách tiết
Sau khi thể
nghiệm cách viết
SL
%
SL
%
28
28
25/28 = 89%
28
28/28=100%
Khi dạy tập viết cho các em học sinh cần nắm vững quy trình viết chữ. Nhìn chung việc dạy – học ở Tiểu học chủ yếu là kỹ thuật viết chữ. Nhưng như vậy không có nghĩa là dạy tô lại chữ viết hay chép lại mẫu chữ, mà quan trọng hơn là phải dạy học sinh quy trình tạo chữ và sử dụng chữ. Nghĩa là phải dạy kết hợp giữa tập viết với tập đọc và chính tả; các môn này có gắn bó hữu cơ lẫn nhau, trong đó tập viết giữ vai trò công cụ, học sinh không thể viết đúng nếu như phát âm sai, đọc và đánh vần không chuẩn.
- Ngoài các hướng dẫn học sinh viết, hình thức đọc; hai hình thức đọc và viết nên tiến hành song song. Các bài tập viết, rèn kỹ năng viết được xây dựng trên cơ sở cấu trúc ổn định của âm tiết.
Thanh điệu
Dấu ghi thanh
Phụ âm đầu
Vần
Chữ ghi âm đầu
Chữ ghi vần
Âm đầu
Âm chính
Âm cuối
Chữ ghi âm điệu
Chữ ghi âm chính
Chữ ghi âm cuối
1
2
3
4
1
2
3
4
Khi dạy cần tuân thủ theo nguyên tắc :
1. Nguyên tắc đảm bảo sự phối hợp đồng bộ của các bộ phận tham gia chữ viết. Tư thế ngồi viết, cách cầm bút, nhìn để viết chữ, ánh sáng phòng học, bàn ghế phù hợp với lứa tuổi (đúng kích cỡ) tránh ngồi gần gù lưng, cong vẹo cốt sống, cận thị
2. Nguyên tắc coi là dạy hình thành một kỹ năng trong việc rèn kỹ năng viết chữ, học sinh thường gặp khó khăn.
Vì tri giác các em còn thiên về tổng thể, chữ viết đòi hỏi đối tượng phải chi tiết từng nét chữ, từng động tác, kỹ thuật.
Do vậy học sinh không tránh khỏi sự lúng túng, khó khăn.
- Học sinh lứa tuổi này thường hiếu động, thiếu kiên trì khó thực hiện các động tác, đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận.
Giáo viên có thể vận dụng linh hoạt các biện pháp để lôi cuốn học sinh học tập.
Để khắc phục những tình trạng trên người giáo viên phải có tính kiên trì, tận tình, sự nhiệt tâm, chu đáo là một trong những yếu tố đảm bảo giờ dạy và học tập viết thành công tốt.
Kết luận
Qua thực tế việc dạy học tập viết của trường. Bản thân tôi đã nhận thấy tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng ở bậc Tiểu học. Để học sinh có thể học tốt môn học khác chữ viết cần phải viết đúng, viết chính xác, viết đẹp, đúng tốc độ. Đọc thông – viết thạo có quan hệ mật thiết với nhau để góp phần nâng cao chất lượng các môn học khác.
Để góp phần nâng cao chất lượng, khắc phục tình trạng học sinh viết sai mẫu chữ, viết xấu và viết chậm, ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Bản thân tôi muốn đưa ra một vài biện pháp góp ý xây dựng nhằm khắc phục tình trạng này. Rất mong được sự góp ý xây dựng của bạn bè, đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn./.
Ngày 16 tháng 3 năm 2007

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_gop_y_cho_giao_vien_k.doc