Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 – 5

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 – 5

1. Lý do chọn sáng kiến:

Trong lĩnh vực khoa học nói chung, giáo dục chiếm một vị trí quan trọng. Giáo dục vừa cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tri thức khoa học tiến bộ của loài người, vừa hình thành nhân cách tốt đẹp cho học sinh. Điều mà chúng ta ai cũng biết, giáo dục vừa mạng tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật. Trong nhà trường tiểu học, cùng với những bộ môn khác, phân môn Tập đọc cũng góp phần đáng kể trong việc hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Những bài tập đọc là những bức tranh thu nhỏ, hiện thực và sinh động, nhiều màu sắc. Tiếp thu môn học này sẽ khơi dậy ở các em niềm tự hào, lòng say mê, ước mơ góp sức xây dựng quê hương, đất nước. Các em biết yêu thiên nhiên, đất nước.

Nhiệm vụ của môn Tiếng Việt ở tiểu học là hình thành cho học sinh những kĩ năng, kĩ xảo sử dụng Tiếng Việt trong các hoạt động giao tiếp, kĩ năng đọc thông, viết thạo. Thông qua hoạt động đọc mà mỗi con người tiếp xúc với kho tàng tri thức của loài người, trình độ ngôn ngữ và khả năng tư duy ngày càng phát triển. Tập đọc với tư cách là một phân môn của Tiếng Việt khẳng định sự cần thiết của sự hình thành và phát triển một cách có hệ thống và có kế hoạch năng lực đọc cho học sinh.

Ở bậc tiểu học nói chung và ở lớp 3 nói riêng môn Tập đọc có hai yêu cầu chính là:

- Rèn kĩ năng tập đọc.

- Giúp học sinh cảm thụ tốt bài văn.

 

doc 11 trang Người đăng hang30 Lượt xem 836Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 – 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 - 5
A. Phần mở đầu
1. Lý do chọn sáng kiến:
Trong lĩnh vực khoa học nói chung, giáo dục chiếm một vị trí quan trọng. Giáo dục vừa cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tri thức khoa học tiến bộ của loài người, vừa hình thành nhân cách tốt đẹp cho học sinh. Điều mà chúng ta ai cũng biết, giáo dục vừa mạng tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật. Trong nhà trường tiểu học, cùng với những bộ môn khác, phân môn Tập đọc cũng góp phần đáng kể trong việc hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Những bài tập đọc là những bức tranh thu nhỏ, hiện thực và sinh động, nhiều màu sắc. Tiếp thu môn học này sẽ khơi dậy ở các em niềm tự hào, lòng say mê, ước mơ góp sức xây dựng quê hương, đất nước. Các em biết yêu thiên nhiên, đất nước.
Nhiệm vụ của môn Tiếng Việt ở tiểu học là hình thành cho học sinh những kĩ năng, kĩ xảo sử dụng Tiếng Việt trong các hoạt động giao tiếp, kĩ năng đọc thông, viết thạo. Thông qua hoạt động đọc mà mỗi con người tiếp xúc với kho tàng tri thức của loài người, trình độ ngôn ngữ và khả năng tư duy ngày càng phát triển. Tập đọc với tư cách là một phân môn của Tiếng Việt khẳng định sự cần thiết của sự hình thành và phát triển một cách có hệ thống và có kế hoạch năng lực đọc cho học sinh. 
ở bậc tiểu học nói chung và ở lớp 3 nói riêng môn Tập đọc có hai yêu cầu chính là:
- Rèn kĩ năng tập đọc.
- Giúp học sinh cảm thụ tốt bài văn.
Học môn Tập đọc, việc đọc và cảm thụ là hai khâu quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó hỗ trợ cho nhau. Cảm thụ giúp cho việc đọc diễn cảm tốt. Ngược lại việc 
đọc diễn cảm tốt giúp cho việc cảm thụ bài văn thêm sâu sắc. Thật vậy học sinh có đọc thông thạo được và trên cơ sở đã hiểu nội câu thơ, câu văn, khổ thơ, đoạn văn thì các em mới thể hiện được cảm xúc, có nghĩa là các em đã hiểu về nội dung và nắm được ý nghĩa giáo dục của bài. Điều đó khẳng định rằng trong tiết Tập đọc việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh là rất cần thiết.
Vậy làm thế nào để giờ Tập đọc có hiệu quả, nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh? Đây là một vấn đề mà bản thân tôi luôn trăn trở, hơn nữa thực tế đọc ở lớp vẫn chưa đảm bảo yêu cầu đề ra.Vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh” 
+) Điểm mới của sáng kiến:
Tìm các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4-5 trong các giờ Tập đọc giúp học sinh cảm thụ được văn bản. Qua đó giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
 2. Phạm vi áp dụng:
 Phạm vi áp dụng sáng kiến : Trong phân môn Tập đọc ở lớp 4-5 và ngoài chương trình học.
B- phần nội dung
I. Thực trạng đọc diễn cảm của học sinh trong phân môn Tập đọc: 
1. Đặc điểm địa phương: 
Địa phương là một xã vùng nông thôn nên HS trường tôi hầu hết là con em có hoàn cảnh kinh tế gia đình còn khó khăn, điều kiện học tập của con em còn thấp, đặc biệt sự quan tâm của phụ huynh còn hạn chế, phần nào làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh.
2.Đặc điểm cảu nhà trường: 
Năm học 2012-2013, trường tôi có 556 học sinh với tổng số 34 cán bộ giáo viên. Ban giám hiệu vững về chuyên môn, có bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy và nhiều giáo viên giỏi Huyện và giỏi Tỉnh, đã có nhiều tiết thao giảng về Tập đọc song do địa bàn vùng nông thôn phần nào còn có nhiều hạn chế như : các phương tiện dạy học còn thiếu, các phương dạy học-học chưa đầy đủ phần nào ảnh hưởng đến chất lượng dạy-học trong nhà trường.
3-Đặc điểm của lớp
 Năm học 2012-2013 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5D là lớp có trình độ nhận thức không đồng đều ( có nhiều HS khá, giỏi nhưng cũng có không ít HS yếu kém tư duy chậm, có 1 em “ thiểu năng trí tuệ bẩm sinh” ). Một số phụ huynh thiếu sự quan tâm đến việc học của con cái, số lượng học sinh đông, ý thức học của một số HS còn yếu. Tuy vậy tôi vẫn mạnh dạn đăng kí thi đua:
Học sinh giỏi Tỉnh : 1 em
Học sinh giỏi Huyện : 3 em
Tỉ lệ học sinh HTCTTH : 29 em
Về học lực : + Loại giỏi : 10 em
 + Loại khá : 13 em
 + Trung bình : 6 em
 - Lớp đạt lớp tiên tiến xuất sắc
 Môn Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc diễn cảm. Bốn kĩ năng này được hình thành trong hai hình thức đọc: Đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng được rèn luyện đồng thời là hỗ trợ lẫn nhau.
Vì vậy tổ chức dạy Tập đọc cho học sinh chính là quá trình làm việc của thầy và trò để thực hiện hai hình thức đọc này. Đọc thành tiếng là một hình thức không thể thiếu được của dạy học này. Đối với học sinh đầu cấp thì đọc thành tiếng còn là điều kiện cần thiết để rèn luyện tính tự giác trong quá trình đọc.
 Đọc diễn cảm là một yêu cầu đặt ra khi đọc những văn bản văn chương hoặc có các yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật: Đó là việc đọc thể hiện ở kĩ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngưng giọng, cường điệu giọng để biểu đạt đúng ý nghĩ và tình cảm mà tác giả gửi gắm trong bài đọc. Đồng thời biểu hiện sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm. Đọc diễn cảm thể hiện năng lực ở trình độ cao và chỉ được thể hiện trên cơ sở đọc đúng và đọc lưu loát. 
- Việc đọc diễn cảm trong các giờ học văn giúp cho việc phân tích văn học trở nên sinh động và tính truyền cảm hơn, giúp cho việc cảm thụ tác phẩm văn học và 
hiểu nghệ thuật viết văn một cách sâu sắc hơn, tạo ra một sức hấp dẫn có tác dụng trong việc giảng dạy văn học đạt được kết quả toàn diện.
-Trong quá trình dạy tiếng mẹ đẻ, việc đọc diễn cảm làm cho học sinh thấy rõ mặt âm thanh của ngôn ngữ, giúp cho học sinh hiểu được mối quan hệ giữa ngữ điệu và kết cấu cú pháp, nâng cao trình độ năng lực nói cho học sinh.
- Việc đọc diễn cảm cũng góp phần hình thành thế giới quan của học sinh và là phương tiện giáo dục đạo đức, thẩm mỹ. 
 ở bậc tiểu học, người ta chú ý rèn luyện 4 kỹ năng cho học sinh trong quá trình học Tiếng Việt. Vì vậy, việc luyện nói, luyện đọc diễn cảm càng quan trọng và cần thiết đối với học sinh. Thông qua quá trình luyện tập chúng ta sẽ hình thành và rèn luyện kỹ năng đọc và kỹ năng nói cho các em. 
a.. Khảo sát tình hình đầu năm học: 
Đầu năm học, tôi đã khảo sát chất lượng đọc của học sinh, cụ thể như sau:
 Sĩ số : 29 em
 Tốt : 5 em ; chiếm 17.8 %
 Khá : 9 em ; chiếm 32.1 %
 Trung bình : 10 em ; chiếm 35.9%
 Yếu : 4 em ; chiếm 14.2 %
b. Nguyên nhân đọc sai của học sinh:
- Do các em đọc ê, a kéo dài giọng.
- Do đọc lặp lại từ.
 - Ngắt nghỉ hơi chưa đúng chỗ.
- Do học sinh phát âm sai, lẫn lộn giữa phụ âm đầu (ch/tr, s/x, d/gi), thanh hỏi/ thanh ngã.
- ý thức rèn đọc của các em chưa được cao.
- Do học sinh còn đọc tiếng địa phương: vần anh/ênh, ong/ông, uya/uê.
II:Các giải pháp:
1.Trong giờ tập đọc:
 a. Về luyện đọc đúng:
- Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi. Đọc đúng là không đọc thừa, không sót từng âm, vần, tiếng.
- Để giúp học sinh luyện đọc đúng, giáo viên phải dự tính các lỗi học sinh dễ mắc phải trong khi đọc, chú ý nghe học sinh đọc để nhận xét, gợi ý, hướng dẫn về cách phát âm, ngắt nghỉ hơi hay về tốc độ sao cho thích hợp.
b. Về luyện đọc nhanh:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm chủ tốc độ đọc bằng cách đọc mẫu để học sinh đọc theo tốc độ đã định. Đơn vị để đọc nhanh là cụm từ, câu, đoạn, bài. Giáo viên đo tốc độ bằng cách giữ nhịp đọc. Ngoài ra còn có biện pháp đọc nối tiếp trên lớp, đọc nhẩm có sự kiểm tra của giáo viên, của bạn để điều chỉnh tốc độ. Giáo viên đo tốc độ bằng cách chọn sẵn bài và dự tính sẽ đọc trong bài nhiêu phút, từ đó hướng dẫn HS cách đọc.
c. Về đọc diễn cảm:
Kĩ năng đọc diễn cảm được luyện tập sau khi học sinh đã được những yêu cầu tối thiểu về trình độ đọc (đọc đúng, rõ ràng, rành mạch), sau khi học sinh đã tìm hiểu bài và nắm được nội dung, ý nghĩa bài đọc. Muốn đọc diễn cảm một văn bản, phải lựa chọn được giọng đọc, ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả, thái độ của tác giả đối với nhân vật và nội dung miêu tả trong văn bản. Khi dạy HS đọc diễn cảm, giáo viên hướng dẫn các em luyện tập để từng bước đạt được những yêu cầu trên theo mức độ từ thấp đến cao như sau: 
- Biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với từng loại câu.
Ví dụ : Khi dạy bài : Tiếng rao đêm- Tiếng Việt 5- Tập 2.
Hướng dẫn học sinh luyện đọc các câu thể hiện đúng ngữ điệu :
+ Bánh giò...ò...ò! ( kéo dài và hạ giọng ở phần cuối câu)
+ Cháy! Cháy nhà! ( gấp gáp, hoảng hốt)
+ Ô...này! ( thản thốt, ngạc nhiên)
- Biết đọc phân biệt lời kể của tác giả với nhân vật.
- Biết đọc phân biệt lời của các nhân vật sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và tính cách của từng nhân vật.
Ví dụ : Khi dạy bài: Người công dân số Một – Tiếng Việt 5- Tập 2
Giọng anh Thành : chậm rãi, trầm tĩnh, sâu lắng, thể hiện sự trăn trở, suy nghĩ về việc nước.
Giọng anh Lê : hồ hởi, nhiệt tình, thể hiện tính cách của một người có tinh thần yêu nước, nhiệt tình với bạn bè, nhưng suy nghĩ còn đơn giản, hạn hẹp.
- Biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả hay thái độ, cảm xúc của tác giả (vui, buồn, trang nghiêm, giận dữ) Do đó giáo viên nên hướng dẫn học sinh thể hiện cử chỉ, nét mặt, để làm tăng thêm tính gợi cảm của câu văn thân mật, vui vẻ, ngạc nhiên, căm giận...
 + Khi đọc câu thơ có nhiều ý hóm hỉnh, vui vẻ cần nhấn giọng một số từ ngữ kèm theo cử chỉ nét mặt để thể hiện sắc thái đó.
 + Đối với những bài văn xuôi khi đọc ngoài việc tìm những dấu câu đặc biệt ( câu hỏi, câu cảm) để hướng dẫn học sinh đọc. Giáo viên cần chú trọng cách nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở dấu phấy. Đặc biệt phải biết ngắt hơi ở chỗ không có dấu câu nhưng đó là chỗ tách ý. 
Ví dụ : Khi dạy bài “ Lập làng giữ biển” –Tiếng việt 5- tập 2
Để có một ngôi làng như mọi ngôi làng ở trên đất liền rồi sẽ có chợ, có trường học, có nghĩa trang
Bố Nhụ nói tiếp như trong một giấc mơ, rồi bất ngờ,vỗ vào vai Nhụ:
Thế nào con, đi với bố chứ?
Vâng!- Nhụ đáp nhẹ.
Vậy là việc đã quyết định rồi.Nhụ đi/ và sau đó/ cả nhà sẽ đi.Đã có một làng Bạch Đằng Giang do những người dân chài lập ra ở đảo Mõm Cá Sấu.Hòn đảo đang bồng bềnh đâu đó ở bãi phía chân trời
Cần đọc giọng kể chuyện, chú ý giọng đọc của từng nhân vật.Lời của bố Nhụ: vui vẻ thân mật.Lời của Nhụ: nhẹ nhàng.Có như vậy mới biểu đạt được trạng thái, cảm xúc của tác giả.
Đối với các bài thơ, tuỳ theo từng thể loại thơ mà giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách đọc sao cho đúng nhịp câu thơ.
Ví dụ bài : “ Cao Bằng”Tiếng Việt 5 tập 2
Rồi dần / bằng bằng xuống
Ông lành / như hạt gạo
Bà hiền / như suối trong
Cao giọng khi đọc hai câu thơ:
Cao Bằng/rõ thật cao
Bạn ơi có thấy đâu//
 Giáo viên dựa vào những dòng thơ cụ thể để ngắt nhịp câu thơ cho đúng. Chỉ có ngắt nhịp đúng câu thơ thì ý nghĩa đoạn thơ mới bộc lộ được cho người nghe.
 - Nội dung của bài tập đọc đã qui định ngữ điệu của nó giáo viên không nên áp đạt sẵn giọng đọc mà để cho học sinh tự nêu cách đọc và đọc trên cơ sở hiểu từ, hiểu nghĩa. Giáo viên chỉ lắng nghe, sửa cách đọc của từng học sinh. Giáo viên luôn động viên, khuyến khích học sinh cố gắng đọc diễn cảm.
Mặt khác để học sinh từng bước hình thành kỹ năng đọc diễn cảm, GV cần đọc mẫu, giúp HS luyện tập thể sự cảm nhận về nội dung, ý nghĩa của bài qua giọng đọc. 
Có nhiều cách đọc mẫu :
+ Đọc mẫu toàn bài : Để giới thiệu, gây hứng thú cho học sinh.
+ Đọc câu, đoạn : Giúp học sinh nhận xét, giải thích tìm ra cách đọc.
Vậy là tuỳ theo từng bài mà giáo viên đọc cả bài hoặc một đoạn. Đọc vào đầu tiết hay cuối tiết...
Ví dụ : Dạy bài : “Người công dân số Một”Giáo viên đọc mẫu đoạn 2, đoạn đó khó đọc vì cần thể hiện ngữ điệu của từng nhân vật.
Bên cạnh những điểm chung dễ thống nhất về cách đọc diễn cảm bộc lộ sự sáng tạo. Để phát huy tính sáng tạo của học sinh khi đọc diễn cảm. giáo viên cho học sinh luyện tập “tự bộc lộ” qua đó điều chỉnh, chỉ dẫn cách đọc cho học sinh, tránh phân tích quá chi tiết về cách đọc rồi sau đó mới chuyển sang luyện đọc và đọc theo cách giống hệt nhau.
Để giúp học sinh luyện đọc diễn cảm tốt giáo viên cần:
- Sau khi tìm hiểu bài, giáo viên yêu cầu học sinh đọc thật tốt một đoạn “Thăm dò” khả năng thể hiện sự cảm nhận nội dung bằng giọng đọc của học sinh.
- Qua kết quả đọc của học sinh, giáo viên dẫn dắt, gợi ý để học sinh phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế và tìm ra cách đọc hợp lí. Ví dụ đoạn văn vừa rồi đọc với giọng vui hay buồn? Lời nói của nhân vật cần đọc với thái độ như thế nào?
- GV đọc mẫu diến cảm nhằm minh hoạ, gợi ý cho học sinh nhận xét, giải thích, tự tìm ra cách đọc.
- Tạo điều kiện cho từng học sinh được thực hành luyện đọc diễn cảm trước lớp để các em học tập lẫn nhau và được giáo viên động viên, tuyên dương hay uốn nắn.
 2. Ngoài giờ tập đọc:
Ngoài việc học trên lớp, tôi thường phát động học sinh mỗi tuần phải đọc một bài thơ hay một câu chuyện ở báo thiếu niên, để đến giờ sinh hoạt có thể đọc thơ hoặc kể chuyện cho cả lớp cùng nghe, tuyên dương những em học sinh có giọng đọc hay, kể chuyện hấp dẫn.
- Trong buổi học thứ hai tôi thường đọc cho các em nghe một bài thơ, bài văn hay.
- Tôi đã phân loại chất lượng đọc của từng em, dành thời gian giúp đỡ, hướng dẫn các em cách đọc đúng, đọc diễn cảm.
- Tổ chức cho học sinh thi đọc trước lớp để các em tự đánh giá, cùng chọn ra bạn có sự tiến bộ để động viên, tuyên dương, làm gương cho cả lớp noi theo.
- Tôi cũng đã tổ chức cho các em tự học nhóm ở nhà, tôi chọn em có giọng đọc tốt, em có có giọng đọc khá và em có giọng đọc yếu tạo thành một nhóm, để các em cùng giúp đỡ nhau tiến bộ.
- Ngoài ra tôi còn động viên các em xem những chương trình “đọc mỗi ngày một cuốn sách” ở trên ti vi để các em có giọng đọc tốt hơn.
III. Kết quả sau khi thực hiện:
Khảo sát kết quả luyện đọc một bài tập đọc tuần 24.
Kết quả như sau:
 Sĩ số : 29 em ( 1 em khuyết tật )
 Tốt : 13 em chiếm 46,4 %
 Khá : 11 em chiếm 39,3 %
 Trung bình : 4 em chiếm 14,3 %
C.Phần Kết luận:
 1. ý nghĩa của sáng kiến :
- Việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 -5 là việc làm cần thiết nhàm giúp học sinh có kĩ năng đọc đúng, đọc hay.Từ đó học sinh hiểu các văn bản và nội dung bài tập đọc.
- Đọc diễn cảm tốt giúp học sinh có điều kiện học tốt các môn học khác
- Đọc diễn cảm có tác dụng phát triển trí tuệ cho học sinh, thông qua việc đọc diễn cảm giúp học sinh khám phá tác phẩm văn chương, giúp học sinh hiểu rõ được giá trị đích thực của tác phẩm văn học.
- Đọc diễn cảm là một phương tiện giáo dục bồi dưỡng đạo đức, thẩm mĩ cho các em học sinh, giúp các em cảm thụ được cái hay, cái đẹp của văn học làm cho các em yêu thích văn học từ đó có ý thức luyện đọc diễn cảm.
- VIệc áp dụng cac biện pháp luyện đọc và nhờ tính kiên trì, chịu khó, rèn luyện của học sinh nên chất lượng đọc của lớp đã có sự tiến bộ rõ rệt.
 2. Bài học kinh nghiêm:
Thực nghiệm cho tôi thấy vấn đề cần thiết để có hiệu quả trong việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh là :
- Giáo viên phải luôn chủ động, sáng tạo, tìm tòi những biện pháp dạy học tốt nhất để nâng cao hiệu quả giờ dạy. 
 - Giáo viên phải có nghiệp vụ sư phạm tốt, đặc biệt đọc mẫu của thầy phải chuẩn, hay có sức cuốn hút học sinh vì trong khâu rèn đọc thì việc đọc mẫu của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đối với học sinh. Học sinh sẽ theo dõi lắng nghe thầy đọc và coi đó là chuẩn mực để các em bắt chước. Chính vì vậy giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo, mỗi từ ngữ giáo viên đọc đều phải chuẩn mực.
- Giáo viên cần tìm hiểu chắc nội dung cơ bản của chương trình sách giáo khoa, sách hướng dẫn để nắm vững nội dung từng bài, hướng dẫn cách đọc đoạn văn, khổ thơ cho học sinh.
- Luôn nâng cao ý thức, nhận thức, trách nhiệm của người giáo viên, luôn có suy nghĩ “Tất cả vì học sinh thân yêu”.
- Giáo viên cần hiểu kĩ, nắm vững đối tượng học sinh để có biện pháp cụ thể dẫn dắt các em .
- Luôn trau dồi nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để nâng cao chất lượng dạy học ở các phân môn đặc biệt là môn Tập đọc.
- Luôn là người tổ chức, hướng dẫn tạo điều kiện phát huy vai trò chủ động sáng tạo của học sinh.
- Phải tạo sự thi đua cho học sinh. Không được chê trách các em (nhất là trước lớp) mà phải tuyên dương, khen thưởng kịp thời những em có cố gắng, có tiến bộ, để tạo cho các em niềm tin và hứng thú.
- Giáo viên phải thực sự là tấm gương, thực sự là mẫu trong học sinh.
3. ý kiến đề xuất:
Đối với các cấp quản lí :
- Nên tổ chức nhiều buổi sinh hoạt chuyên đề “Rèn đọc diễn cảm cho học sinh”hơn nữa, trong các buổi sinh hoạt chuyên đề nên tập trung vào các tiết dạy của một số giáo viên giỏi tiêu biểu để đồng nghiệp tham dự học hỏi, rút kinh nghiệm.
Trên đây là những vấn đề mà cá nhân tôi đã tìm tòi suy nghĩ, nghiên cứu khi tiến hành dạy luyện đọc cho học sinh. Tuy nhiên sự hiểu biết của bản thân còn hạn chế, thời gian còn có hạn, chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tôi mong sự góp ý và xây dựng của các cấp trên cùng các bạn đồng nghiệp để góp phần nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh trong giờ Tập đọc. 
Kính mong sự góp ý của hội đồng khoa học các cấp.
 Tôi xin chân thành cảm ơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN 2013 Nguyen Thi Thu Ha.doc