Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn học sinh Lớp 2 giải toán có lời văn

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn học sinh Lớp 2 giải toán có lời văn

Phần Một : ĐẶT VẤN ĐỀ

* LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, giáo dục nước ta đã từng bước đổi mới nội dung chương trình, thực hiện thay sách giáo khoa sao cho ngày càng hoàn thiện và đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Trong đó, chương trình thay sách giáo khoa lớp 2 được triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước từ năm học 2003 – 2004, qua gần 4 năm thực hiện đã chứng minh rằng : Toán 2 chiếm vị trí rất quan trọng trong chương trình toán Tiểu học, là một môn học có nhiều thuật toán, tiên đề vốn rất sâu lại được trình bày giản dị trên trang sách giáo khoa dành cho trẻ nhỏ, để rồi qua từng bài, từng chương dần dần hình thành tư duy toán học cho các em, mạch kiến thức giải toán có lời văn được chú trọng đặc biệt và được sắp xếp xen kẽ với các mạch kiến thức cơ bản khác của môn toán.

Mục đích của dạy học giải toán là giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về toán vào các tình huống thực tiễn đa dạng và phong phú, những vấn đề thường gặp trong đời sống. Đặc biệt đối với học sinh lớp 2, nhờ giải toán mà các em có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận lô gíc và những phẩm chất cần thiết của người lao động mới. Vì giải toán là một hoạt động bao gồm nhiều thao tác : Xác lập mối quan hệ giữa các dữ liệu, giữa cái đã cho với cái cần tìm, trên cơ sở đó chọn được phép tính thích hợp và trả lời đúng câu hỏi của bài toán.

 

doc 14 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 15/03/2022 Lượt xem 193Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn học sinh Lớp 2 giải toán có lời văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần Một : Đặt vấn đề
* Lý do chọn đề tài :
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, giáo dục nước ta đã từng bước đổi mới nội dung chương trình, thực hiện thay sách giáo khoa sao cho ngày càng hoàn thiện và đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Trong đó, chương trình thay sách giáo khoa lớp 2 được triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước từ năm học 2003 – 2004, qua gần 4 năm thực hiện đã chứng minh rằng : Toán 2 chiếm vị trí rất quan trọng trong chương trình toán Tiểu học, là một môn học có nhiều thuật toán, tiên đề vốn rất sâu lại được trình bày giản dị trên trang sách giáo khoa dành cho trẻ nhỏ, để rồi qua từng bài, từng chương dần dần hình thành tư duy toán học cho các em, mạch kiến thức giải toán có lời văn được chú trọng đặc biệt và được sắp xếp xen kẽ với các mạch kiến thức cơ bản khác của môn toán.
Mục đích của dạy học giải toán là giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về toán vào các tình huống thực tiễn đa dạng và phong phú, những vấn đề thường gặp trong đời sống. Đặc biệt đối với học sinh lớp 2, nhờ giải toán mà các em có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận lô gíc và những phẩm chất cần thiết của người lao động mới. Vì giải toán là một hoạt động bao gồm nhiều thao tác : Xác lập mối quan hệ giữa các dữ liệu, giữa cái đã cho với cái cần tìm, trên cơ sở đó chọn được phép tính thích hợp và trả lời đúng câu hỏi của bài toán.
Trong thực tế dạy – học giải toán có lời văn ở lớp 2 vẫn còn nhiều vướng mắc, ví dụ : Học sinh thường lúng túng khi tóm tắt bài toán dạng chia thành phần bằng nhau và chia thành nhóm, viết sai câu lời giải hoặc viết rất rườm rà; viết sai tên đơn vị khi giải toán. Đặc biệt là một số nhầm lẫn rất “lớp 2” khi tính toán, chẳng hạn với bài toán : Một đội trồng rừng có 27 nữ và 18 nam. Hỏi đội đó có bao nhiêu người ?
Một học sinh giải như sau : 
 Bài giải 
Số người đội đó có là :
27 + 28 = 54 (người)
Đáp số : 54 người
Đây hẳn là những điều mà nhiều giáo viên dạy lớp 2 còn trăn trở. Vậy làm thế nào để khắc phục những vướng mắc này cho học sinh ? Hơn ai hết, giáo viên phải là người biết biến cái trừu tượng, khó hiểu thành cái dễ hiểu, biết lôi cuốn học sinh, tạo không khí vui vẻ học tập, làm sao cho các em thấy học là niềm vui.
Kết quả cuối cùng của dạy – học là kiến thức từ giáo viên phải “đến” và “vào” học sinh một cách “ngon lành” bằng không dạy – học sẽ không có hiệu quả. Từ kinh nghiệm thực tế giảng dạy tôi xin đưa ra “một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 2 giải toán có lời văn theo hướng phát huy tính tích cực với mong muốn nhận được sự hưởng ứng của đông đảo giáo viên đang trực tiếp giảng dạy lớp 2.
Phần hai : giải quyết vấn đề
I – Cơ sở lý luận :
1. Biện pháp là gì ?
Biện pháp là phương pháp, cách làm, cách thức, tiến hành.
2. Thế nào là biện pháp hướng dẫn học sinh giải toán theo hướng phát huy tính tích cực ?
Đó là phương pháp, cách làm, cách thức tiến hành được người giáo viên thực hiện trong việc dạy giải toán có lời văn với mục đích giúp học sinh chủ động, hăng hái, hướng hoạt động nhằm tạo ra những thay đổi, phát triển, cụ thể là: giúp học sinh tự phát hiện, giải quyết vấn đề, tự nhận xét, so sánh, phân tích tổng hợp, rút ra quy tắc ở dạng khái quát nhất định... giúp cho các em tự tìm hiểu mối quan hệ giữa các dữ liệu của bài toán, mô tả quan hệ đó bằng cấu trúc phép tính cụ thể, thực hiện phép tính, trình bày lời giải bài toán và đáp số.
II – Cơ sở thực tiễn :
Cơ sở thực tiễn của việc dạy học giải toán có lời văn ở lớp 2 chính là mục tiêu giáo dục được cụ thể hoá trong mục đích yêu cầu của môn toán lớp 2.
1. Học sinh học :
a) Giải các bài toán đơn về phép cộng, trừ chủ yếu là dạng nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị.
b) Giải các bài toán đơn về phép nhân, chia; chủ yếu là các bài toán tìm tích của hai số trong phạm vi bảng nhân 2, 3, 4, 5 và các bài toán về chia thành phần bằng nhau, chia theo nhóm trong phạm vi các bảng chia 2, 3, 4, 5.
c) Cách trình bày đầy đủ một bài giải theo đúng quy định.
+ Câu lời giải 
+ Phép tính giải
+ Đáp số
d) Tóm tắt bài toán bằng lời, bằng sơ đồ đoạn thẳng.
2. Quy trình hướng dẫn giải toán có lời văn của giáo viên yêu cầu học sinh :
+ Tìm hiểu nội dung bài toán (bài toán cho gì, hỏi hoặc tính cái gì ?)
+ Tóm tắt được bài toán (bằng lời hoặc viết tóm tắt)
+ Lập kế hoạch giải toán (nói cách làm và kết quả)
+ Viết bài giải 
+ Ra đề toán mới tương tự (chủ yếu dành cho học sinh khá, giỏi)
Từ yêu cầu thực tiễn đã nêu trên chúng ta thấy rằng : Dạy học giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 không phải là quá khó, thế nhưng thực tế diễn ra trong quá trình dạy học hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề cần bàn để giúp học sinh đạt được mục tiêu trên.
III – Thực trạng và giải pháp :
A. Thực trạng :
1. Biên chế lớp học :
Đã từ nhiều năm nay, bậc Tiểu học không có mô hình “trường chuyên, lớp chọn”. Học sinh được biên chế vào từng lớp theo đúng quy định, có đầy đủ trình độ giỏi, khá, trung bình; trong đó, số học sinh giỏi chiếm tỷ lệ rất thấp, cụ thể như sau :
Năm học
Lớp
Số HS
Chất lượng
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2004-2005
2A
25
2
8
3
12
19
76
1
4
2B
24
2
8
2
8
19
79
1
5
2C
27
1
4
2
7
23
85
1
4
2005-2006
2A
30
2
7
3
10
25
83
0
0
2B
31
2
6
2
6
26
85
1
3
Từ số liệu trên cho thấy rằng số học sinh trung bình, yếu chiếm phần lớn (trên 80%) số học sinh trong lớp. Điều đó chứng tỏ rằng trong quá trình dạy học giáo viên thường chú trọng đến việc nâng cao chất lượng đại trà, còn việc bồi dưỡng học sinh giỏi trong từng tiết dạy chưa được coi trọng.
2. Chất lượng giải toán:
Đầu năm học 2006- 2007 tôi đã tiến hành khảo sát việc giải toán có lời văn của học sinh lớp 2, kết quả như sau :
Lớp
Số HS
Chất lượng
Đối tượng
thực hiện
9 đ 10
7 đ 8
8 đ 6
Dưới 5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2A
25
3
12
3
12
15
60
4
16
0
2B
26
2
8
3
11
15
58
6
23
0
2C
27
1
4
2
7
14
52
10
37
Có
Từ kết quả đó cho thấy rằng giáo viên cần phải đổi mới phương pháp tìm ra biện pháp tích cực nhất để hướng dẫn học sinh lớp 2 giải toán có lời văn là việc làm cấp bách và hết sức cần thiết của mỗi giáo viên trực tiếp giảng dạy. Chính vì lẽ đó tôi đã vạch kế hoạch, tham khảo ý kiến đồng nghiệp, đọc tài liệu và tiến hành áp dụng dạy thử nghiệm tại lớp 2C ở đơn vị tôi công tác, kết quả thu được rất khả quan nên tôi xin nêu một số sai lầm mà học sinh thường mắc phải và giải pháp khắc phục của giáo viên khi dạy học giải toán có lời văn.
B – Dạy – học hiện nay và giải pháp khắc phục:
1. Tìm hiểu nội dung bài toán :
Lỗi rất hay gặp đối với học sinh lớp 2 khi tìm hiểu nội dung bài toán đó là : Không đọc kỹ đề toán, chỉ đọc lướt một lượt, thậm chí có em không đọc bài toán mà chỉ nghe bạn đọc và vội vàng “cô ơi, em không làm được” hoặc làm sai bài giải ...
Tìm hiểu nội dung bài toán là bước đầu tiên và không thể bỏ qua của việc giải toán. Học sinh thực hiện tốt bước này xem như đã thành công một nửa. Trong thực tế có nhiều giáo viên thường chỉ gọi một em đọc to bài toán rồi yêu cầu học sinh giải toán. Theo tôi, đọc bài toán giáo viên cần yêu cầu học sinh đọc to, đọc nhỏ, đọc thầm, đọc bằng mắt, lớp yếu có thể yêu cầu học đọc đồng thanh. Giúp học sinh tìm hiểu một số từ, thuật ngữ quan trọng để hiểu nội dung nắm bắt bài toán cho biết gì ? bài toán yêu cầu gì ? ví dụ :
Giáo viên cần giúp học sinh hiểu “Kém hơn”, “nhẹ hơn”, “ngắn hơn”... trong các bài toán được hiểu như là “ít hơn” (dạng toán về ít hơn) “dài hơn”, “cao hơn”, “nặng hơn”,... được hiểu như là “nhiều hơn” (dạng toán về nhiều hơn) và “cắt ra”, “cắt đi”, “đã lấy”, “ đã bán”, “cho bạn”... được biểu là “bớt” (dạng toán đơn về phép trừ). Để từ đó học sinh xác định phép tính giải một cách dễ dàng hơn. Đây là cách rất tốt để giúp trẻ ngầm phân tích đề toán.
2. Tóm tắt bài toán :
Khi tóm tắt bài toán đơn về phép cộng, phép trừ học sinh ít sai nhưng dạng toán nhân, chia có hai đại lượng biến thiên nhất là dạng chia thành phần bằng nhau và chia thành nhóm học sinh rất lúng túng.
Tóm tắt bài toán là phương tiện để giúp học sinh đạt được mục đích là giải được bài toán chứ không bắt buộc học sinh phải tóm tắt trước khi viết bài giải. Do đó rất nhiều giáo viên xem nhẹ bước này thậm chí có một số giáo viên thực sự lúng túng khi hướng dẫn học sinh tóm tắt các bài toán về phép chia. 
a) Chia thành phần bằng nhau : Bài toán 1: Có 12kg gạo chia đều vào 3 túi. Hỏi mỗi túi có mấy ki lô gam gạo ?
- Học sinh tóm tắt như sau : 
 HS1 	HS2
Có 12kg gạo	 	 3 túi : 12 kg gạo
Chia đều : 3 túi	 1 túi .... kg gạo ?
Mỗi túi ...... kg gạo ?
Có giáo viên nhận xét tóm tắt như HS1 đúng và chặt chẽ; tóm tắt như học sinh 2 là thiếu chặt chẽ vì chưa chú trọng đến điều kiện của bài toán “chia đều”.
- Theo tôi, tóm tắt như HS1 là không nên vì bài toán có 2 đại lượng (số gạo trong 1 túi, số túi gạo) biến thiên nên cần viết tóm tắt thành 2 cột số liệu ứng với hai đại lượng như HS2 mới đúng.
Hoặc có thể tóm tắt bài toán Chia thành phần bằng nhau bằng hình vẽ (vì ở lớp 2 số chia không vượt quá 5) như sau :
+
+
b) Chia thành nhóm :
Bài toán 2 : Có 20 học sinh ngồi học, mỗi bàn có 2 học sinh. Hỏi có tất cả bao nhiêu bàn học ?
HS 1 :	 Có 20 học sinh	HS2 : 	2 học sinh : 1 bàn
 Mỗi bàn : 2HS	20HS 	 : ........... bàn ?
 Có ...... bàn ?
Đối với dạng chia thành nhóm giáo viên nên cho học sinh tóm tắt như HS2 và kết luận tóm tắt như HS1 là không nên. Còn đối với dạng toán này việc tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng là rất khó hợp lý.
Sau khi tóm tắt bài toán giáo viên cần yêu cầu học sinh diễn đạt bài toán thông qua tóm tắt. Diễn đạt bằng chính ngôn ngữ và hiểu biết của từng học sinh. Đây là bước giúp học sinh tìm cách giải, lập kế hoạch giải toán một cách dễ dàng và chính xác nhất.
3. Lập kế hoạch giải toán (nói cách làm và kết quả).
a) Nói cách làm và kết quả :
Việc lập kế hoạch giải toán được bắt đầu từ việc xác định trình tự giải toán, thông thường xuất phát từ câu hỏi của bài toán đi đến các yếu tố đã cho đến việc xác lập mối quan hệ giữa các điều kiện đã cho với yêu cầu bài toán phải tìm và tìm được đúng phép tính số học thích hợp. Để từ đó học sinh nói được cách làm và nêu kết quả tính.
Ví dụ với bài toán : Năm nay bà 65 tuổi, mẹ kém bà 27 tuổi. Hỏi năm nay mẹ bao nhiêu tuổi ?
+ Tìm hiểu nội dung bài toán : Cho học sinh tìm hiểu “kém” trong bài toán có nghĩa là gì ? (ít hơn), mẹ kém bà 27 tuổi nghĩa là gì ? (so sánh tuổi mẹ với tuổi bà, tuổi mẹ ít hơn bà 27 tuổi) ... âu giải : Con lợn bé cân nặng hoặc thêm từ “là” để có câu lời giải : Con lợn bé cân nặng là :
Lưu ý : Khi biết câu lời giải học sinh không được viết tắt kg mà phải viết ki-lô-gam (tương tự với mét, gam...)
Cách 2 : Bỏ từ (hỏi), thay (có mấy) bằng từ “số” và thêm từ “là” để có : Số quyển vở bìa xanh là :
Cách 3 : Dựa vào tóm tắt của bài toán 
VD : 2HS : 1 bàn 
 20HS : ...... bàn ?
Dựa vào dòng cuối của tóm tắt, coi đó là “từ khoá” của câu lời giải rồi thêm thắt chút ít để có câu lời giải đúng : 20 học sinh có số bàn là :
Ngoài ra giáo viên nên gợi ý để học sinh nêu nhiều câu lời giải khác nhau để chọn câu thích hợp nhất.
* Viết phép tính:
Khi đã chọn đúng phép tính giải, học sinh tiến hành viết phép tính giải. Quan sát cách làm bài của học sinh tôi thấy mấy vấn đề như sau :
+ Cách trình bày đẹp
+ Cách tính kết quả và ghi đơn vị sau phép tính thường có nhiều sai sót.
* Cách tính kết quả:
Thường thì học sinh ít sai khi vận dụng bảng nhân, bảng chia vào tính toán (vì lớp 2 mới chỉ biết cách nhân, chia trong bảng nhân 2, 3, 4, 5 và chia cho 2, 3, 4, 5)
Còn khi vận dụng phép cộng, phép trừ có nhớ tôi thấy có trường hợp như sau :
Bài toán : Bao gạo cân nặng 46 kg, bao ngô cân nặng 27kg. Hỏi cả hai bao cân nặng bao nhiêu ki–lô-gam ?
Học sinh A viết phép tính giải : 46 + 27 = 37 (kg)
Giáo viên nhận xét học sinh A chưa biết cách làm phép tính cộng, học sinh A khẳng định “thưa cô ! Cháu nhẩm đúng rồi ạ”. Một số học sinh khác nhận xét bạn đã viết ngược kết quả 73 thành 37
Hoặc : Anh cân nặng 50kg, em nhẹ hơn anh 16kg. Hỏi em cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam.
Học sinh B viết phép tính giải : 50 – 16 = 43 (kg)
Giáo viên nhận xét : Học sinh B chưa biết cách thực hiện phép trừ có nhớ, cả học sinh A và học sinh B tỏ ra rất buồn và không đồng tình với lời nhận xét của cô giáo và của bạn. Vậy học sinh A và học sinh B sai ở đâu ?
Theo tôi, cả học sinh A và học sinh B đều nắm được kỹ thuật tính cộng, trừ có nhớ nhưng các em đã nhầm lẫn trong khi viết kết quả của từng bước tính.
HSA : 6 cộng 7 bằng 13 viết 3 nhớ 1, 4 cộng 2 bằng 6 nhớ 1 là 7 (7 phải viết đứng trước 3 thì HSA lại viết đứng sau 7 (nên 73 đã viết thành 37).
Tương tự học sinh B : 0 không trừ được 6, lấy 10 trừ 6 bằng 4 viết 4; 1 nhớ 1 là 2, 5 trừ 2 bằng 3 viết 3 đứng trước 4 thì học sinh B đã viết đứng sau 4 (nên 34 đã viết thành 43).
+ Nguyên nhân sai lầm ở đây là do học sinh làm tính nhẩm theo hàng ngang nên nhẩm trước viết trước, nhẩm sau viết sau đã dẫn đến 73 thành 37 hoặc 34 tành 43 như 2 học sinh trên.
Vậy giáo viên phải làm gì ?
-
+
Theo tôi, khi phép tính trừ phải vận dụng kỹ thuật cộng, trừ có nhớ giáo viên nên yêu cầu học sinh đặt tính theo cột dọc ở giấy nháp trước khi viết kết quả vào vở.
	;	 
Chứ không làm tính ngang tránh nhầm lẫn : 46 + 27 = 37; 50 – 46 = 34
- Cách ghi đơn vị sau phép tính giải :
Việc ghi đúng tên đơn vị sau phép tính giải cũng là một vấn đề làm nhiều giáo viên “đến khổ”, nhất là dạng toán chia thành phần bằng nhau và chia thành nhóm.
VD : Có 25 quả cam xếp vào các đĩa, mỗi đĩa 5 quả. Hỏi xếp được vào mấy đĩa ?
HS1 : 35 : 5 = 7 (được)
HS2 : 35 : 5 = 7 (quả)
Hoặc với 2 bài toán : 
+ Có 15 bông hoa cắm đều vào 5 bình hoa. Hỏi mỗi bình có mấy bông hoa ?
+ Có 15 bông hoa cắm vào các bình hoa, mỗi bình có 5 bông. Hỏi cắm được mấy bình hoa ?
Với 2 bài toán này học sinh thường không phân biệt được bài toán nào thì viết: 15 : 5 = 3 (bông hoa); bài toán nào thì viết : 15 : 5 = 3 (bình hoa).
Hay với bài toán : Có 40 học sinh chia đều thành 4 tổ. Hỏi mỗi tổ có mấy học sinh ?
HS1 viết : 40 : 4 = 10 (mỗi tổ)
HS2 viết : 40 : 4 = 10 (tổ) v.v... và v.v...
Để khắc phục tình trạng này tôi thấy: 
- Thứ nhất khi học sinh chọn phép tính giải và tính được kết quả (35 : 5 = 7) thì giáo viên nêu miệng câu hỏi : “Hỏi xếp được vào mấy đĩa ?” để học sinh trả lời miệng : Xếp được vào 7 đĩa, nên ta viết “đĩa” vào trong dấu ngoặc đơn 35 : 5 = 7 (đĩa)
- Thứ hai : Sau khi giúp học sinh tìm hiểu đề toán để xác định rõ cái đã cho và cái phải tìm, chẳng hạn :
Bài toán cho gì ? (có 15 bông hoa)
Còn cho gì nữa ? (cắm đều vào 5 bình hoa)
Bài toán hỏi gì ? (Mỗi bình có mấy bông hoa ?) 
Giáo viên nêu tiếp : Muốn biết mỗi bình có mấy bông hoa em làm tính gì ? (tính chia). Mấy chia mấy ? (15 : 5); 15 : 5 bằng mấy ? (15 : 5 = 3)
Tới đây giáo viên gợi ý để học sinh nêu tiếp “3 này là 3 bông hoa” nên ta viết “bông hoa” vào trong dấu ngoặc đơn 15 : 5 = 3 (bông hoa)
- Thứ ba : Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào câu hỏi của bài toán để ghi tên đơn vị sau phép tính giải.
VD : Hỏi có mấy bông hoa ? Thì ghi đơn vị là bông hoa
Hỏi cắm được mấy bình hoa ? thì ghi đơn vị là bình hoa
Hỏi xếp được mấy đĩa ? thì ghi đơn vị là đĩa
Hỏi em cân nặng mấy ki-lô-gam ? Thì ghi đơn vị là (kg) v.v...
- Cách ghi đáp số : Thường thì học sinh không gặp khó khăn trong bước này nhưng cũng có một số em thường viết tên đơn vị trong dấu ngoặc đơn ở phần đáp số song giáo viên chỉ cần nhắc nhớ vài lần là được.
4. Kiểm tra bài giải :
Giáo viên rèn cho học sinh có thói quen kiểm tra bài giải sau khi giải toán : Kiểm tra tóm tắt, câu lời giải, phép tính bằng cách đọc lại, làm lại phép tính...
5. Ra đề toán mới tương tự.
Ra đề toán mới tương tự là phần thường dành cho học sinh khá giỏi. Song trong thực tế do yêu cầu biên chế lớp học nên số học sinh khá giỏi trong từng lớp rất ít vì vậy giáo viên chưa chú trọng đến phần này hoặc không đủ thời gian để hướng dẫn cho học sinh ra đề toán mới... 
Đã đến lúc giáo viên cần thay đổi phương pháp dạy học để tạo cho học sinh có thói quen tự lập đề toán. Bởi nó không những giúp trẻ phát triển tư duy đọc lập mà còn giúp trẻ phát triển tính linh hoạt, sáng tạo của tư duy. Tạo điều kiện gắn toán học với cuộc sống, tập thói quen nêu vấn đề, giải quyết vấn đề như cuộc sống thường đòi hỏi. 
Việc cho học sinh tự lập và biến đổi bài toán có thể tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau : 
Cách 1 : Đặt câu hỏi cho bài toán mới chỉ cho biết số liệu hoặc điều kiện. VD: Mẹ mua 28 ki lô gam gạo. Bố mua ít hơn mẹ 9 ki lô gam. Em hãy đặt câu hỏi rồi giải bài toán trên. 
Cách 2 : Đưa ra đề toán thiếu số liệu, học sinh tự điền số vào rồi giải. VD: Có... quả xoài. Số cam nhiều hơn số xoài... quả. Hỏi có bao nhiêu quả cam ?
Cách 3: Tự đặt đề toán theo tóm tắt rồi giải bài toán đó
Cách 4 : Lập bài toán mới tương tự với bài toán đã giải. VD: Lớp em có 32 học sinh, cô giáo chia đều vào 4 tổ. Hỏi mỗi tổ có bao nhiêu học sinh ? Đặt một đề toán tương tự rồi giải bài toán.
Cách 5 : Lập bài toán ngược với bài toán đã giải.
Cách 6 : Lập bài toán theo cách giải cho sẵn.
VD: 	 Chiều cao của Lan là :	
95 – 3 = 92 (cm)
Đáp số : 92 (cm).
Hãy đặt đề toán phù hợp với cách giải trên.
Cách 7 : Tự đặt đề toán theo tên của dạng toán. VD: Lập 1 đề toán thuộc dạng toán “nhiều hơn”, “ít hơn”...
Cách 8 : Tự lập đề toán theo “văn cảnh” đã cho. VD: Hãy đặt một bài toán về “ít hơn” trong đó nói đến “số gà và vịt”. Rồi giải bài toán đó.
Iv – Kết quả thực nghiệm :
Trong quá trình thực hiện đề bài tôi đã tiến hành kiểm tra trên cả hai đối tượng học sinh (học sinh được thực nghiệm và học sinh không được thực nghiệm). Chất lượng của học sinh được thực nghiệm đã được nâng lên rõ rệt qua từng đợt kiểm tra.
Cuối tháng 3/2007 tôi đã tiến hành khảo sát đợt 4, kết quả thu được như sau :
Lớp
Số HS
Chất lượng
Đối tượng
thực hiện
9 đ 10
7 đ 8
8 đ 6
Dưới 5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2A
25
4
16
3
12
15
60
3
12
0
2B
26
3
12
4
15
15
58
4
15
0
2C
27
8
30
8
30
10
37
1
3
Có
 So sánh kết quả kiểm tra đợt 1 và đợt 4, ta thấy rất rõ chất lượng giải toán của đối tượng học sinh được dạy thực nghiệm. Số lượng học sinh giỏi tăng từ 1 em lên 8 em (chiếm 30%). Số học sinh khá tăng từ 2 lên 8 em (chiếm 30%), số học sinh đạt điểm dưới 5 giảm từ 10 em xuống còn 1 em (3%). Điều đó đã phần nào chứng minh được tính thực tiễn, tính khả thi của đề tài và giúp tôi rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.
V – Bài học kinh nghiệm :
1. Để giúp học sinh giải được một bài toán thì 5 hoạt động của quy trình giải toán đã nêu ở trên là những việc nên làm hoặc có thể làm. Tuỳ theo mức độ khó, dễ, tính chất lạ, quen... của từng bài toán mà giáo viên phải :
+ Tiến hành cả 5 hoạt động trên.
+ Tiến hành một vài trong 5 hoạt động trên
+ Hoặc chỉ nêu đề toán (bài số mấy) rồi yêu cầu học sinh tự giải mà không tiến hành một hoạt động nào cả.
Tuy nhiên giáo viên cần yêu cầu học sinh khá giỏi nhất thiết phải thực hiện hoạt động 5 (ra đề toán mới tương tự) có như thế mới làm tốt việc “kết hợp bồi dưỡng học sinh giỏi trong từng tiết dạy”, điều được nhắc tới rất nhiều trong phương pháp dạy học hiện nay.
2. Giai đoạn đầu của việc giải từng dạng toán mà học sinh mới làm quen, giáo viên nên giúp học sinh thực hiện đầy đủ cả 5 bước, giúp học sinh hình thành thói quen tốt và thao tác nhanh, chính xác khi giải toán có lời văn.
3. Trong sách giáo khoa toán 2 – dạng toán chia thành nhóm gồm 9 bài, trong đó 6 bài “được phép hoặc có thể giảm bớt”. Theo tôi đây là dạng toán quan trọng nên giáo viên cần tổ chức cho học sinh luyện tập đầy đủ vào các buổi 2 mà không nên giảm bớt.
4. Chú trọng bồi dưỡng học sinh giỏi trong từng tiết dạy bằng cách yêu cầu và tạo thói quen đặt đề toán mới tương tự sau từng tiết học dạng giải toán có lời văn.
5. Đối với học sinh lớp 2 vốn sống và các tình huống thực tiễn còn nghèo, do đó nhất thiết giáo viên phải tổ chức cho các em đọc kỹ đề toán, tìm hiểu rõ một số “từ khoá” quan trọng trong bài toán. Ví dụ: Trong đó, tất cả, cao hơn, xếp vào... có trong các bài toán.
6. Giáo viên phải quan sát học sinh, tìm ra nguyên nhân dẫn đến sai sót của từng em, luôn đặt mình vào vị trí các em, hiểu theo cách nhìn nhận của các em để tìm ra phương pháp tốt nhất nhằm giúp các em tránh những sai lầm trong giải toán.
Phần ba : Kết luận
Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 2 giải toán có lời văn theo hướng phát huy tính tích cực, là những kinh nghiệm được đúc rút từ thực tế giảng dạy, nhờ áp dụng kinh nghiệm này mà tôi đã giải quyết được nhiều vướng mắc khá phổ biến của đa số học sinh. Tuy vậy vẫn còn nhiều chỗ chưa thật sâu sắc, rất mong Hội đồng khoa học, bạn đọc góp ý bổ sung để việc giảng dạy của tôi đạt hiệu quả cao hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
Hoàn thành ngày 10 tháng 4 năm 2007
Sáng kiến kinh nghiệm
Tên đề tài :
Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 2 giải toán
 có lời văn theo hướng phát huy tính tích cực
Năm học 2006 - 2007

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_huong_dan_hoc_sinh_lo.doc