Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 4, 5 - Trường tiểu học số 2 Đập Đá

Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 4, 5 - Trường tiểu học số 2 Đập Đá

5) Câu:

a-Khái niệm: Câu là tập hợp một số từ ngữ và diễn đạt được một ý trọn vẹn. Khi viết, kết thúc câu phải ghi dấu câu. Khi đọc, hết một câu phải nghỉ hơi.

b-Chú ý: Khi nói và viết phải tạo thành câu thì người nghe, người đọc mới hiểu được.

6) Các thành phần của câu:

6.1- Các thành phần chính của câu:

a- Chủ ngữ:

- Chủ ngữ là thành phần chính thứ nhất của câu.

- Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì? Vật gì?

- Vị trí: Chủ ngữ thường đúng ở đầu câu trước vị ngữ nhưng cũng có trường hợp chủ ngữ đứng sau vị ngữ (đảo ngữ).

VD: - Bông mai này/ đẹp quá!

 CN

- Đă tân tác/ những bóng thù hắc ám. (đảo ngữ)

 CN

 

docx 6 trang Người đăng hang30 Lượt xem 474Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 4, 5 - Trường tiểu học số 2 Đập Đá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5) Câu: 
a-Khái niệm: Câu là tập hợp một số từ ngữ và diễn đạt được một ý trọn vẹn. Khi viết, kết thúc câu phải ghi dấu câu. Khi đọc, hết một câu phải nghỉ hơi.
b-Chú ý: Khi nói và viết phải tạo thành câu thì người nghe, người đọc mới hiểu được.
6) Các thành phần của câu:
6.1- Các thành phần chính của câu:
a- Chủ ngữ:
- Chủ ngữ là thành phần chính thứ nhất của câu.
- Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì? Vật gì?
- Vị trí: Chủ ngữ thường đúng ở đầu câu trước vị ngữ nhưng cũng có trường hợp chủ ngữ đứng sau vị ngữ (đảo ngữ).
VD: 	- Bông mai này/ đẹp quá!
	CN
- Đă tân tác/ những bóng thù hắc ám. (đảo ngữ)
 CN
- Cấu tạo: Chủ ngữ có thể là một từ hay là một cụm từ, chủ ngữ thường do danh từ, cụm danh từ hoặc đại từ đảm nhiệm nhưng cũng có khi chủ ngữ là do tính từ (cụm tính từ) hay động từ (cụm động từ ) đảm nhiệm.
VD: 	Cô giáo lớp em/ rất dịu dàng.
	CN(là cụm danh từ)
Lan/ là lớp trưởng lớp tôi 
CN(là danh từ)
Tôi/ rất yêu gia đình mình.
 Đại từ
Học tập/ là việc cần làm suốt đời của mỗi con người
 CN (là động từ)
Chăm chỉ, cần mẫn/ là con đường dẫn đến thành công.
CN (là tính từ)
+ Chủ ngữ có thể là một cụm chủ vị.
VD: Cách mạng tháng Tám/ thành công/ đem lại độc lập tự do cho dân tộc. 
 CN VN
 CCV
+ Chủ ngữ là một kết hợp gồm “có” phiếm định cộng danh từ.
VD: Có người/ há miệng chờ sung.
	CN
+ Chủ ngữ là một kết hợp gồm từ phủ định + danh từ + đại từ phiếm chỉ.
VD: Chẳng kẻ thù nào/ ngăn nổi bước chân ta.
 CN
b- Vị ngữ:
- Vị ngữ là bộ phận chính thứ hai của câu.
- Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Làm gì ? thế nào? là gì? ....
- Vị trí: Vị ngữ thường đúng sau chủ ngữ nhưng cũng có trường hợp vị ngữ đứng ở đầu câu trước chủ ngữ.
- Cấu tạo: 
+ Vị ngữ thường là động từ (cụm động từ), tính từ (cụm tính từ).
VD: 	Mưa/ to, gió/ lớn. Chiếc xe/ lao nhanh trên đường.
 VN VN VN
Mây/ bay, gió/ thổi. Lúa/ chín vàng
 VN VN VN
+ Vị ngữ là số từ, đại từ
VD: Nước Việt Nam/ là một.
 VN
Người vô địch đầu tiên/ là tôi.
 VN
+ Vị ngữ là một cụm chủ vị.
VD: Cây cam này/ quả to và ngọt lắm
 VN 
+ Vị ngữ là cụm danh từ đứng liền sau chủ ngữ.
VD: Anh ấy/ người Kinh. Anh ấy/ sinh viên năm thứ hai.
 VN VN
+ Vị ngữ là kiến trúc “Số từ + danh từ”.
VD: Nhà này/ 60 mét vuông. Em này / 10 tuổi.
	VN VN
+ Vị ngữ là ngữ cố định:
VD: Anh ấy/ ba voi không được bát nước xáo.
 VN
6.2- Các thành phần phụ của câu, của từ.
6.2.1-Trạng ngữ: 
a- Khái niệm: Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho ṇng cốt câu những chi tiết như thời gian, nơi chốn, địa điểm, hoàn cảnh, mục đích, nguyên nhân, cách thức, phương tiện......trạng ngữ có quan hệ với cả nòng cốt câu làm cho nội dung phản ánh hiện thực khách quan được đầy đủ hơn, hiện thực hơn.
b- Vị trí: Trạng ngữ thường nằm ở đầu câu nhưng cũng có khi trạng ngữ đứng ở giữa câu, cuối câu. Nếu đứng ở giữa câu hoặc cuối câu nó phải được nhấn mạnh tách rời bằng ngữ điệu khi nói, dấu phẩy khi viết và có thể kèm theo một kết từ thích hợp. Nếu không được nhấn mạnh, tách rời nó sẽ là thành phần phụ của từ.
VD: 	Người trong xóm, vào một buổi chiều bỗng thấy Mai trở về.
 Trạng ngữ
Bắc đă vượt lên đầu lớp, nhờ siêng năng, cần cù.
 TN
c- Cấu tạo: trạng ngữ có thể là một từ, có thể là một nhóm từ hoặc một cụm chủ – vị.
VD: 	Tay xách chiếc cặp da lớn, ông giáo bước vào lớp.
 TN
Mặt buồn rười rượi, cô bé ngẩng lên chào tôi.
 TN
d- Phân loại:
*.Trạng ngữ chỉ thời gian : trả lời cho câu hỏi: Bao giờ? Khi nào? Mấy giờ? Lúc nào? ......
VD:	 Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.
 TN
Suốt những năm tháng tuổi thơ, tôi sống ở đây.
 TN 
*Trạng ngữ chỉ nơi chốn (địa điểm): trả lời cho câu hỏi ở đâu? ở chỗ nào?....
VD: 	Trên cành cây, chim hót líu lo.
 TN
Trong nhà, đèn thắp sáng trưng.
 TN
*Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: trả lời cho câu hỏi: Vì sao? Nhờ đâu? Tại đâu? Do đâu?
VD: 	Do chủ quan, tôi đă làm sai bài thi học kỳ môn toán.
 TN
Con gà tốt mă vì lông.
 TN
Răng đen vì thuốc, rượu nồng vì men.
 TN
*Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho câu hỏi: Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Vì cái gì?
VD:	 Để có kết quả cao trong học tập, chúng ta phải cố gắng.
 TN
Vì ngày mai lập nghiệp, thanh niên phải ra sức học tập và rèn luyện.
 TN
*Trạng ngữ chỉ phương tiện thường mở đầu bằng các từ: bằng, với; trả lời cho câu hỏi “bằng cái gì”? với cái gì? 
VD: 	Hồ chủ tịch, bằng thiên tài trí tuệ và sự hoạt động cách mạng của mình, đă kịp thời 
 TN
đáp ứng nhu cầu bức thiết của lịch sử.
-Với đôi bàn tay khéo léo, Hà đă gấp xong một chú chim câu xinh xắn.
 TN
*Trạng ngữ chỉ tình huống: 
VD: Tới cổng trường, quần áo vừa ướt vừa khô.
 TN
VD: Dứt lời lý trưởng, quan phủ giương đôi mắt trắng dă nhìn anh Dậu.
 TN
*Trạng ngữ chỉ ý nhượng bộ:
VD: Tuy nghèo, nhưng họ rất tốt bụng.
 TN
Họ rất tốt bụng, tuy nghèo.
 TN
Họ, tuy nghèo, nhưng rất tốt bụng.
 TN
*Trạng ngữ chỉ điều kiện/ giả thiết:
VD: Cá này ngon, nếu rán kỹ. Bài này, nếu hát nhanh thì hay.
 TN TN
* Trạng từ chỉ cách thức:
Vd: Sấp ngửa, chị chạy vào cổng.
 TN
6.2.2.Định ngữ (thành phần phụ của từ)
a-Khái niệm: Định ngữ là thành phần phụ bổ sung ý nghĩa cho danh từ trong câu.
b-Vị trí: Định ngữ có thể đứng trước hoặc sau danh từ trong câu. 
Danh từ nào trong câu cũng có thể có định ngữ. Nếu có nhiều định ngữ thì các định ngữ được sắp xếp theo thứ tự sau:
Định ngữ đứng trước – danh từ - định ngữ đứng sau.
VD: 	Sáng nay, cô giáo em chữa bài tập Tiếng việt
 ĐN ĐN	ĐN
Tất cả học sinh lớp tôi đều đi học đúng giờ.
 ĐN ĐN
c- Phân loại: có 2 loại định ngữ:
+ Định ngữ đứng trước danh từ chỉ số lượng, chỉ tổng lượng.
*Chỉ số lượng: một, hai, ba....những, các, mọi, mỗi, từng.....
* Chỉ tổng lượng: Tất cả, cả, toàn bộ, phần lớn ....
+ Định ngữ đứng sau danh từ: Định ngữ miêu tả chỉ đặc điểm của sự vật, chỉ vào sự vật.
VD: 	Học sinh đội tuyển Tiếng việt được khen
	ĐN
Học sinh ấy được khen. 
 ĐN
Một buổi chiều mùa hè.....
ĐN ĐN
6.2.3. Bổ ngữ (thành phần phụ của từ)
a- Khái niệm: Bổ ngữ là thành phần phụ bổ sung ý nghĩa cho động từ hoặc tính từ trong câu.
b- Vị trí: Bổ ngữ có thể đứng trước động từ (tính từ) hay đứng sau động từ (tính từ)
Động từ hoặc tính từ nào trong câu cũng thể có bổ ngữ.
c- Phân loại: có 2 loại bổ ngữ
* Bổ ngữ đứng trước thường là các từ:
Chỉ thời gian: đă, sẽ, dang, vừa, mới, từng.
Chỉ sự tiếp diễn hoặc sự tương tự: vẫn, cũng, còn, cứ, đều....
Chỉ sự phủ định: không, chưa, chẳng,...
Chỉ mệnh lệnh, yêu cầu: Hăy, đừng, chớ...
Chỉ mức độ: Rất, khá, hơi...
* Bổ ngữ đúng sau có thể là: 
Danh từ đứng một mình hoặc kèm thêm bổ ngữ từ chỉ quan hệ.
VD: Lan giống chị. Lan giống như chị của em.
 BN BN
Động từ đứng một mình hoặc kèm thêm bổ ngữ và từ chỉ quan hệ 
Em đi xem. Em đi để xem phim.
 BN BN
Đại từ đứng một mình hoặc kèm thêm bổ ngữ và từ chỉ quan hệ
VD: 	
Cô giáo dạy nó. Cô giáo dạy cho nó.
 BN BN
Bổ ngữ đứng sau còn có thể có dạng một cụm chủ vị.
VD: Em nghe cô giáo giảng bài. 
 BN
Bổ ngữ bắt buộc là loại không thể thiếu được trong câu
VD: Dòng suối xuyên rừng. Hải giống anh.
 BN	 BN
Bổ ngữ tự do là loại không bắt buộc phải có.
VD: Em đang làm bài. Hoa đẹp như tranh vẽ
	BN	BN
Bài tập thực hành:
Bài 1:Các dòng sau chưa phải là câu, hãy chữa lại bằng hai cách:
a) Vóc người cân đối và mạnh khoẻ của Lan. 
b) Nối buồn của những em bé mồ côi không nơi nương tựa.
c) Nhìn bộ ấm chén sạch sẽ và đẹp như lúc mới mua.
d) Nhờ sự giúp đỡ, đùm bọc của tập thể lớp và tình yêu thương trìu mến của cô giáo chủ nhiệm.
e) Qua cảnh đẹp của cánh đồng lúa chín càng thấy yêu quê hương và trân trọng từng hạt lúa vàng.
g) Những ngày nắng nóng, tôi và các bạn trai khác cùng lứa tuổi trong cái xóm nhỏ ven sông mát rượi bóng tre.
Bài 2: Đặt 2 câu có trạng ngữ để tả trời, mây trong ngày nắng đẹp. (Mỗi câu có12 chữ trở lên. Một câu có trạng ngữ chỉ địa điểm, một câu có trạng ngữ chỉ thời gian.) 
Bài 3: Chép lại, điền tên các bộ phận (CN, VN, TN, ĐN, BN...) dưới mỗi cụm từ ngữ gạch chân trong các câu sau: (đừng điền ngay vào tờ giấy nầy)
a) Các chiến sĩ biên phòng luôn cầm chắc tay súng để giữ vững bờ cõi của Tổ quốc.
b) Các chiến sĩ biên phòng luôn cầm chắc tay súng để giữ vững bờ cõi của Tổ quốc.
Bài 4: Ghép từng đôi câu sau đây thành một câu có thành phần phụ trạng ngữ thích hợp (lúc ghép có thể thêm vài từ hoặc đổi vị trí bộ phận phụ trong câu ).
a) Mặt biển bao la rực rỡ ánh vàng buổi sớm. Những chiếc thuyền đánh cá nhoè dần trong muôn ngàn tia phản chiếu chói chang.
b) Con đường nầy chạy về làng. Từng tốp người hối hả gánh những gánh lúa đầy ắp về nhà.
Bài 5: Hãy sắp xếp các từ và cụm từ sau đây thành câu thích hợp. (dùng dấu phẩy ngăn cách các thành phần của câu, dùng từ “và” để nối các trạng ngữ thích hợp)
-lúc tảng sáng -lúc chặp tối
- ở quảng đường nầy - qua lại rất nhộn nhịp - dân làng
Bài 6: Xác định thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau:
a) Tinh mơ, Thu Thảo đã ra đây, chiều nhá nhem tối mới trở về.
b) Muốn đạt kết quả tốt trong mùa thi tới, chúng ta phải cố gắng nhiều.
c) Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng, cần cù, Tuấn vượt lên đầu lớp.
d) Giữa đầm, trên nền lá xanh mượt, những bông sen trắng, sen hồng khẽ đu đưa theo gió.
Bài 7: Xác định thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau:
a) Mấy hôm rày, bận ơi là bận, mình không đến thăm cậu được.
b) Hôm nay là ngày bế giảng năm học. c) Chúng em đều là học sinh lớp Năm.
d) Thược dược, hướng dương, lan, huệ đua nhau khoe sắc.
Bài 8: Xác định thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a) Rồi lặng lẽ, từ từ, vất vả mà vui vẻ, như cánh cò lặn lội bờ sông, mẹ nuôi chúng tôi khôn lớn thành người. b) Hôm nay là ngày khai trường. 
c) Buổi chiều, nắng tàn, mát dịu, biển trong xanh như màu mảnh chai.
d) Thời gian đi qua thật chậm mà cũng thật nhanh.
Bài 9: Trời bắt đầu sáng1 , cảnh đêm tĩnh mịch2 đang dần dần chuyển sang một ngày mới.3
 Cho biết tên các bộ phận ngữ pháp của các bộ phận gạch chân trong câu trên.
Bài 10: Cho biết tên các bộ phận trong câu văn sau: 
a) Trong im lặng1 , chiêng trống bỗng rung lên2.
b) Chiến sĩ Việt Nam1 hi sinh đến giọt máu cuối cùng2 để giữ vững nền tự do độc lập3. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao an BDHSG Tieng Viet lop 45.docx