Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5

Là một giáo viên dạy lớp 5 nhiều năm liền, tôi luôn chú trọng và quan tâm rèn cho học sinh viết đúng chính tả. Thấy các em viết sai lỗi chính tả nhiều, tôi rất buồn lòng. Đặc biệt là khi chấm bài tập làm văn của các em thì thật là khổ sở. Các em viết thì không dài nhưng để đọc và sửa lỗi cho các em thì thật là vất vả. Chất lượng học tập, tỉ lệ các em lên lớp cao hay thấp phần lớn là dựa vào việc viết đúng chính tả. Có viết đúng chính tả thì các em mới học tốt môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác. Việc dạy học sinh viết đúng chính tả là một việc làm vô cùng khó khăn, nó đòi hỏi sự kết hợp vận dụng linh hoạt và sáng tạo nhiều yếu tố, nhiều biện pháp, phương pháp và hình thức dạy học. Nhưng việc gì càng khó khăn thì nó lại càng quan trọng. Mà đã là quan trọng thì chúng ta lại càng phải làm và quyết tâm làm bằng được. Cũng vì những lí do trên mà tôi đã chọn đề tài Sáng kiến là: Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5. Mong rằng những biện pháp mà tôi đã làm và đã thành công sẽ được nhiều thầy cô biết đến và cùng chia sẻ.

doc 18 trang Người đăng Trang Khánh Ngày đăng 21/05/2024 Lượt xem 124Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ
CHO HỌC SINH LỚP 5
 I / ĐẶT VẤN ĐỀ 
 Sáng kiến là những gì mà mình đúc kết được trong quá trình giảng dạy. Do đó việc áp dụng sáng kiến vào công tác giảng dạy là rất cần thiết. Việc thực hiện sáng kiến nhằm đưa chất lượng giáo dục ngày một đi lên. Thực hiện sáng kiến sẽ giúp người giáo viên có sự tự tin hơn trong mỗi một năm công tác từ những kinh nghiệm mà mình có được trong những năm công tác trước đó. 
 Năm học ........................ tiếp tục với các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh lồng ghép với các cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” , cuộc vận động :”Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo“, “Phong trào xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực“. Gắn liền với các cuộc vận động: “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh“, để làm được điều đó mỗi thầy cô phải nỗ lực hết mình trong công tác giảng dạy mới mong gặt hái được những thành tích mà mình mong muốn chính là kết quả học tập của học sinh. Kế hoạch cho giáo dục xứng tầm với các quốc gia khác trên thế giới là lâu dài. Từ đó, ta thấy được giáo dục luôn được quan tâm: “Giáo dục là Quốc sách hàng đầu“. Bác Hồ đã từng nói “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người“ . Lợi ích của cái cây chúng ta sẽ thấy nhanh chóng còn lợi ích của trồng người chính là lợi ích của giáo dục thì cả một trăm năm ta mới thấy được đó là cả một thời gian dài đòi hỏi sự kiên trì, cống hiến hết mình của người giáo viên đứng lớp. Mỗi người làm trong ngành giáo dục càng hiểu rõ điều đó hơn ai hết. Qua đó ta thấy được giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển đất nước. Xong không phải lúc nào những học sinh của mình cũng siêng năng, chăm chỉ, chịu khó học hỏi, tìm tòi những cái mới để cố gắng vươn lên. 
 Căn cứ vào kế hoạch đầu năm học, vào Hội nghị Cán bộ công chức, vào chỉ tiêu đăng kí làm cái đích cho mọi giáo viên đứng lớp tiến tới. Bản thân tôi cũng không ngoại trừ. Để làm được điều đó mỗi giáo viên phải nỗ lực hết mình: “Tất cả vì học sinh thân yêu“. Xong trong dạy học nỗi trăn trở của biết bao thầy cô làm công tác giảng dạy vẫn là làm thế nào để đưa chất lượng giáo dục đáp ứng nhu cầu chỉ tiêu mà mình đã đưa ra trong cả một năm học nói riêng và đáp ứng nhu cầu đi lên của xã hội nói chung thì biện pháp duy nhất là làm cách nào, làm thế nào để không còn đối tượng học sinh yếu trong lớp có như vậy mới đạt được những chỉ tiêu mà chúng ta đã đăng kí.
 Người ta thường nói: 
“Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”
 Qua câu nói trên ta có thể thấy rằng để hiểu đúng ý nghĩa của câu đòi hỏi người nói, người viết phải nói đúng, viết đúng. Nói, viết sai có thể còn do ngọng, do phương ngữ mà phát âm không chuẩn dẫn đến người nghe, người đọc có thể hiểu sai nghĩa câu nói mà người nói, người viết muốn cho người đối thoại hoặc người đọc biết. Khi viết nếu sai chính tả dẫn đến người đọc sẽ hiểu sai. Do đó phân môn Chính tả trong nhà trường tiểu học vô cùng quan trọng.
 Như chúng ta đã biết chính tả là những qui ước của xã hội trong ngôn ngữ, mục đích của nó là làm phương tiện truyền đạt thông tin bằng chữ viết, đảm bảo cho người viết và người đọc hiểu thống nhất nội dung của văn bản. Có thể nói chính tả là sự qui định có tính chất xã hội, nó không cho phép vận dụng qui tắc một cách linh hoạt mang tính sáng tạo cá nhân. Mà đã là qui định của xã hội thì buộc mọi người phải tuân theo. Nhưng trong thực tế giảng dạy nhiều năm nay, tôi nhận thấy học sinh Tiểu học viết sai lỗi chính tả quá nhiều. Kiểm tra vở Chính tả, vở Tập làm văn của học sinh lớp tôi và của các lớp khác trong khối, tôi chỉ thấy toàn những nét gạch bằng mực đỏ của giáo viên. Lỗi chính tả và chữ viết của học sinh hiện nay đang là mối lo ngại của các cấp quản lí giáo dục và của các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy. 
 Để khắc phục tình trạng học sinh viết sai lỗi chính tả, chúng ta đang cố gắng sử dụng nhiều biện pháp, nhiều hình thức dạy chính tả nhằm giúp học sinh Tiểu học hình thành, phát triển và hoàn thiện kĩ năng viết đúng Tiếng Việt văn hóa, Tiếng Việt chuẩn mực theo hướng “giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt“, cũng như xây dựng chuẩn ngôn ngữ cho mỗi vùng miền của Tổ quốc. Trong đó nhà trường là môi trường quan trọng bậc nhất đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện chuẩn hóa ngôn ngữ và chữ viết. Và môn học đảm nhận trọng trách to lớn này của trường Tiểu học là phân môn Chính tả.
 Trong thời gian qua đã có nhiều người cho rằng chính tả phải đi đôi với chính âm, nghĩa là giữa cách đọc và cách viết phải thống nhất với nhau, đọc như thế nào thì viết như thế ấy, đọc đúng thì mới viết đúng. Bản thân tôi cũng vậy, mấy năm trước, tôi luôn chú trọng luyện rèn cho học sinh luyện đọc đúng, luyện phát âm chuẩn xác để các em viết đúng chính tả. Cách làm này tốn rất nhiều thời gian, công sức nhưng hiệu quả đạt được vẫn không như mong muốn. Mặt khác nó còn làm cho giờ học nặng nề, học sinh căng thẳng và mệt mỏi. Tôi thừa nhận rằng cách phát âm theo địa phương là nguyên nhân chính dẫn đến việc học sinh viết sai lỗi chính tả. Nhưng chúng ta không thể rèn cho học sinh Nam Bộ đọc đúng chính âm được. Sau nhiều năm dạy học sinh Tiểu học ở miền Tây Nam Bộ, gần gũi với học sinh với người dân, tôi đã có nhiều hiểu biết về văn hóa, về ngôn ngữ và thói quen của người dân nơi đây. Vì vậy, tôi hiểu rằng dạy chính tả cho học sinh tiểu học ở Nam Bộ mà dựa vào cách phát âm chuẩn xác để viết đúng chính tả là điều không thể. Bởi vì học sinh ở đây được sinh ra và lớn lên trong bầu không khí của phương ngữ Nam Bộ, giọng nói, cách phát âm của các em đã trở thành thói quen. Mặt khác, mỗi một vùng miền của Tổ quốc đều có một chuẩn phát âm riêng biệt tồn tại hàng bao thế kỉ và đã trở thành đặc trưng ngôn ngữ của vùng miền ấy. Cách phát âm theo phương ngữ cụ thể không được xem là lỗi phát âm. Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên Tiểu học là phải giúp các em hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả, làm sao để các em có thể phát âm theo phương ngữ nhưng vẫn viết đúng chính tả. Với cách làm này, chúng ta mới có thể vừa giúp học sinh học tập tốt phân môn chính tả vừa giúp các em bảo tồn được tiếng nói của địa phương vốn đã được gìn giữ và coi trọng từ bao đời nay.
 Là một giáo viên dạy lớp 5 nhiều năm liền, tôi luôn chú trọng và quan tâm rèn cho học sinh viết đúng chính tả. Thấy các em viết sai lỗi chính tả nhiều, tôi rất buồn lòng. Đặc biệt là khi chấm bài tập làm văn của các em thì thật là khổ sở. Các em viết thì không dài nhưng để đọc và sửa lỗi cho các em thì thật là vất vả. Chất lượng học tập, tỉ lệ các em lên lớp cao hay thấp phần lớn là dựa vào việc viết đúng chính tả. Có viết đúng chính tả thì các em mới học tốt môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác. Việc dạy học sinh viết đúng chính tả là một việc làm vô cùng khó khăn, nó đòi hỏi sự kết hợp vận dụng linh hoạt và sáng tạo nhiều yếu tố, nhiều biện pháp, phương pháp và hình thức dạy học. Nhưng việc gì càng khó khăn thì nó lại càng quan trọng. Mà đã là quan trọng thì chúng ta lại càng phải làm và quyết tâm làm bằng được. Cũng vì những lí do trên mà tôi đã chọn đề tài Sáng kiến là: Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5. Mong rằng những biện pháp mà tôi đã làm và đã thành công sẽ được nhiều thầy cô biết đến và cùng chia sẻ.
II/ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
 Muốn đề ra biện pháp thực hiện, trước hết ta phải tìm ra các nguyên nhân dẫn đến việc học sinh viết sai lỗi chính tả. Theo tôi, học sinh viết sai lỗi chính tả nhiều là do 5 nguyên nhân chính sau đây:
 1. Học sinh chưa có ý thức viết đúng chính tả. Cụ thể là những tiếng, từ có sẵn trong SGK hoặc giáo viên đã ghi trên bảng và những từ thường xuyên sử dụng nhưng vẫn viết sai. Có những giáo viên đã sửa nhiều lần nhưng nhiều em vẫn viết sai.
 2. Học sinh đọc còn yếu, nhiều tiếng phải dừng lại đánh vần, tốc độ đọc chỉ đạt 70 đến 80 tiếng / phút. Vì thế các em không nhớ chữ ghi âm, tiếng và từ, dẫn đến việc thông hiểu nội dung còn hạn chế.
 3. Học sinh không nhớ các qui tắc chính tả đã học nên viết tùy tiện, nghĩ sao viết vậy, có em còn sáng tạo thêm các vần mới lạ như: unh, ing, âch,
 4. Học sinh không nắm nghĩa của từ, vốn từ ngữ tích lũy được còn rất hạn chế nên hay viết lẫn lộn các âm đầu, âm cuối, vần và thanh.
 5. Hiện nay, với sự phát triển nhanh về kinh tế, văn hóa và xã hội; việc nghe, nói, đọc xem của học sinh thì rất nhiều nhưng viết thì ngày càng giảm. Học sinh chịu sự tác động của kênh hình trong học tập nhiều hơn kênh chữ và việc lạm dụng các vở bài tập, các câu hỏi trắc nghiệm trong kiểm tra, trong thi cử làm cho học sinh rất ít có cơ hội được viết, được rèn chính tả.
 Căn cứ vào các nguyên nhân trên, tôi đề ra các biện pháp thực hiện sau đây:
 * Phát huy tính có ý thức trong dạy chính tả.
 * Rèn kĩ năng đọc đi đôi với luyện viết chính tả.
 * Vận dụng qui tắc dạy chính tả theo khu vực.
 * Hướng dẫn học sinh tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
 * Tuyên dương khen thưởng kịp thời những học sinh có nhiều tiến bộ trong học tập.
1) Phát huy tính có ý thức trong học chính tả
 Trong năm học ........................, ở tuần đầu nhận lớp, ngoài việc củng cố nền nếp lớp học, sinh hoạt nội qui của trường, của lớp; tôi cho các em chép chính tả bài “ Quyết định độc đáo “ (Bài tập luyện từ và câu tuần 17 trang 171):
Quyết định độc đáo 
 Cách đây không lâu, lãnh đạo Hội đồng thành phố Nót- tinh- ghêm ở nước Anh đã quyết định phạt tiền các công chức nói hoặc viết tiếng Anh không đúng chuẩn. Theo quyết định này, mỗi lần mắc lỗi, công chức bị phạt 1 bảng. Ông Chủ tịch Hội đồng thành phố tuyên bố sẽ không kí bất cứ văn bản nào có lỗi ngữ pháp và chính tả. Đây là một biện pháp mạnh nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Anh.
 Theo báo Công an nhân dân
 Sau khi học sinh viết xong, tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung đoạn văn bằng các câu hỏi sau đây: 
 +Vì sao những công chức nước Anh lại bị phạt tiền?
 + Mỗi lần mắc lỗi, công chức bị phạt bao nhiêu ?
 + Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Anh, Ông Chủ tịch hội đồng thành phố đã dùng biện pháp gì?
 + Vì sao viết sai lỗi chính tả lại bị phạt như vậy?
 + Muốn viết đúng chính tả thì các em phải làm sao?
 Từ việc tìm hiểu bài văn này, tôi làm cho các em hiểu rằng ở đất nước nào cũng vậy, việc viết sai lỗi chính tả sẽ làm cho người đọc, người nghe không hiểu đúng những gì mình đã viết, thậm chí còn ... ng ý thức”. Phương pháp có ý thức vẫn được coi là chủ yếu như ghi nhớ các qui tắc, các mẹo chính tả,Nhưng trong một số trường hợp ghi nhớ các hiện tượng chính tả có tính chất võ đoán, không gắn với một qui luật, qui tắc nào thì tôi dạy các em cách “nhớ từng từ một” (cách không óc ý thức), đây cũng là giải pháp hữu hiệu, hợp lí. Bởi vì, phần lớn những người viết đúng chính tả hiện nay đều dựa vào cách nhớ từng từ một. Theo cách này, tôi hướng dẫn học sinh chỉ cần tập trung nhớ mặt chữ của những từ dễ viết sai. Những từ dễ viết sai này chiếm tỉ lệ không nhiều, do đó học sinh có thể ghi nhớ được. 
 Chẳng hạn như: rượu, hươu, khướu, ngoằn ngoèo, khúc khuỷu, xoong, quần xoóc, xe goòng, hoặc từ những chỉ viết thanh ngã chứ không viết thanh hỏi, từ để chỉ viết thanh hỏi chứ không viết thanh ngã, từ kể chỉ viết thanh hỏi chứ không viết thanh ngã,  
 4) Hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi và sửa lỗi
 Song song với việc ôn tập gúp học sinh nắm vững các qui tắc và mẹo chính tả, việc hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi và sửa lỗi trong bài viết cũng rất quan trọng. Đây là một thói quen mà giáo viên cần phải rèn cho học sinh, không chỉ ở chính tả mà ở tất cả các môn học khác. 
 * Đối với bài chính tả Đoạn bài, sau khi học sinh viết xong, tôi tổ chức cho học sinh đổi vở và soát lỗi lẫn nhau. Tôi qui định lỗi cụ thể, yêu cầu các em soát lỗi bài viết của bạn, dùng bút chì gạch dưới chữ viết sai, tổng hợp số lỗi rồi trả về cho bạn tự sửa (ghi từ chứa tiếng sai rồi sửa lại đúng chính tả).
 Đối với những em viết sai nhiều, tôi phân công 1 học sinh giỏi đổi vở và soát lỗi với học sinh đó. Sau khi các em soát lỗi xong, tôi mới thu vở để chấm điểm. Trong giờ chính tả, tôi chỉ chấm nhanh khoảng 1/3 lớp. Nhưng giờ ra chơi, tôi cố gắng chấm hết, chấm thật kĩ và ghi nhận xét cụ thể, khen những em có tiến bộ. Khi trả vở cho học sinh, tôi khen ngợi những em đã soát lỗi bài viết của bạn chính xác, tuyên dương những em có tiến bộ, động viên những em còn viết sai nhiều về nhà sửa lỗi trong vở và trong bảng tổng hợp. 
 * Đối với các bài tập, tôi thường tổ chức cho các em làm bài trong nhóm nhỏ bằng nhiều hình thức thi đua như: Ai nhanh ai đúng, Tìm nhanh viết đúng,  Các nhóm ghi bài làm của nhóm mình vào bảng nhóm hoặc phiếu bài tập để cả lớp nhận xét, bầu chọn nhóm thắng cuộc.
 * Đối với những tiết học khác, tôi cũng luôn nhắc nhở học sinh viết đúng chính tả . Khi chấm đoạn văn hoặc bài tập làm văn hoặc các bài kiểm tra của học sinh, tôi chấm kĩ càng, tỉ mỉ, chỉ rõ các lỗi chính tả và hướng dẫn học sinh sửa lỗi khi trả bài.
 5) Tuyên dương, khen thưởng những học sinh có tiến bộ trong học tập
 Ngay vào đầu năm học, tôi đã tổ chức cho các em nuôi heo đất bằng cách tiết kiệm, thu gom phế liệu bán mỗi tuần chỉ cho heo ăn 500 đồng hoặc 1000 đồng. Số tiền đó tôi bàn với cả lớp: ”Trong năm học, bạn nào học tập tiến bộ cô sẽ cùng cả lớp trích tiền trong heo đất mua quà để thưởng. Em nào cũng đồng ý và thi đua học tập để được nhận phần thưởng”. Học sinh Tiểu học rất thích được khen thưởng, tuyên dương. Các em rất thích được chấm điểm, rất thích được cô phê những lời khen vào vở để về nhà khoe với cha mẹ. Có thể, có em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học chính tả nhưng các em rất thích được thầy cô, cha mẹ khen. Nhờ những lời khen đó mà các em vui sướng, thích đến trường; tích cực, cố gắng, tự giác hơn trong học tập. Hiểu đặc điểm tâm lí của các em như vậy nên tôi luôn động viên, khuyến khích các em; tôi luôn theo dõi sát quá trình học tập của học sinh , dù chỉ một tiến bộ nhỏ của các em về thái độ học tập cũng như kết quả học tập , tôi đều khen ngợi kịp thời.
 - Đối với những học sinh khá, giỏi, bài viết sạch đẹp, ít sai chính tả, tôi thường ghi nhận xét vào vở, và biểu dương các em trước lớp.
 - Đối với những học sinh viết sai chính tả nhiều, tôi luôn dành thời gian hướng dẫn các em sửa lỗi ngay tại lớp. Cứ nửa học kì, tôi chọn ra 5 em có tiến bộ nhất để khen thưởng. Phần thưởng chỉ là hai cuốn vở có chữ kí của tôi và được tôi bao bìa, dán nhãn cẩn thận hoặc một cây viết (loại có thể thay ngòi), hoặc một chiếc nón kết,Phần thưởng tuy nhỏ nhưng các em rất vui, rất hãnh diện. 
III/ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN VÀO THỰC TIỄN.
 Tôi áp dụng sáng kiến của mình tại lớp 5A2 truờng Tiểu học Tân Quý nơi tôi đang công tác .
 Bằng các biện pháp, các hình thức tổ chức phù hợp nói trên, tôi đã từng bước hình thành ở học sinh năng lực và thói quen viết đúng chính tả; các em viết chính tả một cách có ý thức chứ không tùy tiện như trước. 
Kết quả cụ thể của năm học ........................ ở lớp 5A2 tổng số học sinh 23/16 nữ. 
Thời điểm
Giỏi
Khá
Trung bình 
Yếu
Đầu năm 
3 em = 13,04%
5 em = 21,74%
7em = 30,43%
8 em = 34,79%
GHKI
5 em = 21,74%
6 em = 26,08%
6 em = 26,09%
6 em = 26,09%
CHKI
6 em = 26,09%
8 em = 34,78%
6 em = 26,09%
3 em = 13,04%
GHKII 
8 em = 34,78%
9 em = 39,13%
5 em = 21,74%
1 em = 4,35%
CN 
10em = 43,48%
9 em = 39,13%
4 em = 17,39%
0 em = 
 Từ các biện pháp trên, tôi thấy các em ngoài sự tiến bộ về học tập ra, tình trạng học sinh bỏ học giảm đi rõ rệt, trong 4 năm liền : 2009-2010, 2010-2011, 2011- 2012, 2012 - ............ sĩ số lớp tôi chủ nhiệm đảm bảo 100% và xét Hoàn thành chương trình Tiểu học 100%. 
IV BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 Tôi có được thành công trong dạy học phân môn Chính tả là do các nguyên nhân sau đây: 
 1. Tôi hiểu học sinh, nắm được đặc điểm tâm lí và nhu cầu sở thích của từng em.
 2. Tôi vận dụng những kiến thức về ngữ âm học Tiếng Việt vào việc phân loại lỗi chính tả, tìm hiểu đặc điểm của từng loại lỗi, xác định được “ Trọng điểm chính tả” cần dạy, và xây dựng được các qui tắc chính tả, các” mẹo” chính tả, giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng; tôi vận dụng linh hoạt 3 nguyên tắc cơ bản trong dạy học chính tả. 
 3. Tôi nghiên cứu thêm các tài liệu khác, tìm đọc các bài diễn đàn về Dạy chính tả trong cuốn” Sách Giáo dục & Thư viện trường học”, tìm hiểu qua mạng internet,
 4. Tôi luôn ân cần chỉ bảo, động viên khích lệ học sinh làm cho các em tự tin, hứng thú , tạo ra động lực thúc đẩy sự tiến bộ của các em.
 5. Tôi tham khảo ý kiến của đồng nghiệp trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn hay trong giờ ra chơi.
 Bên cạnh sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự ủng hộ của các bậc phụ huynh. Và đặc biệt là những tiến bộ hàng ngày của học sinh. Sự tiến bộ và chăm ngoan của các em đã làm tôi thêm vui, thêm phấn chấn và tự tin vào thành công của mình.
 Rèn cho học sinh Tiểu học viết đúng chính tả là một việc làm khó khăn và lâu dài. Nhưng đây là phân môn Tiếng Việt rất quan trọng, nó quyết định chất lượng học tập và tỉ lệ học sinh lên lớp cao hay thấp; nó không những giúp các em học tốt mà còn góp phần “ giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt”. Mặt khác, học sinh viết đúng chính tả thì chắc chắn chữ viết cũng sẽ đẹp hơn; khi chấm bài, giáo viên sẽ có tâm lí thoải mái phấn chấn hơn. Nếu chỉ dùng các phương pháp, biện pháp, hình thức dạy học thông thường ; nếu chỉ cho học sinh làm các bài tập có sẵn trong SGK thì không thể khắc phục được lỗi chính tả ; đặc biệt là lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. Tôi tin rằng mỗi thầy cô giáo sẽ có những cách làm khác nhau, sẽ có những kinh nghiệm dạy chính tả hiệu quả . Nhưng theo tôi, muốn rèn cho học sinh kĩ năng viết đúng chính tả thì người giáo viên cần phải:
 1. Viết chữ đẹp, đúng mẫu hiện hành và luôn viết đúng chính tả.
 2. Xây dựng được môi trường học tập thân thiện, tạo ra sự hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ học bằng nhiều hình thức thi đua.
 3. Phát huy tính có ý thức trong dạy chính tả, coi nguyên tắc kết hợp chính tả có ý thức với chính tả không có ý thức là nguyên tắc cơ bản, chủ đạo trong việc dạy chính tả cho học sinh Tiểu học.
 4. Xác định và tập trung vào “ trọng điểm chính tả” cần dạy, biết vận dụng những kiến thức về ngữ âm học Tiếng Việt vào việc phân loại lỗi chính tả, phát hiện đặc điểm của từng loại lỗi, nhất là việc xây dựng các qui tắc chính tả các “ mẹo” chính tả, giúp học sinh ghi nhớ cách viết một cách khái quát, có hệ thống .
 5.Tận tình dạy bảo, ân cần hướng dẫn và giúp đỡ những học sinh yếu; thường xuyên kiểm tra vở , nhắc nhở các em cách trình bày, cách sửa lỗi trong vở ; động viên, tuyên dương và khen thưởng những học sinh có nhiều tiến bộ.
V. KẾT LUẬN 
Dạy chính tả cho học sinh ở vùng Tây Nam Bộ thì nội dung giảng dạy về chính tả phải sát hợp với phương ngữ. Nói cách khác, phải xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi chính tả của học sinh để hình thành nội dung giảng dạy chính tả. Mỗi vùng miền, mỗi địa phương có một ”Trọng điểm chính tả” riêng tránh sự dàn trải, tản mạn thì sẽ khắc phục được các lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm theo phương ngữ; chất lượng, hiệu quả dạy-học chính tả sẽ được nâng cao. Vì vậy, giáo viên cần chú ý vận dụng nguyên tắc dạy chính tả theo khu vực. Song song với dạy chính tả theo khu vực, giáo viên cần khai thác tối đa phương pháp có ý thức trong dạy chính tả, đặc biệt là đối với học sinh cuối cấp Tiểu học.
 Tôi đã áp dụng sáng kiến này được 3 năm học. Vào đầu năm học ........................, tôi vẫn áp dụng sáng kiến này và có kết quả khả quan. Từ sáng kiến này, tôi đã cùng đồng nghiệp trong khối 5 trao đổi và cả khối cùng áp dụng. Từ kết quả thu được, tôi đã mạnh dạn đề xuất với Ban chuyên môn của trường để sáng kiến này có thể áp dụng được trong đơn vị khi dạy chính tả nhằm rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho những học sinh viết sai.
 Qua đó, tôi thấy học sinh đã xóa đi mặc cảm về lực học yếu của mình trở thành người ham học hơn, nắm chắc kĩ năng viết chính tả khi bước vào bậc học trung học cơ sở. Trên đây là một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5 nhằm giúp giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy và chỉ tiêu mỗi năm học. 
 Muốn học sinh có sự tiến bộ thì trước hết người giáo viên đứng lớp phải thật sự yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình gương mẫu trong phương pháp soạn giảng, luôn trau dồi nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp để nâng cao chất lượng dạy và học ở các môn học đặc biệt là phân môn Chính tả .
 Trên đây là một số sáng kiến nhỏ của tôi về việc rèn kĩ năng viết đúng chính tả. Thực tế trong khi giảng dạy mỗi giáo viên đều có suy nghĩ, kinh nghiệm, bí quyết nghề nghiệp riêng của mình xong đều đi đến mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng dạy và học. 
 Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến xây dựng của qúy thầy cô giáo cho bản sáng kiến dạy học của tôi thêm phong phú, hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn . 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_viet_dung.doc