Sáng kiến kinh nghiệm Một số sai lầm của học sinh lớp 5 khi làm toán

Sáng kiến kinh nghiệm Một số sai lầm của học sinh lớp 5 khi làm toán

 Từ năm 2002 – 2006 cả nước triển khai đồng loạt chương trình thay sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 5. Quan điểm thay sách lần này nhằm thực hiện tốt yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Vì vậy cần truyền đạt tốt các môn học ở tiểu học, đặc biệt là môn toán ở lớp 5.

 Môn toán ở lớp 5 nhằm củng cố, bổ sung các kiến thức đã học ở lớp dưới, mở rộng và nâng dần lên đồng thời làm cơ sở để học lên lớp 6. Trong dạy học toán, luyện tập thực hành đóng vai trò đặc biệt, nhằm giúp học sinh áp dụng các kiến thức đã học và ứng dụng thiết thực trong đời sống. Giải toán góp phần phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lý và diễn đạt đúng (nói và viết), cách phát hiện, cách giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi cuộc sống, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán, hình thành phương pháp học tập khoa học, có kế hoạch, chủ động linh hoạt, sáng tạo .

 Trong thực tế dạy học hiện nay, tình trạng học sinh lớp 5 còn sai lầm trong giải toán rất phổ biến. Để giúp học sinh nắm vững cách giải toán là một yêu cầu cấp bách đối với tất cả giáo viên trực tiếp giảng dạy. Bằng thực tế và kinh nghiệm giảng dạy, bằng tình thương và trách nhiệm, chúng tôi luôn trăn trở và cùng nhau trao đổi trong sinh hoạt tổ chuyên môn để tìm ra biện pháp khắc phục, giúp học sinh nhận dạng được bài toán, nắm được phương pháp giải cho từng dạng toán, giúp học sinh vận dụng và giải toán theo phương pháp dễ hiểu và hay nhất.

 Chính việc xác định những sai lầm trong giải toán và hướng dẫn học sinh sửa chữa là cơ hội tốt nhất để bồi dưỡng năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm phục vụ tốt cho yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học của tôi. Nên tôi đã chọn đề tài “Một số sai lầm của học sinh lớp 5 khi làm toán”.

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 457Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số sai lầm của học sinh lớp 5 khi làm toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A-PHẦN MỞ ĐẦU
 I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Từ năm 2002 – 2006 cả nước triển khai đồng loạt chương trình thay sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 5. Quan điểm thay sách lần này nhằm thực hiện tốt yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Vì vậy cần truyền đạt tốt các môn học ở tiểu học, đặc biệt là môn toán ở lớp 5.
 Môn toán ở lớp 5 nhằm củng cố, bổ sung các kiến thức đã học ở lớp dưới, mở rộng và nâng dần lên đồng thời làm cơ sở để học lên lớp 6. Trong dạy học toán, luyện tập thực hành đóng vai trò đặc biệt, nhằm giúp học sinh áp dụng các kiến thức đã học và ứng dụng thiết thực trong đời sống. Giải toán góp phần phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lý và diễn đạt đúng (nói và viết), cách phát hiện, cách giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi cuộc sống, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán, hình thành phương pháp học tập khoa học, có kế hoạch, chủ động linh hoạt, sáng tạo .
 Trong thực tế dạy học hiện nay, tình trạng học sinh lớp 5 còn sai lầm trong giải toán rất phổ biến. Để giúp học sinh nắm vững cách giải toán là một yêu cầu cấp bách đối với tất cả giáo viên trực tiếp giảng dạy. Bằng thực tế và kinh nghiệm giảng dạy, bằng tình thương và trách nhiệm, chúng tôi luôn trăn trở và cùng nhau trao đổi trong sinh hoạt tổ chuyên môn để tìm ra biện pháp khắc phục, giúp học sinh nhận dạng được bài toán, nắm được phương pháp giải cho từng dạng toán, giúp học sinh vận dụng và giải toán theo phương pháp dễ hiểu và hay nhất.
 Chính việc xác định những sai lầm trong giải toán và hướng dẫn học sinh sửa chữa là cơ hội tốt nhất để bồi dưỡng năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm phục vụ tốt cho yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học của tôi. Nên tôi đã chọn đề tài “Một số sai lầm của học sinh lớp 5 khi làm toán”.
II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Tìm ra những sai lầm trong việc giải toán lớp 5 ở tiểu học và biện pháp khắc phục sai lầm là một việc làm quan trọng giúp học sinh định hướng đúng trong việc nhận dạng đề và cách giải nhằm góp phần rèn luyện kỹ năng và phát triển năng lực tư duy cho học sinh.
 -Góp phần phát triển tư duy và rèn luyện kỹ năng thực hành qua việc giải toán. Giúp học sinh nhận ra sai sót và biết sửa chữa sai sót sẽ tạo sự hưng phấn trong học tập, tạo sự tự tin cho chủ thể hoạt động, rèn luyện và phát triển trí tuệ, năng lực quan sát, so sánh, phân tích tổng hợp, trừu tượng hóa và khái quát hóa các vấn đề toán học có liên quan.
 -Được rèn luyện và sửa chữa sai sót của mình của bạn, học sinh được rèn luyện nhiều đức tính và phẩm chất tốt như: cẩn thận, cần cù, chính xác, tự tin, 
 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
- Một số sai lầm của học sinh lớp 5 khi làm toán. 
 - Các loại sách giáo viên và sách giáo khoa toán 5. 
 - Sách phương pháp dạy học các môn học ở lớp 5. 
 - Các loại sách tham khảo liên quan đến toán 5. 
 - Tạp chí giáo dục. 
 - Học sinh tiểu học, giáo viên tiểu học. 
 - Học sinh lớp 5 ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu.
 - Tham khảo ý kiến của quý thầy, cô giáo trong và ngoài nhà trường.. 
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
-Qua thực hành sửa chữa sai lầm khi giải toán, giáo viên giúp học sinh nhìn nhận vấn đề một cách chính xác, khoa học hơn, xác lập được mối liên hệ giữa lí thuyết với thực hành cũng như áp dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống. Từ việc giải toán, giúp học sinh đúc rút được kinh nghiệm để vận dụng trong học tập và làm việc, tính toán trong cuộc sống. 
 -Trong việc xác định những sai lầm trong giải toán và hướng dẫn sửa sai cho học sinh, giúp giáo viên thấy được những mặt mạnh và hạn chế của học sinh mà định hướng cho việc thiết kế bài dạy một cách tối ưu cũng như dự kiến các tình huống xảy ra để kịp thời xử lí nhằm đạt được đích cuối cùng là chất lượng và hiệu quả giáo dục.
 Chính vì vậy mà mỗi học sinh cần có ý thức học tập tốt để đạt chuẩn kiến thức quy định của bậc Tiểu học. Giáo viên cần trau dồi năng lực chuyên môn và thực hiện tốt “Kỉ cương – tình thương – trách nhiệm”, góp phần đào tạo con người mới đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
 IV- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
 Trong đề tài nghiên cứu này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau: 
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. 
 - Phương pháp đàm thoại - trao đổi.
 - Phương pháp phân tích - tổng hợp.
 - Phương pháp thí nghiệm - thực hành.
 - Phương pháp tổng kết - rút kinh nghiệm
B – PHẦN NỘI DUNG
 1. DẠY HỌC GIẢI TOÁN Ở TIỂU HỌC
 1.1. Dạy học giải toán ở Tiểu học
 Mạch kiến thức giải toán được sắp xếp xen kẽ với các mạch kiến thức cơ bản khác của môn Toán bậc Tiểu học. Giải toán bậc Tiểu học, học sinh vừa thực hiện nhiệm vụ củng cố kiến thức toán học đã lĩnh hội, đồng thời vận dụng kiến thức ấy với các bài toán gắn liền với tình huống thực tiễn. Học sinh tự giải được các bài toán có lời văn là một yêu cầu cơ bản của dạy học toán. Do vậy, trong dạy học toán, giáo viên cần thiết phải làm rõ những vấn đề về hướng dẫn học sinh giải toán.
 1.4.2. Vai trò của giải toán trong dạy học toán
 - Dạy học giải toán ở Tiểu học nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về toán vào các tình huống thực tiễn đa dạng phong phú, những vấn đề thường gặp trong đời sống.
 - Nhờ giải toán học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận và những phẩm chất cần thiết của người lao động mới. Vì giải toán là một hoạt động bao gồm những thao tác: xác lập mối quan hệ giữa các dữ liệu, giữa cái đã cho với cái cần tìm, trên cơ sở đó chọn được phép tính thích hợp và trả lời đúng câu hỏi của bài toán.
 - Dạy học giải toán giúp học sinh tự phát hiện, giải quyết vấn đề, tự nhận xét, so sánh, phân tích, tổng hợp, rút ra quy tắc ở dạng khái quát nhất định.
 1.4.3. Các biện pháp chính để hướng dẫn học sinh giải toán theo hướng phát huy tính tích cực
 Mục đích của dạy học giải Toán ở Tiểu học là giúp học sinh tự tìm hiểu được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm, mô tả quan hệ đó bằng cấu trúc phép tính cụ thể, thực hiện phép tính, trình bày lời giải bài toán.
 Để đạt mục đích trên, giáo viên phải thực hiện các yêu cầu sau:
 + Tổ chức cho học sinh hoạt động nắm vững các khái niệm toán học, cấu trúc phép tính, các thuật ngữ,  ( chuẩn bị cho học giải toán ).
 + Tổ chức học sinh thực hiện các bước giải toán.
 + Tổ chức rèn luyện kĩ năng giải toán.
 + Rèn luyện năng lực khái quát hóa giải toán.
 Hoạt động nắm vững các khái niệm toán học, cấu trúc phép tính, các thuật ngữ.
 + Bài toán có lời văn nêu các vấn đề thường gặp trong đời sống các vấn đề đó gắn liền với nội dung ( khái niệm, cấu trúc, thuật ngữ ) toán học, do vậy giáo viên cần cho học sinh nắm vững khái niệm, thuật ngữ.
 1.4.4. Tổ chức cho học sinh thực hiện các bước giải toán
 Thông thường giải toán được tiến hành qua 4 bước:
 Bước 1: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung bài toán bằng các thao tác:
 + Đọc bài toán (đọc to, đọc nhỏ, đọc thầm, đọc bằng mắt ).
 + Tìm hiểu một số từ, thuật ngữ quan trọng để hiểu nội dung, nắm bắt bài toán cho biết cái gì, bài toán yêu cầu phải tìm cái gì?
 Bước 2 : Tìm cách giải bài toán bằng các thao tác:
 + Tóm tắt bài toán (tóm tắt bằng lời, tóm tắt bằng hình vẽ, tóm tắt bằng sơ đồ ).
 + Cho học sinh diễn đạt bài toán thông qua tóm tắt.
 + Lập kế hoạch giải bài toán: Xác định trình tự giải bài toán, thông thường xuất phát từ câu hỏi của bài toán đi đến các yếu tố đã cho. Xác lập mối quan hệ giữa các điều kiện đã cho với yêu cầu bài toán phải tìm và tìm được đúng phép tính số học thích hợp.
 Bước 3: Thực hiện cách giải và trình bày lời giải bằng các thao tác:
 + Thực hiện các phép tính đã xác định (có thể viết phép tính sau khi viết câu lời giải và thực hiện phép tính ).
 + Viết câu lời giải.
 + Viết phép tính tương ứng.
 + Viết đáp số.
 Bước 4 : Kiểm tra bài giải: kiểm tra số liệu, kiểm tra tóm tắt, kiểm tra phép tính, kiểm tra câu lời giải, kiểm tra kết quả cuối cùng có đúng yêu cầu bài toán.
II.MỘT SỐ SAI LẦM CỦA HỌC SINH LỚP 5 KHI LÀM TOÁN
 2.1. Hệ thống phân loại dạy học giải toán ở lớp 5
 Như đã trình bày ở trên, lớp 5 là lớp cuối cùng của giai đoạn 2 bậc Tiểu học. Các mạch kiến thức của môn Toán lớp 5 được củng cố và bổ sung, nâng cao hơn so với các lớp dưới. Mỗi dạng bài toán đều có cách giải nhất định. Các bài toán cơ bản và điển hình được đan xen vào các mạch kiến thức được hệ thống phân loại dạy học giải toán như sau:
Dạy học giải toán về số tự nhiên.
Dạy học giải toán về phân số.
Dạy học giải toán về các số thập phân.
Dạy học giải toán về các yếu tố đại số và tỉ số phần trăm.
Dạy học giải toán có nội dung hình học.
Dạy học giải toán về đại lượng và đo đại lượng.
2.2. Một số sai lầm của học sinh lớp 5 khi làm toán
2.2.1. Dạy học giải toán về số tự nhiên 
 + Trong quá trình thực hành giải toán về số tự nhiên, một số học sinh còn đọc, viết số sai; sắp xếp so sánh các số chưa chính xác.
 Ví dụ 1: Đọc các số sau: 35723.
 * Học sinh đọc : “Ba lăm nghìn bảy trăm hai ba”.
 Các em cần đọc như sau: “Ba mươi lăm nghìn bảy trăm hai mươi ba”.
 Ví dụ 2 : Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn .	
 	 5468 ; 4856 ; 3999 ; 5486. 
 * Học sinh viết : 3999 ; 4856 ; 5486 ; 5468.
 Đúng ra , các em phải xếp : 3999 ; 4856 ; 5468 ; 5486.
 + Nhiều học sinh đọc không kĩ đề toán đã vội làm ngay, chưa phân tích đề và tóm tắt bài toán nên nhầm lẫn về thời gian.
 Ví dụ : Mẹ hơn con 24 tuổi. Tính tuổi hiện nay của mỗi người, biết rằng 3 năm nữa tuổi con sẽ bằng 1/4 tuổi mẹ.	
Bài giải:
Mẹ hơn con số phần là: 4 – 1 = 3 (phần)
 Số tuổi của con là: 24 : 3 = 8 (tuổi)
 Tuổi của mẹ là: 8 + 24 = 32 (tuổi)
 Đáp số: mẹ: 32 tuổi; con: 8 tuổi .
 Bài giải đúng như sau: 
3 năm sau, nếu coi tuổi con là một phần thì tuổi mẹ là bốn phần.
 Ta có sơ đồ 3 năm sau là:
 Tuổi con: 
 Tuổi mẹ: 
	24 tuổi
Theo sơ đồ ta có hiệu số phần bằng nhau của tuổi mẹ và tuổi con là:
4 – 1 = 3 (phần ).
 	Tuổi con 3 năm sẽ là:	 24 : 3 = 8 (tuổi ).
 	Tuổi con hiện nay là:	8 – 3 = 5 ( tuổi ).
 	Tuổi mẹ hiện nay là:	 5 + 24 = 29 ( tuổi ).
 Đáp số: mẹ: 29 tuổi; con: 5 tuổi.
 2.2.2. Dạy học giải toán về phân số
 + Đối với việc giải toán về phân số khi so sánh các phân số các em còn lúng túng và gặp sai lầm.
 Ví dụ: Viết các phân số sau theo thứ tự từ lớn đến bé: ; ; .
 	Học sinh viết:.
 Bài làm đúng là: . Vì ta so sánh và thì >. 
 So sánh và thì 1. 	 
 + Trong việc thực hiện các phép tính về phân số học sinh hay nhầm lẫn cách thực hiện.
 Ví dụ: a) . Học sinh làm: .
	 b) . Học sinh làm:  ...  2.2.6.3.Dạng toán liên quan đến tỉ số hai giá trị đại lượng cùng loại
 Ở dạng toán này, một số học sinh vì đọc qua loa đề toán nên không nhận ra dạng toán điển hình và cách giải nên giải sai.
 Bài toán: Tuổi của hai cha con là 36. Biết rằng cha gấp 5 lần tuổi con. Tính tuổi mỗi người.
Bài giải:
Tuổi con là: 36 : ( 5-1 ) = 9 (tuổi ).
 	 Tuổi cha là: 36 - 9 = 25 ( tuổi ).
 Đáp số: cha: 25 tuổi; con: 9 tuổi.
 Học sinh nên giải như sau.
 Theo bài toán ta có sơ đồ.
	 ? tuổi	
 Tuổi con: 	 36tuổi
 Tuổi cha: 
	? tuổi
 Tổng số phần bằng nhau là: 5 + 1 = 6 (phần).
 Tuổi con là: 36 : 6 = 6 (tuổi ).
 Tuổi cha là: 6 x 5 = 30 ( tuổi .
 Đáp số: cha: 30 tuổi; con: 6 tuổi.
 Ví dụ 2: Kho thứ nhất chứa nhiều hơn kho thứ hai 50 tấn thóc. Biết rằng số thóc ở kho thứ hai bằng 3/5 kho thứ nhất. Tính số thóc ở mỗi kho.
Bài giải :
Số thóc ở kho thứ nhất là:50 x 5 = 250 (tấn).
 Số thóc ở kho thứ hai là: 250 – 50 = 200 (tấn).
 Đáp số: 250 tấn; 200 tấn.
 Nhận xét: Học sinh không nhận dạng được đề toán (Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của chúng ) nên giải sai.
 Học sinh cần xác định: Hiệu là 50; tỉ số 3/5, số thóc ở mỗi kho sẽ tính được như sau:
 Theo bài toán ta có sơ đồ.
 Số thóc ở kho thứ nhất: 
 Số thóc ở kho thứ hai: 50 tấn 
 Hiệu số phần bằng nhau là: 5 – 3 = 2 (phần).
 Giá trị của một phần là: 50 : 2 = 25 (tấn).
 Số thóc ở kho thứ nhất là: 25 x 5 = 125 (tấn).
 Số thóc ở kho thứ hai là .: 25 x 3 = 75 (tấn).
 Đáp số: 125tấn, 75 tấn.
 2.2.6.4.Dạng toán giải bằng cách lập tỉ số hoặc rút về đơn vị
 Khi giải loại toán này, nhiều học sinh xác định phương pháp (dùng tỉ số hoặc rút về đơn vị )chưa phù hợp nên cách giải thiếu chính xác ở một số trường hợp.
 Ví dụ 1: Dệt 12 khăn mặt hết 530 gam sợi bông. Hỏi dệt 60 khăn như vậy hết bao nhiêu sợi bông?
 Nhận xét: Học sinh dùng phương pháp rút về đơn vị để giải nên mắc sai lầm dẫn đến không giải được.
 Bài này chỉ có một cách dùng tỉ số mà thôi. So 60 khăn mặt với 12 khăn mặt gấp mấy lần thì số gam bông cũng tăng bấy nhiêu lần. 
 Ví dụ 2: Một vòi nước chảy vào bể. Nếu mỗi giờ chảy 40 m3 thì sau 5 giờ sẽ đầy bể. Hỏi nếu mỗi giờ chảy 20 m3 thì bao lâu đầy bể.
 Nhận xét : Học sinh dễ mắc sai lầm khi viết câu lời giải để ứng với phép tính.
Bài giải:
40 m3 so với 20 m3 thì gấp số lần là:40 : 20 = 2 (lần).
Thời gian chảy đầy bể là:5 x 2 = 10 (giờ).
 Đáp số: 10 giờ.
 Đáng lẽ, câu lời giải phải viết là: “20 m3 so với 40 m3 thì kém số lần là” vì trong dạng toán này đại lượng này giảm đi bao nhiêu lần thì đại lượng kia tăng lên bấy nhiêu lần (hoặc ngược lại).
 2.2.6.5. Dạng toán về chuyển động đều
 Khi giải loại toán này, học sinh thường xác định dạng bài toán sai nên chọn chưa đúng công thức liên quan. Khi ghi đơn vị đo do thiếu chú ý nên dễ mắc sai lầm trong tính toán.
 Ví dụ: Một người đi xe đạp trong 15 phút với vận tốc 12,6 km/giờ. Tính quãng đường đi được của người đó.
Bài giải:
Quãng đường đi được của người đi xe đạp là:12,6 x 15 = 189 (km).
 Đáp số: 189 km.
 Nhận xét: Vận tốc là km/giờ thì quãng đường là km,thời gian là giờ, học sinh sai lầm khi giải, chưa đổi 15 phút ra giờ hoặc 12,6 km /giờ ra km/ phút.
 Bài giải đúng như sau.
 	 15 phút = 1/4 giờ = 0,25 giờ.
Quãng đường người đi xe đạp đi được là:
	12,6 x 0,25 = 3,15 (km).
 Đáp số: 3,15 km.
 Ví dụ 2: Lúc 6 giờ một người đi xe máy đến trường học với vận tốc 40 km/giờ. Đến 7 giờ một người đi ô tô đuổi theo với vận tốc 60 km/giờ. Hỏi lúc nào hai người gặp nhau?
sinh giải.
Khoảng cách giữa hai người khi ô tô xuất phát là:
40 x ( 7 – 6 ) = 40 (km).
Cứ mỗi giờ hai người gần nhau thêm:
60 – 40 = 20 (km).
Thời gian để hai người gặp nhau là:
40 : 20 = 2 (giờ).
 Đáp số.: 2 giờ.
 Nhận xét: Sai lầm của học sinh ở bài toán này là chưa trả lời đúng câu hỏi: lúc nào hai người gặp nhau, nên đã làm thiếu một phep tính cuối cùng là:
Thời điểm hai người gặp nhau là:
8 + 2 = 10 (giờ).
 Đáp số: 10 giờ.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
 Qua nghiên cứu và tìm ra những sai lầm học sinh lớp 5 khi làm toán; đã giúp cho tôi tìm ra cách cần hướng dẫn học sinh nắm được cách giải thích hợp cho từng dạng bài qua bài tập và cách hướng dẫn học sinh chữa bài một cách cụ thể.
 Giáo viên không nên áp đặt cách giải hay rập khuôn cách giải mà phải giúp cho học sinh tự mình tìm ra cách giải phù hợp cho từng dạng bài cụ thể.
 Giáo viên cần rèn cho học sinh ý thức trong khi phân tích, nhận định đề, cách trình bày bài giải và có thói quen kiểm tra lại bài sau khi đã giải xong.
 Giáo viên có phương pháp dạy học thích hợp cho từng bài và từng đối tượng học sinh.
 Giáo viên cần có kế hoạch kiểm tra để củng cố kiến thức toán đã học và rèn luyện kĩ năng giải toán cho học sinh. Thông qua con đường luyện tập các kiến thức được củng cố vững chắc hơn để khắc phục những sai sót trên.
 Chẳng hạn.
 - Khi dạy đọc, viết số cần chú ý phân biệt số và chữ số trong cấu tạo số tự nhiên và làm cho học sinh nắm được ý nghĩa của cách ghi số. Giáo viên cần giúp học sinh nắm chắc thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức và kĩ năng đặt tính theo cột dọc cũng như cách so sánh các số.
 - Giáo viên giúp học sinh nắm vững trình tự tìm X là:
 + Gọi tên số phải tìm.
 + Nêu cách làm và ghi phép tính tìm X.
 + Kiểm tra kết quả bằng cách thử lại.
 - Giáo viên cần giải thích cho học sinh hiểu rõ cách trình bày X- 5= 3 không nên viết X = 5 + 3 = 8 vì ý nghĩa của dấu “=”ở “1” và “2” khác nhau. Từ các quy tắc (công thức) tính xuôi, ta xây dựng các quy tắc (công thức) tính ngược cho học sinh bằng cách dựa vào các quy tắc về mối quan hệ giữa thành phần và kết quả phép tính.
 - Giáo viên cần hướng dẫn cách giải đối với dạng phương trình có vế phải là một biểu thức số ( 32 – X = 16 + 11) hay phương trình giải bằng hai mối quan hệ ( 5 x X – 6 = 24).
 - Qua thực hành giải toán củng cố kiến thức về so sánh số thập phân, số đo thời gian. Chú ý rèn luyện cho học sinh cách ghi đúng các dấu phẩy đối với các phép tính số thập phân và chuyển đổi đơn vị đo đối với phép tính số đo thời gian .Rèn luyện kĩ năng đặt tính và khử dấu phẩy ở số chia. Để dạy tốt một biện pháp tính mới, giáo viên cần xác định đúng kĩ năng cơ bản và tập trung sức vào việc rèn kĩ năng cơ bản ấy.
 Để rèn kĩ năng , giáo viên cần soạn thêm bài tập để hướng dẫn học sinh làm.
 - Trong dạy học chuyển đổi các đơn vị đo , đại lượng , giáo viên cần giúp học sinh nắm vững bảng hệ thống đơn vị đo, mối quan hệ giữa các đơn vị. Thành thạo các giải pháp và thao tác thường dùng trong chuyển đổi số đo. Lưu ý học sinh, để so sánh số đo đại lượng ta phải chuyển về cùng một đơn vị rồi so sánh như so sánh số tự .nhiên, số thập phân.
 - Giáo viên giúp học sinh nắm vững phương pháp giải các bài toán chuyển động đều theo các bước:
 + Liệt kê các dữ kiện đã cho và cần tìm.
 + Xác định dạng các bài tốn từ đó xác định các công thức tính liên quan.
 Chú ý hướng dẫn học sinh nhận ra đơn vị đo thích hợp. Nếu thiếu điều này học sinh sẽ gặp khó khăn và sai lầm trong tính toán. (quãng đường:km; thời gian: giờ; vận tốc: km/giờ ).
 - Giáo viên cần tổ chức cho học sinh đọc đồng thanh hay có kế hoạch kiểm tra học sinh nắm vững các công thức quy tắc tính chu vi, diện tích , thể tích các hình đã học. Với mỗi bài toán cụ thể rèn cho học sinh kĩ năng xác định loại toán nào áp dụng công thức, loại toán nào cần mối liên quan các công thức để có bước giải đúng.
 - Trong thực hành giải toán có lời văn, giáo viên rèn cho học sinh thói quen phân tích đề toán để:
 + Nắm các thành phần cơ bản của bài toán.
 + Các dữ kiện của bài toán chi phối thành phần trong các phép tính giải.
 + Các điều kiện của bài tốn chi phối việc chọn dấu phép tính giải.
 + Những cái phải tìm chính là kết quả của phép tính giải.
 - Phải hiểu thấu đáo ba phần của bài toán sẽ giúp học sinh lựa chọn phép tính giải được thuận lợi.
 - Giáo viên hương dẫn học sinh dựa vào sơ đồ phân tích để viết lời giải vừa ghi phép tính tương ứng. 
 Trong giải toán, giáo viên giúp học sinh phân biệt được bài toán nào là toán điển hình – phương pháp giải; loại toán nào áp dụng công thức  để giải cho chính xác. 
IV. PHẦN KẾT LUẬN
 Môn toán lớp 5 có tầm quan trọng và vị trí đặc biệt vì nó vừa củng cố, hệ thống các kiến thức ở lớp dưới và bổ sung , nâng cao các kiến thức toán để học lên cấp học trên. Giải toán ở lớp 5, học sinh vừa thực hiện nhiệm vụ củng cố kiến thức toán học đã được lĩnh hội vừa rèn luyện kĩ năng qua việc áp dụng kiến thức để giải toán. 
 Trên cơ sở giải tóan việc phát hiện sai sót của học sinh và cách hướng dẫn khắc phục những sai lầm, giáo viên đã từng bước xây dựng cho các em một cách làm việc khoa học, biết phân tích, tổng hợp, liên kết các kiến thức khi giải toán. 
 Thông qua việc khắc phục sai lầm, giáo viên đã rèn cho học sinh tính cẩn thận, kiên trì, tự tin, chính xác trong học toán tạo tiền đề để học tiếp bậc học trên cũng như áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. 
 Để thực hiện tốt vấn đề trên đòi hỏi phải có sự nỗ lực phấn đấu của giáo viên và học sinh.
 +Giáo viên phải: 
 Qua giảng dạy phải tổ chức cho học sinh nắm chắc các quy tắc, công thức, cách giải, cấu trúc phép tính, các thuật ngữ toán học  
 - Nghiên cứu kĩ tài liệu, sách giáo khoa, chuẩn của bậc Tiểu học và tình hình của học sinh lớp để thiết kế bài dạy phù hợp. 
 - Người giáo viên phải làm việc với tinh thần trách nhiệm và lòng yêu nghề mến trẻ. 
 - Lựa chọn, kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp và hình thức dạy học giải toán theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh. 
 - Thường xuyên tổ chức luyện tập thực hành để rèn kĩ năng giải toán cho học sinh. Chấm, chữa bài, sửa chữa sai sót của học sinh một cách chu đáo. 
 + Học sinh cần: 
 Xác định thái độ học tập đúng đắn, tự giác học tập, tự làm việc để chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện kĩ năng. Biết rút kinh nghiệm qua những sai sót của bản thân và của bạn. Biết tự đánh giá kết quả học tập của mình và người khác. 
 + Nhà trường cần: 
 Thường xuyên tổ chức các cuộc họp chuyên môn, mở chuyên đề, hội thảo để giáo viên trao đổi kinh nghiệm, học hỏi điều hay phục vụ cho công việc giảng dạy của mình. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA SƯ PHẠM
HỌ TÊN: NGUYỄN TRƯỜNG TRUNG
MỘT SỐ SAI LẦM CỦA HỌC SINH LỚP 5 KHI LÀM TOÁN
TIỂU LUẬN KHOA HỌC CUỐI KHÓA
	 Đăk Lăk, 2010
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA SƯ PHẠM
HỌ TÊN: NGUYỄN TRƯỜNG TRUNG
MỘT SỐ SAI LẦM CỦA HỌC SINH LỚP 5 KHI LÀM TOÁN
TIỂU LUẬN KHOA HỌC CUỐI KHÓA
Chuyên ngành: Sư phạm tiểu học
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Thạc sĩ : Từ Thị Việt Hà
Đăk Lăk,2010

Tài liệu đính kèm:

  • docsai lam cua hoc sinh khi giai toan.doc