Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế các trò chơi sử dụng khi dạy bài tập Chính tả Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế các trò chơi sử dụng khi dạy bài tập Chính tả Lớp 4

I. LỜI MỞ ĐẦU.

Như chúng ta đã biết phát triển giáo dục là nền tảng, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, ngành giáo dục phải khẩn trương đổi mới giáo dục - đào tạo. Một trong các mục tiêu quan trọng của việc dạy học Tiếng Việt ở bậc tiểu học hiện nay là dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học sinh. Đó là việc đẩy mạnh tiến trình đổi mới cả về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy và học, đó là dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh. Giúp học sinh có được niềm tin, niềm vui học tập, góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy. Cần tổ chức các trò chơi học tập hấp dẫn và phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.

Trò chơi là một hoạt động của con người nhằm mục đích trước tiên và chủ yếu là vui chơi giải trí, thư giãn, sau những giờ làm việc căng thẳng mệt mỏi. Nhưng qua trò chơi, người chơi có thể còn được rèn luyện thể lực, rèn luyện các giác quan, tạo cơ hội giao lưu với mọi người, cùng hợp tác với bạn bè đồng đội trong nhóm, trong tổ. Đối với trẻ em, trò chơi có vai trò quan trọng trong sinh hoạt. Bước vào nhà trường, trẻ làm quen với hoạt động học tập, chúng ta những nhà sư phạm ngày càng nhận thấy nếu kết hợp hình thức trò chơi trong học tập sẽ đạt hiệu quả cao, nhất là ở lứa tuổi tiểu học. Chính vì vậy trò chơi được sử dụng trong các tiết dạy học có tác dụng tích cực nhằm làm thay đổi hình thức học tập. Thông qua trò chơi không khí lớp học trở nên thoải mái, dễ chịu, việc tiếp thu kiến thức của học sinh tự nhiên, nhẹ nhàng và hiểu quả hơn.

 

doc 16 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 15/03/2022 Lượt xem 198Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế các trò chơi sử dụng khi dạy bài tập Chính tả Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. LỜI MỞ ĐẦU.
Như chúng ta đã biết phát triển giáo dục là nền tảng, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, ngành giáo dục phải khẩn trương đổi mới giáo dục - đào tạo. Một trong các mục tiêu quan trọng của việc dạy học Tiếng Việt ở bậc tiểu học hiện nay là dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học sinh. Đó là việc đẩy mạnh tiến trình đổi mới cả về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy và học, đó là dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh. Giúp học sinh có được niềm tin, niềm vui học tập, góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy. Cần tổ chức các trò chơi học tập hấp dẫn và phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.
Trò chơi là một hoạt động của con người nhằm mục đích trước tiên và chủ yếu là vui chơi giải trí, thư giãn, sau những giờ làm việc căng thẳng mệt mỏi. Nhưng qua trò chơi, người chơi có thể còn được rèn luyện thể lực, rèn luyện các giác quan, tạo cơ hội giao lưu với mọi người, cùng hợp tác với bạn bè đồng đội trong nhóm, trong tổ... Đối với trẻ em, trò chơi có vai trò quan trọng trong sinh hoạt. Bước vào nhà trường, trẻ làm quen với hoạt động học tập, chúng ta những nhà sư phạm ngày càng nhận thấy nếu kết hợp hình thức trò chơi trong học tập sẽ đạt hiệu quả cao, nhất là ở lứa tuổi tiểu học. Chính vì vậy trò chơi được sử dụng trong các tiết dạy học có tác dụng tích cực nhằm làm thay đổi hình thức học tập. Thông qua trò chơi không khí lớp học trở nên thoải mái, dễ chịu, việc tiếp thu kiến thức của học sinh tự nhiên, nhẹ nhàng và hiểu quả hơn.
Đặc biệt trong môn Tiếng Việt nói chung và môn Chính tả nói riêng. Trò chơi học tập giúp học sinh thực hành rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, đồng thời tiếp thu kiến thức môn học một cách tự giác và sáng tạo. Tham gia vào các trò chơi học tập, học sinh còn được rèn luyện, phát triển cả về trí tuệ, thể lực và nhân cách, đáp ứng mục tiêu môn học.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1. Thực trạng.
Trong những năm gần đây, giáo viên tiểu học đã và đang được thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho giờ dạy trở nên nhẹ nhàng, tự nhiên và đạt được hiệu quả cao.
Một trong những hình thức dạy học theo xu hướng đổi mới đó là tổ chức các trò chơi học tập. Trò chơi học tập được sử dụng như một phương pháp tổ chức cho học sinh khám phá và chiếm lĩnh nội dung học tập hoặc thực hành, luyện tập một kỹ năng nào đó trong chương trình môn học. Đây là một phương pháp dạy học có tác dụng hoà đồng sâu rộng và thu hút mức độ tập trung của học sinh mà ít có phương pháp nào sánh kịp. Hơn thế nữa, từ mối quan tâm cho học sinh yêu thích môn học. 
Song không phải bất cứ người giáo viên tiểu học nào cũng biết cách tổ chức trò chơi học tập đạt hiệu quả.
Qua việc dự giờ thăm lớp của giáo viên nói chung và giáo viên khối 4 nói riêng. Tôi thấy việc thiết kế áp dụng các trò chơi Tiếng Việt và nhất là môn Chính tả và giảng dạy ở giáo viên còn rất nhiều hạn chế. Họ đơn thuần nghĩ rằng trong giờ chính tả nhiệm vụ quan trọng là làm sao cho học sinh viết được bài chính tả đúng và đẹp. Còn phần bài tập một là cho học sinh tự làm tại lớp hoặc cho học sinh về nhà làm. Không hề có một hình thức tổ chức nào gây hứng thú cho học sinh học tập. Tạo nên một tiết học trầm, nặng nề và dễ nhàm chán đối với học sinh.
Có giáo viên đã có tính sáng tạo nghĩ ra trò chơi trong tiết học Chính tả nhưng còn lúng túng. Họ chưa biết tổ chức một trò chơi như thế nào cho hợp lý cả về mặt nội dung và thời gian đưa ra trò chơi trong tiết dạy.
Thực tế học sinh trong lớp 4B hầu hết là con nhà nông, kinh tế gặp nhiều khó khăn, phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến việc học tập của con em, trong cuộc sống hàng ngày các em ít được giao tiếp, thăm quan mở rộng tầm hiểu biết, nhiều em không giám đứng trước tập thể, càng không giám thể hiện mình trước đám đông, khả năng diễn đạt trước tập thể còn nhiều hạn chế.
2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng.
Trước thực trạng đó đã cho thấy một kết quả học tập của học sinh rất thấp. Học sinh không thích học môn chính tả, không có ý thức rèn luyện chữ viết, chỉ viết cho xong bài, bài viết sai nhiều lỗi chính tả. Nhiều vần không phân biệt để viết đúng.
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
4B
23
2
8,7
7
30,4
12
52,2
2
8,7
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
1. Nghiên cứu nội dung chương trình phân môn Chính tả lớp 4.
2. Phân dạng các loại bài tập chính tả.
3. Sưu tầm, tìm hiểu, thiết kế các trò chơi học tập phân môn Chính tả lớp 4.
4. Chuẩn bị các nội dung cụ thể để triển khai thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn của khối. Cùng giáo viên khối 4 trao đổi thống nhất nội dung chương trình và xây dựng khế hoạch dạy học cho tuần tới.
II. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
A. Mục đích yêu cầu và phân dạng các bài tập.
1. Mục đích: Giúp học sinh nắm vững âm, vần và quy tắc dấu thanh trong Tiếng Việt.
2. Yêu cầu: HS tìm đúng âm, vần, dấu thanh hoặc từ, tiếng để điền vào chỗ trống.
3. Các dạng bài tập.
Dạng 1: Bài tập phân biệt các tiếng có vần dễ lẫn: an/ ang ăn/ ăng; ân/ âng; en/ eng; ươn/ ương; iên/ yên/ iêng...
Dạng 2: Bài tập phân biệt viết đúng các phụ âm đầu như s/ x; tr/ ch; r/ d/ gi; l/ n.
Dạng 3: Bài tập phân biệt viết đúng các thanh hỏi, thanh ngã (hoặc tiếng địa phương).
B. Thiết kế các trò chơi sử dụng khi dạy bài tập chính tả lớp 4.
Dạng 1: Phân biệt các tiếng có vần dễ lẫn.
1. Trò chơi thứ nhất: Xoay mặt chú hề.
a) Mục đích chơi:
- Rèn kỹ năng viết đúng một số từ có tiếng chứa vần uôn hoặc vần uông, kết hợp củng cố và mở rộng vốn từ qua các bài tập chính tả âm, vần.
- Luyện phản xạ nhanh khi nhận biết chữ viết đúng hoặc viết sai chính tả.
b) Chuẩn bị:
- Làm hai mặt nạ cho hai nhóm chơi (mỗi nhóm có thể từ 3-5em). Mỗi mặt nạ có hai mặt với hai màu khác nhau: Mặt nạ đỏ về chú hề cười, mặt nạ xanh về chú hề mếu.
- Làm 10 thẻ từ: 5 thẻ viết từ có tiếng chứa vần ăn, 5 thẻ viết từ có tiếng chứa vần ăng (một số chữ số có tính viết lẫn hai vần ăn/ ăng).
Ví dụ: - căng dặng, dằn vặt, chăn, băng khoăng, lăn tăn.
 - rằng, rằn, lăng băng, lăng nhăng, phẳn lặn, 
- Giáo viên làm trọng tài, 1 học sinh làm thư ký lấy giấy và bút để ghi điểm.
c) Hướng dẫn cách chơi và tính điểm.
- Mỗi nhóm giữ một mặt nạ và lấy tên nhóm "thỏ trắng" và "giấu bông". Cả hai nhóm đứng quay mặt về phía các bạn ngồi dưới và quay lưng vào bảng đen.
- Từng nhóm cử người quay mặt nạ của nhóm mình 1 lần vào lúc giáo viên đọc và đưa ra 1 thẻ từ. Mỗi lần nghe - nhìn 1 từ, từng nhóm suy nghĩ và xác định từ đó viết đúng hay sai, khoảng thời gian 30 giây rồi quay mặt nạ theo quy ước như sau:
+ Từ đúng quay mặt cười về phía các bạn.
+ Từ sai quay mặt mếu về phía các bạn.
Sau khi cả hai nhóm quay mặt nạ xong, trọng tài cùng cả lớp đánh giá cho điểm: nhóm quay đúng mặt nạ được 1 điểm, nhóm quay sai mặt nạ được 0 điểm. Thư ký ghi điểm của từng nhóm lên bảng lớn.
- Cứ làm như vậy cho đến khi trọng tài đọc và đưa ra hết 10 thẻ từ.
- Hai nhóm thực hành chơi quay mặt nạ đủ 10 từ, thư ký cộng điểm của từng nhóm và tuyên bố nhóm thắng cuộc (nhóm có số điểm cao hơn điểm của nhóm kia), phát thưởng cho nhóm thắng cuộc.
Lưu ý: Cho lớp ghi từ viết đúng đã gắn lên bảng và các từ viết sai đã sửa lại cho đúng.
2. Trò chơi thứ hai: "Gắn hoa vào sổ tay"
a. Mục đích:
- Rèn kỹ năng viết đúng một số từ có tiếng chứa vẫn iêt/ iêc kết hợp củng cố mở rộng vốn từ qua các bài tập chính tả âm, vần.
- Luyện phản xạ nhanh khi nhận biết chữ viết đúng hoặc sai chỉnh tả (iêt/ iêc).
b) Chuẩn bị:
- Chia lớp thành 3 nhóm để tham gia trò chơi.
- Vẽ hình 3 cuốn sổ tay trên bảng lớp, phía trên mỗi hình vẽ có ghi tên của từng nhóm: Hoa Mai, hoa Huệ, hoa Cúc. Phía trong mỗi cuốn sổ có ghi 4 từ có vần iêt và 6 từ có vần iêc nhưng để trống phần vần (chỉ ghi âm đầu và dấu thanh). Xếp thứ tự của 10 từ trong 3 cuốn sổ khác nhau.
- Ở bộ thẻ chữ, mỗi bộ 7 thẻ ghi vần iêt và 7 thẻ ghi vần iêc, những thẻ này có thể gắn vào chỗ trống của từ ghi trên bảng lớn bằng băng dính, hồ dán (nếu không phải bảng từ).
- 30 bông hoa bằng giấy màu, nhỏ, đẹp để học sinh gắn vào kết quả đúng.
c) Cách chơi và tính điểm:
- 3 tổ cử đại diện tham gia trò chơi: Mỗi nhóm được phát 1 bộ thẻ, chữ có ghi vần iêt, iêc.
- 3 nhóm ngồi lên phía trước để tự trao đổi.
- Khi trọng tài hô "bắt đầu" mỗi nhóm cử đại diện lên gắn vần vào sổ của mình. Mỗi học sinh được gắn một lần vì đây là trò chơi tiếp sức. Sau đó tiếp tục đến bạn khác và cứ như thế cho đến hết 10 thẻ.
- Khi trọng tài hô "kết thúc" nhóm nào gắn chậm sẽ không được tính điểm.
- Sau đó tính điểm cho các nhóm (mỗi 1 lần gắn đúng được 1 điểm).
Lưu ý: Sau khi tuyên bố, nhóm thắng cuộc lớp ghi các từ đã điền vần đúng vào vở.
3. Trò chơi thứ 3: Thi "Trèo lên đỉnh Phan - Xi - Păng".
a) Mục đích:
Rèn kỹ năng viết đúng một số từ có tiếng chứa vần khó ít dùng: oay, ôa, oeo, oong, ooc, kết hợp củng cố và mở rộng vốn từ qua các bài tập chính tả âm, vần.
- Luyện phản xạ nhanh khi nhận biết chữ viết đúng hoặc sai chính tả về các vần khó.
b) Chuẩn bị:
- Chia lớp thành 2 đội:
- Làm 10 bông hoa, phía sau gắn những mảnh giấy gấp đôi, mặt trong ghi 5 lần khó: oay, oao, oeo, oong, ooc (mỗi vần được ghi trên hai bông hoa).
- Vẽ hình trái núi trên bảng, hai sườn núi dốc. Trên mỗi sườn núi có 5 vị trí treo 5 bông hoa. Đánh dấu chỉ người trên sườn núi để từng hoa. 10 bông hoa được gắn đối xứng giữa hai sườn núi để hai đội trên núi cùng được trồng hoa một lúc.
Lưu ý: Bông hoa ở sườn núi bên phải ghi vần gì thì bông hoa ở sườn núi bên trái cũng ghi vần đó.
- Phát cho mỗi đội trèo núi 10 bông hoa (to bằng bàn tay người lớn, đủ viết từ có một vần khó) để trồng ở 5 vị trí (mỗi vị trí 2 bông hoa).
- Một đội hoa màu đỏ, một đội hoa màu trắng.
c) Cách chơi và tính điểm:
- Hai đội tham gia trò chơi, một đội trèo sườn núi bên phải, một đội trèo sườn núi bên trái. Mỗi đội được phát 1 bông hoa.
- Khi có lệnh của trọng tài hô "bắt đầu". Có hai đội cùng cử người lên vị trí thứ nhất (tính từ chân núi lên) đọc và chép vần giấu sau bông hoa trên núi để cả đội cùng bàn nhau tìm từ có vần đó. Viết vào bông hoa to của đội rồi đem dán lên vị trí thứ nhất. Toàn bộ hoạt động chép vần, tên và viết từ sau đó dán hoa lên núi chỉ được  ...  SGK Tiếng Việt 4.
- Luyện phản xạ nhanh khi nhận biết chữ viết đúng hoặc sai chính tả (d/gi).
b) Chuẩn bị:
- Chỉ định 2 nhóm học sinh tham gia chơi (mỗi nhóm 5 em).
- Bảng lớn để ghi kết quả chơi.
- Giáo viên làm trọng tài và 1 thư ký có đủ giấy bút để ghi điểm.
c) Cách chơi:
- Hai nhóm chơi đứng trước bảng "oẳn tù tì" để xác định nhóm được quyền đố trước (nhóm A) và nhóm giải đáp (nhóm B).
- Khi nghe trọng tài hô "bắt đầu" nhóm A đọc thật rõ từ đưa ra để đố. Nhóm B phải đọc to âm mở đầu từ đó học sinh dưới lớp xác định lời giải đó đúng hay sai, nếu đúng ghi điểm và trọng tài ghi từ đã đố lên bảng.
- Cứ thực hiện như thế hết nhóm A đến nhóm B.
- Kết thúc cuộc chơi cộng điểm tuyên bố kết quả.
Lưu ý: Sau khi chơi ghi từ đã đố vào vở để luyện viết đúng chính tả.
Từ ngữ có thể dùng: da bò, đôi giày, dỗ em, con giống, giũ áo, giật mình, để dành, dành từ, dữ dội, hàng giả.
2. Trò chơi thứ 2: Thi đặt câu có từ mở đầu s/x.
a) Mục đích:
- Rèn kỹ năng viết đúng một số từ mở đầu bằng s và x, kết hợp luyện tập đặt câu đúng trong giờ học chính tả theo SGK Tiếng Việt 4.
- Luyện phải xạ nhanh khi dùng từ để đặt câu và viết đúng chính tả câu đã đặt.
b) Chuẩn bị:
- Chia lớp thành hai nhóm (mỗi nhóm 10 bạn).
- 5 thẻ từ mỗi thẻ ghi 1 từ mở đầu bằng s hoặc x.
- Chia bảng lớp thành 2 nửa, mỗi nửa là phần trình bày kết quả của một nhóm.
- Giáo viên làm trọng tài cùng học sinh dưới lớp.
c) Cách chơi:
- Giáo viên đọc to từ và gắn thẻ từ đó lên bảng.
- Các nhóm cùng thảo luận đặt câu và cử 1 học sinh lên bảng viết.
- Cứ như thế giáo viên đưa lần lượt 5 từ: (sửa chữa, so sánh, xâm lược. xung quanh, hoa sen).
- Các nhóm đặt câu và cử người lên bảng viết.
- Hết thời gian 5 phút, giáo viên cùng lớp kiểm tra các câu hai nhóm đặt: để xác định điểm số (mỗi câu đúng 2 điểm).
Có thể yêu cầu nhóm thua cuộc cử 1 người cùng 1 bạn của nhóm thắng cuộc đi 1 vòng trong lớp).
3. Trò chơi thứ 3: Thi trồng cây.
a) Mục đích:
- Rèn kỹ năng viết đúng một số từ ngữ mở đầu bằng tr/ch. Kết hợp mở rộng vốn từ ngữ qua bài tập chính tả SGK TV4.
- Luyện phải nhanh và viết đúng chính tả các chữ ghi tiếng mở đầu bằng tr hoặc ch.
b) Chuẩn bị:
- Chia lớp thành 3 nhóm tham gia.
- 15 thẻ từ bằng giấy màu xanh lá cây (thẻ có hình lá cây đủ chỗ để ghi tên 1 loài cây..
- 3 bút dạ để viết.
- Vẽ 3 hình tìm trên bảng tượng trưng cho 3 mảnh vườn trồng cây của 3 nhóm. Ghi tên mỗi nhóm.
- Cô làm trọng tài.
c) Cách chơi:
- Phát cho mỗi nhóm 5 thẻ từ hình lá cây.
- Trong thời gian 2 phút. Khi trọng tài hô "bắt đầu" các nhóm thảo luận tìm tên các cây mở đầu bằng ch/tr và viết vào thẻ.
- Sau thời gian 2 phút các nhóm dừng lại và cử người lên bảng gắn vào vòng tròn từng cây của mình.
- Trọng tài cùng cả lớp lần lượt đọc tên cây của mỗi nhóm xem tên nào viết đúng thì cho 1 điểm, sai không cho điểm.
- Sau đó công bố kết quả.
Lưu ý: Sau đó cho lớp ghi tên các cây đã chép trên bảng vào vở.
Dạng 3: Bài tập phân biệt viết đúng các thanh hỏi, thanh ngã.
1. Trò chơi: Truyền điện bắt chữ.
a) Mục đích:
- Rèn kỹ năng viết đúng một số từ có tiếng mang thanh hỏi hoặc thanh ngã, kết hợp củng cố và mở rộng vốn từ qua các bài tập chính tả âm, vần trong SGK - Tiếng Việt 4.
- Luyện phản xạ nhanh khi nhận biết chữ viết đúng hoặc sai chính tả (thanh hỏi/ thanh ngã).
b) Chuẩn bị:
- Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm cử 10 học sinh tham gia.
- Bảng lớp ghi kết quả của nhóm.
- Giáo viên làm trọng tài cùng các bạn còn lại.
c) Cách chơi:
- Các nhóm tham gia cuộc chơi, nhóm này chơi xong thì đến nhóm khác.
- Nhóm chơi đứng thành vòng tròn, trọng tài đứng giữa vòng tròn đó. Đầu tiên trọng tài "châm ngòi điện" bằng cách đọc to một từ có tiếng mang thanh hỏi hoặc thanh ngã. rồi chỉ vào một học sinh bất kỳ, học sinh này phải hô "hỏi", nếu từ đã xướng có thanh hỏi, hô "ngã" nếu từ đã xướng có thanh ngã. Nếu học sinh hô đúng thì sẽ có quyền đọc lên 1 từ có thanh hỏi hoặc thanh ngã khác với từ trọng tài đã hô rồi chỉ định một bạn khác nói đúng từ mà mình đã hô. Cứ như vậy cho đến khi tất cả học sinh ở vòng tròn đều được "truyền điện" để hô từ thì nhóm mới dừng chơi, nhường lượt chơi cho nhóm khác.
Lưu ý: Người hô từ sau không được trùng với các từ của những người trước đã nêu.
Trường hợp em nào hô thanh điệu hoặc từ sai thì phải đứng ra ngoài vòng và trọng tài sẽ là người "châm ngòi" tiếp theo.
- Khi một nhóm tham gia chơi, các nhóm khác đứng xa cổ vũ và làm trọng tài xác định kết quả đúng/sai.
(Học sinh đứng ngoài vòng tròn không được nhắc bạn đang tham gia chơi).
- Kết thúc cuộc chơi, trọng tài cùng học sinh cả lớp đọc to các từ đã xướng ghi lại trên bảng.
- Sau đó trọng tài công bố điểm của từng nhóm và trao giải thưởng.
* Xong cuộc chơi học sinh cả lớp ghi những từ đã xướng vào bài tập.
C. Giáo án thực nghiệm.
- Trong quá trình giảng dạy luôn chỉ đạo khối xây dựng thiết kế các trò chơi trong tiết dạy chính tả vào các buổi sinh hoạt chuyên môn. Đây là một trong những giáo án được áp dụng trong quá trình giảng dạy.
Tên bài: Mười năm cõng bạn đi học
I. Mục đích yêu cầu.
Rèn kỹ năng viết chính tả.
1. Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đẹp đoạn văn "Mười năm cõng bạn đi học".
2. Viết đúng, đẹp tên riêng: Vinh Quang, Chiêm Hoá, Tuyên Quang, Tuyên Quang, Đoàn Trường Sinh, Hanh.
3. Làm đúng bài tập chính tả phân biệt s/ x, ăn/ ăng, tìm đúng các chữ có vần ăn/ ăng hoặc ân đầu s/ x.
II. Đồ dùng dạy học.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- GV đọc cụ từ: dàn hàng ngang, giang, lộn xộn, loà xoà, mang lạnh, bàn bạc...
3'
- 2 HS lên bảng viết, ở dưới viết giấy nháp
- GV nhận xét về chữ viết của HS.
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài
2'
Các em đã được học bài tập đọc " Mười năm cõng bạn đi học". Trong giờ chính tả hôm nay cô sẽ đọc cho các con viết đoạn văn trong bài " Mười năm cõng bạn đi học" và làm một số bài tập chính tả phân biệt s/ x, ăn/ ăng.
- HS lắng nghe.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn nghe - viết chính tả
a. Tìm hiểu nội dung đoạn văn:
17'
- GV đọc đoạn chính tả
- Yêu cầu 2 HS đọc lại
- HS đọc, lớp theo dõi trong SGK
? Bạn Sinh đã làm gì để giúp đỡ Hanh?
- Sinh cõng bạn đi học suốt 10 năm.
? Việc làm của Sinh đáng trân trọng ở điểm nào?
- Tuy còn nhỏ nhưng Sinh đã không quản khó khăn, ngày ngày cõng Hanh tới trường với đoạn đường dài hơn 4km, qua đèo, vượt suối, khúc khuỷu, ghập ghềnh
b. Hướng dẫn viết từ khó:
- HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc, viết các từ vừa tìm được.
Tuyên Quang, Ki-lô-mét, khúc khuỷu, gập ghềnh, liệt...
- GV đọc cho hs viết.
- GV chấm bài: từ 5-7 bài.
Nhận xét: về nội dung, chữ viết cách trình bày
- HS tự sửa lỗi sang lề
Hoạt động 4: HĐHS làm BT chính tả
- HS đọc yêu cầu để làm BT 2, sau đó nêu. 
Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
5'
sau - rằng - chăng - xin - băn khoăn - sao - xem.
- Yêu cầu HS đọc truyện vui Tìm chỗ ngồi.
Hỏi: Truyện đáng cười ở chi tiết nào?
- HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HS giải thích câu đố.
Lời giải:
chữ sáo và sao
Chữ trăng và trắng
Hoạt động 5: Trò chơi: Gắn hoa vào sổ tay
7'
1. Chuẩn bị: Vẽ 3 cuốn sổ tay trên bảng lớn, hình trên ghi tên của 3 nhóm: Hoa mai, hoa hồng, hoa huệ.
- Phía trong mỗi cuốn sổ ghi 4 từ chứa vần ăn và 6 từ chứa vần ăng nhưng để trống vần chỉ ghi âm đầu và dấu thanh.
Lưu ý: Sắp thứ tự của 10 từ trong 3 cuốn sổ khác nhau.
- Chuẩn bị 2 bộ thẻ chữ, mỗi bộ gồm 7 thẻ ghi âm ăn và 7 thẻ ghi vần ăng những thẻ này có thể gắn vào chỗ trống của từ ghi trên bảng lớn.
- 20 bông hoa có thể gắn lên bảng
2. Hướng dẫn chơi:
- Chơi thi đua giữa 2 đội mỗi đội 10 em. Hai đội chơi theo kiểu tiếp sức, mỗi em được lên bảng gắn thẻ 1 lần. Khi trọng tài hô bắt đầu thì hai bạn số 1 của hai đội lên bảng gắn vần, người nào làm xong chạy về chỗ thì người tiếp theo mới được lên.
- Học sinh theo dõi
- Hết thời gian 3 phút nếu đội nào làm nhanh và đúng thì sẽ thắng cuộc
- Sau đó trọng tài cùng cả lớp kiểm tra kết quả. Nếu xác định từ nào đúng thì thưởng 1 bông hoa gắn bên cạnh từ điền đúng.
- Kết thúc trọng tài và lớp đếm xem đội nào có nhiều hoa trong sổ tay thì thắng cuộc.
- Sau khi tuyên bố nhóm thắng cuộc và trao giải thưởng lớp ghi các từ đã điền đúng vào vở.
* Hoạt động 6: Dặn dò
1'
C. KẾT LUẬN.
Qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu sưu tầm và tổ chức trò chơi trong các tiết dạy chính tả trong chương trình Tiếng việt lớp tôi thấy:
- Tỷ lệ học sinh thích môn học tăng, hầu hết các em có hứng thú học tập.
- Nhờ đó chất lượng phân môn chính tả được nâng lên. Các em có ý thức rèn luyện chữ viết và mức độ phát triển nhanh khi nghe - viết hoặc nói các câu và vần dễ lẫn, hoặc các chữ có phụ âm đầu dễ lẫn. Vì vậy không những trong bài viết chính trả mà trong tất cả các môn học khác chất lượng chữ viết của học sinh được nâng lên, học sinh trình bày bài đẹp, chữ viết rõ ràng, không sai lỗi chính tả.
Kết quả khảo sát trong tháng 4 năm 2011.
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
4B
23
6
26,1
12
52,2
5
21,7
0
Như vậy qua thực tế dạy và học ở tiểu học. Tôi nhận thấy: 
- Nếu biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ các trò chơi học tập sẽ có tác dụng rất tích cực, kích thích hứng thú học tập và tạo chất lượng cao trong bài học.
Tuy nhiên chúng ta không được lạm dụng trò chơi học tập, biến cả tiết học thành tiết chơi hoặc tổ chức quá nhiều trò chơi trong tiết học dẫn đến học sinh mệt mỏi vì phải chơi nhiều. Chúng ta cũng cần phải tránh là trò chơi lặp lại trong tiết học không đủ hấp dẫn để thu hút sự chú ý của học sinh...
Qua thực tế tôi thấy chỉ nên sử dụng trò chơi học tập vào cuối tiết học khi xuất hiện yêu cầu củng cố kiến thức, kỹ năng đã học, khi học sinh có dấu hiệu mệt mỏi. Trò chơi học tập tạo sự hưng phấn, vừa để củng cố kiến thức tiết học vừa tạo sự thư giãn cho học sinh trước khi bước vào tiết học tiếp theo. Nói như vậy không có nghĩa là trò chơi học tập chỉ được dừng ở cuối tiết học mà chúng ta có thể vận dụng linh hoạt cho từng phần bài dạy của mình (nếu thấy cần thiết thì hiệu quả giờ dạy đạt chất lượng cao không kém).
Trên đây là một số kinh nghiệm trong quá trình dạy học về phương pháp, thiết kế, sử dụng các trò chơi học tập để dạy bài tập chính tả. Rất mong nhận được ý kiến góp ý chân tình của các bạn đồng nghiệp giúp việc sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi để dạy học phân môn Chính tả đạt hiệu quả tốt nhất góp phần đổi mới phương pháp dạy học thành công.
Hoằng Lộc, ngày 5 tháng 5 năm 2011
 NGƯỜI VIẾT
Nguyễn Thị Phương

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_cac_tro_choi_su_dung_khi_day.doc