SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn Lịch sử

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn Lịch sử

Như chúng ta đã biết, dân tộc Việt Nam ta có một nền văn hoá, một bề dày lịch sử lâu đời. Đó là những ngày đầu của các vua Hùng dựng nước cho đến những năm tháng đấu tranh giữ nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từng chặng đường, từng giai đoạn lịch sử đã ghi lại những mốc son chói lọi, là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam.

docx 5 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 444Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2020 – 2021
I. Sơ lược bản thân
Họ và tên: Đặng Hoài Hận, sinh năm 1983
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ĐHSP ngành Giáo dục Tiểu học
Nhiệm vụ được phân công: Dạy lớp 5B
Đơn vị: Trường Tiểu học và Trung học cơ sở An Lạc
Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn Lịch sử
II. Nội dung
1. Thực trạng, nguyên nhân 
1.1. Thực trạng 
Như chúng ta đã biết, dân tộc Việt Nam ta có một nền văn hoá, một bề dày lịch sử lâu đời. Đó là những ngày đầu của các vua Hùng dựng nước cho đến những năm tháng đấu tranh giữ nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từng chặng đường, từng giai đoạn lịch sử đã ghi lại những mốc son chói lọi, là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam. Vì vậy, mục đích lớn nhất của bộ môn Lịch sử là nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử, làm cho thế hệ trẻ hiểu được cội nguồn dân tộc, quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông ta từ xa xưa. Đúng như lời Bác Hồ đã dạy:
“ Dân ta phải biết sử ta
                    Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
      Mặc dù vậy nhưng  hiện nay nhiều học sinh (HS) không hào hứng với môn học Lịch sử. Một số HS khi học môn lịch sử, tiếp thu bài một cách thụ động, nắm bắt kiến thức lịch sử thụ động, ghi nhớ máy móc. Vì vậy nó đã tạo cho các em lười tư duy. Điều này rất đáng lo ngại. Để xác định rõ thực trạng này tôi đã khảo sát kết quả bài làm kiểm tra phần Lịch sử cuối học kì I cuả HS lớp 5A, năm học 2019-2020, kết quả như sau: 
Bảng 1: Thống kê bài kiểm tra phần Lịch sử cuối học kì I của lớp 5A, năm học 2019-2020, (29HS)
Chưa hoàn thành
Hoàn thành
Hoàn thành tốt
Số lượng (HS)
Tỉ lệ (%)
Số lượng (HS)
Tỉ lệ (%)
Số lượng (HS)
Tỉ lệ (%)
09
31,04
15
51,72
05
17,24
Nhìn vào bảng thống kê trên cho thấy. Tỉ lệ HS làm bài đạt Hoàn thành tốt chỉ chiếm 17,24%, số HS làm bài Chưa hoàn thành còn chiếm tỉ lệ khá cao 31,04%. Chính vì thế, tôi đã có suy nghĩ và  trăn trở: làm thế nào để HS có hứng thú, yêu thích và học tốt môn học Lịch sử. Nắm bắt được vấn đề này, tôi đã đi sâu vào việc tìm hiểu, đổi mới phương pháp, hình thức dạy học. Năm học 2020 - 2021 này tôi đã mạnh dạn áp dụng Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn Lịch sử và bước đầu có kết quả khá cao. 
1.2. Nguyên nhân
Đối với học sinh: HS còn lơ là với môn học, xem môn Lịch sử là môn học không quan trọng. Trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều, có em tiếp thu bài một cách máy móc, học vẹt, chưa hứng thú nên dẫn đến tình trạng các em không nắm được kiến thức lịch sử.
Đối với giáo viên (GV): Chưa đổi mới phương pháp giảng dạy, sự đầu tư vào bài giảng đôi lúc còn chưa đúng mức, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, đồ dùng dạy học còn đơn điệu, 
2. Tính mới của sáng kiến (Các biện pháp đã thực hiện)
2.1. Biện pháp 1: Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học
Để giúp HS hứng thú, yêu thích và học tốt hơn môn Lịch sử thì người GV phải vận dụng nhiều phương pháp khác nhau cho giờ học phong phú, sinh động. Các phương pháp dạy học Lịch sử tôi thường sử dụng là:
* Phương pháp kể chuyện, tường thuật: Tôi dùng để kể lại, tường thuật các sự kiện lịch sử đã diễn ra, miêu tả các đối tượng, sự vật đã xuất hiện trong lịch sử. Ví dụ: Dạy bài Chiến thắng Biên giới thu – đông 1950, tôi kể về gương chiến đấu  của anh La Văn Cầu; Bài Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, kể về gương chiến đấu của anh Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai;
* Phương pháp truyền đạt: Đây là phương pháp rất cần trong việc hình thành biểu tượng lịch sử cho HS. Tôi sử dụng để giới thiệu bài (Nêu bối cảnh lịch sử); Giải thích một số thuật ngữ khó đối với học sinh; tổng kết, khái quát kiến thức của bài;Ví dụ: Bài “Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước”. Thuật ngữ cần giải thích “Tối hậu thư”.
* Phương pháp đóng vai: Học tập bằng hành động là một kiểu học tập cơ bản. Vì vậy, tổ chức cho HS đóng vai cũng cần được vận dụng trong một số bài học Lịch sử .Ví dụ: Bài Tiến vào Dinh Độc Lập. Ở hoạt động tìm hiểu sự kiện tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng, tôi cho học sinh trao đổi theo nhóm và đóng vai (vai người dẫn chuyện, Dương Văn Minh, chiến sĩ cách mạng).
* Phương pháp đàm thoại (hỏi – đáp): Phương pháp này đòi hỏi GV thiết kế câu hỏi công phu sao cho câu hỏi đặt ra phải ngắn gọn, chính xác, tường minh, kích thích học sinh suy nghĩ làm việc. Ví dụ: Bài Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước, có thể đặt một số câu hỏi như sau: Mục đích ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thanh là gì?; Nguyễn Tất Thành chọn đường đi về hướng nào?;
* Phương pháp trực quan: Sử dụng bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ, phương tiện nghe nhìn,Với xu hướng đổi mới trong giảng dạy lịch sử, sử dụng phương pháp trực quan là vô cùng cần thiết để giúp HS có nhận thức đúng đắn về lịch sử. Ví dụ: Bài Thu – đông 1947, Việt Bắc “mồ chôn giặc Pháp”. Tôi cho HS làm việc với lược đồ kết hợp với sách giáo khoa tìm hiểu diễn biến của chiến dịch Việt Bắc. Sau đó dùng lược đồ phóng to để HS thuật lại diễn biến của trận đánh cho cả lớp cùng nghe.
2.2. Biện pháp 2:  Tổ chức các trò chơi lịch sử
* Trò chơi Ghi nhớ Lịch sử: GV chia lớp thành các đội chơi, chuẩn bị sẵn bảng viết. Trong một khoảng thời gian nhất định các đội chơi cử đại diện lên viết các mốc lịch sử, các nhân vật lịch sử hay các sự kiện lịch sử theo yêu cầu của giáo viên. Đội nào ghi được nhiều hơn và đúng thì sẽ thắng cuộc. Ví dụ: Trong bài 29 “Ôn tập: Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay”.  
* Trò chơi Sưu tầm và thuyết minh những hình ảnh lịch sử: GV chia lớp thành nhiều nhóm, yêu cầu mỗi nhóm sưu tầm các tranh ảnh lịch sử và có lời thuyết minh cho các tranh ảnh đó, cử đại diện của các nhóm lần lượt lên giới thiệu và thuyết minh về bức tranh, ảnh lịch sử mà nhóm mình đã sưu tầm được. Sau đó GV có thể nhận xét và bổ sung thêm. Ví dụ: Ảnh chân dung các nhân vật lịch sử; Ảnh Bến cảng Nhà Rồng đầu thế kỷ XX;
* Trò chơi Thi hiểu biết về các danh nhân mang tên đường phố: Trong các giờ ngoại khóa tôi giới thiệu cho HS bản đồ của một thành phố nào đó. Tôi chỉ cho HS thấy tên của một số con đường mang tên các danh nhân, các nhân vật lịch sử. Rồi yêu cầu các em nêu hiểu biết về các nhân vật lịch sử hoặc các danh nhân đó. Ví dụ: Tôi cho HS quan sát bản đồ thành phố Hồng Ngự và chỉ cho HS thấy những con đường mang tên của các nhân vật lịch sử như: Trương Định, Nguyễn Huệ, Võ Thị Sáu, Nguyễn Tất Thành,... Rồi gọi từng HS trình bày về sự hiểu biết của mình về từng nhân vật lịch sử trên.
2.3. Biện pháp 3: Ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy
* Phần mềm PowerPoint: Phần mềm PowerPoint được xem là phần mềm có vai trò cơ bản nhất, đây là một ứng dụng được ví như giao diện nền, nhằm làm nền cho tất cả ứng dụng khác.  Trên nền PowerPoint người soạn có thể liên kết hiệu quả các hiệu ứng âm thanh (*.wav), Videoclip (* avi), hình động (*.git), Ví dụ: Khi dạy bài Sấm sét đêm giao thừa, tôi có thể tải đoạn phim về để cho HS xem.
* Phần mềm Violet: Đây là phần mềm giúp cho GV có thể tự thiết kế và xây dựng được những bài giảng điện tử sinh động, hấp dẫn, để trợ giúp cho các giờ dạy học trên lớp (sử dụng với máy chiếu projector hoặc ti vi). Tương tự như  Powerpoint  nhưng  Violet có nhiều điểm mạnh hơn như giao diện Tiếng Việt, dễ dùng, có những tính năng chuyên dụng cho bài giảng như tạo các loại bài tập, chức năng thiết kế riêng cho mỗi môn học và đặc biệt là khả năng gắn kết được với các phần mềm công cụ khác. Ví dụ: Khi kiểm tra bài cũ tôi có thể thiết kế các câu hỏi dưới dạng trò chơi.
*Sử dụng phần mềm Total Video Converter để chuyển định dạng: Total video converter (TVC), phần mềm chuyển đuôi flv là một công cụ chuyển đổi các định dạng file đa năng nhất hiện nay, TVC hỗ trợ chuyển đổi qua lại hơn 30 định dạng file phổ biến hiện nay. Đây là phần mềm chuyển định dạng đuôi video hữu ích vì powerpoint chỉ nhận một số định dạng đuôi video nhất định. Ví dụ: Khi dạy bài “Bác Hồ đọc Bản Tuyên ngôn độc lập” tôi tìm video Bác Hồ đọc Bản Tuyên ngôn độc lập trên google sau đó đổi định dạng đuôi rồi chèn vào giáo án của mình.
2.4. Biện pháp 4: Sử dụng sơ đồ tư duy (SĐTD): Các bước sử dụng SĐTD
       -  HS lập SĐTD theo nhóm hay cá nhân với gợi ý của GV. 
       - HS hoặc đại diện của các nhóm HS lên báo cáo, thuyết minh về SĐTD mà nhóm mình đã thiết lập.
       - HS thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện SĐTD về kiến thức của bài học đó. GV sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp HS hoàn chỉnh SĐTD, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.
      - Củng cố kiến thức bằng một SĐTD mà GV đã chuẩn bị sẵn hoặc một SĐTD mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho HS lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó.
      Ví dụ: Khi dạy bài “ Vượt qua tình thế hiểm nghèo" theo phương pháp sơ đồ tư duy, tôi tiến hành như sau: Trước hết GV giới thiệu hoàn cảnh nước ta sau cách mạng tháng Tám , hướng dẫn HS chọn từ khóa cho sơ đồ tư duy là “Vượt qua tình thế hiểm nghèo”, bước tiếp theo hướng dẫn HS vẽ nhánh cấp 1, như vậy nhánh cấp 1 trong bài này là những “khó khăn”. Buớc tiếp theo vẽ nhánh cấp 2, cấp 3 là nêu cụ thể các khó khăn và các biện pháp khắc phục khó khăn đó, cuối cùng là hoàn thiện sơ đồ tư duy.
     2.5. Biện pháp 5: Học Lịch sử thông qua gia đình, sách báo, tài liệu, các phương tiện thông tin, tham quan, dã ngoại
Đây là biện pháp rất hữu hiệu, áp dụng trong hầu hết các môn học chứ không riêng gì môn lịch sử. Vì mỗi bài học chúng ta đều có liên hệ địa phương. Ví dụ: Sau khi học xong bài Tiến vào Dinh Độc Lập, tôi có thể đưa học sinh đi tham quan về nguồn thăm Dinh Độc Lập hoặc yêu cầu HS tìm hiểu thêm về Dinh Độc Lập qua mạng internet, qua các tài liệu,
3. Khả năng áp dụng của sáng kiến
Sáng kiến này được áp dụng trong phạm vi tại lớp 5B, năm học 2020 - 2021 và dự định sẽ triển khai cho khối 5 của Trường Tiểu học và Trung học cơ sở An Lạc để cùng tham khảo và áp dụng từ năm học 2021 - 2022.
4. Hiệu quả
Trong năm học 2020 – 2021, tôi đã triển khai và áp dụng đề tài của mình vào giảng dạy cho lớp 5B tại trường Tiểu học và Trung học cơ sở An Lạc. Khi thực nghiệm giảng dạy, tôi đã thấy HS có tiến bộ, hứng thú hơn hẵn và đặc biệt là kết quả kiểm tra cuối kì 1 đạt kết quả khá cao. Kết quả cụ thể ở bảng thống kê sau:
Bảng 2: Thống kê bài kiểm tra phần Lịch sử cuối học kì I của lớp 5B, năm học 2020-2021, (26HS)
Chưa hoàn thành
Hoàn thành
Hoàn thành tốt
Số lượng (HS)
Tỉ lệ (%)
Số lượng (HS)
Tỉ lệ (%)
Số lượng (HS)
Tỉ lệ (%)
01
3,85
13
50,00
12
46,15
Bảng 3: So sánh trước và sau khi có giải pháp
Nội dung
Trước và sau khi có giải pháp
Kết quả khảo sát học sinh
Chưa hoàn thành
Hoàn thành
Hoàn thành tốt
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn Lịch sử
Trước khi có giải pháp
09
31,04
15
51,72
05
17,24
Sau khi có
giải pháp
01
3,85
13
50,00
12
46,15
Từ bảng số liệu trên cho thấy, sau khi áp dụng các biện pháp giúp HS lớp 5B học tốt hơn môn Lịch sử, chất lượng HS có tiến bộ rõ rệt. Cụ thể là tỉ lệ HS Hoàn thành tốt tăng lên 28,91% (từ 17,24% lên 46,15%). Đặc biệt, tỉ lệ HS Chưa hoàn thành giảm xuống 27,19 % (từ 31,04% xuống 3,85%). 
Trên đây là báo cáo tóm tắt sáng kiến của bản thân trong năm học 2020 – 2021. Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt, công nhận. Tôi xin chân thành cảm ơn thật nhiều!
 An Lạc, ngày 26 tháng 4 năm 2021
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị
Người viết
Đặng Hoài Hận

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_hoc_tot_mon_lich_s.docx