Tài liệu Tập làm văn Lớp 5 - Đề bài: Cô giáo của em

Tài liệu Tập làm văn Lớp 5 - Đề bài: Cô giáo của em

Màn đêm cứ lặng lẽ buông dần. Đêm nay sao Quỳnh Anh cảm thấy nhớ đến cô giáo của mình thật nhiều . Bên trang giấy trắng học trò, cô bé vội vã viết thơ về cho Cô . Quỳnh Anh và Cô mất liên lạc vơí nhau đã hơn 2 năm, đó là từ ngày Quỳnh Anh rời Việt Nam để định cư tại Hoa Kỳ và cũng chính là ngày cô giáo rời Việt Nam sang du học tại Pháp. Quỳnh Anh may mắn là đã liên lạc được với một cô bạn cùng thời đại học bên VN . Đó là Kim Long, người bạn đang du học tại vùng Quebec, Montreal, Canada . Cô bé mừng rỡ như bắt được vàng khi Long đã cho Quỳnh Anh địa chỉ hiện nay của Cô tại Việt Nam.

Những hàng chữ run run viết về hỏi thăm sức khỏe và cuộc sống của Cô làm cho Quỳnh Anh hồi tưởng và hình dung ra tất cả những kỷ niệm mà thầy trò đã từng gắn bó với nhau khi còn là sinh viên dưới mái trường Đại Học Kinh Tế (DHKT) ( Đại Học Văn Khoa cũ). Quỳnh Anh còn nhớ rõ lắm những ngày rộn ràng bước chân vào trường. Niềm vui thi đậu vào trường chưa dứt thì Quỳnh Anh lại gặp chuyện không may . Nhà trường đã đưa ra kế hoạch kiểm tra ngoại ngữ của toàn thể sinh viên. Ai mà thi qua được bài kiểm tra chất lượng của môn tiếng Anh, thì mới được ghi danh vào các lớp tiếng Anh của trường, bằng ngược lại sẽ bị dồn vào các lớp tiếng Pháp và tiếng Nga . Hơn nữa, lúc đó mối quan hệ của Việt Nam và Nga Xô khá thắm thiết, phong traò học và sử dụng tiếng Nga bắt đầu được phổ biến rộng rãi trong khắp tất cả các trường tiểu học, trung học và đại học. Vì vậy DHKT không là một ngoại lệ trong vấn đề học hỏi và tiếp thu cơ cấu phát triển kinh tế của Nga Xô, cũng như những học thuyết và lý luận của Mác Lê Nin đã thấm nhuần vào trong tư tưởng của hầu hết các sinh viên.

 

doc 5 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 16/03/2022 Lượt xem 256Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Tập làm văn Lớp 5 - Đề bài: Cô giáo của em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cô Giáo Của Em
Màn đêm cứ lặng lẽ buông dần. Đêm nay sao Quỳnh Anh cảm thấy nhớ đến cô giáo của mình thật nhiều . Bên trang giấy trắng học trò, cô bé vội vã viết thơ về cho Cô . Quỳnh Anh và Cô mất liên lạc vơí nhau đã hơn 2 năm, đó là từ ngày Quỳnh Anh rời Việt Nam để định cư tại Hoa Kỳ và cũng chính là ngày cô giáo rời Việt Nam sang du học tại Pháp. Quỳnh Anh may mắn là đã liên lạc được với một cô bạn cùng thời đại học bên VN . Đó là Kim Long, người bạn đang du học tại vùng Quebec, Montreal, Canada . Cô bé mừng rỡ như bắt được vàng khi Long đã cho Quỳnh Anh địa chỉ hiện nay của Cô tại Việt Nam. 
Những hàng chữ run run viết về hỏi thăm sức khỏe và cuộc sống của Cô làm cho Quỳnh Anh hồi tưởng và hình dung ra tất cả những kỷ niệm mà thầy trò đã từng gắn bó với nhau khi còn là sinh viên dưới mái trường Đại Học Kinh Tế (DHKT) ( Đại Học Văn Khoa cũ). Quỳnh Anh còn nhớ rõ lắm những ngày rộn ràng bước chân vào trường. Niềm vui thi đậu vào trường chưa dứt thì Quỳnh Anh lại gặp chuyện không may . Nhà trường đã đưa ra kế hoạch kiểm tra ngoại ngữ của toàn thể sinh viên. Ai mà thi qua được bài kiểm tra chất lượng của môn tiếng Anh, thì mới được ghi danh vào các lớp tiếng Anh của trường, bằng ngược lại sẽ bị dồn vào các lớp tiếng Pháp và tiếng Nga . Hơn nữa, lúc đó mối quan hệ của Việt Nam và Nga Xô khá thắm thiết, phong traò học và sử dụng tiếng Nga bắt đầu được phổ biến rộng rãi trong khắp tất cả các trường tiểu học, trung học và đại học. Vì vậy DHKT không là một ngoại lệ trong vấn đề học hỏi và tiếp thu cơ cấu phát triển kinh tế của Nga Xô, cũng như những học thuyết và lý luận của Mác Lê Nin đã thấm nhuần vào trong tư tưởng của hầu hết các sinh viên. 
Quỳnh Anh vì đã lo luyện thi các môn Toán, Lý, Hoá để thi vào trường nên cô bé đã lơ hẳn vốn sinh ngữ của mình. Cô bé đã thi trượt bài kiểm tra tiếng Anh đầu năm. Như một cơn ác mộng, Quỳnh Anh đã ngậm ngùi ghi danh vào lớp học tiếng Pháp, mặc dù biết rằng : Tiếng Nga lúc ấy phổ biến hơn tiếng Pháp rất nhiều . Thật ra mà nói, Quỳnh Anh hình như chẳng có một chút cảm tình gì khi nghe người Nga nói, xem sách và chữ của tiếng Nga . Ngày đầu tiên lên lớp tiếng Pháp, cả lơp' vỏn vẹn khoảng 15 sinh viên, đang hồi hộp ngồi đợi cô giáo của mình. Vài phút lơ đểnh trôi qua, bỗng dưng cả lớp ai nấy đều tròn mắt nhìn khi thấy cô giáo bước vào . Như một nàng kiều nữ, Cô đẹp quá ngoài sức tưởng tượng của mọi người . Cả lơp' còn ngạc nhiên hơn nữa khi nghe giọng nói Hà Nội thật nhẹ nhàng và ngọt ngào của Cô cất lên. Cô giáo tự giới thiệu: 
- Cô tên là: Phạm Đức Ngọc. Cô có trách nhiệm hướng dẫn lơp' tiếng Pháp của các em trong năm học này . Cô hy vọng là thầy trò chúng ta sẽ cùng hợp tác vui vẻ. 
Phạm Đức Ngọc ! Cái tên sao mang nhiều cá tính của con trai, mặc dù trước mắt mọi người là một cô gái mảnh khảnh và có nét đẹp thanh tú. Quỳnh Anh ngồi chăm chú nhìn và nghe giọng nói của Cô rồi cố mường tượng ra cô giống ai rất quen. Cuối cùng, Quỳnh Anh đã nhẹ nhàng ghi vào tấm giấy nhỏ và truyền sang cho Long: 
- Long nè, mi có thấy cô giáo giống như nữ ca sĩ Ái Vân không ? 
Long cũng gật gật ra vẽ đồng ý lắm. Quỳnh Anh liền truyền sang cho Long thêm một mảnh giấy nhỏ khác: 
- Nếu cho Quỳnh Anh một điều ước bây giờ , Quỳnh Anh sẽ ước làm con trai để đi cua con gái Hà Nội đó. 
Long không nhịn cười được khi thấy Quỳnh Anh đã hết tập trung vào baì học. 
Cô giáo thì đẹp, nói tiếng Pháp lại lưu loát như Tây, nhưng mà bài học đầu tiên thì Quỳnh Anh thấy khó nuốt vô cùng. Chỉ mấy câu giới thiệu, sức khỏe, tên tuổi, nhà cửa thôi mà cả lớp cứ bập bẹ cả buổi không xong, cứ như trẻ mẫu giáo: 
- Comment- allez vous? (Bạn có khỏe không?) 
- Enchanté de faire votre connaissance (Rất hân hạnh được biết bạn) 
- Permettez - moi de me présenter (Cho phép tôi tự giới thiệu) 
- Je m' appellẹ..... (Tôi là......) 
- Comment vous vous applez? (Bạn tên chỉ) 
- Òu est ce que vous habitez? (Bạn sống ở đâủ) v.v....... 
Tan lớp học rồi mà trong đầu Quỳnh Anh cứ bị lẩn quẩn với cái mớ chữ bòng bong ấy, tự hỏi không biết luật lệ của nó ra sao ? Thật ra là sự khởi đầu thấy khó hơn học tiếng Anh. Các anh bạn cùng lớp mặt mày bơ phờ, hình như cũng đang cùng một tâm sự nên đưa mắt nhìn về Quỳnh Anh như muốn tìm thấy sự đồng cảm. Chỉ có mỗi con nhỏ Long là nhe răng cười vui vẻ vì nó đã được học cái mớ chữ ấy từ hôì còn ở tiểu học. 
Những ngày học kế tiếp, thật sự cũng chưa tìm được sự hứng thú và tiến bộ gì cả, Quỳnh Anh bắt đầu lo lắng và sợ hãi, mặc dù được rất nhiều bạn bè động viên, và mua cho Quỳnh Anh nhiều sách vở, tranh ảnh, và tapes trong việc tự học. Một tuần lễ trôi qua, thấy có sự không cân bằng giữa một số bạn đã học tiếng Pháp từ nhỏ và phần đông là chưa biết gì cả, cho nên Cô giáo đã đưa ra ý kiến dạy kèm thêm cho chúng tôi 2 giờ mỗi tuần. Chúng tôi ai nấy đều phấn khởi lên hẳn với sự giúp đỡ của Cô giáo . Thế là mỗi sáng thứ năm, không trang trọng như các ngày thường, cô giáo cũng trong những chiếc áo thun và quần Jean như đám học trò. Nhìn Cô thấy thân thiện và gần gủi hơn. Có khi vì bận rộn quá, Cô mang cả bánh mì sandwiche vào lớp, vừa ngồi giảng baì vưà ăn trông Cô rất ư là tự nhiên. 
Không biết tự bao giờ đám học trò đã thật sự quấn quít bên cô Ngọc. Có khi Cô vì bận rộn không đến trường được, thế là cả đám kéo đến nhà quấy cô giáo . Nhà của cô chỉ là một căn phòng nhỏ ở khu Cư Xá giành cho giáo viên. Vậy mà cả đám cũng chen chút kéo bàn ghế, ngồi quây quần bên Cô để nghe Cô giảng bài . Đến nơi rồi mới biết thế giới của cô thật là nhỏ bé. Thầy thì đang du học bên Liên Xô, xung quanh góc phòng nhỏ bé này chỉ có Cô và đứa con trai nhỏ 7 tuổi, Bé Cún. 
Quỳnh Anh là đứa học trò thân vơí Cô nhất. Cô bé khéo nịnh này dĩ nhiên là mau mắn chiếm được tình cảm của cô giáo . Nhưng cô thương và quý Quỳnh Anh ở chỗ cô bé rất sáng, tiếp thu bài vở nhanh lẹ hơn các bạn còn lại . Hơn nữa Quỳnh Anh lại hay có những nụ cười rất hóm hỉnh khi các bạn trai bị cô giáo tra tấn. Những lúc ấy, Quỳnh Anh và Cô hay đưa mắt nhìn nhau, rồi cứ tủm tỉm cười . Trong cách dùng của tiếng Pháp, có sự phân chia rõ ràng danh từ giống đực và danh từ giống cái: nếu danh từ được quy định là giống cái thì phía trước được kèm theo chữ la .... ex: la table, la voiture ( xe hơi).... Còn ngược lại thì tiếp đầu ngữ là le ... ex: le chien (con chó).... Có một lần trong giờ học , Cô gọi bạn Tuấn: 
- Này em dịch lại đoạn conversation ấy, xem ý noí gì. 
Anh Tuấn tuy đã lớn, nhưng vẫn còn bị đỏ mặt mỗi khi bị chọc quê . Anh chậm rãi dịch thật kỹ đoạn văn ấy . Đến đoạn gặp chữ la Police, Anh thật thà dịch ra là BÀ CẢNH SÁT. Cô giáo và Quỳnh Anh không nhịn được mà cươì ngất đi . Anh Tuấn biết là đang bị quê lắm, nên Anh đưa mắt to thao láo nhìn về Quỳnh Anh như muốn ăn tươí nuốt sống. Biết vậy, ngay sau khi lớp tan học, Quỳnh Anh ôm cặp chạy xuống bãi đậu xe thật nhanh, bỏ lại tiếng kêu inh ỏi của Anh Tuấn: 
- Quỳnh Anh, Quỳnh Anh,..... đợi chút đi . 
Trên đường về nhà, Quỳnh Anh lẩm bẩm: 
- Sao mình thật ghét con trai có cái tên: Anh Tuấn, mà cứ gặp hoài không biết nữa ? Con trai có tên Anh Tuấn thường làm cho Quỳnh Anh cảm thấy người ấy rất kiêu ngạo . 
Đã gần được 3 tháng, tình cảm của Cô Ngọc và chúng tôi ngày càng thắm thiết hơn. Gần kề ngày lễ Hiến Chương Nhà Giáo, Quỳnh Anh cùng bạn bè đóng góp tiền lại để mua một món quà, định làm một sự ngạc nhiên lớn cho Cô . Mua quà cho Cô thật là khó lắm, vì hầu như về đơì sống vật chất, cô chẳng thiếu thứ gì, toàn sài đồ sang mang nhãn hiệu của Pháp. Nghĩ đi nghĩ lại, Quỳnh Anh đề nghị mua cho Cô một đôi giày cao gót. 
Không biết sao Anh Tuan cũng có hứng thú trong việc mua giày cho Cô (?) Một buổi chiều mà gần như đang vào Thu, những lá vàng nhẹ rơi thật nhiều trên đường phố, Anh Tuấn cùng Quỳnh Anh và Thu thả xe đạp dọc theo đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, ngang qua các trường Trung Học Marie Curie và Lê Quý Đôn, cùng ngắm nhìn các nữ sinh trong các tà áo dài trắng đẹp ngây ngất. Chúng tôi lặng lẽ đưa mắt nhìn nhau trong niềm cảm xúc khó tả. Dọc theo đường Lê Thánh Tôn, thật là nhiều hàn g giày nôí tiêp' nhau . Lang thang qua từng tiệm một, Quỳnh Anh vừa bị mỏi chân vừa phải thử hết đôi giày này đến đôi giày khác mà Anh Tuấn ra lệnh. Lựa cả buổi rồi mà vẫn chưa được đôi nào thấy ưng ý, Quỳnh Anh bắt đầu nhõng nhẽo: 
- Nè Anh Tuấn, em đau chân lắm rồi đó nha . Anh coi chừng lát là phải cõng em về đó. 
- Trời ơi, kiên nhẫn tí xíu đi cô bé. Chút nữa mua xong anh dắt mấy đứa ra ăn bánh cuốn. 
Quỳnh Anh nghe vậy mặt sáng rỡ lên, rồi tiếp: 
- Là anh hứa đó nha . Mà ăn xong phải được uống nước long nhãn phải không ? 
- I da, coi bộ đói bụng quá rồi hả Quỳnh Anh. Em lúc nào cũng mắt bự hơn cái bao tử. Lát mà bỏ thừa nữa là cho Quỳnh Anh trả tiền hết đó nha . Chịu không cô nương ? 
- Anh đừng lo . Chiều nay có ngồi tới tối, em cũng ráng ăn hết. 
Đi hết tất cả các tiệm, sau cùng chúng tôi lại quay trở lại cái tiệm đầu tiên, và chọn được một đôi khá xinh và cũng phù hợp với túi tiền. Lựa được một đôi giày như vậy, ai cũng thấy phấn khởi và hình như quên cả đói . Nói gì chớ, Quỳnh Anh cứ vờ vờ đi bộ theo Anh Tuấn và Thu về hướng những tiệm ăn như là đang vô tình. Anh Tuấn biết ý mà, nên đưa chúng tôi vào ăn một bữa no căng cả bụng. Lúc ấy trời cũng bắt đầu nhá nhem tối, Anh Tuấn trao cho Quỳnh Anh đôi giày và dặn kỹ gói ghém cho cẩn thận. Chúng tôi chia tay và cùng ra về. 
Bao nhiêu chuẩn bị cho ngày lễ 20 tháng 11 rồi cũng đến. Quỳnh Anh trong bộ áo dài trắng xóa, hai tay ôm hoa tươi và gói quà, nhưng mà chân lại bước hơi khập khểnh vì đôi dày cao ghót bắt đầu làm cho cô bé đau chân. Như đã dặn trước, tất cả con gái hôm nay đều mặc áo dài, còn con trai thì mặc quần tây và áo sơ mi trắng. Con trai cũng có trách nhiệm đi đón từng bạn gái một ở tận nhà. Còn Quỳnh Anh thì được miễn, vì bố của Quỳnh Anh luôn là tài xế cho Quỳnh Anh trong những ngày lễ lớn. Đó là một niềm hảnh diện, cũng như sự chăm sóc tận tình hơn là đón cô gái út tan học đúng giờ, cho cô bé khỏi la cà đi chơi trong những ngày lễ lớn. 
Cô Ngọc hôm nay cũng trong chiếc áo dài gấm màu vàng anh rất là rực rỡ. Chúng tôi lại tìm được ở Cô một nét đẹp dịu hiền và thùy mị hơn so vơí những ngày thường đi học, mà Cô luôn luôn trong các bộ y phục kiểu Tây Phương. Quỳnh Anh ngồi nhìn Cô ngây ngất, thoáng dựt nảy mình khi Anh Tuấn hình như đã nhìn thật lâu về phía mình. Quỳnh Anh vội mang hoa tươi và quà để lên bàn, lúc đó cả lơp' cũng đứng dậy, bên lời chúc của Anh Tuấn thật truyền cảm đến với Cô giáo trong ngày lễ. 
Quỳnh Anh ôm bó bông và món quà lên tặng Cô . Cả hai đều xiết chặt lấy nhau như là cô cháu thân thiết. Và đây cũng là lần thứ hai Cô nói tiếng Việt thật nhiều để cảm ơn sự quí mến của chúng tôi giành cho Cô . Đôi mắt của Cô bỗng long lanh hẳn lên, có phải chăng đó là những giòng lệ như đang được Cô cố chặn lại (?) Cô thật sự tìm được một nguồn tình cảm ấm áp từ đám học trò, nó đã che lấp một phần nào những tháng ngày cô đơn lạnh lẽo khi không có Thầy ở bên cạnh. Một phút lơ đểnh, Quỳnh Anh thầm nghĩ: 
- Thầy Thành đang làm luận án tiến sĩ ở nước ngoài có biết hay chăng Cô Ngọc đã có tụi em đây này ? 
Hôm ấy thật là vui lắm, Cô Ngọc cho nghỉ học, thầy trò quấn quít bên nhau nghe Cô kể truyện về thời gian Cô du học ở bên Pháp. Quỳnh Anh nghe say mê và hình dung ra như đang được đứng trước tháp Effel, được đi ngang qua dòng sông Sene và Nhà thờ : Notre Dame, vào thăm các tòa lâu đài cổ xưa của các đời vua chúa, đi về vùng Cognac, xứ xở nổi tiếng về trồng nho và sản xuất rượu vang... Nghe Cô kể thật là mê lắm, mọi người đêù mơ ước có một lần bước chân đến Pháp. Trong niềm hân hoan của ngày lễ, chúng tôi rơì lớp học kéo ra phía Hồ Con Rùa, để cùng Cô chụp những tấm hình kỷ niệm. Thấm thoát vậy mà một, hai năm học cùng Cô đã trôi qua . Năm thứ ba bước vào ngành, lớp học tiếng Pháp đã được tách rạ Quỳnh Anh và một số bạn theo học ngành Kinh Tế Du Lịch thì vẫn được Cô hướng dẫn học tiếp. Năm ấy, Quỳnh Anh thường hay tránh né những cuộc đối thoại riêng, vì sợ Cô sẽ hỏi thăm đến anh bạn trai của Quỳnh Anh. Có lần Cô thẳng thắn hỏi thăm Quỳnh Anh: 
- Quỳnh Anh à, bữa nào dắt anh bạn trai mà cứ hay thập thò ngoài cửa lớp đón em tan học đến nhà cô chơi . 
Quỳnh Anh đỏ mặt định lắc đầu, thì Cô liền tiếp: 
- Này đừng có nói là anh trai của em đó nha cô bé. Gần đây Cô thấy em hơi lạ đó, có vẻ không tập trung mấy mỗi khi tan học. Nói cho Cô biết bạn ấy tên gì và đang học ngành gì hả ? 
Quỳnh Anh hết chối nên thành thật trả lời: 
- Anh ấy tên là Tuấn Anh cô ạ, đang theo học ngành Kinh tế Ngoại thương và hơn em một khóa . 
Cô Ngọc tủm tỉm cười rồi tiếp: 
- Không Anh Tuấn thì giờ lại Tuấn Anh hả em. À, em làm Cô nhớ đến Anh Tuấn, không biết hiện giờ anh ta ra sao ? Hết làm cái đuôi của Quỳnh Anh rôì hả ? 
- Tụi em vẫn thường gặp nhau trong thư viện đấy Cô . Anh ấy giờ đang học ngành Quản Trị Kinh Doanh, và học giỏi lắm, mấy cô đi theo quá trơì đó Cô ạ. Anh ấy làm cái đuôi cho em mỏi chân rồi . 
Năm học cuối cùng tại trường, Quỳnh Anh được biết sắp sửa phải đi định cư với chị gái của mình tại Mỹ, nên cô bé bắt đầu lơ là trong việc học tiếng Pháp. Thay vào đó, Quỳnh Anh đã chuyển sang học tiếng Anh trở lại . Lúc này Quỳnh Anh thường ghé nhà của Cô nhiều hơn, cả hai thường lái xe xuống chợ Bến Thành mua sắm, hoặc lang thang tìm mấy tiệm ăn ngon. Hơn nữa, thầy Thành đã xong luận án tiến sĩ và đã trở về. Thầy và Cô sống rất là hạnh phúc và đã sanh thêm một bé trai rất là dễ thương. Ai cũng có thể thấy rằng Thầy và Cô rất là đẹp và xứng đôi, mỗi khi cả hai bước chân vào trường. Đó cũng là những ấn tượng đẹp nhất về Thầy và Cô mà Quỳnh Anh còn giữ mãi trước khi ra đi . 
Quỳnh Anh và Cô Ngọc chia tay nhau trong sự quyến luyến như chị em ruột thịt. Cô lúc nào cũng động viên cho Quỳnh Anh thật nhiều: 
- Quỳnh Anh à, em là một đứa con gái thông minh và nhiều nghị lực lắm. Cho nên qua Mỹ, em ráng học cho giỏi và vẫn gặt hái được nhiều thành công trong học tập. Và Cô tin là em sẽ đạt được như vậy . Cô sẽ qua Pháp du học một năm. Hy vọng là thầy trò mình luôn giữ được liên lạc với nhau em nhé. 
Quỳnh Anh ôm chầm lấy Cô : 
- Em chúc Cô và Thầy luôn mãi mãi hạnh phúc. 
Thời gian đã thấm thoát trôi qua nhanh quá ! Ba năm, Quỳnh Anh không nhận được tin gì của cô giáo nữa sau 1 năm sống ở Mỹ. Không biết Cô đã như thế nào, đời sống ra sao ? Quỳnh Anh bàng hoàng khi nhận được lá email từ nhỏ Kim Long: 
- Nhỏ nè, Long nghe nói Cô Ngọc và Thầy Thành đã ly dị rồi, nghe nói Thầy Thành đã có một người đàn bà khác, khi Cô Ngọc trong thời gian du học tại Pháp. 
Sự thật sao mà khó tin lắm, nhưng nó là sự thật. Người cô giáo mà Quỳnh Anh thấy như một sự hoàn hảo sao lại chịu tấm bi kịch này . Có phải người ta thường nói: "Xa mặt cách lòng." Cô đã từng đợi Thầy 3 năm, sao chỉ có một năm đợi Cô, mà Thầy đã rẽ bước ? 
Tối nay tất cả những kỷ niệm về người cô giáo mà Quỳnh Anh thương yêu nhất cứ lãng vãng mãi trong đầu . Thơ đã dài hơn 3 trang giấy, Quỳnh Anh muốn viết thật nhiều, gợi lại cho Cô những kỷ niệm thật vui vẻ, để cho Cô có những thoáng quên đi sự thật phũ phàng mà Cô đang chịu đựng.

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_tap_lam_van_lop_5_de_bai_co_giao_cua_em.doc