Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm dạy bài “Vẽ tranh theo đề tài” ở bậc Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm dạy bài “Vẽ tranh theo đề tài” ở bậc Tiểu học

I - ĐẶT VẤN ĐỀ :

Như chúng ta đã biết mỗi cá thể muốn thưởng thức cái đẹp, muốn khám phá những vẽ đẹp bí ẩn trong thiên nhiên và đời sống cần phải tiếp cận với thế giới mỹ thuật. Để có được những cảm nhận tinh tế và cái đẹp ngoài năng khiếu bẩm sinh và lòng say mê còn phải biết rèn luyện theo phương pháp hợp lý.

Ở bậc Tiểu học môn Mĩ thuật nói chung và phân môn “Vẽ tranh theo đề tài” nói riêng đều có nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng óc quan sát tìm tòi khám phá của những học sinh nhưng thông thường chúng ta xem nhẹ giờ học vẽ theo đề tài với những tiết học khác học sinh đã có sẵn tài liệu để học. Ví dụ : Một bài vẽ theo mẫu có sẵn mẫu của giáo viên , học sinh chỉ nhìn theo mẫu thật kỹ và cố gắng vẽ lại càng chính xác càng tốt. Chính vì vậy, chúng ta đã không rèn luyện được cho học sinh kỹ năng sáng tạo trong khi vẽ tranh. Có nhiều học sinh có đầu óc tư duy, có trí tưởng tượng tốt nhưng không muốn hoặc không có định hướng đúng đắn trong việc tìm tòi khám phá những cái đẹp để bức tranh có được nét riêng độc đáo của bản thân mình.

Là một giáo viên dạy chuyên môn Mĩ thuật, tôi rất boăn khoăn và trăn trở với thực trạng hiện nay. Học sinh sau khi học hết bậc Tiểu học nhưng nhận thức về thế giới nghệ thuật còn nhiều hạn chế, tranh vẽ còn lúng túng khó diễn tả.

Với chương trình học và đối tượng học sinh, tôi đã xác định rõ nhiệm vụ của mỗi giờ học vẽ tranh theo đề tài, tìm mọi cách phát huy tối đa tính tự chủ, độc lập sáng tạo và hứng thú học tập của học sinh trong giờ vẽ tranh theo đề tài bằng một số biện pháp cụ thể như sau :

 

doc 6 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 15/03/2022 Lượt xem 260Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm dạy bài “Vẽ tranh theo đề tài” ở bậc Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một vài kinh nghiệm dạy bài “Vẽ tranh theo đề tài”
ở bậc Tiểu học
I - Đặt vấn đề : 
Như chúng ta đã biết mỗi cá thể muốn thưởng thức cái đẹp, muốn khám phá những vẽ đẹp bí ẩn trong thiên nhiên và đời sống cần phải tiếp cận với thế giới mỹ thuật. Để có được những cảm nhận tinh tế và cái đẹp ngoài năng khiếu bẩm sinh và lòng say mê còn phải biết rèn luyện theo phương pháp hợp lý.
ở bậc Tiểu học môn Mĩ thuật nói chung và phân môn “Vẽ tranh theo đề tài” nói riêng đều có nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng óc quan sát tìm tòi khám phá của những học sinh nhưng thông thường chúng ta xem nhẹ giờ học vẽ theo đề tài với những tiết học khác học sinh đã có sẵn tài liệu để học. Ví dụ : Một bài vẽ theo mẫu có sẵn mẫu của giáo viên , học sinh chỉ nhìn theo mẫu thật kỹ và cố gắng vẽ lại càng chính xác càng tốt. Chính vì vậy, chúng ta đã không rèn luyện được cho học sinh kỹ năng sáng tạo trong khi vẽ tranh. Có nhiều học sinh có đầu óc tư duy, có trí tưởng tượng tốt nhưng không muốn hoặc không có định hướng đúng đắn trong việc tìm tòi khám phá những cái đẹp để bức tranh có được nét riêng độc đáo của bản thân mình.
Là một giáo viên dạy chuyên môn Mĩ thuật, tôi rất boăn khoăn và trăn trở với thực trạng hiện nay. Học sinh sau khi học hết bậc Tiểu học nhưng nhận thức về thế giới nghệ thuật còn nhiều hạn chế, tranh vẽ còn lúng túng khó diễn tả.
Với chương trình học và đối tượng học sinh, tôi đã xác định rõ nhiệm vụ của mỗi giờ học vẽ tranh theo đề tài, tìm mọi cách phát huy tối đa tính tự chủ, độc lập sáng tạo và hứng thú học tập của học sinh trong giờ vẽ tranh theo đề tài bằng một số biện pháp cụ thể như sau :
II – Biện pháp :
Tiết “Vẽ tranh theo đề tài” nhằm rèn luyện cho học sinh tập trung sáng tạo khi vẽ tranh, đưa các em tiếp cận với cái đẹp, tạo điều kiện cho năng khiếu Mĩ thuật của các em phát triển. Vì thế giáo viên muốn tạo được nhu cầu trên cần hướng dẫn học sinh biết định hướng nhanh chóng đúng đắn, biết chọn lọc những hình ảnh cô động nhất và tập trung nhất. Thông qua tranh đề tài người xem thấy được một phần cuộc sống được khái quát trên tranh mà cuộc sống thực hơn, đẹp đẽ và phong phú hơn.
Quá trình vẽ tranh theo đề tài ở Tiểu học người ta đã vận dụng lý thuyết hơi nhiều so với hoạt động của học sinh, nói cách khác từ lý thuyết đến hoạt động lời nói, từ cấu trúc 4 bước của nó, ta đã xây dựng một hệ thống rèn luyện kỹ năng làm việc vừa sát với đối tượng học sinh, vừa đảm bảo những yêu cầu cơ bản về mặt tri thức giáo dục, kỹ năng sáng tạo. Có thể như thế thế ta mới mong được đạt được kết quả cao trong gìơ dạy. Tôi đã tiến hành dạy giờ “Vẽ tranh theo đề tài” theo các bước sau.
Cấu trúc hoạt động
Hệ thống kỹ năng
1. Định hứơng bài vẽ
- Kỹ năng xác định đề tài, yêu cầu và giới hạn đề tài (kỹ năng tìm hiểu đề tài).
- Kỹ năng xác định tư tưởng cơ bản đề mình chọn.
2. Lập chương trình hướng dẫn khai thác nội dung chủ đề.
- Kỹ năng tìm đề tài (thu nhập hình ảnh cho bài vẽ.
- Sắp xếp xây dựng chủ đề.
3. Thực hiện hoá chương trình
- Học sinh biết sắp xếp bố cục bức tranh.
- Vẽ màu
4. Kiểm tra lại chương trình
- Kỹ năng hoàn thiện bài vẽ
* Cụ thể các bước như sau :
Bước 1 : Định hướng bài vẽ : 
Đây chính là bước giáo viên hướng dẫn học sinh làm đề tài, xác định đề tài cụ thể thuộc nội dung gì ?
Yêu cầu trọng tâm của bài
Ví dụ : Vẽ tranh theo đề tài : “Vẽ tranh về cô, chú bộ đội” (lớp 3)
Học sinh xác định được : Đề tài cụ thể thuộc nội dung gì ? Và sau đó giáo viên cần chọn lọc các tranh mẫu và mỗi tranh phải có những nét đặc biệt, điển hình để giúp học sinh khai thác thêm bài học, các bức tranh bao gồm 3 loại : Loại tốt, loại trung bình và loại chưa tốt. Trước khi sử dụng đồ dùng dạy học này, giáo viên cần xem xét kỹ, suy nghĩ từng nội dung tranh, để khi lên lớp sử dụng hết hiệu quả của từng bức tranh. Tránh sử dụng tranh mẫu một cách qua loa hoặc quá sơ sài.
Khi đã chuẩn bị đồ dùng trực quan, vấn đề còn lại là làm sao cho học sinh nắm được bài, đồ dùng dạy học là con đường dẫn dắt tốt cho học sinh đến với bài vẽ mới. Vẽ theo đề tài là một khái niệm rộng rãi chứa đựng nhiều nội dung chủ đề nhỏ, cần lựa chọn lấy một chủ đề sao cho phù hợp với khả năng và ý thích của bản thân qua hướng dẫn của giáo viên học sinh hình thành khái niệm và nắm rõ yêu cầu của tiết học.
Bước 2 : Lập chương trình, hướng dẫn khai thác nội dung chủ đề :
Mỗi đề tài có nhiều chủ đề khác nhau, có hiểu được nội dung chủ đề học sinh mới hình dung, tưởng tượng ra được những hình ảnh có liên quan đến nội dung bài vẽ. Trong phần này, tốt nhất là giáo viên nên chuẩn bị một hệ thống câu hỏi từ dễ đến kho, có liên quan trực tiếp đến nội dung chủ đề, hệ thống câu hỏi này sẽ giúp học sinh suy nghĩ tìm hiểu đề tài, tránh sử dụng những câu hỏi khó đối với học sinh, nên sử dụng những câu hỏi có tính gợi mở để gây hứng thú, lôi cuốn học sinh khi trả lời câu hỏi.
Việc khai thác chủ đề cần thật cụ thể, dễ hiểu và gần với suy nghĩ các em.
Ví dụ : Khi vẽ theo đề tài “vẽ tranh cô, chú bộ độ” giáo viên cần phải hướng dẫn, khai thác cái gì ? Gợi ý cho các em liên tưởng đến chú bộ đội mà các em đã từng gặp và yêu mến, gần gũi với nhiều khía cạnh khác nhau: Chú bộ đôị về ghé thăm nhà, chú bộ đội kể chuyện chiến đấu cùng các em, chú bộ đội dạy múa hát... giúp các em chọn một trong những chủ đề mà các em cảm thâý thích thú, say mê. Có như thế thì các em mới vẽ đẹp. Cần nhớ những hình ảnh có liên quan đến chủ đề và suy nghĩ xem, nên chọn những hình ảnh nào là trọng tâm của tranh, hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ, dùng để hỗ trợ thêm nhằm làm nổi bật hình ảnh chính. Nên chọn những hình ảnh đẹp, không quá phức tạp và phù hợp với nội dung chủ đề.
Ví dụ : Dùng câu hỏi để gợi ý cho học sinh.
- Trang phục của cô, hoặc chú bộ đội như thế nào (quần áo, giày dép, mũ)
- Quân phục gồm có những cái gì ?
- Quần áo màu gì ? Mũ có gắn hình ảnh gì ? (ngôi sao...)
Bước 3 : Thực hiện hoá chương trình :
Vẽ được một bức tranh theo đề tài là một việc rất khó đối với học sinh Tiểu học nói chung. Nếu không có tranh mẫu, không có gợi ý của giáo viên học sinh sẽ rất lúng túng. Vì thế tranh theo mẫu và phân tích cách xây dựng, sắp xếp bổ cục của từng bức tranh để học sinh quan sát, nhận xét là việc làm hết sức cần thiết. Nếu giáo viên chỉ nói mà không có tranh minh họa thì học sinh rất khó tiếp thu, cần có sự phối hợp giữa lời giảng và tranh minh họa nhằm gợi ý để học sinh suy nghĩ, nhớ lại những hình ảnh có liên quan đến đề tài (người, vật, nhà cửa, cây cố có thể đưa vào tranh) sao cho hài hoà, thuận mắt và nổi bật được nội dung chủ đề việc sắp xếp bổ cục tranh cho lợp thì học sinh sẽ lúng túng không vẽ được. Biện pháp tốt nhất đó là sau khi gợi ý chung hãy để các em vẽ tự do sau đó căn cứ vào vẽ của học sinh mà hướng dẫn cụ thể như vậy các em sẽ tiếp thu dễ dàng hơn. 
- Màu sắc luôn luôn hấp dẫn luôn cuốn các em học sinh Tiểu học. Trong tranh đề tài màu sắc là sự kết hợp hài hoà giữa cảm xúc và lý chí, màu sắc tạo nên linh hồn của bức tranh. Khi hướng dẫn vẽ màu, giáo viên cần lưu ý hứơng dẫn kỹ thuật sử dụng các chất liệu mà (màu dạ, sáp màu, màu nước, màu bột...) bằng cách thông qua giới thiệu từng chất liệu cụ thể và thực hành mẫu của giáo viên. Cùng với việc hướng dẫn kỹ thuật là việc hướng dẫn tô màu và phối hợp cho phù hợp với bố cục và nội dung tranh.
Thường thì học sinh tiểu học rất thích vẽ màu nguyên chất và khi sử dụng màu các em vẽ theo cám tính, nếu sự tác động của giáo viên không đúng lúc, đúng chỗ thì sẽ ảnh hưởng không tốt tới học sinh và làm mất đi những màu sắc trong sáng, ngây thơ của các em. Chính vì thế việc hứơng dẫn học sinh thi vẽ màu cần khéo léo và mang tính chất gợi ý, động viên khích lệ tránh ép buộc học sinh vẽ màu theo ý giáo viên hoặc bắt chước các tranh mẫu.
Để các em vẽ màu tự do theo yêu thích, chắc chắn các em sẽ phát huy được năng lực của bản thân và bộc lộ rõ mình.
Trong khi học sinh làm bài thực hành giáo viên cần đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn thêm, chú ý giúp đỡ những học sinh còn lúng túng, chưa nắm chắc nội dung bài, động viên khích lệ những học sinh vẽ tốt, chứ không nên vẽ hay chữa bài tập trực tiếp vào tranh học sinh hoặc bắt các em vẽ theo ý của mình. Có thể lấy một số học sinh đang vẽ để hướng dẫn bổ sung cho học sinh cả lớp.
Bước 4 : Kiểm tra chương trình: 
Đây là một bước rất quan trọng và cần thiết cho các bài dạy “Vẽ tranh theo đề tài”. 
Cuối tiết dạy của từng bài hoặc tiết sau, giáo viên cần dành thời gian để nhận xét, đánh giá bài vẽ củ học sinh (nên dùng dây, cặp treo lên bảng), nhận xét đánh giá đúng sẽ có tác dụng khích lệ tinh thần học tập của học sinh. Nếu đánh giá chung chung hoặc không đúng sẽ làm cho các em mất hứng thú, chán nản không thích vẽ nữa. Bởi vậy việc đánh giá học sinh giáo viên cần lưu ý một số điểm sau :
- Lấy khen ngợi để động viên học sinh là chính.
- Tránh chê học sinh trước lớp, cố gắng tìm ra những chỗ tốt (dù nhỏ nhất) để khen những học sinh vẽ còn hạn chế.
- Tổ chức trưng bày tranh vẽ của học sinh để khích lệ phong trào học tập.
- Không cho điểm kém đối với những học sinh chưa hoàn thành bài vẽ, tạo điều kiện để các em đó tiếp tục hoặc vẽ lại đến khi đạt yêu cầu. 
- Học sinh tự đánh giá lẫn nhau :
III – Kết quả :
Với hình thức tổ chức và cách thức tiến hành như trên, tôi đã thu được kết quả đáng kể. Học sinh rất say mê hứng thú học tập, lớp học sinh động, tự nhiên không ngượng ngạo. Học sinh làm việc một cách rất hăng say, chăm chú. Với các tiết dạy như trên luôn tạo được tình huống tốt và kích thích sự tìm tòi sáng tạo và khả năng quan sát của học sinh, đặc biệt là hệ thống câu hỏi gợi mở. 
Để kiểm tra so sánh trong năm học vừa qua, tôi đã chọn 2 lớp 3A và 3B có trình độ tương đối đồng đều và áp dụng phương pháp :
1. Dùng hệ thống câu hỏi gợi mở, tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan với lớp 3A
2. Nặng về lý thuyết, ít sử dụng đồ dùng trực quan
Với lớp 3B. Kết quả đạt được ở mỗi lớp như sau :
Lớp 3A
Lớp 3B
tổng
số
Số HS vẽ đạt
SHS vẽ chưa đạt
tổng
số
Số HS vẽ đạt
SHS vẽ chưa đạt
SL
%
SL
%
SL
%
Sl
%
33
31
94
1
2,8
25
16
64
9
36
Qua kết quả trên tôi nhận thấy : 
- Phương pháp 1: Dùng hệ thống câu hỏi gợi mở tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan tiết học sôi nổi, tạo được nhiều hứng thú khi các em vẽ tranh; chính từ ngữ hệ thống câu hỏi gợi mở để các em liên tưởng đến nội dung đề bài , từ những dụng cụ trực quan sinh động đã tạo cho các em có khả năng quan sát nhận xét, trí tưởng tượng, tính chính xác và đặc biệt duy trì tính tư duy sáng tạo và óc thẩm mỹ, cũng chính vì thế các em vẽ bài có kết quả cao hơn, đa dạng hơn về cách thể hiện với nhiều sản phẩm đẹp hơn.
Phương pháp 2: Theo cách nặng lý thuyết ít sử dụng đồ dùng trực quan, mức độ tiếp thu bài của học sinh chưa cao, thao tác vẽ chưa thành thạo (do thời gian thực hành ít) cuối tiết học chỉ có một số em thực sự có năng khiếu mới hoàn thành bài tập tại lớp, có rất ít bài vẽ đẹp, dẫn đến các em không có hứng thú học vẽ. Chính vì thế mà hiệu quả của phương pháp 2 rất thấp. 
IV - Bài học kinh nghiệm :
Qua các tổ chức tiết dạy “Vẽ theo theo đề tài” như trên và đã thu được những kết quả nhất định, bản thân tôi rút ra được một số bài học như sau :
- Giáo viên cần phải kiên trì, chịu khó nghiên cứu bài dạy một cách chu đáo, phải nắm vững nội dung yêu cầu, nhiệm vụ của từng tiết dạy cụ thể, nắm được đặc điểm tâm lý cũng như khả năng tư duy sáng tạo của học sinh.
- Trong quá trình giảng dạy, giáo cần sáng tạo vận dụng nhiều hình thức, phương pháp khác nhau đối với từng khối lớp. Động viên, khuyến khích học sinh kịp thời, tránh chê trách trước lớp để khơi dậy học sinh nhu cầu hứng thú giao tiếp và học tập. Đó cũng là cơ sở để học sinh hoạt động, tiếp xúc với “ngôn ngữ” thực sự của môn Mĩ thuật.
- Tăng cường làm đồ dùng dạy học khi chưa có tranh mẫu và dụng cụ trực quan được cấp phát đồng bộ. 
Trên đây là một bài kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi đã áp dụng thành công trong năm học 2004 – 2005. Chắc chắn còn nhiều hạn chế, rất mong được sự góp ý của cấp trên và đồng nghiệp để ngày càng có kết quả cao hơn trong giảng dạy môn Mĩ thuật nói chung và phân môn “Vẽ tranh theo đề tài” nói riêng.
V - ý kiến đề xuất
Hiện nay trong nhà trường Tiểu học chưa có đồ dùng trực quan đầy đủ dành cho môn Mĩ thuật, điều đó gây không ít khó khăn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. Nếu tự làm vừa mất thời gian và không đồng bộ, rất tốn kém, hiệu quả tỉ mĩ khôngcao. Vì vậy tôi cũng như các đồng nghiệp dạy môn Mĩ thuật rất mong muốn cấp lãnh đạo ngành giáo dục, kết hợp cùng công ty thiết bị trường học có kế hoạch trang bị đồng bộ đồ dùng trực quan dành cho bộ môn Mĩ thuật, để phục vụ công tác giảng dạy đạt kết quả tốt nhất
 Xin chân thành cảm ơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_kinh_nghiem_day_bai_ve_tranh_t.doc