Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy môn Lịch sử lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy môn Lịch sử lớp 5

PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH KHI DẠY MÔN LỊCH SỬ LỚP 5.

 A.PHẦN MỞ ĐẦU

 Lý do chọn đề tài:

 Bác Hồ từng nói “Có tài mà không có đức ,là người vô dụng. Có đức mà không có tài , làm việc gì cũng khó”.Mỗi giáo viên chúng ta cũng nhận thấy và đang thực hiện: Giáo dục những học sinh vừa có đức có tài để phục vụ đất nước. Mục tiêu của giáo dục là phát triển toàn diện con người về đạo đức ,trí tuệ , thể chất thẩm mỹ và kỹ năng nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và tiến bộ khoa học công nghệ.

Môn tự nhiên xã hội cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản và ban đầu về các sự vật, sự kiện, hiện tượng và mối quan hệ giữa chúng trong tự nhiên, con người và xã hội, về cách vận dụng kiến thức đó trong đời sống và sản xuất.

Cùng với môn Tiếng Việt và Toán học, môn tự nhiên xã hội là môn quan trọng nhất trong chương trình tiểu học.

Qua nhiều năm giảng dạy ở khối lớp 5, do đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh , nên việc dạy và học môn lịch sử còn khó với giáo viên và có phần tẻ nhạt với học sinh . Vì đa số phụ huynh đều quan niệm lịch sử là môn phụ không có tính quyết định trong thi cử nên thường không thích đầu tư cho môn học

Mặt khác, chương trình lịch sử lớp 5 giúp học sinh lĩnh hội được một số tri thức ban đầu và thiết thực về xã hội. Đó là các sự kiện và nhân vật tiêu biểu trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Từ đó hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng quan sát, mô tả, phân tích, so sánh, đánh giá mối quan hệ giữa các sự kiện trong xã hội, đồng thời vận dụng các tri thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Qua đó khơi dậy và bồi dưỡng tình yêu đất nước, hình thành thái độ đúng đắn đối với bản thân, gia đình, cộng đồng, kích thích tính ham hiểu biết khoa học của học sinh. Để từ đó các em có lòng tự hào dân tộc phát huy mọi khả năng để xây dựng một tương lai xứng đáng với lịch sử của dân tộc.

 

doc 27 trang Người đăng hang30 Lượt xem 1808Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy môn Lịch sử lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH KHI DẠY MÔN LỊCH SỬ LỚP 5.
 A.PHẦN MỞ ĐẦU
 Lý do chọn đề tài:
 Bác Hồ từng nói “Có tài mà không có đức ,là người vô dụng. Có đức mà không có tài , làm việc gì cũng khó”.Mỗi giáo viên chúng ta cũng nhận thấy và đang thực hiện: Giáo dục những học sinh vừa có đức có tài để phục vụ đất nước. Mục tiêu của giáo dục là phát triển toàn diện con người về đạo đức ,trí tuệ , thể chất thẩm mỹ và kỹ năng nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và tiến bộ khoa học công nghệ. 
Môn tự nhiên xã hội cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản và ban đầu về các sự vật, sự kiện, hiện tượng và mối quan hệ giữa chúng trong tự nhiên, con người và xã hội, về cách vận dụng kiến thức đó trong đời sống và sản xuất.
Cùng với môn Tiếng Việt và Toán học, môn tự nhiên xã hội là môn quan trọng nhất trong chương trình tiểu học.
Qua nhiều năm giảng dạy ở khối lớp 5, do đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh , nên việc dạy và học môn lịch sử còn khó với giáo viên và có phần tẻ nhạt với học sinh . Vì đa số phụ huynh đều quan niệm lịch sử là môn phụ không có tính quyết định trong thi cử nên thường không thích đầu tư cho môn học 
Mặt khác, chương trình lịch sử lớp 5 giúp học sinh lĩnh hội được một số tri thức ban đầu và thiết thực về xã hội. Đó là các sự kiện và nhân vật tiêu biểu trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Từ đó hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng quan sát, mô tả, phân tích, so sánh, đánh giá mối quan hệ giữa các sự kiện trong xã hội, đồng thời vận dụng các tri thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Qua đó khơi dậy và bồi dưỡng tình yêu đất nước, hình thành thái độ đúng đắn đối với bản thân, gia đình, cộng đồng, kích thích tính ham hiểu biết khoa học của học sinh. Để từ đó các em có lòng tự hào dân tộc phát huy mọi khả năng để xây dựng một tương lai xứng đáng với lịch sử của dân tộc.
Với trăn trở hiện nay , tại sao lớp trẻ rất hiểu về lịch sử các nước nhưng lại mù mờ về lịch sử của chính dân tộc mình . Chúng ta không trách các em thờ ơ , mà hỏi tại sao chúng ta không đưa lịch sử dân tộc đến với các em bằng cách nào đó vừa gần gũi vừa hứng thú , để các em tiếp nhận một cách dễ dàng hơn , không cứng nhắc khô khan . Phải làm sao để các em tự khám phá , để biết để hiểu và chắc chắn khi đã biết đã hiểu thì các em sẽ yêu mến và những giờ học lịch sử sẽ trở nên hứng thú say mê hơn .Do đó tôi đã chọn đề tài : PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH KHI DẠY MÔN LỊCH SỬ 5. Hy vọng mình sẽ đóng góp một phần nhỏ bé, thật nhỏ bé làm rạng danh những trang sử vàng dân tộc , khơi dậy lòng tự hào về truyền thống đấu tranh của DÂN TỘC VIỆT NAM 
THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 
Thuận lợi: 
-Ban giám hiệu luôn quan tâm tạo mọi thuận lợi cho giáo viên và học sinh về cơ sở vật chất cũng như các điều kiện nhà trường hiện có.
-Hiện nay các nguồn thông tin từ sách báo, truyền hình truyền thanh khá phong phú, phần nào giúp giáo viên tự học hỏi nâng cao tay nghề. Nội dung sách giáo khoa phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh .
-Luôn được sự ủng hộ động viên giúp đỡ của anh em đồng nghiệp , nhất là anh chị trong khối 5. 
-Bản thân là giáo viên dạy lâu năm ở khối lớp 5.
-Đồ dùng dạy học cũng được trang bị, một số đồ dung tự làm đạt hiệu quả cao. 
2. Khó khăn: 
Lớp có quá nhiều các em có hoàn cảnh khó khăn ( 12/18 học sinh ) , gia đình chưa có sự quan tâm nhiều đến việc học của học sinh.. 
-Cơ sở vật chất còn thiếu thốn , chưa có phòng chức năng, Đồ dung dạy học tuy được trang bị nhưng chưa đủ và phong phú. 
-Phòng học chưa có bàn ghế đúng quy cách nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo viên thiết kế bài dạy cho phù hợp hoàn cảnh phòng ốc, lớp học.
-Thư viện chưa có nhiều sách báo để tham khảo. 
3. Số liệu thống kê: 
 Khi mới nhận các em lớp của tôi, qua trao đổi và thông qua một số tiết dạy lịch sử đầu năm, tôi nhận thấy thực trạng học sinh ở lớp chỉ có khoảng 4 em học môn này một cách tích cực, khoảng 6 em học trung bình, còn lại 8 em học rất thụ động.Các em chỉ thụ động nghe và biết những sự kiện , nhân vật lịch sử mà nội dung bài nhắc đến , các em chưa hứng thú tìm hiểu sâu hơn , rộng hơn về những gì các em cần phải tìm hiểu 
-Lớp chủ nhiệm 5/1;	 sĩ số học sinh:18 :	trong đó có:7 nữ
B.NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 
1. Tính thiết yếu của việc dạy môn lịch sử : 
-Mỗi chúng ta sinh ra và lớn lên trên đất nước Việt Nam. Mỗi người đều mang trong mình dòng máu Lạc Hồng , chúng ta đều là con một mẹ , sống chung một mái nhà nước Việt .Vậy tại sao con em chúng ta không hiểu biết gì về lịch sử nước ta . Không biết không hiểu sao yêu mến được ? .Tất cả phải làm sao cho các em biết - hiểu – yêu mến -tự hào về lịch sử dân tộc. Trách nhiệm nặng nề vẻ vang này là của mỗi giáo viên. Người giáo viên là người lãnh sứ mệnh cao cả đó . Là cầu nối để đưa các em đến gần hơn với những trang lịch sử hào hùng của ông cha ta . Nhưng làm được điều đó trước hết người giáo viên phải có kiến thức , am hiểu về lịch sử dân tộc và bản thân người giáo viên đã yêu mến -tự hào . Thì mới thực sự làm tròn trách nhiệm vẻ vang đó. -Trong sự nghiệp giáo dục hiện nay , theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, trong đó người giáo viên luôn giữ vai trò tổ chức chỉ đạo , học sinh tích cực chủ động nắm tri thức , tạo cho học sinh sự tham gia hứng thú và trách nhiệm . Người giáo viên đảm nhận vai trò xây dựng kế hoạch ,hướng dẫn hoạt động và hợp tác. Người học được người dạy theo sát giúp đỡ trong quá trình học nên tích cực tự giác và thể hiện sự năng động trong hoạt động học tập , kết quả cuối cùng là học sinh đã tiếp thu được những nguồn tri thức mới. Bằng sự khám phá của bản thân với sự định hướng , giúp đỡ của giáo viên.Tự mình khám phá ra tri thức học sinh sẽ cảm nhận được sự hứng thú say mê và yêu mến môn học hơn ngàn lần những gì học sinh tiếp nhận một cách thụ động từ giáo viên .
2. Đặc điểm môn lịch sử lớp 5 
-Sách giáo khoa lớp 5 biên soạn phù hợp với tâm lý nhận thức của học sinh tiểu học. Không quá tải về kiến thức . Tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học. Giúp học sinh tự rèn tại lớp , tại nhà. Nhằm giúp học sinh có ý thức tự giác trong học tập. 
-Đặc điểm môn lịch sử lớp 5 là cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản thiết thực về các sự kiện , nhân vật lịch sử tiêu biểu,sắp xếp theo thứ tự thời gian, đại diện cho các thời kỳ lịch sử , không chứa đựng huyền thoại , truyền thuyết hay phóng tác , hư cấu lịch sử. Về mức độ chỉ giới hạn ở mức biết lịch sử , còn yêu cầu về hiểu lịch sử chỉ ở mức rất sơ đẳng , chủ yếu xem xét ý nghĩa của các sự kiện , các nhân vật lịch sử đối với xã hội. 
-Nội dung dạy học : Hơn 80 năm chống thực dân Pháp, (1858-1945): Các cuộc khởi nghĩa và hoạt động yêu nước _Thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Cách mạng tháng tám 1945 và tuyên ngôn độc lập (2/9/1945). 
Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc (1946-1954); thực dân Pháp trở lại xâm lược. Những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.Chiến thắng Điện Biên Phủ. 
-Kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng đất nước (1954-1975). 
Đất nước thống nhất , cả nước xây dựng xã hội chủ nghĩa(1975-đến nay ) .Thành tựu tiêu biểu của công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa .
3.Mục tiêu của môn lịch sử lớp 5 : : 
Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh các kỹ năng :
*Quan sát các sự vật , hiện tượng; thu thập,tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn khác . 
*Nêu thắc mắc đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp 
*Trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói , bài viết , hình vẽ, sơ đồ. 
*Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh những thái độ và thói quen: 
Ham học hỏi , tìm hiểu để biết về môi trường xung quanh các em . 
Yêu thiên nhiên , con người, quê hương đất nước 
Tôn trọng bảo vệcảnh quan thiên nhiên và văn hoá gần gũi với học sinh.
 Từ những giờ học trên lớp , các em biết , hiểu- yêu mến - tự hào hơn về đất nước, con người Việt Nam. Từ đó các em thấy được trách nhiệm vinh dự của người đội viên đối với quê hương đất nước, với tổ quốc than yêu. Để làm rạng danh nước Việt trên toàn cầu. 
Trên đây là một số cơ sở lí luận và tình hình thực tế dạy học môn lịch sử lớp 5 mà tôi đã gặp phải. Tất nhiên còn nhiều tồn tại ở giáo viên và học sinh. Vậy khi hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức môn lịch sử như thế nào để phát huy được tính tích cực của học sinh là một điều mà tôi và các đồng nghiệp rất quan tâm.
II.NỘI DUNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
 1.Nguyên nhân những tồn tại trên :
 Qua một số năm giảng dạy ở khối lớp 5 (Môn TNXH trước đây – môn lịch sử và địa lý những năm thay sách ), trao đổi cùng bạn bè đồng nghiệp và thăm dò ý kiến của học sinh tôi nhận thấy : Học sinh hiểu biết rất mơ hồ về lịch sử. Thậm chí còn nhầm lẫn giữa nhân vật lịch sử nước nhà với nhân vật lịch sử tronh phim ảnh, không hứng thú khi đến giờ học lịch sử. Tình trạng trên theo ý kiến bản thân tôi là do những nguyên nhân sau :
 Nguyên nhân khách quan : Phim ảnh sách truyện về lịch sử của ta còn nghèo nàn đơn điệu , không phong phú, sức hấp dẫn chưa cao. Nhiều thể loại chưa phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi, các em bị ảnh hưởng nhiều bởi phim truyện nước ngoài,.
 Nguyên nhân chủ quan :Trang thiết bị phục vụ cho môn học còn nghèo nàn , giáo viên chưa đi sâu nghiên cứu tài liệu giảng dạy , chưa nhiệt tình trong bài dạy. Các hình thức dạy học còn đơn điệu, khô cứng . Bản than giáo viên có phần xem nhẹ phân môn này so với Toán và Tiếng Việt, chính vì thế khi tham gia các hội thi giáo viên rất dè dặt khi lựa chọn phân môn Lịch sử. 
2.Biện pháp thực hiện:
 Từ đặc trưng và mục tiêu của phần lịch sử trong chương trình tiểu học tôi nhận thấy : Để có một tiết học lịch sử thành công, phát huy được tính tích cực của học sinh đòi hỏi phải có sự chuẩn bị thật kỹ của người dạy và người học.
 Về phía giáo viên :
 Căn cứ vào mục tiêu và nội dung của bài lịch sử, những yêu cầu cơ bản của bài, trình độ học sinh, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của trường lớp để thiết kế bài dạy.
 Căn cứ vào dạng bài lịch sử mà giáo viên chuẩn bị ảnh tư liệu, bản đồ, lược đồ, tìm hiểu thông tư từ nhiều nguồn, tham khảo nhiều kiến thức về sự kiện lịch sử liên quan đến nội dung bài dạy.
 Về phía học sinh :
 Chuẩn bị bài ở nhà như : Xem kỹ nội dung bài học, chú ý trước những câu hỏi trong SGK.
 Tìm hiểu sưu tầm thêm những tư lệu có liên quan đến bài họcqua người thân qua sách báo,
Để phát huy tính tích cực của học sinh trong phân môn lịch sử ... ắng Biên giới thu- đông năm 1950”
2 Hoạt động 2 :.
 Mục đích: Tìm hiểu nguyên nhân mở ra chiến dịch Biên Giới thu-đông.
-Từ giữa năm 1948 đến năm 1950, tình hình nước ta như thế nào ?
-Trước tình hình đó thực dân Pháp đã làm gì ?
-Vì sao ta mở chiến dịch Biên Giới thu –đông ?
Giáo viên chốt : chốt kiến thức: Kết hợp chỉ trên lược đồ và tranh tư liệu: Sau thất bại ở chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947, nhờ sự giúp sức của đế quốc Mỹ, thực dân Pháp lại thực hiện âm mưu thâm độc “khóa chặt biên giới Việt Trung”bằng cách tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4 một hệ thống trên 40 đồn bốt từ Cao Bằng đến Lạng Sơn nhằm cắt đứt đường liên lạc của ta với các nước anh em hòng nhanh chóng kết thúc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam. Đứng trước âm mưu thâm độc của kẻ địch, Bác Hồ đã họp với Đảng - Chính phủ và Bộ tư lệnh quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm 3 mục đích: Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch; khai thông biên giới Việt Trung để mở rộng quan hệ với các nước anh em; củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc nơi đây Bác Hồ - Đảng – Chính phủ hoạt động chỉ huy cuộc kháng chiến chống Pháp.
Vậy diễn biến của chiến dịch Biên giới như thế nào? Ta có đạt được mục đích đề ra hay không ta sẽ tìm hiểu phần thứ hai của bài.
3.Hoạt động 3 :
+Mục đích; Học sinh nêu được diễn biến chiến dịch Biên Giới thu- đông .
Giáo viên treo bản đồ và lược đồ 
Cho học sinh lên chỉ bản đồ
Các nhóm bốc thăm câu hỏi
1.Vì sao ta chọn cứ điểm Đông Khê làm điểm tấn công để mở màn chiến dịch ?
2.Ai là người trực tiếp chỉ huy, kiểm tra kế hoạch công tác chuẩn bị mặt trận Biên Giới ?
3.Hãy tường thuật lại trận đánh tiêu biểu nhất của chiến dịch Biên Giới thu –đông .Trình bày kết hợp chỉ lược đồ 
Giáo viên ghi những sự kiện chính lên bảng. 
Cho học sinh làm bài tập:
1.Chiến dịch Biên giới thu-đông diễn ra trong thời gian :
 a. 29 ngày đêm.
 b.19 ngày đêm.
 c. Ý a,b sai 
 d. Ý a, b đúng
 Giáo viên chốt :Qua chiến dịch Biên Giới , ta thấy được tinh thần quyết chiến quyết thắng của quân-dân ta cùng với sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Bác ,làm nên chiến thắng lịch sử đó. Trong chiến dịch này những hình ảnh nào gây cho em xúc động nhất và tấm gương sáng nào nổi bật nhất các em cùng thảo luận nhóm đôi và ghi ý kiến ra giấy . Sau đó đại diện nhóm lên thuyết trình 
4.Hoạt động 4 :
+Nêu cảm tưởng của em khi quan sát hình Bác trên mặt trận Biên giới ?
+ Hành động của anh La Văn Cầu thể hiện điều gì ?
+ Quan sát hình ảnh tù binh Pháp bị bắt trong chiến dịch Biên giới gợi cho em có suy nghĩ gì? 
+ Học sinh nêu được ý nghĩa của chiến dịch Biên giới
-Nêu điểm khác biệt chủ yếu trong chiến dịch Biên giới và chiến dịch Việt Bắc ? 
Giáo viên cho1 học sinh nêu bài làm và cho lớp nhận xét-sửa bài chung 
Giáo viên cho học sinh làm bài tập 
2.Chiến thắng Biên giới thu –đông có ý nghĩa :
Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch
Khai thông biên giới Việt Trung
Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc
Tất cả các ý trên 
Giáo viên chốt và cho học sinh nêu nội dung bài học 
Củng cố –dặn dò ;
 +Các nhóm lên thuyết minh các bức tranh hoặc tư liệu mà nhóm mình sưu tầm được có liên quan đến căn cứ địa Việt Bắc
Chuẩn bị bài sau: Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới
Nhận xét giờ học.
Học sinh lên trả lời 
Học sinh làm bảng con 
Chọn ý c
Học sinh mở sách giáo khoa trang 32
Đọc thầm đoạn chữ nhỏ trong sách trang 32
Học sinh trả lời cá nhân 
Cho học sinh nhận xét lẫn nhau
Học sinh lên xác định Việt Bắc trên bản đồ
Xác định căn cứ điểm Đông Khê trên lược đồ.
Các nhóm thảo luận 
Đại diện báo cáo kết hợp chỉ lược đồ
Học sinh làm bài tập vào bảng 
Một học sinh lên điều khiển, đồng ý giơ thẻ đỏ, không đồng ý giơ thẻ xanh 
Các nhóm quan sát tranh sách giáo khoa và tranh ảnh sưu tầm được trình bày ra giấy
Vài nhóm lên trình bày thuyết minh tranh 
Lớp nhận xét- Tuyên dương những nhóm có tranh ảnh nhiều , bài thuyết trình hay .
Học sinh làm bài tập bảng con 
Nhận xét 
Chọn ý d
Học sinh lên thuyết minh
Tuyên dương những em có nhiều bài thơ, tranh ảnh đẹp về Việt Bắc
KẾT QUẢ.
Kết quả về chất lượng thu được:
 Sáng kiến này đã được tổ khối công nhận và áp dụng trong toàn khối 4,5,thu được nhiều kết quả tốt
So với đầu năm chất lượng của các em về môn lịch sử trong năm đã tiến bộ rõ rệt.Tất cả các bài kiểm tra đột xuất, báo trước, kiểm tra miệng các em đều đạt từ 7 trở lên.
 ĐIỂM
9-10
7-8
5-6
0-4
KẾT QUẢ THI HKII
16/18
2/18
-
Lịch sử toàn khối 5 cuối năm đạt 80% học sinh khá giỏi.
Kết quả về tình cảm với bộ môn:
Trước đây, lớp tôi các em rất sợ khi đến giờ lịch sử và không thích học. Còn đến nay, các em chờ đón được học một tiết sử hiếm hoi trong tuần với tất cả lòng nhiệt tình và hào hứng của mình.
Kết quả năng lực học tập của học sinh:
Từ sự tự tin, từ năng lực chủ động, phát huy tính tích cực của mình trong giờ lịch sử, các em đã coi mỗi tiêt sử là một cuộc tranh tài, một cuộc thi nho nhỏ để tìm ra kiến thức mới, được trở lại khí thế hào hùng của dân tộc trước kia đã cách xa các em rất lâu.Từ đó làm cho các em thêm yêu quê hương, yêu đất nước hơn.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 
-Bài học rút ra qua thực nghiệm đề tài
Nói tóm lại để phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy môn kịch sử lớp 5, người giáo viên cần phải phối hợp các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học lịch sử rất đa dạng. Muốn làm được điều đó, giáo viên phải thực hiện:
Nắm vững chương trình.
Nắm vững đặc trưng phương pháp bộ môn.
Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh để minh hoạ.
Chuẩn bị cơ sở vật chất cho việc dạy học.
Giáo viên cần hướng dẫn khích lệ động viên các em học còn yếu , nhút nhát bằng sự yêu thương gần gũi và cái tâm của người thầy.
Tạo hứng thú và niềm tin cho các em trong quá trình học tập
Nêu cao những tấm gương điển hình về tinh thần cố gắng vươn lên trong học tập để học sinh noi theo.
Có như vậy thì học sinh mới hứng thú, tạo hiệu quả cao trong những tiết lịch sử.
Qua thực hiện phổ biến toàn khối 4,5.tôi nhận thấy mỗi tiết dạy lịch sử áp dụng phương pháp này.tiết học sôi nổi,hứng thú hơn.các em ham tìm hiểu,yêu mến và tự hào hơn về truyền thống của dân tộc ta.
VI.KẾT LUẬN
Bậc tiểu học là bậc quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, trên cơ sở cung cấp tri thức ban đầu về tự nhiên, xã hội trong cuộc sống thông qua các môn học .Thầy và trò chúng ta là những lớp hậu sinh trong lịch sử. Người thầy phải khơi dậy và truyền lửa cho học sinh đảm bảo sự kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc và làm nổi bật được những đặc trưng riêng của phân môn lịch sử mà những môn học khác không có được. 
Để có được những lớp thanh niên trưởng thành đầy đủ nhân cách. Người giáo viên phải không ngừng trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức. Vì “ Cây tốt sẽ sinh trái tốt “ .Nhu cầu phát triển của xã hội nói chung , nghành giáo dục nói riêng đòi hỏi chúng ta không ngừng học tập, vươn lên nâng cao tri thức để xứng đáng với sứ mệnh cao cả “trồng người” của đất nước mai sau .
Một vài đề xuất:
Sở và Bộ cần tạo điều kiện trang bị cho nhà trường các bộ tranh ảnh lịch sử dạng dùng cho tiểu học, có sách tham khảo lịch sử cho giáo viên, các loại băng hình, tư liệu về các chiến dịch.
 Nên tổ chức thi hoc sinh giỏi môn lịch sử vì đây là môn học giúp học sinh “Tìm về cội nguồn dân tộc”.hoặc những cuộc thi về sử học.
Trên đây là một vài kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được trong nhiều năm giảng dạy môn lịch sử lớp 5, phần nào đã đáp ứng được yêu cầu của bộ môn tự nhiên xã hội nói chung và phân môn lịch sử nói riêng. Song những kết quả đạt được chỉ là bước đầu. Rất mong được sự góp ý kiến của các ban ngành và các đồng nghiệp ./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Giáo trình phương pháp dạy hoc môn tự nhiên xã hội.
(Đại học Quốc gia - Trường đại học sư phạm Hà Nội)
Dạy tự nhiên và xã hội ở trường tiểu học (lớp 4 - 5).
(Sách bồi dưỡng giáo viên - Bộ giáo dục và đào tạo)
Đổi mới việc dạy môn tự nhiên và xã hội ở tiểu học.
Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kì 2003 – 2007. Bộ giáo dục và đaò tạo)
Sách giáo viên - Bộ giáo dục và đào tạo.
(Sách giáo khoa - Bộ giáo dục và đào tạo)
Tự nhiên và xã hội (Phần 2: Địa lý và lịch sử)
Dạy học lấy học sinh làm trọng tâm (Giáo sư Lê Khánh Bằng).
 ĐỊNH QUÁN ,Ngày 20 tháng 11 năm 2010
 NGƯỜI THỰC HIỆN
 TRẦN THỊ DIỄM TRANG
SƠ YẾU LÝ LỊCH KHOA HỌC
I.THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1.Họ và tên:TRẦN THỊ DIỄM TRANG
2.Ngày tháng năm sinh:26/10/1967
3.Nam,nữ:nữ
4.Địa chỉ:Trường TH Nguyễn Văn Trỗi
5.Điện thoại nhà:01688183474 –Cơ quan:3612122
6.Fax:	E-mail:
7.Chức vụ:giáo viên giảng dạy lớp 5
8.Đơn vị công tác:Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi
II.TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
-Học vị (hoặc trình độ chuyên môn,nghiệp vụ)cao nhất:Đại học Sư phạm.
-Năm nhận bằng: 2007
-Chuyên nghành đào tạo: Giao dục tiểu học
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
-Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm:giảng dạy lớp 5
-Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+Một số biện pháp dạy môn Tâp Làm Văn lớp 5 năm học 2008-2009
BẢO THI	THỊ DUYÊN	MỸ DUYÊN 
DUY ĐỐNG	TẤN ĐẠT	MINH LÂM
KIM LOAN	THANH LỢI
	 HỒNG LIÊN	HOÀI NAM
THANH NHÀN	THU HÀ	THU UYÊN
THANH PHONG	NGỌC TÀI	
VĂN TIẾN	VĂN TIỀN	ĐỨC KHẢI
KẾ HOẠCH THÁNG11/2010
TUẦN
 NỘI DUNG CÔNG VIỆC
NGƯỜI THỰC HIỆN
Tuần 1
Từ ngày 1/11-6/11
Thực hiện chương trình tuần 10
Báo cáo kết quả giữa kì I
Kiểm tra nề nếp lớp
Sinh hoạt chuyên môn
Dự chuyên đề cụm
GV-HS
GVCN-KT
Gvkiểm tra chéo
GVtổ
KT
TuẦn 2- Từ ngày 8/11-13/11
Thực hiện chương trình tuần 11
Bôi dưỡng và phụ đạo HS
KThồ sơ giáo án của giáo viên
Dự giờ GV
Tập tiểu phẩm thi ATGT
GV-HS
GVCN
CM-Tổ khối
Cô Yến,cô Châu
GVK5-HS Hòa đồng
Tuần 3-từ 15/11-20/11
Thực hiện chương trình tuần 12
Tổng kết phong trào “hoa điểm 10”.
Dự giờ -KT giáo án.
Phụ đạo và bồi dưỡng HS.
Sinh hoạt CM.
GV-HS
GV-TPT
GV-KT
GVCN
GV Tổ
Tuần 4-từ ngày 22/11-27/11
Thực hiện chương trình tuần 13
Nộp SKKN.
Thi lý thuyết giáo viên dạy giỏi cấp trường.
Sinh hoạt chuyên môn.
GV-HS
GV Tổ
GVTổ
GVtổ
Duyệt củaCM	 Ngày 01/11/2010	 Khối trưởng
 Cổ Thế Hường
 Trần Thị Diễm Trang

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN DIEM TRANG.doc