Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp rèn học sinh yếu đọc âm vần - Nguyễn Ngọc Hạnh Thảo

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp rèn học sinh yếu đọc âm vần - Nguyễn Ngọc Hạnh Thảo

A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. Bối cảnh của đề tài:

Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục được đặt vị trí hàng đầu. Mọi người đều muốn con em mình được đến trường để học tập và mở mang thêm kiến thức. Muốn thực hiện được điều này, đòi hỏi học sinh phải có kiến thức cơ bản ngay từ lớp 1. Lớp 1 là nền móng cho sự phát triển của học sinh sau này.

Phân môn học vần đã giúp học sinh nhận biết tiếng Việt, thể hiện các âm tiết tiếng Việt, hệ thống âm và chữ thể hiện âm tiếng Việt, biết ghép các âm thành vần, tiếng.

Qua phân môn Học vần, học sinh được rèn luyện 4 kĩ năng đọc, viết, nghe, nói. Kĩ năng đọc được coi trọng vì có đọc tốt thì học sinh mới hiểu được văn bản và lên lớp trên học sinh mới học tốt các môn học khác.

II. Lý do chọn đề tài:

Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục và thực hiện nghiêm túc chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước nói chung, ngành giáo dục nói riêng về việc : “ Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích” đã thể hiện rất rõ trong những năm học qua.

Bản thân tôi nhận thấy có rất nhiều học sinh ở lại lớp, học sinh yếu kém ngồi nhầm chỗ và học sinh bỏ học do quá yếu, không theo kịp chương trình.

Làm thế nào để giảm tỉ lệ học sinh yếu kém ? Đây là vấn đề mà riêng tôi cũng như tập thể sư phạm nhà trường luôn trăn trở. Nhằm góp phần giải quyết vấn đề, tôi mạnh dạn đưa ra một vài biện pháp rèn học sinh yếu đọc âm, vần.

 

doc 8 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 277Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp rèn học sinh yếu đọc âm vần - Nguyễn Ngọc Hạnh Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Bối cảnh của đề tài:	
Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục được đặt vị trí hàng đầu. Mọi người đều muốn con em mình được đến trường để học tập và mở mang thêm kiến thức. Muốn thực hiện được điều này, đòi hỏi học sinh phải có kiến thức cơ bản ngay từ lớp 1. Lớp 1 là nền móng cho sự phát triển của học sinh sau này.
Phân môn học vần đã giúp học sinh nhận biết tiếng Việt, thể hiện các âm tiết tiếng Việt, hệ thống âm và chữ thể hiện âm tiếng Việt, biết ghép các âm thành vần, tiếng.
Qua phân môn Học vần, học sinh được rèn luyện 4 kĩ năng đọc, viết, nghe, nói. Kĩ năng đọc được coi trọng vì có đọc tốt thì học sinh mới hiểu được văn bản và lên lớp trên học sinh mới học tốt các môn học khác.
Lý do chọn đề tài:
Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục và thực hiện nghiêm túc chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước nói chung, ngành giáo dục nói riêng về việc : “ Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích” đã thể hiện rất rõ trong những năm học qua.
Bản thân tôi nhận thấy có rất nhiều học sinh ở lại lớp, học sinh yếu kém ngồi nhầm chỗ và học sinh bỏ học do quá yếu, không theo kịp chương trình.
Làm thế nào để giảm tỉ lệ học sinh yếu kém ? Đây là vấn đề mà riêng tôi cũng như tập thể sư phạm nhà trường luôn trăn trở. Nhằm góp phần giải quyết vấn đề, tôi mạnh dạn đưa ra một vài biện pháp rèn học sinh yếu đọc âm, vần.
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
1/-Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến rèn đọc âm, vần cho học sinh yếu lớp 1.
Các phương pháp nghiên cứu: phương pháp điều tra, phương pháp nghiên cứu sản phẩm, phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
2/-Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh yếu lớp 1 trường Tiểu học Tân Thạch A.
Mục đích nghiên cứu:
Nâng cao chất lượng dạy học, giảm tỉ lệ học sinh yếu kém.
Thực hiện cuộc vận động “Hai không”	với 4 nội dung: “ Nói không với tiêu cực trong thi cử, chống bệnh thành tích trong thi cử, và nói không vơi vi phạm đạo đức nhà giáo, chống để học sin ngồi nhầm lớp.”
Điểm mới trong nghiên cứu:
Phân loại đối tượng học sinh. Tập trung nghiên cứu việc đọc âm, vần của học sinh yếu lớp 1.
PHẦN NỘI DUNG
Cơ sở lý luận:
“ Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người” ( Lê nin ). Kĩ năng nghe, nói, đọc, viết là điều kiện và phương tiện cần thiết của lao động học tập của học sinh. Thiếu ngôn ngữ con người không thể tham gia vào cuộc sống xã hội hiện đại, vào sản xuất hiện đại, vào sự phát triển văn hóa nghệ thuật.
Môn Tiếng Việt giữ vai trò đặc biệt với các môn học khác trong nhà trường. Hiện nay, học sinh đọc còn rất chậm, việc nhận diện các âm chưa nhanh. Chính vì thế, đọc tốt là một kĩ năng cần đạt của học sinh lớp 1.
Thực trạng của vấn đề	:
Vào lớp 1, học sinh bắt đầu chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động học tập. Đó là một khó khăn đối với các em . Đặc biệt vào lớp 1, các em bắt đầu tiếp xúc với một dạng hoạt động ngôn ngữ mới là đọc và viết. Chính đặc điểm này đòi hỏi giáo viên phải làm việc kiên trì, biết tổ chức quá trình dạy học kết hợp với vui chơi.
1/-Thuận lợi:
Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, các đoàn thể, cơ sở vật chất phục vụ khá đầy đủ. Được sự giúp đỡ của bạn đồng nghiệp.
Bản thân yêu nghề, mến trẻ. Học sinh chăm chỉ học tập.
Học sinh đều là người dân tộc Kinh.
2/-Khó khăn:
Học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhiều. Có học sinh cùng sống với ông bà, cha mẹ bận làm ăn, ít quan tâm đến việc học của con em mình. Thậm chí có nhiều phụ huynh giao phó hết việc học cho nhà trường. Một số học sinh chưa có ý thức học tập, không tập trung trong giờ học dẫn đến kết quả học tập không tốt.
Đa số học sinh yếu không được học mẫu giáo, các em chưa nhận diện được mặt chữ, các em chưa mạnh dạn phát biểu do sợ phát âm sai.
Kết quả khảo sát đầu năm:
Giỏi : 5 hs
Khá : 8 hs
TB: 9 hs
Yếu: 7 hs
Kém: 8 hs.
Biện pháp thực hiện:
Từ những thực trạng nêu trên, tôi đã thực hiện một số biện pháp rèn cho hoc sinh yếu lớp 1 đọc âm vần tốt hơn.
Họp PHHS đề nghị và yêu cầu thống nhất trang bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập cần thiết cho môn học. Phụ huynh nhắc nhở, uốn nắn kịp thời việc đọc bài ở nhà của học sinh.
Tham mưu với nhà trường để giáo viên có đủ đồ dùng tranh ảnh và tài liệu tham khảo phục vụ bài dạy. Đồng thời mượn đồ dùng học tập cho các em có hoàn cảnh khó khăn.
Xây dựng đôi bạn học giỏi và yếu kèm nhau, có tiêu chí thi đua khen thưởng vào cuối tuần.
Giáo viên nắm được đặc điểm tâm sinh lý học sinh của mình nhằm sử dụng phương pháp dạy học phù hợp.
Ngay từ đầu năm học, tôi cho học sinh nhận diện các âm thuộc phạm vi 24 chữ cái để phân ra nhóm học sinh cùng quên âm đó cùng ngồi chung một bàn. Tôi cho các em cài nhiều lần các âm thường hay quên và luyện đọc các âm đó nhiều lần.
Ví dụ:
Nhóm Thỏ Ngọc quên âm b. Tôi cho nhóm quan sát tranh hay vật thật có chứa âm b như: bóng, bi, bí, bưởi, bé, bà. Tôi cho nhóm nêu tên tương ứng với vật hoặc tranh vẽ. Từ đó, tôi giới thiệu cho các em biết bóng, bi, bí, bưởi, bé, bà đều có âm b. Tôi hướng dẫn cách phát âm b và luyện cho các em phát âm nhiều lần đến khi nhớ được âm b.
Khi các em đã đọc được âm b, tôi cho các em cài âm đó và đọc nhiều lần.
Sang phần âm ghép nghĩa là âm gồm hai âm đơn ghép lại với nhau. Tôi cho học sinh sắp xếp các âm có h đứng sau thành một nhóm để nói lên sự giống nhau và khác nhau của các âm đó.
Ví dụ:	c - ch
n - nh
t – th
k – kh
g – gh
p – ph
 ng – ngh
Cũng như âm đơn, tôi cho các em quan sát tranh ảnh và nêu nội dung tranh.
Ví dụ:
Các em nhìn tranh vẽ thỏ và nêu thỏ. Tôi giới thiệu tiếng thỏ có âm th. Tôi hướng dẫn các em cách phát âm th và rèn đọc âm th nhiều lần cho đến khi các em nhớ. Sau đó, tôi giới thiệu cho các em sự khác nhau của âm t và âm th khi phát âm. Tôi cho các em thi đua phát âm và sửa sai.
Đối với các âm ch – tr, ng- ngh, c – k, g – gh, tôi phân ra từng cặp để phát âm chính xác. 
Sang đến phần vần, tôi cho các em nhận diện vần và phân tích vần , hướng dẫn các em phát âm.
Ví dụ:
Giáo viên giới thiệu vần ia, nêu câu hỏi gợi ý học sinh phân tích vần ia. Học sinh nêu vần ia gồm hai âm: âm i đứng trước âm a đứng sau.
Giáo viên hướng dẫn các em cách phát âm: âm i đứng trước đọc trước, âm a đứng sau đọc sau. i – a ia
Tôi gọi các em đánh vần cho đến khi các em đánh vần nhanh và lưu loát thì tôi mới hướng dẫn các em đọc trơn vần.
Trong mỗi lần rèn đọc cho các em, tôi luôn thay đổi hình thức học tập. Tôi cho các em đọc cá nhân, đọc nhóm đôi, cho các em thi đua đọc với nhau. Trước khi đọc, tôi cho các em nhận diện vần, so sánh vần mới với vần cũ. Giáo viên lưu ý sửa sai cho các em khi phát âm. Chỉ có phát âm đúng mới giúp học sinh viết đúng chính tả và cảm thụ được nghĩa của tiếng, từ.
Bên cạnh thi đua đọc, tôi còn cho các em hái hoa học tập. Mỗi em hái một hoa có đính một âm hay vần và đọc to âm hay vần đó. Tôi thường xuyên khen ngợi các em, luôn động viên các em hãy tự tin và mạnh dạn phát âm dù phát âm chưa nhanh,chưa chính xác. Chính từ thế mà học sinh ham thích học tập và học tốt hơn.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: 
Học sinh vui thích tham gia các giờ phụ đạo.
Học sinh tự tin hơn, mạnh dạn trong việc phát âm.
Chất lượng được nâng lên, đã giảm được tỉ lệ học sinh yếu kém.
Hết phần đọc âm, 90 % học sinh yếulớp tôi đều đọc được các âm
Đến phần vần, 40% học yếu đã đọc trơn, 60% đọc còn đánh vần.
Kết quả đạt được:
Lớp
TS HS
Khảo sát đầu năm học
Kết quả cuối HKI
G
KH
TB
Y
K
G
KH
TB
Y
K
1
37
5
8
9
7
8
15
13
4
4
1
C. PHẦN KẾT LUẬN
Bài học kinh nghiệm:
Giáo viên cần phải biết được dặc điểm tình hình của từng đối tượng, phát huy những mặt tích cực của học sinh. Tổ chức tiết dạy sao cho các em luôn cảm thấy nhẹ nhàng và thích thú.
Giáo viên phải lưu tâm đến những em đọc còn yếu, luôn dành cho các em một sự ưu ái, một thái độ khích lệ, động viên, những lời chỉ bảo ân cần. Sự tiến bộ của các em trong học tập là phần thưởng vô giá đối với người giáo viên chúng ta.
Ý nghĩa của SKKN:
Nâng cao chất lượng giảng dạy.
Học sinh phát huy khả năng phân tích tổng hợp.
Khả năng ứng dụng và triển khai:
Đề tài này có thể nhân rộng trong phạm vi tổ. Giáo viên trao đổi kinh nghiệm để đề ra các biện pháp phù hợp hơn.
Những kiến nghị, đề xuất:
Để cuối năm học xóa hết được số học sinh lớp 1 đọc yếu, tôi có một số kiến nghị như sau:
Nhà trường cần tổ chức phụ đạo riêng ngay từ đầu năm học.
Giáo viên phải thật sự quan tâm, yêu thương, gần gũi và tạo không khí vui tươi để giúp các em học yếu ham thích đọc bài tốt.
Học sinh yếu cần phải tham gia đầy đủ các giờ phụ đạo.
Tân Thạch, ngày 27 tháng 12 năm 2010
Người thực hiện
 Nguyễn Ngọc Hạnh Thảo

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_ren_hoc_sinh_yeu_doc.doc