Nếu như trong quá trình giáo dục thì “tự giáo dục” là yếu tố quyết định sự phát triển nhân cách học sinh nhưng trong quá trình dạy học việc “ tự học” là yếu tố quyết định chất lượng học tập của học sinh, đặc biệt là đối với học sinh tiểu học. Thật vậy, học tập là vấn đề muôn thủa của loài người, kế tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hoạt động học tập nhằm lĩnh hội những nội dung kinh nghiệm xã hội, những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, hoạt động học tập nhằm góp phần rất lớn trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Vì thế học tập rất quan trọng chúng ta không thể tách rời học tập. Mục tiêu của chúng ta là hoạt động mà học sinh đã đề ra cho mình dưới hình thức bài bản có vấn đề hay tình huống học tập. Nhiệm vụ học tập là đơn vị của hoạt động học tập.
Vì vậy tìm hiểu tình hình học tập ở nhà của học sinh ( lớp 5) là một yếu tố không thể thiếu được trong công tác giáo dục của người giáo viên tiểu học.
Thực tế trong trường tiểu học vấn đề học tập không đơn giản một chút nào, có rất nhiều yếu tố tác động vào như : đặc điểm gia đình, sự quan tâm của phụ huynh và giáo viên. Đặc biệt là đối với vấn đề học tập ở vùng cao, nhất là trường Tiểu học và THCS Cao Phạ thuộc xã Cao Phạ của huyện Mù cang Chải. Về kinh tế còn nhiều khó khăn, dân cư chủ yếu là người dân tộc chiếm 100%,dân tộc HMông chiếm 80% và dân tộc Thái chiếm 20% ,quanh năm làm ruộng và trồng nương rẫy. Mặt khác trình độ dân trí còn hạn chế nên không có điều kiện quan tâm nhiều đến việc học tập của con em mình.
Phòng giáo dục và đào tạo Mù Cang chải Trường tiểu học và thcs cao phạ -------------@&?------------- Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3 Rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3 Họ và tên : Vũ Thị Hiền Chức vụ : Giáo viên Tổ chuyên môn : 3 Trường : TH&THCS Cao Phạ Cao phạ , ngày 15 tháng 10 năm 2011 AiPhanf mở đfPhần thứ nhất: Mở Lời cảm ơn ! Đề tài nghiên cứu Tìm hiểu tình hình học tập ở nhà của học sinh lớp 5.Để qua đó giáo viên và học sinh tích cực hơn nhằm nâng cao chất lượng của học sinh , đề tài thể hiện phương pháp khoa học nhằm góp phần hiệu quả trong công tác giáo dục bằng các biện pháp tôi đã nêu trong sáng kiến kinh nghiệm . Đề tài nghiên cứu này được sự hỗ chợ của tập thể học sinh lớp 5B2, tổ chuyên môn khối 4-5 trường Tiểu học và THCS Cao Phạ , Ban giám hiệu trường Tiểu học và THCS cao Phạ , của tổ chuyên môn Phòng GD&ĐT Huyện Mù Cang Chải đã giúp tôi hoàn thành đề tài này . Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn tới các em học sinh lớp 5B2 , tổ chuyên môn khối 4-5 trường Tiểu học và THCS Cao Phạ , Ban giám hiệu trường Trường Tiểu học và THCS Cao Phạ , tổ chuyên môn Phòng GD&ĐT Huyện Mù Cang Chải và các bạn bè đồng nghiệp Trong quá trình nghiên cứu đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót , tôi kính mong nhận được sự đóng góp tận tình của các đồng chí đồng nghiệp , tổ chuyên môn nhà trường và tổ chuyên môn Phòng GD & ĐT Huyện Mù Cang Chải. TôI xin chân thành cảm ơn ! Lời cảm ơn ! Đề tài nghiên cứu Tìm hiểu tình hình học tập ở nhà của học sinh lớp 5.Để qua đó giáo viên và học sinh tích cực hơn nhằm nâng cao chất lượng của học sinh , đề tài thể hiện phương pháp khoa học nhằm góp phần hiệu quả trong công tác giáo dục bằng các biện pháp tôi đã nêu trong sáng kiến kinh nghiệm . Đề tài nghiên cứu này được sự hỗ chợ của tập thể học sinh lớp 5B2, tổ chuyên môn khối 4-5 trường Tiểu học và THCS Cao Phạ , Ban giám hiệu trường Tiểu học và THCS cao Phạ , của tổ chuyên môn Phòng GD&ĐT Huyện Mù Cang Chải đã giúp tôi hoàn thành đề tài này . Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn tới các em học sinh lớp 5B2 , tổ chuyên môn khối 4-5 trường Tiểu học và THCS Cao Phạ , Ban giám hiệu trường Trường Tiểu học và THCS Cao Phạ , tổ chuyên môn Phòng GD&ĐT Huyện Mù Cang Chải và các bạn bè đồng nghiệp Trong quá trình nghiên cứu đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót , tôi kính mong nhận được sự đóng góp tận tình của các đồng chí đồng nghiệp , tổ chuyên môn nhà trường và tổ chuyên môn Phòng GD & ĐT Huyện Mù Cang Chải. TôI xin chân thành cảm ơn ! Phần thứ nhất : Đặt vấn đề 1. Lý do chọn đề tài Nếu như trong quá trình giáo dục thì “tự giáo dục” là yếu tố quyết định sự phát triển nhân cách học sinh nhưng trong quá trình dạy học việc “ tự học” là yếu tố quyết định chất lượng học tập của học sinh, đặc biệt là đối với học sinh tiểu học. Thật vậy, học tập là vấn đề muôn thủa của loài người, kế tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hoạt động học tập nhằm lĩnh hội những nội dung kinh nghiệm xã hội, những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, hoạt động học tập nhằm góp phần rất lớn trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Vì thế học tập rất quan trọng chúng ta không thể tách rời học tập. Mục tiêu của chúng ta là hoạt động mà học sinh đã đề ra cho mình dưới hình thức bài bản có vấn đề hay tình huống học tập. Nhiệm vụ học tập là đơn vị của hoạt động học tập. Vì vậy tìm hiểu tình hình học tập ở nhà của học sinh ( lớp 5) là một yếu tố không thể thiếu được trong công tác giáo dục của người giáo viên tiểu học. Thực tế trong trường tiểu học vấn đề học tập không đơn giản một chút nào, có rất nhiều yếu tố tác động vào như : đặc điểm gia đình, sự quan tâm của phụ huynh và giáo viên. Đặc biệt là đối với vấn đề học tập ở vùng cao, nhất là trường Tiểu học và THCS Cao Phạ thuộc xã Cao Phạ của huyện Mù cang Chải. Về kinh tế còn nhiều khó khăn, dân cư chủ yếu là người dân tộc chiếm 100%,dân tộc HMông chiếm 80% và dân tộc Thái chiếm 20% ,quanh năm làm ruộng và trồng nương rẫy. Mặt khác trình độ dân trí còn hạn chế nên không có điều kiện quan tâm nhiều đến việc học tập của con em mình. Sự quan tâm đến việc học tập ở nhà của học sinh lớp 5 trường Tiểu học Cao Phạ là rất cần thiết và cấp bách. Chính vì thế muốn cho việc học tập ở nhà của học sinh lớp 5 có kết quả tốt thì trước hết người giáo viên tiểu học phải nắm vững được những khả năng tiếp thu và ý thức trong công việc tự học của học sinh thì mới có thể giảng dạy và giáo dục cho phù hợp với đặc điểm của học sinh. Vì những lý do trên tôi đã chọn sáng kiến “ Tìm hiểu tình hình học tập ở nhà của học sinh lớp 5 “ trường Tiểu học và THCS Cao Phạ nhằm nắm bắt tình hình, ý thức học tập của học sinh ở nhà. Qua đó đề xuất những biện pháp góp phần nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, đào tạo ở trường Tiểu học. 2. Thời gian thực hiện . - Chuẩn bị tư liệu từ ngày 15 tháng 8 đến ngày 15 tháng 9 năm 2010. - Hoàn thiện đề cương từ ngày 20 tháng 9 đến ngày 10 tháng 10 năm 2010. - Tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu từ 15 tháng 10 đến ngày 20 tháng 10 năm 2010. - Viết đề tài từ ngày 22 tháng 10 đến ngày 6 tháng 11 năm 2010. Phần thứ hai: Giải quyết vấn đề I.Cơ sở lý luận của vấn đề 1. Cơ sở lý luận Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng: sự phát triển tâm lý con người là một dòng liên tục, nhưng được chia thành các giai đoạn, lứa tuổi khác nhau. Nhưng vẫn có một hai loại hoạt động đóng vai trò chủ đạo. Anlêônchiev nói: “ Hoạt động chủ đạo là hoạt động mà sự phát triển của nó quy định những biến đổi chủ yếu nhất trong quá trình tâm lý và trong các đặc điểm tâm lý của nhân cách đứa trẻ ở giai đoạn phát triển của nó”. Đối với học sinh tiểu học hoạt động chủ đạo nó không phải hoạt động nào khác mà chính là hoạt động học tập ( ở lớp và ở nhà ). Gắn trẻ với những yếu tố là nguồn gốc của sự phát triển ở lứa tuổi này, làm biến đổi tâm lí cơ bản. Hơn nữa học sinh lớp 5 các em ấy cần học tri thức, học kiến thức, học kĩ năng. Đó là cách tự học, học cách tự nghiên cứu, đúng như lời Các Mác khẳng định: “ Bản chất của con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội mà con người nhập vào đó với tư cách là thành viên của xã hội”. Quá trình hoạt động tâm lý là quá trình con người lĩnh hội những kinh nghiệm qua hoạt động và giao tiếp. Hoạt động của các tác nhân có vai trò quyết định trực tiếp đến sự phát triển tâm lý con người. Hoạt động của con người có tính xã hội, tính tổ chức, có động cơ được xem là điều kiện quyết định sự phát triển. 2. Cơ sở lý luận riêng. Trên đất nước Việt Nam chúng ta có rất nhiều trẻ em còn phải chịu thiệt thòi về nhiều mặt trong đó có học hành. Do những điều kiện khách quan đem lại, gia đình nông thôn, bận làm nương rẫy không có thời gian học tập. Mặc dù làm việc vất vả nhưng nền kinh tế gia đình còn khó khăn, chưa ổn định, nhiều gia đình không đủ điều kiện cho con em đi học nên phải ở nhà. Nhiều em đi học nhưng không có thời gian để ôn bài. Khả năng tiếp thu chậm, nhiều em không đủ tiền để mua đồ dùng học tập. Không ít em phải tham gia lao động khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Thậm chí có nhiều em đã phải lên nương cùng bố mẹ, có em phải đi lấy củi, chăn trâu, cào cỏ, những yếu tố đó ảnh hưởng không ít đến vấn đề học tập. Trong đó có học sinh lớp 5B2 trường Tiểu học và THCS Cao Phạ nơi mà tôi trực tiếp giảng dạy là một trường vùng cao của huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái 100% học sinh là người dân tộc thiểu số . Điều kiện học tập của các em ở nơi đây còn nhiều khó khăn, có khoảng 60% các em không có đủ điều kiện học tập ở nhà. Chính vì lẽ đó, là người giáo viên trực tiếp giảng dạy các em, tôi không thể làm ngơ trước hoàn cảnh của các em mà lên lớp. Nhiều lúc các em đến lớp không học bài, không làm bài tập mà tôi cũng không dám cho điểm kém hay mắng phạt các em vì tôi chưa hiểu nguyên nhân tại sao các em còn học kém, các em không thuộc bài, không làm bài. Vì vậy muốn xã hội hoá giáo dục để giúp các em bớt thiệt thòi, thiếu thốn tôi đã nghiên cứu và tìm hiểu tình hình học tập ở nhà của các em. Qua đây tôi cũng tha thiết đề nghị sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương cùng nhà trường và các lực lượng xã hội khác hãy thực sự quan tâm hơn nữa đến thực trạng của học sinh hiện nay về công việc học tập của các em còn nhiều khó khăn về thời gian và phương tiện thiếu thốn, để cho thế hệ mai sau tiếp tục xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp hơn. 3. Những vấn đề lý thuyết nghiên cứu. Trong khi thực hiện sáng kiến này, tôi dựa trên một số cơ sở lý thuyết sau: a. Đứng vững trên quan điểm triết học duy vật biện chứng, các nhà tâm lý học coi sự phát triển tâm lý gắn với sự xuất hiện những đặc điểm tâm lý mới về chất. Những cấu tạo tâm lý mới ở những giai đoạn lứa tuổi nhất định. Bất cứ ở mức độ nào của trình độ phát triển trước cũng là sự chuẩn bị và chuyển hoá cho trình độ sau cao hơn, sự phát triển tâm lý diễn ra từ thấp tới cao theo từng giai đoạn, theo một trình tự, trong đó có những bước nhảy, những khủng hoảng và những đột biến. b. Quan niệm cho rằng dạy học có tác dụng phát triển học sinh đã thể hiện ở nhận định của nhiều nhà giáo dục kiệt xuất như KĐ Usinxki, LX Vưgôtxki, Chẳng hạn KĐ Usinxki cho rằng có hai cách tác động đến sự phát triển trí tuệ của học sinh. - Quá trình thu nhận tri thức mà trí tuệ được rèn luyện - Hướng nhiều hơn vào chính bản thân sự phát ttriển học sinh phải lĩnh hội một tài liệu nhất định. Con đường này dẫn đến việc hình thành tư duy logíc trong các quan điểm về mối quan hệ giữa dạy học và phát triển trí tuệ, có nhiều quan điểm khác nhau: + Phát triển trí tuệ là một quá trình độc lập có những quy luật riêng, không phụ thuộc vào dạy học. + Sự phát triển trí tuệ là kết quả tác động của nhiều yếu tố. Dạy học có vai trò điều chỉnh mối liên hệ giữa các chức năng tâm lý. Dạy học là hình thức tất yếu bên trong và chung nhất. Quyết định sự phát triển trí tuệ, sự phát triển trí tuệ là quá trình có bản chất xã hội lịch sử, truyền đạt cho tác nhân các kinh nghiệm xã hội. Quan niệm của LX Vưgôtxki là: Sự phát triển tâm lý của con người mang bản chất xã hội, không quy vào việc nắm tri thức và kĩ năng phát triển diễn ra trong quá trình dạy học. - Cuộc sống tâm lý của con người bắt đầu từ nhu cầu giao tiếp của con người. Việc đi học nó là một bước ngoặt trong đời sống của các em. Việc tham gia hoạt động chủ đạo mới – hoạt động học tập đề ra hàng loạt yêu cầu buộc các em làm cho cuộc sống của mình phục tùng vào trong khuôn khổ. Ơ lứa tuổi tiểu học bằng hoạt động học tập và giao tiếp với t ... m ruộng và nương rẫy, trình độ dân trí chưa cao, cuộc sống người dân ở đây còn vất vả, nhiều em học sinh khi ngồi trên ghế nhà trường nhưng vẫn phải làm các công việc nặng giúp bố mẹ như : lên nương, lấy củi, đào ruộng....vì thế đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của các em. Điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn, chật vật, bố mẹ chưa quan tâm nhiều đến con cái, coi việc làm kinh tế là quan trọng hơn cả. Thời gian làm việc nhà còn nhiều hơn thời gian học bài. Điều đó đã làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em rất nhiều. Còn về phía các em thì nhiều em rất vất vả, tuy còn nhỏ nhưng đã cùng gia đình lo cuộc sống. Song bên cạnh đó còn nhiều em chưa có ý thức học tập tốt, các em còn mải chơi, không chịu khó học bài. Điều quan trọng hơn cả là các em có hứng thú, có ý thức học tập hay không? Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào các em. Trong thực tế, môi trường xã hội mà học sinh sinh sống và phát triển cũng ảnh hưởng đến việc học tập của các em. Bên cạnh các mặt ảnh hưởng tích cực luôn luôn hàm chứa các yếu tố ngẫu nhiên với trình độ thiếu từng trải, ít vốn sống lại hiếu động, nhất là khi thiếu sự kết hợp, phối hợp đúng đắn, thiếu sự thống nhất tác động giáo dục thì hậu quả xấu trong giáo dục sẽ xuất hiện, nếu không kịp thời khắc phục thì hậu quả sẽ rất lớn. III. các biện pháp đã tiến hành để Giải quyết vấn đề 1. Về nhà trường Nhà trường luôn chủ động, sáng tạo trong việc học tập, tập hợp lực lượng tổ chức các quá trình kết hợp giáo dục - Thường xuyên phát hiện các vướng mắc, các mâu thuẫn trong phạm vi cộng đồng dân cư để tìm ra các biện pháp giáo dục. - Theo lịch trình của năm học, nhà trường phải giúp đỡ địa phương, các bậc cha mẹ học sinh hiểu rõ mục tiêu giáo dục, các yêu cầu và nội dung phương pháp giáo dục để các phụ huynh tham gia vào các hoạt động giáo dục có hiệu quả. 2.Về Giáo viên chủ nhiệm -Tổ chức buổi họp phụ huynh học sinh của lớp để truyền đạt lại cho phụ huynh nắm được kết quả việc điều tra việc học tập ở nhà của học sinh theo bảng phân loại đã đánh giá xếp loại ở trên . Việc học tập ở nhà của các em là chưa hiệu quả. - Tạo mọi điều kiện về mặt thời gian nhiều hơn nữa để các em được học ở nhà - Tổ chức cho các em học tập ở nhà theo nhóm, dưới sự điều khiển của nhóm trưởng là những học sinh khá, giỏi. Hàng ngày, hàng tuần có báo cáo với giáo viên chủ nhiệm để giáo viên chủ nhiệm nắm bắt được tình hình học tập của các em đạt được ở mức nào. Từ đó có kế hoạch hướng dẫn, chỉ đạo và có những biện pháp, phương pháp cũng như cách dạy, giao bài phù hợp với từng nhóm để các em có thể đạt kết quả học tập cao hơn. - Giáo viên cần quan tâm hơn đến đời sống của những học sinh yếu kém, có hoàn cảnh gia đình khó khăn, éo le. 3.Về gia đình. - Cha mẹ cần phải quan tâm thực sự đến các nhu cầu vật chất và tinh thần của con cái. - Phải giúp, động viên con cái học tập, xây dựng các nề nếp thói quen tốt. 4. Về địa phương - Phải tạo điều kiện tốt cho các em học tập bằng cách giúp đỡ các hộ gia đình khó khăn, mua sắm thiết bị dạy học giúp đỡ nhà trường. - Xây dựng cơ sở vật chất nơi bán trú để các em ở bán xa có điều kiện ở lại trường học đỡ vất vả . - Tăng cường các chính sách văn hoá giáo dục giúp đỡ những học sinh nghèo vượt khó. 5. Đối với học sinh -Học sinh phải luôn tuân theo những quy định của nhà trường, của lớp đề ra về việc học tập và rèn luyện. - Luân có ý thức tự giác , tự học , tự làm , tự rèn luyện cho bản thân của mình trong việc học tập ở nhà nói riêng và việc học ở trường nói chung . IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Qua việc tìm hiểu việc học tập ở nhà của học sinh, tôi đã nắm được thực trạng việc học ở nhà của các em chưa hiệu quả . Tôi đã có những biện pháp hiệu quả phù hợp với tình hình thực tế của lớp chủ nhiệm Sau một thời gian áp dụng những biện pháp đó , kết quả học tập của các em đã dần tiến bộ , phụ huynh học sinh quan tâm đến con em mình nhiều hơn , nhiều gia đình đã tự làm góc học tập cho con ,nhắc nhở con em mình đi học đều hơn , quan tâm đến việc mua sắm đồ dùng phục vụ cho học tập và trang phục đi học được đầy đủ hơn . Tôi tin rằng mỗi giáo viên hãy cùng biết chung tay với chính quyền địa phương BGH nhà trương, làm được công tác dân vận tốt thì chắc chắn những biện pháp tôi đề ra qua SKKN này sẽ có hiệu quả hữu hiệu đối với học sinh của lớp nói riêng và tất cả các em học sinh của trường nói chung . Phần thứ ba : Kết luận và Khuyến Nghị I. Kết luận Qua thực tế giảng dạy và qua quá trình nghiên cứu tôi thấy vấn đề học tập luôn làm con người phải suy nghĩ, lo lắng. Qua điều tra và đàm thoại trực tiếp tôi thấy tình học tập của học sinh lớp 5 ở nhà là rất yếu, không có thời gian tự học. Nguyên nhân là do các hộ gia đình ở đây chủ yếu là làm ruộng, quanh năm làm trên nương rẫy, do điều kiện kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn vì thế các em phải cùng với gia đình làm kinh tế, nên buổi chiều không có thời gian học bài, buổi tối thì mệt, ngại học, chểnh mảng. Thêm vào đó gia đình lại không thực sự quan tâm đến việc học tập của con cái, thiếu đồ dùng học tập ,thiếu trang phục đến trường. Do vậy kết quả học tập của các em chưa được cao. Trong suốt quá trình giảng dạy tôi thấy từ lý thuyết đến thực hành là một con đường không phải là không dài. Nhưng được sự chỉ bảo, dìu dắt của BGH nhà trường, các bạn bè đồng nghiệp cùng sự cố gắng của bản thân, với lòng yêu nghề, mến trẻ tôi đã mạnh dạn hơn, biết được nhiều hơn và vững tin hơn trên bước đi của mình. Là một giáo viên tuổi còn trẻ, kinh nghiệm nghề nghiệp chưa có nhiều, tôi mong được sự chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của các đồng chí, đồng nghiệp giúp tôi có được kinh nghiệm hơn trong công tác giảng dạy để tôi tiếp tục bước những bước vững chắc trên con đường đi của mình, góp phần vào công cuộc giáo dục thế hệ trẻ, những mầm xanh tương lai của đất nước ngày càng tốt đẹp hơn. * Qua việc tìm hiểu việc học tập ở nhà của học sinh, tôi đã nắm được thực trạng việc học ở nhà của các em chưa hiệu quả . Tôi đã có những biện pháp hiệu quả phù hợp với tình hình thực tế của lớp chủ nhiệm Sau một thời gian áp dụng những biện pháp đó , kết quả học tập của các em đã dần tiến bộ , phụ huynh học sinh quan tâm đến con em mình nhiều hơn , nhiều gia đình đã tự làm góc học tập cho con ,nhắc nhở con em mình đi học đều hơn. II. Khuyến nghị - Qua các số liệu thực tế đã tìm hiểu, tôi cũng xin đề xuất một số ý kiến phục vụ cho công tác giáo dục học sinh Tiểu học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. -Thầy cô giáo chủ nhiệm thường xuyên quan tâm đến việc học tập của các em học sinh tại gia đình - Cha mẹ cần phải quan tâm thực sự đến các nhu cầu vật chất và tinh thần của con cái.Thường xuyên có trao đổi hai chiều với nhà trường để có thông tin chính xác về các em. - Phải giúp, động viên con cái học tập, xây dựng các nề nếp thói quen tốt,dành nhiều thời gian thích hợp cho con cái học tập. - Nhà trường cần có những hình thức khen thưởng kịp thời nhằm động viên khích lệ tinh thần học tập của các em. -Chính quyền địa phương cần thường xuyên phối hợp với nhà trường quan tâm nhiều hơn những em có hoàn cảnh khó khăn và động viên những em nghèo vượt khó . Tài liệu tham khảo 1.Giáo dục học ( Nguyễn Sinh Huy), giáo trình ĐTGVTH hệ Cao đẳng và SP 12+2. 2. Sách tâm lý học. 3. Tạp chí nghiên cứu giáo dục 4.Tạp chí giáo dục tiểu học 5. Báo giáo dục thời đại 6. Báo hoa học trò. Cao Phạ , ngày 6 tháng 11 năm 2010 Người viết Vũ Thị Hiền Mục lục Phần thứ nhất : Đặt vấn đề 1.Lí do chọn đề tài 2.Thời gian thực hiện Phần thứ hai : GiảI quyết vấn đề I.cơ sở lí luận của vấn đề II. thực trạng của vấn đề III.Các biện pháp đã tiến hành để giảI quyết vấn đề IV.Hiệu quả của SKKN Phần thứ ba: kết luận và khuyến nghị 1.Kết luận 2. Khuyến nghị Tài liệu tham khảo 1.Đánh giá, xếp loại của hội đồng khoa học giáo dục nhà trường ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 1.Đánh giá, xếp loại của hội đồng khoa học giáo dục cấp phòng ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: