Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn chữ cho học sinh lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn chữ cho học sinh lớp 2

2. Mô tả ý tưởng

a. Hiện trạng nguyên nhân của hiện trạng.

- Hiện trạng:

Qua nhiều năm học bản thân tôi nhận thấy chữ viết của học sinh rất quan trọng vì nó là nền tảng về sau cho các em nhưng thực tế một phần lớn các em chưa nắm được quy trình chữ viết theo mẫu chữ của Bộ giáo dục và Đào tạo đã quy định. Vì vậy chất lượng chữ viết của các em hàng năm chưa cao.

- Nguyên nhân của hiện trạng:

Sinh Long là một Xã có địa bàn phức tạp đường đi lối lại khó khăn cũng gây không ít khó khăn đến việc trao đổi về chuyên môn của giáo viên, một phần cũng do chữ viết của một số giáo viên chưa được chuẩn và việc đầu tư thời gian rèn chữ viết cho học sinh chưa cao dẫn đến kết kết quả chữ viết của học sinh chưa được như mong muốn.

b.Ý tưởng:

 

doc 4 trang Người đăng huong21 Lượt xem 669Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn chữ cho học sinh lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT NA HANG
Trường Tiểu học Sinh Long
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Họ và tên: Triệu Thị Nay
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Sinh Long
Nhiêm vụ được giao: chủ nhiệm lớp 2 trường Tiểu học Sinh Long.
1.Tên sáng kiến kinh nghiệm: “ Rèn chữ cho học sinh lớp 2”
2. Mô tả ý tưởng
a. Hiện trạng nguyên nhân của hiện trạng.
- Hiện trạng:
Qua nhiều năm học bản thân tôi nhận thấy chữ viết của học sinh rất quan trọng vì nó là nền tảng về sau cho các em nhưng thực tế một phần lớn các em chưa nắm được quy trình chữ viết theo mẫu chữ của Bộ giáo dục và Đào tạo đã quy định. Vì vậy chất lượng chữ viết của các em hàng năm chưa cao.
- Nguyên nhân của hiện trạng:
Sinh Long là một Xã có địa bàn phức tạp đường đi lối lại khó khăn cũng gây không ít khó khăn đến việc trao đổi về chuyên môn của giáo viên, một phần cũng do chữ viết của một số giáo viên chưa được chuẩn và việc đầu tư thời gian rèn chữ viết cho học sinh chưa cao dẫn đến kết kết quả chữ viết của học sinh chưa được như mong muốn.
b.Ý tưởng:
- Tôi nhận thấy học sinh đến trường là để được học đọc, học viết. Nếu phân môn tập đọc  giúp trẻ biết đọc thông thì phân môn tập viết sẽ giúp trẻ viết thạo. Trẻ đọc thông, viết thạo không phải ngày một, ngày hai mà có được mà phải trải qua quá trình dày công khổ luyện của cả thầy và trò trong quá trình dạy và học.
 Việc rèn chữ viết cho học sinh còn là môi trường quan trọng bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất tốt như: tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ. Nhưng muốn viết thạo trẻ phải gắng công khổ luyện dưới sự dìu dắt tận tình của các thầy giáo, cô giáo.
 Trong trường tiểu học, việc dạy tập viết được phối hợp nhịp nhàng với dạy đọc, chính tả, tập làm văn, việc ghi bài vào vở các môn học, vở luyện viết chữ đẹp của học sinh.
 Dạy tập viết không chỉ truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản về chữ viết mà còn rèn kỹ thuật viết chữ. Trong các tiết tập viết, học sinh nắm bắt được các kiến thức cơ bản về cấu tạo các chữ cái tiếng Việt được thể hiện trên bảng lớp, bảng con, trong vở tập viết và vở ghi bài các môn học khác Đồng thời, học sinh được giáo viên hướng dẫn các yêu cầu kỹ thuật viết từng nét chữ để hình thành nên một chữ cái rồi đến tiếng, từ, cụm từ và cả câu.
 Ở giai đoạn đầu, trọng tâm của việc dạy tập viết là dạy viết chữ cái và kết nối các chữ cái lại để ghi tiếng.
 Ở giai đoạn cuối, song song với việc rèn viết chữ hoa, học sinh còn được rèn viết văn bản, có thể là: nhìn một đoạn văn, đoạn thơ chép lại cho đúng hoặc nghe giáo viên đọc, học sinh viết bài vào vở hoặc nhớ để viết lại (nhớ viết)
- Vào đầu năm học tôi cũng rất băn khoăn vì nhiều em viết chữ chưa đạt, chưa đúng mẫu. Từ đó tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến và cũng chính là ý tưởng để đổi mới cách rèn chữ cho học sinh. Tôi xác định để rèn chữ cho học sinh cần phải tìm một số biện pháp , một số việc làm để giúp cho các em hứng thú trong giờ học tập viết , trong các tiết học chính tả. Giáo viên phải tỉ mỉ hơn. Cho nên tôi đã có kế hoạch từ đầu năm , chọn ra các đối tượng để rèn . Cứ mỗi tháng tôi kèm cho một số em . nếu các em đó viết chưa được , tháng kế tiếp tôi lại kèm tiếp . Cho đến lúc nào các em viết đúng .
3. Nội dung công việc:
- Kiểm tra chữ viết của các em trong lớp từ đầu năm học.
- Phân loại chữ viết, để khắc phục những lỗi dễ mắc theo từng nhóm.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện.
- Từ đầu năm học 2012- 2013 tôi đã đề ra một số kế hoạch cụ thể như sau:
- Tháng 9 tôi kèm 3 em: Nông Quan Huỳnh, Vi Hồng Nhung, Hoàng Thị Vi
- Tháng 10 tôi kèm thêm 2 em : Chúc Thị Chiều, Chúc Thị Lan
- Tháng 11 tôi kèm tiếp 2 em, Chúc Thị Hồng, Chúc Văn Chiến
- Tháng 12 tôi kèm tiếp 2 em: Bàn Văn Khôi, Bàn Văn Bảo
- Thời gian còn lại trong năm học tôi sẽ kèm cặp, nhắc nhở tiếp những em chưa có tiến bộ về chữ viết trong thời gian qua.
- Kiểm tra, đánh giá. sửa chữa, rút kinh nghiệm.
4.Triển khai thực hiện:
Từ đầu năm học 2012 – 2013, tôi đã kiểm tra và phân loại chữ viết của học sinh trong lớp, phần lớn chữ viết của các em trong lớp chưa đạt, để khắc phục được tình trạng trên, trong các buổi học tôi tổ chức luyện chữ vào vở tập viết trong chương trình của lớp 2, có kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm
 Trong rèn chữ cho học sinh, việc rèn tư thế ngồi, cách đặt vở, cầm bút cũng rất quan trọng. tôi coi đây là một việc làm cần thiết, cần ghi nhớ để khi lên lớp rèn cho học sinh thành một thói quen đúng khi viết bài.
 * Về kiến thức: giáo viên cần dạy cho học sinh những khái niệm về dòng kẻ (đường kẻ) tương ứng với bao nhiêu ô li? Đặt bút ở đường kẻ nào? Dừng bút ở đường kẻ nào? Chữ cái đó có mấy nét? Tên gọi của các nét? Vị trí của dấu phụ, dấu thanh đặt ở đâu? Cách nối nét như thế nào? Từ đó hình thành cho học sinh những biểu tượng về hình dáng, độ cao, sự cân đối, tính thẩm mỹ của chữ viết.
Ví dụ: Học sinh viết chữ O có hình dáng như quả trứng gà, giáo viên cho học sinh xem chữ O mẫu rồi hỏi: Chữ O giống hình gì? - học sinh trả lời: Chữ O giống quả trứng gà, giống số 0 Từ đó, giáo viên cho học sinh so sánh và hướng dẫn học sinh viết đúng.
 * Về kỹ năng: Trước khi cho học sinh viết bài vào vở, giáo viên cần hướng dẫn học sinh về tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở.
 - Tư thế ngồi viết: Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tỳ ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở từ 25 - 30cm. Cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái lề vở, bàn tay trái tỳ vào mép vở, giữ vở không xê dịch khi viết. Cánh tay phải cùng ở trên mặt bàn; khi viết bàn tay và cánh tay phải có thể dịch chuyển từ trái sang phải và từ phải sang trái dễ dàng.
 - Cách cầm bút: Cầm bút bằng 3 ngón tay của bàn tay phải: ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa. Đầu ngón trỏ đặt trên thân bút, đầu ngón cái giữ bên trái thân bút; đầu ngón giữa tựa vào bên phải thân bút. Khi viết 3 ngón tay này giữ bút, điều khiển bút dịch chuyển. Ngoài ra cần sự phối hợp của cổ tay, cánh tay, khuỷu tay khi viết.
 - Tiếp theo, giáo viên dạy cho học sinh các thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp, dạy cho học sinh kỹ năng viết các nét, cách lia bút và cách nối nét. Đồng thời giúp học sinh xác định được khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở kẻ ô li để hình thành kỹ năng viết đúng mẫu, rõ ràng và tiến tới là viết nhanh, viết đẹp.
 * Giáo viên viết mẫu:
Việc viết mẫu của giáo viên là một thao tác trực quan trên bảng lớp giúp học sinh nắm bắt được quy trình viết từng nét của từng chữ cái. Do vậy, giáo viên phải viết chậm, đúng theo quy tắc viết chữ vừa giảng giải, phân tích cho học sinh. Khi viết mẫu, giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh nhìn thấy tay của giáo viên viết từng nét chữ.
Khi viết, giáo viên vừa kết hợp giảng giải, phân tích: đưa bút như thế nào? Thứ tự các nét viết ra sao? Giáo viên cũng cần chú ý phân tích cả cách viết dấu phụ và dấu thanh.
 * Hướng dẫn học sinh luyện tập viết:
 - Luyện viết trên không
Việc học sinh luyện viết trên không là bước giúp học sinh rèn luyện đôi tay và rèn luyện quy trình viết các nét để học sinh khỏi ngỡ ngàng khi viết. Giáo viên cũng có thể cho học sinh tì đầu ngón tay trên mặt bàn để hình thành dần kỹ năng viết các nét cho đều đặn. Bước này có thể lặp lại từ 2 - 3 lần.
 - Luyện viết trên bảng con, bảng lớp
Giáo viên cho vài em luyện viết trên bảng lớp, cả lớp viết bảng con chữ cái và cụm từ mà giáo viên yêu cầu hoặc giáo viên có thể chọn cho học sinh viết những chữ khó viết mà học sinh hay viết sai.
Khi nhận xét chữ viết của học sinh, giáo viên cần cho học sinh quan sát lại chữ mẫu; giáo viên gợi ý để học sinh tự nhận xét chữ viết của mình và của bạn, biết tự tham gia chữa lại những chỗ đã viết sai.
Giáo viên chữa lỗi sai chung bằng cách viết lại chữ đúng ngay bên cạnh chữ viết của học sinh, tránh viết đè lên chữ viết sai của học sinh.
 - Luyện viết bài vào vở
Giáo viên yêu cầu học sinh viết chữ gì?Từ gì? Câu gì? Cỡ chữ nào? Viết mấy dòng?
Trước khi cho học sinh viết bài; giáo viên nên hướng dẫn lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút, nhắc nhở học sinh trước khi viết: đặt bút ngay điểm bắt đầu viết, viết chữ đúng nét, đúng độ cao của các nét, các chữ, khoảng cách giữa các chữ, các cụm từ.
Học sinh thực hành viết bài vào vở. Giáo viên theo đõi, uốn nắn cho một số em có chữ viết còn xấu. Có thể, giáo viên cầm tay hướng dẫn cho học sinh viết 1 đến 2 chữ đầu tiên.
 * Chấm, chữa bài:
Giáo viên chấm tại lớp. Giáo viên kết hợp chấm điểm những học sinh có chữ viết xấu và những học sinh rèn viết chữ đẹp.
Giáo viên chữa những lỗi học sinh sai phổ biến, hướng dẫn kỹ lại cách viết của chữ cái đó để học sinh khắc sâu cách viết một lần nữa.
Cho cả lớp xem bài viết đẹp. Kịp thời động viên, khích lệ những học sinh có chữ viết tiến bộ. Tuyên dương những học sinh có bài viết đẹp.
Hàng tháng, giáo viên chấm điểm vở sạch, chữ đẹp cho từng học sinh sơ kết thi đua.
5. Dự kiến kết quả đạt được:
Qua các bước triển khai và thực hiện trên, tôi dự kiến kết quả đạt được đến tháng 5 năm 2012 có 100% HS trong lớp sẽ nắm được cách viết chữ đúng mẫu quy định trong đó 70 % học sinh viết chữ đep.
6. Khả năng tiếp tục phát huy , mở rộng sáng kiến đã thực hiện:
Qua nội dung sáng kiến kinh nghiệm trên tôi thấy việc rèn chữ cho học sinh là rất cần thiêt đối với giáo viên và học sinh mà bất cứ bản thân giáo viên nào cũng có thể thực hiện được và cần phải thưc hiện. Vậy tôi mong nội dung sáng kiến này sẽ được triển khai đến các đồng chí đồng nghiệp trong trường để cùng nhau thực hiện, mở rộng việc rèn chữ cho học sinh.
Ngày tháng năm 2012
Hiệu Trưởng
Đoàn Đăng Khoa
Sinh Long, ngày tháng năm 2012
Người viết
Triệu Thị Nay

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Ren chu cho HS tieu hoc.doc