Tài liệu Tập làm văn Lớp 5 - Các bài văn mẫu

Tài liệu Tập làm văn Lớp 5 - Các bài văn mẫu

Hãy kể lại câu chuyện mà em thích nhất trong những câu chuyện đã được học

 Cha mẹ tôi sinh được hai người con trai. anh cả tôi đã có vợ, còn tôi vẫn độc thân. Sau khi cha mẹ mất, anh cả chia cho tôi một cây khế ở góc vườn, còn toàn bộ nhà cửa ruộng nương vào tay anh hết. Phận làm em tôi chẳng dám cãi lại. Tôi kiếm tre, lá dựng túp lều nhỏ và ngày ngày đi làm thuê kiếm sống.

 Đến mùa, khế chín đầy cây. Một buổi sáng có con chim phượng hoàng từ đâu bay tới, đậu trên cành cao nhất, mổ hết trái này đến trái khác. Xót ruột tôi than: “ Chim ơi, chim ăn hết khế thì tôi lấy gì đổi gạo nuôi thân?” Bỗng nhiên Phượng hoàng nói tiếng người: “ Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!” Tôi mừng thầm và nghĩ rằng nếu phượng hoàng giữ đúng lời hứa thì cuộc đời tôi sẽ thay đổi hẳn.

 

doc 51 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 249Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Tập làm văn Lớp 5 - Các bài văn mẫu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hãy kể lại câu chuyện mà em thích nhất trong những câu chuyện đã được học
	 Cha mẹ tôi sinh được hai người con trai. anh cả tôi đã có vợ, còn tôi vẫn độc thân. Sau khi cha mẹ mất, anh cả chia cho tôi một cây khế ở góc vườn, còn toàn bộ nhà cửa ruộng nương vào tay anh hết. Phận làm em tôi chẳng dám cãi lại. Tôi kiếm tre, lá dựng túp lều nhỏ và ngày ngày đi làm thuê kiếm sống. 
	Đến mùa, khế chín đầy cây. Một buổi sáng có con chim phượng hoàng từ đâu bay tới, đậu trên cành cao nhất, mổ hết trái này đến trái khác. Xót ruột tôi than: “ Chim ơi, chim ăn hết khế thì tôi lấy gì đổi gạo nuôi thân?” Bỗng nhiên Phượng hoàng nói tiếng người: “ Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!” Tôi mừng thầm và nghĩ rằng nếu phượng hoàng giữ đúng lời hứa thì cuộc đời tôi sẽ thay đổi hẳn.
Hãy kể lại một câu chuyện đã được học mà em thích nhất trong những câu chuyện mà em đã học
Từ xa xưa, xưa lắm, trong một khu rừng xanh đại ngàn, có một đôi bạn thân bên nhau đó là tôi và dê trắng.
	Hằng ngày, tôi và dê trắng song vai lao vun trên tán lá khô, dưới bóng mát của hàng ngàn cây cổ thụ. Cái lưng vàng ươm, cái dáng manh mai của chúng tôi thấp thoáng sau nhưng rặng cây xanh. Chạy chán chúng tôi ra bãi cỏ nhởn nhơ vui đùa. Nằm dài bên cạnh dòng suối, chúng tôi như được an ủi, thật thoải mái. Mỗi sớm khi ông mặt trời lên những tia nắng như đang nô đùa trên những tán lá dày đặc của khu rừng.
	Thế rồi một năm trời hạn hán. Nắng như thiêu như đốt. Làm cho cả khu rừng như bốc lửa. Chim chóc ngừng ca, Dòng suối ngừng chảy. Đáy suối cạn khô phơi ra những tảng đá lớn. Cái nắng hầm hầm làm cây cối, thú vật chết khát. Những cây cổ thụ trơ trụi lá. chúng tôi sống trong sự tuyệt vọng, ngắc ngoái chờ chết. Dê trắng ngày càng yếu, thấy thương cho bạn tôi quyết tâm đi tìm nước và cỏ, trong lòng thầm nghĩ : “ Rồi sẽ có nước, có cỏ cho dê trắng” Ở phía chân trời một màu xanh thấp thoáng hiện lên, bên cánh đó một con suối trong xanh. Các muôn thú ở đó đang nô đùa, nhảy múa. Thấy vậy tôi cũng hòa vào ngày vui nhộn ấy. Rồi hình ảnh của dê trắng mờ dần trong tâm trí tôi. Một ngày kia, nhớ lại lời dê trắng tôi vô cùng ân hận, xót thương cho bạn mình, tôi lấy ít nước và cỏ trở về hang cũ. Ở quê nhà dê trắng ngày đêm mong tôi về. Lúc đó trời sắp mưa. Dê trắng ăn chỗ cỏ khô do tôi để lại . Sức khỏe của dê trắng hồi phục dần. Dê trắng chạy khắp nơi để tìm tôi. Tìm mãi, tìm mãi mà không thấy tin tức gì. Chú ngã khụy xuống. Miệng vẫn gọi trong hơi thở cuối cùng của mình: “Bê! Bê
	 Tiếng gọi từ đáy lòng của dê trắng vang vọng. Từ đây suối đầy ắp nước, khu rừng lại xanh tươi. Nhưng dê trắng sẽ mãi mãi không tìm đựơc tôi trở lại.
Hãy kể một câu chuyện mà em thích nhất trong các truyện đã được học
Đề bài: hãy kể một câu chuyện mà em thích nhất trong các truyện đã được học 
Bài làm
	Một buổi trưa hè đưa đến cho em giấc ngủ ngon lành. Trong mơ, em thấy túp lều tranh và một cây khế đang sãi trĩ quả. Thì ra, là câu chuyện “ Cây khế”.
	Ngày xưa, một gia đình nọ có hai anh em. Gia đình họ sống thật hạnh phúc, được mấy năm thì bộ mẹ qua đời. Một thời gian sau, người anh lấy vợ. Vì không muốn cho em ở cùng, hai vợ chồng anh đòi chia tài sản. Ỷ thế còn có vợ con ngừi anh chiêm hết tài sản chỉ để lại mọt túp lều và cây khế. người em ra đi mà không oán trách anh mình điều gì. Đến mùa khế ra quả, có con chim lạ không biết đến từ đâu tới ăn hêt trái này đến trái khác. Người em thấy vạy sôt ruột lắm, bèn nói với chim.
-         “ Cả gia sản nhà tôi chỉ có mỗi cây khế này chim mà ăn hết tôi biết trông cậy vào đâu”
Thấy vậy chim bèn nói:
-         “Ăn một quả trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”
Theo đúng lời của chim, người am may túi ba gang. Sáng hôm sau, con chim bay đến một hòn đảo ở ngoài khơi xa. Hòn nào hòn đấy lấp lánh.Đến đo người em lếy đầy túi ba gang rồi theô chim ra về. Từ đó, người em có cuộc sống khá giả. Thấy em mình giàu có nhanh chóng người anh bèn đến thăm, lân la dò hỏi. Vốn thật thà người em kể hết chuyện cho anh nghe. Thấy vậy, người anh lền đổi cả gia tài lấy cây khế. Ngày nào anh cúng xin em đổi. Thương anh nền người em chấp nhận đổi. Đến mùa khế sai quae, hai vợ chồng người anh thay nhau trực dưới gốc cây đợi con chim lạ.Một hôm, vợ chồng ngườ anh thấy một con chim rất to đậu trên cây khế ăn quả. Sự việc diến ra giống hệt người em. Nhưng thay vì may túi ba gang thì người anh may túi mười hai gang. Khi đến hòn đảo người anh ních đầy túi mười hai gang mà còn nhét đầy người. người anh ì ạch vác túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Vì nặng quá nên chim phải vỗ cánh ba lần mới bay lên được. Lúc bau qua biển, một luồng gió mạnh làm chim lảo đảo hất người anh và túi vàng xuống biển.
	Đúng theo câu tục ngữ “Tham thì thâm”. Đây cũng là bài học cho mọi người không nên tham lam ích kỉ.
Hãy kể về người bạn mà em yêu quý
Bài làm
	Năm tháng cứ thế trôi đi, chỉ có thời gian là thước đo tốt nhất cho tình cảm bạn bè. Trong suốt thời gian đó, có lẽ Diệp Anh là người bạn mà em yêu mến nhất, người bạn đã học với em từ suốt năm học lớp ba.
	Dáng người Diệp Anh dong dỏng cao, khuôn mặt bầu bĩnh, đầy đặn của bạn hễ ai nhìn đến cũng thấy đáng yêu. Nước da ngăm ngăm đen. Mái tóc dài óng ả. Cặp mắt đen láy lúc nào cũng mở to, tròn xoe như hai hòn bi ve. Chiếc mũi hếch và cái miệng rộng luôn tươi cười để lộ hai hàm răng trắng bóng. Ở Diệp Anh khi nào cũng toát lên vẻ năng động, tự tin, hóm hỉnh và hài hước nên rất dễ mến.
	Diệp Anh rất hiếu động, không lúc nào yên nghỉ chân tay. Trong giờ ra chơi, chỗ nào sôi động nhất là ở đó có Diệp Anh. Chúng em thường tụ tập nhóm ba, nhóm bảy ngồi xung quanh bạn Diệp Anh để nghe bạn kể chuyện. Mở đầu câu chuyện, Diệp Anh vẫn thường hay kể: “ Cái hồi xưa ấy, đấy, cái hồi ấy, cái hồi mà bà tớ chưa sinh ra mẹ tớ ấy ...”. Chỉ nghe có đến thế thôi là chúng em đã thấy buồn cười đến nỗi không thể nhịn được rồi mà cái mặt Diệp Anh vẫn cứ tỉnh như bơ. Đặc biệt, Diệp Anh có một trí nhớ rất tốt. Những câu truyện đã đọc hay đã nghe, Diệp Anh đều nhớ như in và kể lại bằng đúng giọng nhân vật nên rất cuốn hút và sinh động. Một mình Diệp Anh đóng đủ các vai, kết hợp với điệu bộ khôi hài khiến bọn em lăn lóc cười đến vỡ bụng.
Diệp Anh luôn luôn làm ra những trò chơi thú vị. Bạn thường hay chơi cùng với chúng em trò bịt mắt bắt dê hay bó khăn. Vừa chạy lại vừa kêu tiếng dê be be nghe rất ngộ nghĩnh. Diệp Anh thường biểu diễn tiếng hát, tiếng ngựa hí và con sóc nâu hay leo trèo. Mỗi tiết mục, Diệp Anh đều được hoan nghênh nhiệt liệt và gây ra những trận cười nứt nẻ.
	Không chỉ là các bạn gái mà cả các bạn trai ngoài và trong lớp đều yêu mến bạn Diệp Anh. Nhưng thật không may, hai tuần trước đây, một tai nạn giao thông đã cướp đi tính mạng của người bạn mà chúng em yêu quý. Dù biết bạn đã khuất nhưng chúng em vẫn cứ coi như bạn vẫn sống và làm việc cùng chúng em, bây giờ bạn đang thi đỗ vào trường Amsterdam và đi du học rồi. Cô giáo vẫn gọi bạn đứng lên đọc bài và vẫn cứ lấy cơm, lấy gối cho bạn ăn học. 
	Rồi mai đây phải xa mái trường thân yêu, em cũng sẽ mang theo nhiều kỷ niệm cùng với những yêu mến của cả lớp với bạn Diệp Anh.
Kể lại chuyện mà em đã trải qua có nội dung như câu tục ngữ: "Có công mài sắt có ngày nên kim" (02.5).
Đề bài:  Em hãy kể lại một câu chuyện mà em (hoặc bạn em) đã trải qua có nội dung như câu tục ngữ:
“Có công mài sắt có ngày nên kim”
Bài làm 
Để có được ngày hôm nay, có được nét chữ thanh đạm, em đã phải mất gần một năm luyện tập, khó khăn và cần sự kiên nhẫn. 
Cách đây một tháng, em đã được giải chữ đẹp của quận, đó đúng là sự cổ vũ lớn lao và phần thưởng xứng đáng cho những ngày tháng em bỏ ra biết bao công sức rèn luyện. Lúc đầu, chữ em rất to và chẳng có gì thu hút cả. Em nghĩ chữ không quan trọng, chủ yếu vẫn là kiến thức. Với tâm trạng như vậy, em bỏ bê nét chữ và không quan tâm gì tới việc luyện tập cả. Cho tới một hôm, khi xem xong quyển vở chính tả của em, cô không nói gì cả. Đến cuối giờ học hôm đó, cô Ngọc Anh nói với em:
- Con vốn là học sinh có khả năng viết chữ đẹp năm lớp ba, tại sao khi giờ vào lớp bốn lại đổ đốn như thế? Cố lên chứ con!
- Thưa cô, con, con không biết con làm cô buồn, con sẽ cố gắng cô ạ! 
- Em nói vậy nhưng vẫn chưa tin tưởng lắm vào mình.
Nghe thế, cô cười:
- Tốt lắm, cô sẽ giúp con luyện chữ.
Em tung tăng về nhà với tâm trạng phấn khởi. Từng ánh mắt nụ cười của cô đã làm em hối hận về ý nghĩa của mình nhưng lời nói khuyến khích của cô cũng cho em thêm phần nào đó tự tin.
Tối hôm đó, sau khi đã làm xong công bài tập, em lôi quyển rèn chữ của cô ra và nắn nót viết từng nét chữ của cô ra và nắn nót viết từng nét một thật cẩn thận. Đã nhiều lúc em bỏ bút một nơi, bỏ vở một nơi để xuống xem phim nhưng đôi chân lại không để em đứng dậy. Nó cố gìm em lại viết tiếp. Kết quả là tối hôm đó em đã viết được tám bài luyện chữ. Nét không còn cứn nữa và đã tròn hơn, tuy vậy khuôn chữ vẫn to. Cô Ngọc Anh nói vậ. Tuy chữ đã đẹp hơn nhưng em vẫn chưa cảm thấy hài lòng về kết quả này và tối nào cũng viết liên tục. Và nhờ có sự cố gắng nỗ lực đó cô Ngọc Anh đã tin tưởng em, giao cho nhiệm vụ đi thi viết đầu mùa xuân do nhà trường tổ chức. Kết quả là giải ba, tuy nó không lớn lắm những cũng là một niềm vui lớn đối với em.
Em đã nhớ mãi những ngày cố gắng rèn luyện để nhận được kết quả xứng đáng hôm nay. Quả đúng như câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó.
 Bài làm
 Tôi là Hươu, cũng như Nai, Hoẵng, Thỏ trên đầu chỉ có hai cái tai mềm mại. Nhưng so với các bạn thì tôi là nhút nhát nhất. Cái gì tôi cũng sợ: Sợ bóng tối, sợ cả thú dữ nữa.
	 Tuy vậy, bạn bè ai cũng quý tôi vì tôi chăm chỉ, tốt bụng. Hôm trước, nghe tin bác gấu ốm nặng, tôi đã xin mẹ cho đến thăm bác. Đến nơi, tôi nghe trong hơi thở yếu ớt:
 - Bệnh của bác nặng lắm. Chỉ có là Thảo Huyền mọc ở khe núi sâu mới chữa được.
Tôi nhanh nhảu đáp:
-          Cháu chạy nhanh như tên bay, để cháu vào rừng lấy lá thuốc cho bác.
Không đợi bác Gấu nói gì, tôi vội chào bác và lên đường ngay. Nhưng đường rừng hiểm trở, rất nhiều thú dữ, tôi bắt đầu thấy run. Khi bóng tối tràn xuống cả khu rừng, tôi lại càng sợ. Tôi nép vào một gốc cây khác.Thần cây hiện lên hỏi:
-          Tại sao cháu khóc? Cháu bị lạc mẹ à?
-                      Dạ không ạ. Cháu muốn đi vào khe núi để lấy lá Thảo Huyền về cho bác Gấu. Nhưng rừng thì rộng, có bao nhiêu thú dữ nên cháu sợ lắm.
-          Sợ thì cháu ... y thuật lại cuộc đi thăm đó.
Bài làm. 
Nhân dịp sinh nhật chị em lần thứ mười bốn, mẹ đã cho chúng em đi chơi hồ Gươm. Một cảnh đẹp nổi tiếng.
Hôm nay bầu trời trong xanh in bóng xuống mặt hồ. Mấy chú chim thay nhau hót những bài ca đặc biệt. Chị gió thì thướt tha đi qua tạo cho ai cũng cảm thấy dễ chịu. Sau ba mươi phút bon bon trên đường bằng chiếc xe máy của bố, cả em, mẹ và chị em đều cảm nhận được hồ Gươm đã ngay trước mắt, Mẹ và chúng em dắt tay nhau đi dạo một vòng quanh hồ, đã lâu lắm rồi em mới tới đây. Là chủ nhật nên ở đây có rất nhiều khách du lịch tới tham quan và mỗi người lại có một cách nghĩ riêng về hồ Gươm. Còn trong con mắt trẻ thơ của em hồ Gươm như một chiếc gương khổng lồ của thành phố Hà Nội. Em đã từng được nghe câu chuyện bà kể về việc vua Lê Lợi trả gươm cho thần rùa Kim Quy. Mẹ con em chọn một chỗ rõ nhất để nhìn Tháp Rùa. Tháp Rùa cổ kính,  uy nghi đứng trên gò đất xanh rì cỏ nổi giữa mặt hồ. Mẹ bảo rằng đã từng có người nhìn thấy cụ Rùa từng lên gò đất dó và cũng từ đấy mọi người coi Tháp Rùa là cung điện của thần Rùa Kim Quy. Mẹ còn bảo Tháp Rùa cũng chính là một nhân chững lịch sử nước ta. Nó đã chứng kiến nước ta bị xâm lược, đã chứng kiến nước ta giải phóng và bây giờ đang ttrên đà phát triển. Nó cũng là nơi đầu tiên cắm chiếc cờ đỏ sao vàng của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Nối hồ Gươm với đền Ngọc Sơn là chiếc cầu Thê Húc cong cong như con tôm và cũng là chiếc cầu duy nhất sơn màu đỏ chon chót, bóng bẩy. Cuối đuôi con tôm đặc biệt này được bao phủ bằng chiếc cổng lá cây làm từ các cây cổ thụ mát rượi. Ngay trước cửa đền là hàng chữ đẹp của Nguyễn Siêu, thần đồng nổi tiếng Việt Nam. Sát bên trái cửa đền là ngọn Tháp bút cao sừng sững mà theo nhiều người hàng ngày vẫn viết những việc làm tốt của mọi người lên trời cao. Đi sát vào đền ta còn có thể chiêm ngưỡng cụ Rùa to hơn cả bàn cô giáo lớp em. Đối với những người già thì hồ Gươm không những chỉ đẹp mà còn vì là nơi có không khí trong lành bởi cây đa nghìn tuổi, những cô gái liễu rủ hàng ngày gội mớ tóc dài. Hồ Gươm càng tưng bừng hơn khi bạn đến vào ngày giáp Tết như thế này bởi những bồn hoa hàng ngày đã được xếp thành chữ đầy sắc màu. Khách du lịch còn có thể ăn kem tại nhà Thuỷ Tạ mà theo cách nói vui của chúng em đó chính là cung điện của vua Thuỷ Tề.
Chiếc đồng hồ trên nóc nhà bưu điện điểm báo sáu giờ, mẹ con em vội vã về nhà.  Ngay trên đường về em đã nghĩ rằng hồ Gươm là cảnh vật quý mà ta cần giữ gìn cho muôn đời sau.
Tường thuật lại những việc đã làm trong ngày chủ nhật (3).
Đề bài: Tường thuật lại những việc em đã làm trong ngày chủ nhật vừa qua.
Bài làm. 
Hà Nội - trái tim của cả nước. Ai đã một lần đến nơi đây mà không đi du ngoạn cảnh đẹp thanh bình, yên ả của Hồ Gươm thì quả là phí phạm. Hôm nay, bố mẹ quyết định cho tôi đi chơi Hồ Gươm, lòng tôi chợt rộn một niềm vui khó tả..
Bây giờ tôi đang có mặt phố Hàng Khay. Từ đây tôi thấy những hàng liễu xanh xanh rủ xuống mặt hồ. Cây liễu như người con gái có mái tóc dài óng ả, bồng bềnh như dải mây lững lờ trôi trên bầu trời. Những mái tóc ấy rủ xuống mặt hồ và thi thaỏng một vài cơn gió lướt qua làm cho mái tóc đu đưa nhẹ nhàng, mặt nước cũng nhờ vậy mà thích thú cử động. Tôi bắt đầu chậm chậm bước đi trên con đường lát gạch vòng quanh hồ. Bố tôi đang chụp những bức ảnh về Tháp Rùa. Tháp rùa cổ kính, uy nghi nằm giữa hồ, nơi mà uva Lê đã trả lại gươm báu cho Thần Rùa. Đường phố như dài thêm ra dưới hai vòm lá của những hàng cây ven đường. Đây rồi cây lộc vừng cổ thục trăm tuổi với những cái cục nổi lên như bướu lạc đà, với thân hình như một người lực sĩ khổng lồ đang dang tay ra che lấp  một vùng hồ. Tiếp nối sau đó là những cây đa, cây xi cũng to không kém, cũng mọc bao nhiêu là cái rễ bụ bẫm, chắc nịch, uốn éo trên mặt đất. Chẳng mấy chốc Tháp Bút đã xuất hiện.
Nhắc đến Tháp Bút, tôi lại nhớ tời bài thơ của Trần Đăng Khoa:
Hà Nội có Hồ Gươm 
Nước xanh như pha mực
Bên hồ có Tháp Bút
Viết thơ lên trơì cao.
Đúng thật, nước hồ xanh trong như pha mực, thữ mực chỉ dành riêng cho Tháp Bút cao to sừng sững kia viết những vần thơ bay bướm lên trời cao. Ngay cạnh đó là cầu Thê Húc. Cầu cong như con tôm mà không phải tôm thường đâu, con tôm này to lắm, đã thế lại được kết nối nhiều đèn trông rất đẹp mắt. Đi qua cầu là tới đền Ngọc Sơn. Đền nằm trên một hòn đảo nhỏ. Gian trước là điện thờ với hương khói nghi ngút. Phía sau là phòng trưng bày các đồ vật. Trong lồng kính, một cụ rùa đang nằm trong đó, trông cụ có cái mai rất to và đẹp. ở đây bán rất nhiều đố lưu niệm đẹp. Mang một phong cách rất Việt Nam. Bây giờ đã là năm giờ, cả gia đình tôi phải về nhà chuẩn bị cơm nước. Khi ra về lòng tôi vẫn rạo rực niềm vui sướng và hãnh diện.
Tôi rất thích những buổi đi chơi như thế này, vì nó làm đầu óc tôi thư giãn và hiểu về đất nước Việt Nam chúng ta.
Tường thuật lại những việc em đã làm trong ngày chủ nhật (4)
Đề bài: Tường thuật lại những việc em đã làm trong ngày chủ nhật.
Bài làm
Sau một tuần học tập căng thẳng, vất vả, chủ nhật hôm nay, em ở nhà giúp đỡ cha mẹ.
	Buổi sáng hôm đó em dậy sớm, tập một vài động tác thể dục rồi chạy vào nhà đánh răng, rửa mặt. Trên cành cây vẫn còn một vài giọt sương đang theo lá cây rung rinh trong nắng. Em đang định ra ngoài phòng tắm thì bỗng nhìn thấy một chậu quần áo đầy. Em nghĩ: “Hôm nay mình được nghỉ học, hay là mình giặt quần áo giúp bố mẹ nhỉ” . Nghĩ sao làm vậym, em đi đôi găng tay cao su vào, bắt đầu làm. Đầu tiên, em cho một ít nước lã vào chậu quần áo rồi cho xà phòng vào. Em khuấy đều cho bọt lên hết và bắt đầu vò quần áo. Xoạt! Xoạt! Tiếng giặt quần áo vang lên. EM cho chiếc quần đen của mẹ vào kì mạnh cho những hạt bụi biến mất. Sau đó, em giặt đến chiếc áo trắng của mình. Em dùng bàn chải kì thật mạnh vào cổ áo, tay áo. Khi đã giặt quần áo qua một lượt xà phòng, em cho quần áo vào nước sạch rồi vò tiếp. Xong, em đi phơi quần áo. Em cầm từng cái áo, cái quần rũ một lượt rồi treo quần áo vào mắc phơi lên dây. Những bộ quần áo em phơi vào dây rất sạch sẽ và như những anh hùng rơm đứng phơi mình trong gió. Đúng 11 giờ trưa, em ngồi ăn cơm rồi đi ngủ. Đúng 2 giờ 30, em dậy dọn dẹp nhà cửa và đi nhặt rau giúp mẹ. Những ngọn rau xanh mơn mởn và tươi ngon. Em nhặt rau thật kĩ và cho rau vào nước gạo để rửa và rửa lại một lần nước sạch và em để cho rau róc nước. Rau đã khô, em đi luộc rau. Buổi tôi gia đình em quây quần bên mâm cơm. Sau khi ăn cơm xong, em đi rửa bát. Những bác bọt như đùa giỡn, bắn cả lên mặt em. Rửa bát xong, em ngồi vào bàn học, ôn lại bài một chút để chuẩn bị cho buổi học ngày hôm sau.
	Ngày chủ nhật này, em đã giúp đỡ được nhiều cho bố mẹ. Em mong chủ nhật tuần sau đến nhanh hơn để giúp đỡ bố mẹ nhiều hơn nữa!
Tường thuật lại những việc em đã làm trong ngày chủ nhật (5)
Đề bài: Tường thuật lại những việc em đã làm trong ngày chủ nhật.
Bài làm
Thấy bố mẹ mình luôn tay làm lụng cực nhọc nên thường ngày chủ nhật đựơc nghỉ học, em ít đi chơi đâu mà ở nhà giúp bố mẹ đôi ba công việc nhỏ.
	Như thường lệ, sáng nào em cũng dậy sớm hơn mọi ngày. Sau khi tập thể dục, làm vệ sinh cá nhân xong. Em bắt tay vào giúp mẹ giặt quần áo để mẹ đi chợ nấu ăn. Công việc em làm không nặng nhọc cho lắm. Đầu tiên, em hòa tan xà phòng vào nước, em dùng bàn chải chà mạnh lên những chỗ bẩn trên quần áo. Bọt xà phòng nổi đầy cả chậu trông như những đám mây trắng xốp. Em vừa làm vừa nho nhỏ hát hòa theo một điệu hát quen thuộc từ chiếc cát-sét từ trong nhà vọng ra. Chẳng mấy chốc em đã vò sạch xong chậu quần áo. Bây giờ chỉ việc đổ nước vào xả cho hết xà phòng. Xong việc em phơi quần áo và quanh quẩn giúp mẹ. Buổi chiều sau khi ngủ trưa dậy em lấy bài tập toán và bài tập ngữ pháp ra làm. Tối đến, sau khi ăn cơm cả nhà ra phòng khách xem tivi. Riêng em xuống dưới nhà ngồi làm nốt bài tập mà chiều nay chưa làm xong. Sau đó em lau bàn, quét nhà, mắc màn đi ngủ.
	Nằm trong màn, em nhớ lại các công việc mình đã làm từ sáng sớm tới giờ, em chợt mỉm cười và cảm thấy tự hào vì trong ngày qua mình đã làm được nhiều việc có ích cho gia đình.
Tường thuật lại những việc em đã làm trong ngày chủ nhật (6)
Đề bài: Tường thuật lại những việc em đã làm trong ngày chủ nhật.
Bài làm
“Reng! Reng! Reng” anh đồng hồ reo lên vui sướng. “Ồ, lại một ngày chủ nhật nữa lại đến rồi, chắc chắn hôm nay mình sẽ giúp mẹ được nhiều việc đây” _ Tôi thầm nghĩ.
Sáng dậy, sau khi đánh răng rửa mặt, tôi ra vườn tập thể dục. Những động tác mềm dẻo, dứt khoát làm cho tôi thấy khoan khoái. Cây cối trong vườn đang xì xào với mấy chú ong, cô bướm đang đi kiếm mật thì phải. Mới sáng ra mà “họ” đã làm việc rồi, vậy thì mình cũng làm thôi. Nào, bây giờ ta hãy rửa bộ ấm chén. Bộ ấm chén sau một tuần chưa tắm rửa đã đầy “ghét” vàng khè. Thấy vậy, tôi lấy ngay một cái giẻ nhỏ kì thật mạnh vào vết bẩn. Với mấy cái chén, tôi lau từ miệng đến đế. Xogn, tôi bỏ tất cả vào nước sạch rửa lại. Khi tắm xong, bộ ấm chén sạch bong kin kít như được dùng Sunlight trà xanh, mặc dù tôi chỉ rửa bằng nước không. Sau đó, tôi đi quét nhà. Tôi móc từng hạt bụi ra khỏi góc, từng con nhện từ trên trần nhà, đưa chổi vào gầm giường, gầm tủ. Những nhát chổi uyển chuyển đưa đi đưa lại trên sàn nhà những vũ công. Tôi quét được một đống rác, nếu mà cân thì chắc khoảng một kí. Rồi tôi ra vườn tưới cây. Những hạt nước tươi mát, tinh khiết tuôn xối xả xuống cây, làm cho chúng thoải mái chui chơi cùng gió và mặt trời. Tôi còn nhổ cả cỏ dại nữa. Vì theo lời nhận xét của ông tôi_ một chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc cây thì cỏ dại sẽ hút hết dưỡng chất của đất, làm cho cây không sống được. Đúng mười một giờ, chị tôi đi học thêm về, thế là cả nhà tôi ngồi vào bàn đánh chén. Ôi, hôm nay mẹ làm bao nhiêu là món ngon, nào đậu rán này, tôm hấp, cá sốt cà chua, cả canh chuối ốc nữa chứ. Tôi ăn đến bát thứ ba, bụng muốn vỡ ra. Sau đó, tôi ngủ một mạch đến ba giờ rồi dậy học bài. Làm gần một tiếng thì xong, chỉ còn mấy bài toán khó. Đúng lúc ấy chị tôi dậy thế là tôi phải chi một cái kẹo nhờ chị giảng hộ. Đúng là bà chị đảm đang, giảng chưa đầy hai mười phút, tôi đã hiểu cặn kẽ. Lúc sáu giờ, bố mẹ đưa chúng tôi lên nhà ông bà chơi. Tôi và chị ngồi xem phim còn bố mẹ thì nói chuyện với ông. Tối, bà chiêu đãi chúng tôi món bún chả do bà làm bếp trưởng. Món bún chả ngon tuyệt cú mèo. Đến chín giờ, gia đình tôi xin phép ông bà ra về. Vừa về tôi soạn ngay sách vở rồi xuống đi ngủ.
Một ngày trôi qua với nhiều công việc lí thú và bổ ích. Rồi một cơn gió bay qua làm tôi thiếp đi lúc nào chả biết.

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_tap_lam_van_lop_5_cac_bai_van_mau.doc