Sáng kiến kinh nghiệm Vài biện pháp lồng ghép ba nội dung giáo dục BVMT, giáo dục KNS, giáo dục SDNLTK&HQ vào bài: Thực hành: Giữ trường học sạch đẹp - môn tự nhiên và xã hội Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Vài biện pháp lồng ghép ba nội dung giáo dục BVMT, giáo dục KNS, giáo dục SDNLTK&HQ vào bài: Thực hành: Giữ trường học sạch đẹp - môn tự nhiên và xã hội Lớp 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Chúng ta có thể nhận thấy rằng đất nước ta đang ngày một phát triển, ngày một chuyển mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Đó là niềm tự hào chung của cả dân tộc. Riêng tỉnh Bình Dương sau mười lăm năm tái lập có những bước phát triển đột phá về nhiều mặt. Cuộc sống người dân ngày càng được nâng cao, kinh tế đảm bảo, thu hút rất nhiều nguồn nhân lực trong và ngoài tỉnh. Vì vậy dân số ngày càng tăng nhanh theo sự phát triển chung của tỉnh nhà. Song bên cạnh đó, chúng ta có thể nhận thấy rằng việc ý thức bảo vệ môi trường cũng như sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả của người dân nói chung còn rất nhiều hạn chế.

Có thể thấy rõ điều này khi nhìn vào tình trạng hút thuốc trong học đường, xả rác bừa bãi, sử dụng điện, nước lãng phí Ngay trong những trường đại học lớn, dù đã có những thùng rác phân loại nhưng rất ít người có ý thức phân loại rác. Thậm chí, bên cạnh thùng rác vẫn chỏng chơ rác thải đó là sản phẩm của những người ngại lại gần thùng rác. Bên cạnh các bến xe buýt gần trường học, trước cổng trường vẫn thấy rác xả bừa bãi, điển hình là những tờ quảng cáo, túi ni-lông, giấy gói thức ăn

 

doc 48 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 15/03/2022 Lượt xem 179Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vài biện pháp lồng ghép ba nội dung giáo dục BVMT, giáo dục KNS, giáo dục SDNLTK&HQ vào bài: Thực hành: Giữ trường học sạch đẹp - môn tự nhiên và xã hội Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài: .........................................................................
2. Mục đích nghiên cứu: ...................................................................
3. Phương pháp nghiên cứu: .............................................................
PHẦN NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN: .......................................................................
1.1 Tìm hiểu chung về giáo dục BVMT, GDKNS, SDNLTK&HQ trong phân môn Tự nhiên và Xã hội: ..................................................
1.1.1 Về môi trường: ........................................................................
1.1.2 Về kĩ năng sống: .....................................................................
1.1.3 Về sử dụng NLTK&HQ: ........................................................
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN: .....................................................................
2.1 Nhận thức về giáo dục BVMT, giáo dục KNS, SDNLTK&HQ của giáo viên và ý thức giữ gìn trường học sạch đẹp của học sinh: .....
2.1.1 Về mặt nhận thức của giáo viên: ..........................................
 2.1.2 Nhận thức của HS về việc giữ gìn trường học sạch đẹp: .....
3. VÀI BIỆN PHÁP SỬ DỤNG KHI DẠY BÀI: “THỰC HÀNH: GIỮ TRƯỜNG HỌC SẠCH ĐẸP” CÓ LỒNG GHÉP GDBVMT, GDKNS, GDSDNLTK&HQ: .............................................................
 3.1 Biện pháp thứ nhất: Tìm hiểu về tâm lý học sinh tiểu học: .......
 3.2 Biện pháp thứ 2: Nghiên cứu, trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết về tầm quan trọng, nội dung, phương pháp và hình thức của GDBVMT, GDKNS, GDSDNLTK&HQ qua bài “Thực hành: Giữ trường học sạch, đẹp”: .................................................................
 3.3 Biện pháp thứ 3: Quy trình một tiết dạy có lồng ghép GDBVMT, GDKNS, GDSDNLTK&HQ: ............................................................
4. ỨNG DỤNG VÀO BÀI DẠY: .....................................................
5. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: ...............................................................
6. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: .........................................................
KẾT LUẬN
3
5
5
5
5
5
9
13
17
17
17
20
24
24
25
36
38
45
46
47
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Chúng ta có thể nhận thấy rằng đất nước ta đang ngày một phát triển, ngày một chuyển mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Đó là niềm tự hào chung của cả dân tộc. Riêng tỉnh Bình Dương sau mười lăm năm tái lập có những bước phát triển đột phá về nhiều mặt. Cuộc sống người dân ngày càng được nâng cao, kinh tế đảm bảo, thu hút rất nhiều nguồn nhân lực trong và ngoài tỉnh. Vì vậy dân số ngày càng tăng nhanh theo sự phát triển chung của tỉnh nhà. Song bên cạnh đó, chúng ta có thể nhận thấy rằng việc ý thức bảo vệ môi trường cũng như sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả của người dân nói chung còn rất nhiều hạn chế.
Có thể thấy rõ điều này khi nhìn vào tình trạng hút thuốc trong học đường, xả rác bừa bãi, sử dụng điện, nước lãng phí Ngay trong những trường đại học lớn, dù đã có những thùng rác phân loại nhưng rất ít người có ý thức phân loại rác. Thậm chí, bên cạnh thùng rác vẫn chỏng chơ rác thải đó là sản phẩm của những người ngại lại gần thùng rác. Bên cạnh các bến xe buýt gần trường học, trước cổng trường vẫn thấy rác xả bừa bãi, điển hình là những tờ quảng cáo, túi ni-lông, giấy gói thức ăn 
Tình trạng sử dụng năng lượng lãng phí không phải là điều hiếm gặp. Ở không ít nơi, các thiết bị chiếu sáng, quạt, điều hòa nhiệt độ được sử dụng một cách “vô tội vạ”. Thiết bị điện không được tắt sau khi sử dụng, nước được xả thoải mái, giấy cũng bị phung phí. Cộng đồng trường học vẫn chưa có thói quen dùng loại “giấy một mặt”, cũng chưa có thói quen dùng các thiết bị công nghệ như gửi mail, thay cho giấy
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, việc giáo dục kĩ năng sống (GDKNS), giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNLTK&HQ) cho học sinh là điều hết sức quan trọng, đặc biệt là ở bậc tiểu học, vì bậc tiểu học là bậc nền móng, là bậc học phổ cập của hệ thống giáo dục quốc dân. Hàng triệu trẻ em ở bậc tiểu học một khi đã được trang bị đầy đủ hành trang, kiến thức về BVMT, SDNLTK&HQ sẽ là một lực lượng hùng hậu trong mọi hoạt động tuyên truyền cải thiện môi trường nói chung, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của xã hội nói riêng. Bên cạnh đó học sinh tiểu học đang ở lứa tuổi phát triển và định hình về nhân cách. Vì vậy những hiểu biết, những vốn kiến thức về BVMT, SDNLTK&HQ của các em sẽ dễ dàng để lại dấu ấn sâu sắc, khó phai trong cuộc sống sau này của trẻ. Mặt khác trẻ ở độ tuổi này rất hiếu động nếu không được giáo dục sẽ dẫn đến hành động phá hoại môi trường, lãng phí nguồn năng lượng một cách vô ý thức. Điều này sẽ làm giảm đi một số kĩ năng tốt cần thiết trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy làm thế nào để hình thành cho các em những tri thức, những hành vi, thái độ cư xử đúng với MT, NLTK&HQ là vấn đề cấp thiết đồng thời có ý nghĩa chiến lược lâu dài của xã hội.
 Trong những năm gần đây ngành giáo dục luôn quan tâm đến việc đổi mới các phương pháp giáo dục, giáo dục lồng ghép tích hợp các nội dung như giáo dục BVMT, giáo dục KNS, giáo dục SDNLTK&HQ vào các môn học đối với học sinh tiểu học. Ba nội dung giáo dục này thật sự cần thiết và ít nhiều chúng cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau (Kĩ năng sống giúp các em có những kĩ năng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người, làm chủ bản thân và ứng phó tích cực với các tình huống trong cuộc sống  để có thể góp phần BVMT, SDTKNL&HQ).
Chính vì vậy nếu các thầy cô giáo biết cách lồng ghép thường xuyên vấn đề này trong các bài giảng của mình thì hiệu quả chắc chắn không phải là nhỏ. Bởi vì các thầy cô giáo là những tấm gương rất thuyết phục, hằng ngày tiếp xúc với học sinh là những người có sức lay động, cảm hóa sâu sắc Một lời nói của thầy cô có thể tác động trực tiếp và lớn lao hơn cả những chương trình truyền thông khô cứng đặc biệt là đối với học sinh tiểu học các em rất biết nghe lời và tin tưởng tuyệt đối vào thầy cô của mình.
Xuất phát từ những lý do trên bản thân tôi luôn học hỏi, tham khảo tài liệu tìm ra những phương pháp, những hình thức tổ chức giờ học sao cho có hiệu quả nhất để lồng ghép giáo dục cho các em về ý thức BVMT, SDNLTK&HQ và rèn cho các em những thói quen, những kĩ năng sống tốt cho bản thân trong cuộc sống hằng ngày, điều này thể hiện cụ thể qua bài viết: “Vài biện pháp lồng ghép ba nội dung giáo dục BVMT, giáo dục KNS, giáo dục SDNLTK&HQ vào bài: Thực hành: Giữ trường học sạch đẹp – Môn tự nhiên và xã hội lớp 2 ”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục BVMT, giáo dục KNS, giáo dục TKNL&HQ vào bài:“Thực hành: Giữ trường học sạch đẹp” môn Tự nhiên và Xã hội cho học sinh lớp 2.
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: 
Tìm hiểu lý thuyết về những vấn đề có liên quan đến ba nội dung giáo dục, hệ thống hóa những vấn đề có liên quan để xây dựng và trình bày nội dung nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 
Bám sát mục tiêu bài học. Tìm hiểu thực tế tình trạng môi trường, nguồn năng lượng, tham gia quan sát nhằm tìm hiểu kinh nghiệm. Lựa chọn, sử dụng các hình thức tổ chức dạy học phù hợp phát huy tính tích cực của học sinh. Trang bị cho mình vốn kiến thức đầy đủ để có thể truyền tải đến các em một cách có hiệu quả nhất ba nội dung giáo dục.
PHẦN NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Tìm hiểu chung về giáo dục BVMT, GDKNS, SDNLTK&HQ trong phân môn Tự nhiên và Xã hội.
1.1.1 Về môi trường:
a) Khái niệm:
Môi trường và BVMT đã và đang là vấn đề được cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đặc biệt quan tâm. MT có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển bền vững đối với cuộc sống con người. Môi trường là một khái niệm quen thuộc và tồn tại xung quanh chúng ta. Có nhiều quan niệm về MT:
- Môi trường là một tập hợp bao gồm tất cả các yếu tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp, gián tiếp, tác động qua lại tới sự tồn tại và phát triển của sinh vật.
- Môi trường là tập hợp các điều kiện bên ngoài mà sinh vật tồn tại trong đó.
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
- Môi trường sống của con người bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội. Các yếu tố tự nhiên và xã hội chi phối sự sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, đất, nước và không khí; ánh sáng, công nghệ, kinh tế, chính trị, đạo đức văn hóa, lịch sử và mĩ học.
Môi trường sống của con người bao gồm môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội:
- Môi trường thiên nhiên: Bao gồm các yếu tố thiên nhiên như vật lí, hóa học, sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người.
- Môi trường xã hội: Là tổng hòa các mối quan hệ giữa con người với con người. Đó là các luật lệ, thể chế, quy định nhằm hướng các hoạt động của con người theo khuôn khổ nhất định, tạo thuận lợi cho sự phát triển cuộc sống của con người.
b) Sự cần thiết phải giáo dục bảo vệ môi trường:
Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Chính vì vậy, BVMT là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi Quốc gia.
Nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người.
Giáo dục BVMT là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững nhất trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu BVMT và phát triển bền vững đất nước.
Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức BVMT, năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề môi trường. GDBVMT còn góp phần hình thành người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước.
Các thầy, cô giáo cần nhận thức được tầm quan trong của công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh, có trách nhiệm triển khai công tác GDBVMT phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương.
c) Mục tiêu giáo dục BVMT trong môn tự nhiên xã hội:
Giáo dục BVMT qua môn Tự nhiên xã hội nhằm đạt được mục tiêu:
 Kiến thức:
- Có biểu tượng ban đầu về môi trường tự nhiên ( đất, nước, cây cối, con vật, Mặt trời, Trái đất,).
- Biết và kể được một số hoạt động của con người làm môi trường bị ô nhiễm.
- Biết và nêu được một số ảnh hưởng của môi trường xung quanh đến sức khỏe của con người.
- Biết được một số biện pháp BVMT.
 Kĩ năng, hành vi:
- Phát hiện ra mối quan hệ giữa các yếu tố của con người.
- Tham gia một số hoạt động BVMT  ... đưa ra các quyết định hành động trên là đúng hay sai – Liên hệ giáo dục kĩ năng ra quyết định ở phần này.
+ Vậy em đã làm những việc nào góp phần vào việc giữ trường lớp sạch đẹp?
Ø Nhận xét những việc làm mà các em vừa nêu. Xem các em có nhận thức đúng về những hành vi mình làm là góp phần BVMT và giữ trường học sạch đẹp hay không – Liên hệ giáo dục kĩ năng tự nhận thức.
Kết luận: Để trường học sạch đẹp mỗi học sinh phải luôn có ý thức giữ gìn trường lớp bằng những hành động cụ thể như: không vẽ bậy, không vứt rác bừa bãi, không bẻ hoa, nên tham gia vào các hoạt động làm vệ sinh trường lớp, tưới và chăm sóc cây cối...
c) Thực hành:
HĐ 3: Thực hành làm vệ sinh trường, lớp học.
MT: Biết sử dụng một số dụng cụ để làm vệ sinh trường, lớp học.
Bước 1: Yêu cầu 5 nhóm bóc thăm nhận nhiệm vụ.
- Nhắc nhở các em cần trang bị những vật dụng an toàn như khẩu trang, dùng chổi có cán ...
Bước 2: Theo dõi các nhóm thực hiện, hướng dẫn các thành viên cần phối hợp tốt hoặc giúp đỡ khi cần thiết.
Bước 3: Nhận xét thành quả lao động của các nhóm. Liên hệ giáo dục kĩ năng hợp tác trong quá trình thực hiện công việc.
Ø Lưu ý:
(Khi nhận xét thành quả lao động, cần giúp cho các em thấy được sự nỗ lực của các bạn khi thực hiện với thái độ tích cực. Do đó khuyến khích để các em luôn có ý thức thực hiện một cách tự giác.)
- Hỏi vài học sinh sau khi thực hiện công việc cảm thấy như thế nào? Có vui không? Có hài lòng với việc mình đã làm không? 
© Liên hệ GDTK nguồn nước:
+ Cho HS xem hai bức tranh.
- Hai bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
- Em chọn kiểu tưới nào để tưới cho cây và hoa?
à GV hướng các em đến sự lựa chọn cách tưới mang tính tiết kiệm nước. 
˜ Kết luận: Thực hành quét dọn sân trường, lớp học, chăm sóc, tưới nước cho cây là những việc làm đúng, thể hiện sự quan tâm, thân thiện với môi trường, tạo môi trường trường học thêm sạch đẹp giúp chúng ta khỏe mạnh và học tập tốt hơn. Nhưng cần lưu ý một điều: nước khi sử dụng cho những hoạt động này cần lấy với lượng vừa đủ. Tránh lãng phí nguồn nước vì nước là nguồn tài nguyên vô giá nhưng lại không vô tận, ở một số nơi như xã Cam Tuyền, Cam Lộ, Quảng Trị vẫn còn tình trạng thiếu nước do nắng nóng kéo dài, ở TP. Hồ Chí Minh người dân phải đi mua nước sạch dùng cho sinh hoạt. Do vậy chúng ta không nên lãng phí nước ngay ở những nơi có nguồn nước dồi dào. 
“Tiết kiệm nước là tiết kiệm tiền. Tiết kiệm nước để mọi người có nước dùng”.
Lưu ý: Thời gian dành cho GDNL có hạn, vì vậy khi liên hệ giáo dục giáo viên cần đi đôi với thao tác sử dụng tranh ảnh (hạn chế sử dụng ảnh thật có nội dung làm lãng phí nguồn nước), giúp các em hiểu hơn về giá trị của nguồn nước ở những nơi thiếu nước. Từ đó có ý thức sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng này. 
d) Vận dụng: 
+ Yêu cầu HS Thảo luận nhóm bàn. đóng vai xử lí tình huống
- Giáo viên nêu tình huống: 
Tình huống 1: Vào giờ ra chơi Nam rủ Minh:
- Minh ơi! Hoa phượng đẹp quá, bọn mình hái chơi đi?
Ø Nếu em Là Minh em sẽ xử lí như thế nào? Vì sao?
Tình huống 2: Lan loay hoay mãi với những tờ giấy nháp, Lan bảo Huệ: 
- Hay là mình vứt ra cửa sổ đi, sẽ không ai nhìn thấy đâu!
Ø Nếu em Là Huệ em sẽ làm gì? Vì sao?
a Nhận xét – Tuyên dương 
- Liên hệ giáo dục kĩ năng tự làm chủ bản thân (Kiên định với mục tiêu đề ra, không bị rủ rê, lôi kéo vào những công việc ảnh hưởng đến MT).
+ Nhận xét tiết học.
+ Dặn dò rèn luyện ý thức BVMT, những kĩ năng cần thiết để ứng phó trong cuộc sống thường ngày và sử dụng hợp lý nguồn năng lượng nước.
+ Nghe nhạc
- Trả lời. ( Nói về một ngôi trường thật sạch đẹp nhờ vào ý thức giữ gìn của tất cả các bạn học sinh).
+ Nhắc lại tựa bài.
 + Phương pháp: Thảo luận nhóm 2.
+ Quan sát tranh – thảo luận.
+ Các nhóm trình bày:
Ví dụ tranh 1:
- Các bạn đang quét sân trường.
- Dụng cụ mà các bạn dùng là: chổi, xô nước.
- Việc làm đó giúp cho trường được sạch đẹp, tạo không khí trong lành...
- Nhóm khác nhận xét – bổ sung ý kiến.
+ Suy nghĩ – Thảo luận.
- Trả lời câu hỏi.
+ Chia sẻ những ý kiến ví dụ như:
- Không bẻ cành hái hoa, không vứt rác ra lớp, ra sân trường. Không vẽ bậy lên tường, lên cây....
- Đi vệ sinh đúng nơi quy định.
- Tham gia vào việc chăm sóc cây, quét dọn trường lớp, tưới cây, chăm sóc cây trong vườn trường.
- Lắng nghe.
+ Học sinh nêu những việc mình đã làm nhằm góp phần giữ trường lớp sạch đẹp. Ví dụ như:
- Trực nhật lớp hằng ngày ( hay hàng tuần)...
- Bỏ giấy nháp vào thùng rác khi sử dụng xong.
- Nhắc các bạn cùng giữ vệ sinh chung.
- Không hái hoa trong vườn trường...
- Lắng nghe.
+ Phương pháp: Thực hành.
+ Trưởng nhóm đại diện bóc thăm và nêu nhiệm vụ của nhóm mình.ví dụ như:
- Nhóm 1: Quét lớp, lau bàn lớp học.
- Nhóm 2: Tưới cây ở sân trường.
- Nhóm 3: Nhổ cỏ và tưới vườn cây thuốc nam.
- Nhóm 4: quét sân trường.
+ Các nhóm thực hiện nhiệm vụ đã được phân công.
+ Lắng nghe GV nhận xét.
- Học sinh nêu cảm xúc của mình.
+ HS xem tranh.
 Nên Không nên
 Nên Không nên
+ Học sinh các nhóm đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống của nhóm mình. Ví dụ như:
Tình hống 1: 
- Không được đâu, bạn không nên hái hoa vì sẽ làm hại cây cối, ảnh hưởng đến môi trường. Mất đi vẽ đẹp của trường lớp...
Tình huống 2: 
- Không, không được vứt rác ra cửa, vì như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến vệ sinh trường lớp. Bạn nên bỏ rác vào sọt rác...
- Thực hành rèn luyện thường xuyên.
5. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Sau khi sử dụng những biện pháp trên tôi nhận thấy kết quả mang lại rất tốt:
- Giúp tôi tự tin hơn trong quá trình giảng dạy.
- Bài dạy trên lớp nhẹ nhàng, HS tiếp nhận tri thức không bị gò ép.
- Theo quan sát, nhận thấy rằng các em có vẻ hứng thú và quan tâm hơn đến các vấn đề về tiết kiệm năng lượng và ý thức BVMT. 
Sau đó tôi tiến hành điều tra đối với các em về ý thức giữ trường học sạch đẹp lần hai. Kết quả có phần khả quan hơn rất nhiều:
TSHS
Đạt 9-10 câu
Đạt 7-8 câu
Đạt 5-6 câu
Dưới 5 câu
39
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
14
35,9
19
48,7
6
15,4
0
0
6. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Khi chuẩn bị bài dạy giáo viên cần: 
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học; xác định nội dung giáo dục BVMT, GDKNS, SDNLTK&HQ tích hợp vào nội dung bài học ở mức độ nào; thông qua hoạt động dạy học nào; cần chuẩn bị thêm tư liệu, đồ dạy học gì để việc giáo dục BVMT, GDKNS, SDNLTK&HQ đạt hiệu quả. 
- Tìm hiểu sâu thêm những thông tin cần thiết có thể phục vụ cho tiết dạy. Điều này giúp giáo viên tự tin ứng phó với những thắc mắc của học sinh (nếu có) có liên quan đến nội dung bài học.
- Đưa ra những câu hỏi thích hợp. Hệ thống câu hỏi cần phải chia nhỏ, ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu để HS có đủ khả năng hình thành nội dung bài.
- Khi tổ chức dạy học, giáo viên tiến hành các hoạt động dạy học đảm bảo đúng theo yêu cầu bộ môn đồng thời lưu ý giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc phần nội dung bài học có liên quan đến giáo dục BVMT, giáo dục KNS, sử dụng NLTK&HQ một cách nhẹ nhàng, phù hợp và đạt được mục tiêu của bài học.
- Cần tuyên dương, khen ngợi, khích lệ kịp thời những học sinh có biểu hiện tốt về BVMT, SDNLTK&HQ giúp HS hứng thú học tập tốt hơn.
- Linh động vận dụng các phương pháp, hình thức trong một tiết dạy tránh sự giản tiện, hoặc quá tham gây nhàm chán không hứng thú đối với học sinh.
- Phương tiện đồ dùng dạy học phải cụ thể, đẹp, sinh động. Song khi sử dụng giáo viên phải nhẹ nhàng linh hoạt đưa đồ dùng đúng lúc, đúng chỗ và phát huy hết tác dụng việc sử dụng đồ dùng dạy học.
- Kết hợp chặc chẽ với các lực lượng giáo dục: Gia đình, nhà trường và xã hội thường xuyên nhắc nhở giáo dục học sinh.
 - Mỗi thầy cô là một tấm gương sáng về chuẩn mực về đạo đức, về ý thức BVMT và SDNLTK để học sinh học tập noi theo.
* Tóm lại: Tất cả các việc làm trên đều nhằm đạt tới một mục đích cuối cùng là: Sau mỗi tiết học có thể khắc sâu thêm kiến thức và ý thức BVMT, sử dụng NLTK&HQ. Các em sẽ biết ứng xử tốt, biết giữ gìn và bảo vệ môi trường, sử dụng tốt và hiệu quả các nguồn năng lượng. Biết thực hành vận dụng hằng ngày để những hành vi đạo đức đó trở thành những kĩ năng sống tốt của người học sinh trong gia đình, nhà trường và xã hội. 
KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, GDBVMT, GDSDNLTK&HQ được xem là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của Nhà nước ta và các nước trên thế giới, bởi lẽ đó là việc làm để bảo tồn và phát triển bền vững “cái nôi của nhân loại”.
Chúng ta nhận định rằng: “GDBVMT, GDKNS, GDSDNLTK&HQ là một vòng xoay hai chiều”, chúng có liên quan mật thiết với nhau. Thì việc GDBVMT, GDKNS, GDSDNLTK&HQ trong nhà trường lại càng có ý nghĩa quan trọng, được xem là một trong những biện pháp hàng đầu để bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. Nếu các em được trang bị đầy đủ những nhận thức về BVMT, SDNLTK&HQ thì từ khi đang học trên ghế nhà trường và cho đến khi ra đời. Dù các em làm việc gì, ở bất cứ nơi đâu, bất kì cương vị hoạt động nào, cũng đều có thể thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả. 
Ở trường Tiểu học Tân Định việc truyền thụ kiến thức GDBVMT, SDNLTK&HQ đến học sinh thuận lợi và hiệu quả nhất vẫn là hình thức tích hợp và lồng ghép vào các môn học. Bên cạnh đó việc tuyên truyền nâng cao ý thức trong trong tập thể giáo viên, phụ huynh, học sinh cũng được nhà trường đặc biệt quan tâm. Cụ thể qua các hoạt động như: Thi trình diễn thời trang giấy chủ đề về môi trường, vận động học sinh quyên góp sách báo cũ làm phong trào kế hoạch nhỏ, vận động học sinh tặng lại sách giáo khoa của mình cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn, phong trào ngày chủ nhật xanh thường xuyên được thực hiện... Đó là những việc làm thiết thực mang tính giáo dục cao về ý thức BVMT, SDNLTK&HQ. Song Việc GDMT, GDKNS và SDNLTK&HQ cho học sinh không phải là công việc “một sớm, một chiều” mà đòi hỏi phải có quá trình, sự kiên nhẫn và có cả tâm huyết. Có như vậy mới mong đào tạo ra được những thế hệ trẻ phát triển toàn diện, chuẩn bị tốt cho việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. 
Để hoàn thành được bài viết này tôi cũng đã tham khảo qua rất nhiều tài liệu như: sách Tâm lý học sinh tiểu học, Tài liệu bồi dưỡng KNS, BVMT, sử dụng NLTK&HQ, sách đổi mới phương pháp giáo dục ở tiểu học, cùng với các tư liệu khác có liên quan. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng chắc chắn cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong hội đồng xét duyệt cùng các bạn đồng nghiệp góp ý bổ sung để đề tài của tôi được hoàn chỉnh hơn. 
“Tôi chân thành cảm ơn!”
Tân Định, ngày 10 tháng 1 năm 2012
Người thực hiện
Phan Thị Anh Thư

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_vai_bien_phap_long_ghep_ba_noi_dung_gi.doc