Sáng kiến kinh nghiệm Rèn đọc diễn cảm cho học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn đọc diễn cảm cho học sinh

I. PHẦN MỞ ĐẦU

I.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Đọc là một hình thức giao tiếp phổ biến trong xã hội loài người. Đọc tồn tại ở mọi nơi, mọi lúc như: Đọc thư từ, đọc sách, báo, đọc khi thông tin trên mạng, đọc thông tin trên ti vi.

Hoạt động đọc góp phần thúc đẩy xã hội loài người không ngừng phát triển. Thông qua hoạt động đọc, con người tiếp thu những kiến thức, những kinh nghiệm được tích luỹ của lớp người đi trước, tiếp nhận những sản phẩm văn hoá của người xưa để lại. Đặc biệt trong thời đại mà công nghệ thông tin phát triển như hiện nay thì đọc lại càng quan trọng hơn bao giờ hết bởi nó giúp chúng ta cập nhật được những thông tin, kiến thức, những thành tựu khoa học và những tiến bộ của xã hội loài người.

Ở nhà trường, công việc giảng dạy và giáo dục phần lớn dựa vào sách giáo khoa, sách tham khảo, các tác phẩm văn học. Sách là người thầy thứ hai của học sinh. Thông qua đọc sách, học sinh được mở mang thêm hiểu biết về thiên nhiên, cuộc sống, con người.Đọc các tác phẩm văn học, học sinh được bồi dưỡng vốn hiểu biết, năng lực thẩm mĩ, trau dồi kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, sử dụng tiếng mẹ đẻ, giúp các em thâm nhập vào thế giới kì diệu của ngôn ngữ văn chương, từ đó giáo dục các em cái hay, cái đẹp, bồi dưỡng những tình cảm đúng đắn đối với thiên nhiên, đất nước, con người.

 

doc 30 trang Người đăng hang30 Lượt xem 359Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn đọc diễn cảm cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. phần mở đầu
I.1. Lí do chọn đề tài
Đọc là một hình thức giao tiếp phổ biến trong xã hội loài người. Đọc tồn tại ở mọi nơi, mọi lúc như: Đọc thư từ, đọc sách, báo, đọc khi thông tin trên mạng, đọc thông tin trên ti vi...
Hoạt động đọc góp phần thúc đẩy xã hội loài người không ngừng phát triển. Thông qua hoạt động đọc, con người tiếp thu những kiến thức, những kinh nghiệm được tích luỹ của lớp người đi trước, tiếp nhận những sản phẩm văn hoá của người xưa để lại. Đặc biệt trong thời đại mà công nghệ thông tin phát triển như hiện nay thì đọc lại càng quan trọng hơn bao giờ hết bởi nó giúp chúng ta cập nhật được những thông tin, kiến thức, những thành tựu khoa học và những tiến bộ của xã hội loài người. 
ở nhà trường, công việc giảng dạy và giáo dục phần lớn dựa vào sách giáo khoa, sách tham khảo, các tác phẩm văn học. Sách là người thầy thứ hai của học sinh. Thông qua đọc sách, học sinh được mở mang thêm hiểu biết về thiên nhiên, cuộc sống, con người....Đọc các tác phẩm văn học, học sinh được bồi dưỡng vốn hiểu biết, năng lực thẩm mĩ, trau dồi kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, sử dụng tiếng mẹ đẻ, giúp các em thâm nhập vào thế giới kì diệu của ngôn ngữ văn chương, từ đó giáo dục các em cái hay, cái đẹp, bồi dưỡng những tình cảm đúng đắn đối với thiên nhiên, đất nước, con người. 
Trong năm học này, được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 4A, điều khiến tôi suy nghĩ nhiều nhất đó là việc đọc diễn cảm của các em học sinh lớp tôi còn rất hạn chế.
Từ những lí do trên khiến tôi đã quyết định chọn đề tài này, để tìm ra biện pháp rèn đọc diễn cảm tốt nhất cho học sinh lớp tôi nói riêng và cho học sinh tiểu học nói chung.
I.2. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở thực trạng đọc diễn cảm của học sinh lớp 4A nói riêng và của học sinh khối 4 nói chung, tôi viết đề tài này với mong muốn mỗi giáo viên có thể nhận thức sâu hơn về việc “Rèn đọc diễn cảm cho học sinh” trong giờ tập đọc.Từ đó người giáo viên biết được nhiệm vụ cơ bản của mình, xác định được phương hướng giúp học sinh rèn luyện về khả năng đọc diễn cảm có kết quả tốt nhất để các em trau dồi kiến thức văn học, kiến thức ngôn ngữ giúp các em học tốt môn học khác, và có lòng yêu thích môn tập đọc.
I.3. Thời gian, địa điểm 
	Đề tài được nghiên cứu từ 15/09/2007 đến 8/05/ 2008 tại lớp 4A, 4B Trường Tiểu học Thuỷ An.
I.4. Đóng góp mới về mặt lí luận, về mặt thực tiễn
	- Trong khoảng thời gian gần 8 tháng nghiên cứu đề tài này không ít nhưng cũng chưa nhiều, tôi đã thấy rằng: Rèn đọc diễn cảm cho học sinh ngoài các biện pháp như sách hướng dẫn, như các loại sách tham khảo khác, thì biện pháp cho học sinh nghe đọc các bài văn, thơ trên băng, đĩa đã rất thu hút học sinh, học sinh bắt chước rất nhanh. Ngoài ra biện pháp xây dựng đôi bạn cùng tiến cũng rất hữu hiệu, chính biện pháp này đã giúp các em học sinh đọc diễn cảm chưa tốt có ý thức rèn đọc hơn, đồng thời bạn đọc diễn cảm tốt lại càng được trau dồi giọng đọc của mình.
	- Sau khi đề tài được nghiên cứu kĩ, tôi mạnh dạn đề xuất ý kiến với Ban Giám hiệu nhà trường, với giáo viên trong tổ để đưa các biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh mà tôi nghiên cứu vào giảng dạy tại lớp mình chủ nhiệm, và giảng dạy ở các lớp trong tổ 4+5. 
II. Phần nội dung
Chương I: Tổng quan
	Với vai trò là một môn học chính của cấp tiểu học, môn tập đọc có tác dụng to lớn trong việc cung cấp cho học sinh kiến thức về mọi mặt, góp phần phát triển nhân cách toàn diện con người mới.
	Cách đọc tiếng Việt thống nhất với cách viết. Viết như thế nào đọc như thế ấy. Trong giờ tập đọc, học sinh sẽ xác định được cách đọc đúng bằng việc tiếp nhận chính xác kí hiệu của ngôn ngữ bằng chữ viết.
	Đọc và viết có mối quan hệ mật thiết với nhau nhưng lại có qui trình hoạt động trái ngược nhau. Với tập đọc là sự chuyển hoá văn bản dưới dạng chữ viết thành dạng âm thanh. Tập đọc có cơ sở là chính âm của tiếng Việt, vì vậy khi dạy giáo viên cần chú ý.
	Thông qua 63 bài đọc thuộc các loại hình văn bản nghệ thuật, báo chí, khoa học trong đó có 45 bài văn xuôi, 17 bài thơ, 1 vở kịch. Phân môn tập đọc ở lớp 4 ngoài việc củng cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn, đọc thầm đã được phát triển từ các lớp dưới còn rèn luyện thêm, nâng cao hơn về kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh ( thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh, cảm xúc, tính cách nhân vật trong bài).
Qua phần hướng dẫn sư phạm cuối mỗi bài tập đọc, phân môn tập đọc còn
giúp học sinh nâng cao kĩ năng đọc hiểu văn bản cụ thể là:
- Nhận biết được bài, cấu trúc của bài.
- Biết cách tóm tắt bài, làm quen với các thao tác đọc lướt để nắm ý.
- Phát hiện giá trị của một số biện pháp nghệ thuật trong các văn bản.
Cùng với các phân môn Kể chuyện, Tập làm văn, phân môn Tập đọc còn xây dựng cho học sinh thói quen tìm đọc sách ở thư viện, dùng sách công cụ ( từ điển, sổ tay từ ngữ , ngữ pháp ) và ghi chép những thông tin cần thiết khi đọc.
- Nội dung các bài tập đọc được mở rộng và phong phú hơn so với các bài tập đọc ở lớp dưới. Các bài tập đọc tập trung phản ánh một số vấn đề cơ bản về đạo đức, phẩm chất, sở thích, thú vui lành mạnh...của con người thông qua ngôn ngữ văn học và những hình tượng giàu chất thẩm mĩ và chất nhân văn. Do vậy các văn 
Bản đọc có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm và trau dồi nhân cách cho học sinh. Hệ thống chủ điểm của các bài tập đọc vừa mang tính khái quát vừa có tình trừu tượng (Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh 
ước mơ, Có chí thì nên, Tiếng sáo diều, Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm, Khám phá thế giới, Tình yêu cuộc sống) góp phần cung cấp cho học sinh những hiểu biết và thiên nhiên, xã hội, con người trong nước và thế giới theo chương trình quy định.
	Qua các bài tập đọc, học sinh được cung cấp thêm vốn từ ngữ, vốn diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học (như đề tài, cốt truyện, nhân vật...), từ đó nâng cao trình độ văn hoá nói chung và trình độ tiếng Việt nói riêng.
 Các phương pháp rèn đọc diễn cảm:
* Hướng dẫn đọc: 
	Để củng cố, năng cao kĩ năng đọc trơn, đọc đúng, đọc diễn cảm thì cần cho học sinh luyện đọc theo 2 hình thức đọc thành tiếng và đọc thầm. 
	 Đối với văn bản nghệ thuật: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua việc dẫn dắt, gợi mở học sinh thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh, cảm xúc, tính cách nhân vật trong bài...(bước đầu biết làm chủ được giọng đọc sao cho đúng về ngữ điệu, về tốc độ, độ cao, trường độ và âm sắc nhằm diễn tả đúng nội dung đọc). Tuy nhiên đọc diễn cảm còn phụ thuộc vào sự cảm nhận riêng của từng cá nhân, giáo viên không nên áp đặt cho học sinh một cách đọc theo khuôn mẫu.
	+ Đối với các văn bản khác: Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định ngữ điệu đọc sao cho phù hợp với mục đích thông báo (làm rõ những thông tin cơ bản, giúp người nghe tiếp nhận được những vấn đề quan trọng hay nổi bật trong văn bản). Khắc phục những cách đọc thiên về hình thức hoặc “ diễn cảm ” tuỳ tiện của học sinh tiểu học.
	* Đọc mẫu
	Trong giảng dạy Tập đọc lớp 4, biện pháp đọc mẫu của giáo viên cần được cân nhắc kĩ nhằm thể hiện rõ mục đích dạy học đồng thời phát huy được nét riêng sáng tạo của học sinh về cách đọc, cụ thể như sau:
	- Đọc từ, cụm từ: Nhằm sửa chữa phát âm sai, điều chỉnh cách đọc cho đúng khi cần thiết, góp phần nâng cao ý thức viết đúng cho học sinh.
	- Đọc câu, đoạn: hướng dẫn, gợi ý hoặc “ tạo tình huống ” để học sinh nhận xét, giải thích, tự tìm ra cách đọc đúng, đọc hay (đọc diễn cảm đối với văn bản nghệ thuật).
	- Đọc toàn bài: Thường nhằm minh hoạ cách đọc hoàn chỉnh về một văn bản. Do vậy giáo viên cần phát huy khả năng đọc cá nhân của học sinh lớp 4 (đọc từng đoạn nối tiếp hoặc đọc toàn bài ngay khi bắt đầu tiếp cận văn bản), chỉ nên đọc mẫu toàn bài sau khi học sinh luyện đọc, tạo hứng thú để học sinh tìm hiểu bài và luyện đọc diễn cảm (hoặc đọc toàn bài trước khi củng cố, dặn dò tiết học).
	* Luyện đọc diễn cảm trong nhóm.
	* Đọc phân vai đối với văn bản thuộc thể loại truyện, kịch.
Chương II: Nội dung vấn đề nghiên cứu.
II.1. Tìm hiểu thực tế ở nhà trường 
	II.1.1. Điều tra kĩ năng đọc của h/s lớp 4A- Trường Tiểu học Thuỷ An.
	Tổng số học sinh của lớp: 25 em.
	Học sinh nữ : 16 em
	Học sinh nam : 9 em.
 Độ tuổi : 10 tuổi
	* Thuận lợi
	- Đa số các em là học sinh ngoan, hiếu học, ham muốn được đến trường.
	- Các em đều đi học đúng độ tuổi.
	* Khó khăn
	- 96 % các em đều là con nông dân nên điều kiện kinh tế khó khăn nên việc mua thêm các tài liệu, sách , báo, truyện để đọc còn rất hạn chế.
	- Có một số em gia đình không quan tâm đến việc học tập của con em mình, phó mặc cho nhà trường.
	 Ngay vào đầu năm học, qua kiểm tra, theo dõi, chuyện trò, khảo sát chất lượng tôi đánh giá sơ bộ như sau:
+ Tổng số: 25 học sinh
 + Đọc tốt: 2em.
 + Đọc khá: 5 em.
 + Đọc trung bình: 11em.
 + Đọc yếu : 7 em.
Qua điều tra, khảo sát và trò chuyện với giáo viên, học sinh khối 4 tôi nhận thấy kĩ năng đọc của học sinh còn nhiều hạn chế và các em thường mắc các lỗi sau: 
* Các lỗi sai thường mắc:
+ Lỗi sai về âm
Phụ âm
Đọc sai
Đọc đúng
 l / n
 Chiếc lón
 Việt lam
 Chiếc nón
 Việt Nam
+ Lỗi sai về vần
Vần
Đọc sai
Đọc đúng
 Uya
 Oong
 Đêm khia
 Bong tàu
 Đêm khuya
 Boong tàu
+ Lỗi sai về câu.
 Khi dạy bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu có câu: (Ngắt nghỉ đúng và đọc diễn cảm ):
... “ Các người có của ăn / của để, / béo múp / béo míp mà cứ đòi mãi một tí tẹo nợ đã mấy đời rồi. // Lại còn kéo bè / kéo cánh đánh đập một cô gái yếu ớt như thế này ”.//
Học sinh ngắt, nghỉ hơi tự do, chưa biết nhấn giọng từ ngữ biểu lộ cảm xúc.
+ Chưa biết thay đổi giọng linh hoạt khi đọc văn bản kịch.
+ Chưa thể hiện được cảm xúc khi đọc.
+ Chưa có giọng đọc diễn cảm phù hợp với từng thể loại văn bản.
 II.1.2. Tình hình giảng dạy của giáo viên
Để hoàn thành được đề tài này, ngoài việc gặp gỡ, trao đổi với giáo viên, trò chuyện với học sinh, tôi đã tiến hành đi dự giờ một số tiết của các bạn đồng nghiệp.Tôi thấy rằng: Việc rèn đọc đúng, đọc lưu loát cho học sinh đã được giáo viên quan tâm, nhưng việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh chưa được quan tâm sâu sắc. Mặt khác thời gian rèn đọc trên lớp còn ít, không đủ để các em thực hành 
nhiều, điều này rất bất lợi cho các em đọc còn yếu, vì vậy các em chưa được chỉ bảo tận tình, không nhận ra cái sai của mình nên khó sửa chữa dẫn đến việc đọc diễn cảm có nhiều hạn chế. Giáo viên còn ít gọi học sinh nhận xét bạn đọc bài, chỉ giáo viên đưa ra lời nhậ ... i trong đầu tôi là làm thế nào, phải làm gì để các em đọc diễn cảm tốt hơn? Và chính câu hỏi đó đã thôi thúc tôi làm đề tài này. Với các biện pháp nêu trên đã giúp cho học sinh lớp tôi đạt kết quả cao về đọc diễn cảm.Tôi mong rằng đề tài này sẽ góp một phần nhỏ trong việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 nói riêng và học sinh tiểu học nói chung.
Qua đây đã khẳng định một điều: Để đạt được mục tiêu mình hướng tới thì cần phải có sự quyết tâm, phải có tình yêu với mục tiêu đã chọn, phải có sự học hỏi, phải có lòng tin và niềm đam mê.
Tuy nhiên phạm vi nhỏ với một chút khả năng còn hạn chế tôi rất mong nhận được những ý kiến quí báu của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi hoàn chỉnh hơn nữa. 
Qua đây, tôi mạnh dạn xin phép dược đưa ra một số kiến nghị với các cấp lãnh đạo như sau: Để việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh được giáo viên, phụ huynh, học sinh quan tâm và được nhân rộng hơn nữa thì Phòng Giáo dục, Nhà trường có những cuộc thi đọc diễn cảm cho học sinh và giáo viên.
Để thuận tiện cho việc giảng dạy thay cho viết bảng phụ và tạo hứng thú học tập cho học sinh, tôi mạo muội xin cấp trên cấp cho trường tôi máy chiếu.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
 	 Người viết
 Nguyễn Thị Thảo
V. Tài liệu tham khảo:
Sách giáo khoa tếng Việt 4 tập 1, 2- NXBGD
Sách giáo viên tiếng Việt 4 tập 1, 2-NXBGD
Rèn kĩ năng tập đọc cho học sinh lớp 4-NXBGD
Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 4-NXBGD 
VI. Phụ lục
VI.1.Tiết dạy thể nghiệm thứ nhất
Thứ tư ngày 30 tháng 1 năm 2008
Tập đọc
 Tiết 42: Bè xuôi sông La
I. Mục tiêu 
1. Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ. Biết đọc diễ cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, trìo mến phù hợp với cảnh thanh bình êm ả của dòng sông La với tâm trạng của người đi bè say mê ngắm cảnh và mơ ước về tương lai.
2. Hiểu: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La; nói lên tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi khổ thơ 2.
Tranh minh hoạ SGK.
III. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ ( 5 phút )
B. Bài mới
Giới thiệu bài theo tranh SGK( 1 phút )
Dạy bài mới
1. Luyện đọc đúng ( 12 phút )
GV tóm tắt nội dung bài và hướng dẫn giọng đọc: Bài đọc trôi chảy, lưu loát, giọng nhẹ nhàng, trìu mến...
GV cho HS luyện đọc các từ HS đọc sai và một số từ: sông La, muồng đen, lim dim, long lanh, nụ, nở.
GV nhận xét, đọc diễn cảm bài thơ.
2. Tìm hiểu bài ( 10 phút )
a. Vẻ đẹp của sông La.
GV: Tác giả sử dụng biện pháp nhân hoá làm tăng thêm vẻ đẹp của dòng sông La.
? Chiếc bè gỗ được ví với cái gì? Cách nói ấy có gì hay?
? Gần nhà em có sông không? Nó đẹp ntn? Em cần làm gì để giữ gìn vẻ đẹp trong xanh, thơ mộng của nó?...
b.Sức mạnh và tài năng của con người.
GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
* Nêu ý chính của bài thơ. 
3. Luyện đọc diễn cảm ( 15 phút )
Sông La / ơi sông La
Trong veo / như ánh mắt
Bờ tre xanh / im mát
Mươn mướt / đôi hàng mi
Bè đi / chiều thầm thì
Gỗ lượn đàn thong thả
Như bầy trâu/ lim dim
Đằm mình / trong êm ả
Sóng / long lanh vẩy cá
Chim hót/ trên bờ đê.
? Đoạn văn nói lên điều gì? 
?Ta cần nhấn giọng những từ ngữ nào?
GV gạch chân những từ ngữ cần nhấn giọng.
? Với nội dung như vậy ta cần đọc ntn?
GV HD HS đọc diễn cảm đoạn 2: Giọng đọc nhẹ nhàng, trìu mến. Nhấn giọng những từ ngữ gợi tả ( như trên đoạn thơ ) và ngắt nhịp thơ thể hiện được nhịp điệu của bài thơ.
GV nhận xét, ghi điểm.
GV yêu cầu HS đọc diễn cảm cả bài.
* Yêu cầu HS nhẩm học thuộc lòng.
GV nhận xét, ghi điểm.
C. Củng cố, dặn dò ( 3 phút )
GV nhận xét giờ học, dặn dò HS bài VN luyện đọc diễn cảm và HTL bài thơ, chuẩn bị trước bài: Sầu riêng.
3 HS đọc nối tiếp bài: Anh hùng Trần Đại Nghĩa và trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK.
1 HS khá đọc bài.
3 HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ .
Nhiều HS đọc từ khó đọc.
3 HS đọc nối tiếp lần 2, giải nghĩa từ khó hiểu trong phần chú giải, giải thích thêm nghĩa các từ: ngây ngất, đằm mình.
3 HS dọc nối tiếp lại bài thơ.
HS đọc nối tiếp theo nhóm 3.
HS đọc thầm đoạn 1, 2, trả lời câu hỏi 1 SGK.
HS trao đổi theo bàn, trả lời.
HS đọc thầm đoạn còn lại, trao đổi theo cặp câu hỏi 3,4 SGK.
HS thảo luận theo bàn, trả lời câu hỏi.
Vẻ đẹp của dòng sông La.
2 HS nêu các từ cần nhấn giọng.
2 HS nêu giọng đọc của đoạn văn.
1 HS khá đọc diễn cảm toàn bài.
HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
HS thi đọc diễn cảm theo bàn.
Đại diện thi đọc diễn cảm trước lớp.Các bạn khác nhận xét, đánh giá.
2 HS đọc diễn cảm bài thơ.
HS đọc thuộc lòng đoạn, bài trước lớp.
1 HS nêu lại giọng đọc bài.
1 HS đọc bài.
VI.2. Tiết dạy thể nghiệm thứ hai
Thứ hai ngày 18 tháng 2 năm 2008
Tập đọc
Sầu riêng
I. Mục đích, yêu cầu
1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc điễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chạm dãi.
2. Hiểu các từ ngữ trong bài
Hiểu giá trị và vẻ đặc ssắc của cây sầu riêng.
II. Chuẩn bị
Tranh minh học SGK, bảng phụ chép đoạn “ Sầu riêng là loại....quyến rũ đến kì lạ ”
III. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ ( 5 phút )
GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới
Giới thiệu bài bằng tranh SGK ( 1 phút )
Dạy bài mới.
1. HD luyện đọc đúng ( 12 phút )
GV chia 3 đoạn
 HD qua giọng đọc bài: Đọc bài trôi chảy, lưu loát, giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.
GV ghi từ HS đọc sai lên bảng và ghi thêm các từ: miền Nam, quyện, quyến rũ, chiều quằn, chiều lượn...
GV đọc mẫu toàn bài.
2. Tìm hiểu bài ( 12 phút )
a. Nét đặc sắc của hoa sầu riêng.
? sầu riêng là đặc sản của vùng nào?
? Hãy miêu tả nét đặc sắc của hoa sầu riêng.
GV giải nghĩa từ thơm đậm, ngào ngạt.
b. Nét đặc sắc của quả sầu riêng.
GV giải nghĩa: lủng lẳng, quyện.
c. Nét đặc biệt của dáng cây sầu riêng. 
? Miêu tả những nét đặc sắc của cây sầu riêng.
GV: Cây sầu rêng có vẻ đặc sắc riêng, và rất có giá trị.
? Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng.
3. Luyện đọc diễn cảm ( 12 phút )
GV treo đoạn văn 1 lên bảng.
“ Sầu riêng là loại trái quí của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị ngọt của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
? Tìm trong đoạn văn các từ ngữ miêu tả hương vị của sầu riêng.
GV gạch chân các từ đó lên bảng phụ.
? Ta cần đọc những từ này như thế nào để thể hiện được nội dung chính của đoạn văn?
GV hướng dẫn: Đoạn văn cần đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi. Nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi vẻ đặc sắc của hương vị sầu riêng. 
GV và HS nhận xét, ghi điểm.
GV gọi HS đọc diễn cảm cả bài.
C. Củng cố, dặn dò ( 3 phút )
GV nhận xét giờ học, dặn dò HS về nhà 
2 HS đọc bài: Bè xuôi sông La và trả lời câu hỏi SGK.
1 HS khá đọc bài.
3 HS đọc nối tiếp đoạn.
3 HS luyện đọc từ khó đọc.
3 HS đọc nối tiếp đoạn và giải nghĩa từ trong phần chú giải và các từ khó hiểu trong bài: quyến rũ, thẳng đuột.
HS đọc từ khó đọc. giải nghĩa từ.
HS đọc nối tiếp đoạn theo nhóm 3.
1 HS đọc bài.
HS luyện đọc theo cặp.
1 em đọc cả bài.
HS đọc thầm, lướt toàn bài và thảo luận theo bàn 3 câu hỏi SGK.
HS đọc thầm đoạn 1,Trả lời.
HS đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi 2b SGK.
HS đọc thầm đoạn cuối.
Khẳng khiu, thẳng đuột, cao vút 
HS làm việc cá nhân. 3 HS khá nêu.
3 HS khá đọc mẫu.
HS luyện đọc theo cặp.
3 HS thi đọc diễn cảm.
1 em HS đọc diễn cảm cả bài.
1 em nêu nội dung bài.
Nhiều HS nêu.
Đọc nhấn giọng...
1 HS khá đọc to đoạn văn.
HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
Nhiều HS thi đọc diễn cảm trong bàn.
2 HS khá đọc diễn cảm toàn bài.
Mục lục
Thứ tự thực hiện
Trang
I. Phần mở đầu
1
I.1. Lí do chọn đề tài
1
I.2. Mục đích nghiên cứu
2
I.3. Thời gian- địa điểm
2
I.4. Đóng góp mới về mặt lí luận về mặt thực tiễn
2
II. Phần nội dung
3
 Chương 1. Tổng quan
3
 Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu
6
II.1. Tìm hiểu thực tế.
6
II.1.1. Điều tra kĩ năng đọc của lớp 4A-Trường Tiểu học Thuỷ An
6
II.1.2. Tình hình giảng dạy của giáo viên
7
II.1.3. Nguyên nhân
8
II.2. Dạy thể nghiệm
9
II.3. Đề xuất biện pháp khắc phục
9
II.3.1. Về phía giáo viên
10
II.3.2. Về phía học sinh
15
II.3.3. Về phía phụ huynh
16
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu-Kết quả nghiên cứu
17
III.1.Phương pháp nghiên cứu
17
III.2. Kết quả nghiên cứu
17
IV. Phần kết luận, kiến nghị
18
V. Tài liệu tham khảo
20
VI. Phần phụ lục
21
V. Nhận xét của hội đồng khoa học các cấp. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Do những lỗi sai chung của địa phương khi phát âm, do phương pháp hướng dẫn của giáo viên chưa phù hợp với học sinh. Bên cạnh đó là nguyên nhân chủ quan từ phía học sinh. Các em không có hứng thú đọc nên rất lười rèn đọc.
Qua 4 năm giảng dạy trong Trường Tiểu học, tôi thấy việc rèn đọc cho các em chưa được giáo viên chú trọng, chưa được học sinh hứng thú, phụ huynh quan tâm. Thực trạng ở lớp tôi khả năng đọc của các em không đồng đều. Hầu như các em mới chỉ dừng ở việc đọc trơn chứ chưa đọc được diễn cảm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Do những lỗi sai chung của địa phương khi phát âm, do phương pháp hướng dẫn của giáo viên chưa phù hợp với học sinh. Bên cạnh đó là nguyên nhân chủ quan từ phía học sinh. Các em không có hứng thú đọc nên rất lười rèn đọc.
Từ những lí do trên, tôi đã quyết định chọn đề tài này để giúp các em đọc diễn cảm tốt hơn.sinh lớp 4 ” và tìm ra phương pháp giảng dạy một cách tốt nhất, có hiệu quả nhất 
trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc và cảm thụ tác phẩm văn học.

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem(10).doc