Thiết kế bài dạy các môn khối 5 (chuẩn) - Tuần 9

Thiết kế bài dạy các môn khối 5 (chuẩn) - Tuần 9

I. Mục tiêu

• Biết cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong các trường hợp đơn giản.

II. Hoạt động dạy – học

 

doc 32 trang Người đăng huong21 Lượt xem 503Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn khối 5 (chuẩn) - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9:
Thứ hai ngày tháng 10 năm 2011
Tiết 1; Chào cờ:
Nghe nhận xét tuần 8
==========================
Tiết3; Toán:
$41: LUYỆN TẬP (45)
I. Mục tiêu
Biết cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong các trường hợp đơn giản.
II. Hoạt động dạy – học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới
2.1.Giới thiệu bài
- GV giới thiệu : Trong tiết học này các em cùng luyện tập về cách viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
2.2.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: (45)
- Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2: (45)
- GV gọi HS đọc đề bài.
- Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm ( theo mẫu).
- GV viết lên bảng : 315cm = ....m và yêu cầu HS thảo luận để tìm cách viết 315 thành số đo có đơnvị là mét.
- GV nhận xét và hướng dẫn lại cách làm như SGK đã giới thiệu.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
* Lưu ý về mặt kỹ thuật, để viết nhanh các số đo độ dài dưới dạng số thập phân ta có thể dựa vào đặc điểm : Mỗi đơn vị đo độ dài ứng với một chữ số trong số đo độ dài.
Bài 3: (45)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân có đơn vị đo là ki-lô-mét.
- GV nhắc HS cách làm bài tập 3 tương tự như cách làm bài tập 1, sau đó yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4: (45)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
-Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- GV yêu cầu HS thảo luận để tìm cách làm.
- GV cho HS phát biểu ý kiến trước lớp.
- GV nhận xét các cách mà HS đưa ra, sau đó hướng dẫn lại cách mà SGK đã trình bày hoặc cho HS có cách làm như SGK trình bày tại lớp.
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- GV chữa bài và yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
3. Củng cố – dặn dò
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi.
- HS nghe.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 35m23cm = 35m = 35,23m
b) 51dm3cm = 51dm = 51,3dm
c) 14m7cm = 14m = 14,07m
- 1 HS chữa bài của bạn, HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài trước lớp.
- HS thảo luận, sau đó một số HS nêu ý kiến trước lớp.
- Nghe GV hướng dẫn cách làm.
- 1 HS lên bảng làm bài, các HS khác làm bài vào vở.
234cm = 200cm + 34cm = 2m34cm
= 2m = 2,34m
506cm =500cm + 6cm =5m6cm = 5
34dm=30dm+4dm=3
- HS đọc đề bài trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 3km245m = 3km = 3,245km
b) 5km34m = 5 km = 5,034km
c) 307m = km = 0,307km
- 1 HS chữa bài của bạn, HS cả lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS trao đổi cách làm.
- Một số HS trình bày cách làm của mình.
- HS cả lớp theo dõi bài làm mẫu.
- HS làm bài :
a) 12,44m = 12m = 12m44cm
b) 7,4dm = 7dm = 7dm4cm
c) 3,45km = 3km450m= 3450m.
d) 34,3km = 34km300m = 34300m.
- HS chuẩn bị bài cho tiết học sau
Tiết 4; Tập đọc:
$17: CÁI GÌ QUÝ NHẤT?
 I. Mục tiêu:
1. Đọc đúng các tiếng, đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ .
-Biết đọc diễn cảm một đoạn bài văn.
 2. Hiểu các từ khó: tranh luận, phân giải
- Hiểu nội dung bài: Vấn đề tranh luận và ý được khảng định trong tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất.
- Trả lời được các câu hỏi 1,2,3.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ mà em thích trong bài thơ: Trước cổng trời
? Vì sao địa điểm trong bài thơ được gọi là cổng trời?
? Em thích nhất cảnh vật nào trong bài ? vì sao?
? Hãy nêu nội dung chính của bài?
- GV nhận xét ghi điểm
 B. Bài mới
 1.giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu bài 
 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài
 a) Luyện đọc
- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài
- GV chia đoạn: Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn
Đoạn 1 -> sống được không?
Đoạn 2 -> phân giải
Đoạn 3 -> phần còn lại.
GV chú ý sửa lỗi phát âm
- Gọi HS nêu từ khó 
- GV đọc từ khó
- Gọi HS đọc từ khó
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2
- HS nêu chú giải 
- Luyện đọc theo cặp
- Thi đọc trong nhóm
- Gv hướng dẫn cách đọc
- GV đọc mẫu
 b) Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn và câu hỏi
? Theo Hùng, Quý, Nam cái gì quý nhất trên đời?
GV ghi: Hùng: lúa gạo; Quý: vàng; Nam: thì giờ
? Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
GV; khẳng định cái đúng của 3 HS : lúa gạo vàng bạc thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất
Không có người lao động thì không có lúa gạo vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị vì vậy người lao động là quý nhất
? chọn tên khác cho bài văn?
 ? Nội dung của bài là gì?
GV ghi bảng
 c) Luyện đọc diễn cảm
- 1 HS đọc toàn bài
- GV treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc
- GV hướng dẫn luyện đọc 
- GV đọc mẫu
- HS luyện đọc 
- HS thi đọc 
- GV nhận xét ghi điểm
 3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
- 2HS đọc thuộc và trả lời câu hỏi
- 1 HS đọc bài 
- 3 HS đọc nối tiếp
- HS nêu từ khó
- HS đọc từ khó 
- HS đọc nối tiếp lần 2
- HS nêu chú giải 
- HS đọc trong nhóm cho nhau nghe
- HS thi đọc 
- HS đọc thầm đoạn, câu hỏi
+ Hùng cho rằng lúa gạo quý nhất, Quý cho rằng vàng bạc quý nhất, Nam cho rằng thì giờ quý nhất.
+ Hùng: lúa gạo nuôi sống con người
+ Quý: có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo
+ Nam: có thì giờ mới làm được ra lúa gạo vàng bạc
+ HS nêu lí lẽ của thầy giáo
- HS nghe
+ Cuộc tranh luận thú vị, Ai có lí, Người lao động là quý nhất...
- Người lao động là quý nhất
- 1 HS đọc
- HS đọc
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm
==========================
Tiết 5; Lịch sử:
$9: CÁCH MẠNG MÙA THU
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS nêu được:
- Mùa thu năm 1945, nhân dân cả nước vùng lên phá tan xiềng xích nô lệ, cuộc cách mạng này được gọi là Cách mạng tháng Tám.
- Tiêu biểu cho Cách mạng tháng Tám là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội vào ngày 19-8-1945. Ngày 19-8 trở thành ngày kỉ niệm của Cách mạng tháng Tám.
- Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:- GV gọi 2 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ,
- GVnhận xét và cho điểm HS.
2. GV giới thiệu: ngày 19-8 là ngày kỉ niệm cuộc Cách mạng tháng Tám. Diễn biến của cuộc cách mạng này ra sao, cuộc cách mạng có ý nghiã lớn lao như thế nào với lịch sử dân tộc ta. Chúng ta tìm hiểu qua bài học hôm nay. 
*Hoạt động 1:Làm việc cả lớp.
Mục tiêu: Giúp HS biết thời cơ cách mạng. 
Cách tiến hành:
- 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Thuật lại cuộc khởi nghĩa 12-9-1930 ở Nghệ An? 
+ Trong những năm 1930-1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ-Tĩnh diễn ra điều gì mới?
- GV yêu cầu HS đọc phần chữ nhỏ đầu tiên trong bài Cách mạng mùa thu.
- GV nêu vấn đề: tháng 3-1945, phát xít Nhật hất cẳng Pháp, giành quyền đô hộ nước ta. Giữa tháng 8-1945, quân phiệt Nhật ở châu á đầu hàng quân đồng minh. Đảng ta xác định đây là thời cơ để chúng ta tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước. Theo em, vì sao Đảng ta lại xác định đây là thời cơ ngàn năm có một cho cách mạng Việt Nam ?
- GV gợi ý thêm: tình hình kẻ thù của dân tộc ta lúc này như thế nào? 
- GV gọi HS trình bày trước lớp.
? cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 đã cho thấy tinh thần đấu tranh của nhân dân Nghệ An-Hà Tĩnh như thế nào? 
- GV kết luận: nhận thấy thời cơ đến, Đảng ta nhanh chóng phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc. Để động viên quyết tâm của toàn dân tộc, Bác Hồ đã nói”Dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường sơn cũng cương quyết giành cho được độc lập”. Hưởng ứng lệnh tổng khởi nghĩa của Đảng, lời kêu gọi của Bác, nhân dân khắp nơi đã nổi dậy, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội. Chúng ta tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa này. 
- 1 HS đọc thành tiếng”cuối năm 1940đã giành được thắng lợi quyết định với cuộc khởi nghĩa ở các thành phố lớn Huế, Sài Gøòn, lớn nhất ở Hà Nội”.
- HS thảo luận tìm câu trả lời.
- HS dựa vào gợi ý để trả lời:
+ Đảng ta lại xác định đây là thời cơ ngàn năm có một vì: từ 1940, Nhật và Pháp cùng đô hộ nước ta nhưng tháng 3-1945 Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm nước ta. Tháng 8-1945, quân Nhật ở châu Á thua trận và đầu hàng quân đồng minh, thế lực của chúng đang suy giảm rất nhiều, nên ta phải chớp thời cơ này làm cách mạng. 
- HS lắng nghe.
*Hoat động 2:Làm việc nhóm.
Mục tiêu: giúp HS hiểu về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19-8-1945.
Cách tiến hành:- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, cùng đọc SGK và Kể lại cho nhau nghe một số sự kiện về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19-8-1945.
- GV yêu cầu 1 HS trình bày trước lớp
- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS thuật lại trước nhóm, các HS trong nhóm theo dõi, bổ sung ý kiến.
- 1 HS trình bày, lớp theo dõi bổ sung ý kiến.
*Hoat động 3:Làm việc cá nhân.
Mục tiêu: giúp HS liên hệ cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội với các cuộc khởi nghĩa giành chính quyên ở địa phương.
Cách tiến hành:- GV yêu cầu HS nhắc lại kết quả của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.
- GV nêu vấn đề: 
? Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội không toàn thắng thì việc giành chính quyền ở các địa phương khác sẽ ra sao? 
? Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hà Nội có tác động như thế nào đến tinh thần cách mạng của nhân dân cả nước?
- GV tóm tắt ý kiến của HS.
? tiếp sau Hà Nội, những nơi nào đã giành được chính quyền.
- GV yêu cầu HS liên hệ: ? em biết gì về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương năm 1945, dựa theo lịch sử địa phương.
- GV kể về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương năm 1945, dựa theo lịch sử địa phương.
+ chiều 19-8-1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng.
- HS trao đổi và nêu: 
+ Hà nội là nơi cơ quan đầu não của giặc, nếu Hà Nội không giành được chính quyền thì việc giành chính quyền ở các địa phương khác sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
+ Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hà Nội đã cổ vũ tinh thần nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh giành chính quyền.
- HS lắng nghe.
- HS đọc SGK và trả lời.
- Một số HS nêu trước lớp.
*Hoat động 4:Làm việc cá nhân.
Mục t ... bài của bạn trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3- GV yêuc ầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV gọi 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp để chữa bài, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 5:- GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ và hỏi :
? Túi cam cân nặngbao nhiêu ?
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố – dặn dò
GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi.
- HS nghe.
+ Bài tập yêu cầu chúngta viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân có đơn vị là mét.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 3m6dm =3m =3,6m 
b) 4dm =m= 0,4m c) 34m5cm = 34,05m
 d) 345cm = 3,54m
- 1 HS chữa bài của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng. HS tự kiểm tra bài mình.
- HS đọc thầm đề bài và nêu cách làm bài.
+ Nếu cho số đo có đơn vị là tấn thì viết thành số đo có đơn vị là ki-lô-gam.
+ Nếu cho số đo có đơn vị là ki-lô-gam thì viết thành số đo có đơn vị là tấn.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS chữa bài của bạn.
- HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập, sau đó 1 HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
a) 42dm4cm = 42dm = 42,4dm
b) 56cm9mm = 56,9mm
c) 26m2cm = 26,02m
- HS làm bài vào vở bài tập.
a) 3kg5g = 3kg = 3,005kg
b) 30g = 0,03kg c) 1103g = 1,103kg
- 1 HS đọc bài làm trước lớp.
- HS cả lớp theo dõi , nhận xét và tự kiểm tra bài của mình.
- HS cả lớp quan sát hình.
+ Túi cam nặng 1kg800g.
+ Bài tập yêu cầu viết cân nặng của túi cam thành số đo có đơn vị là ki-lô-gam.
- HS làm bài vào vở bài tập, sau đó 1 HS đọc kết quả trước lớp.
a) 1kg 800g = 1,8kg b) 1kg 800g = 1800g
- HS chuẩn bị bài sau
==========================
Tiết2; Kể chuyện:
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
 I.Mục tiêu
1. Rèn kĩ năng nói:
- biết kể chuyện tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện, biết đặt câu hỏi cho bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn, tăng cường ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
 2. Rèn kĩ năng nghe:
 - chăm chú nghe bạn kể nhận xét đúng lời kể của bạn
III. các hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:- Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau kể lại truyện cây cỏ nước nam
- GV nhận xét ghi điểm
 B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài: Các em đã được đọc được tìm hiểu nhiều bài tập đọc, câu chuyện nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên. tiết kể chuyện hôm nay các em cùng kể cho cả lớp nghe những câu chuyện mà mình đã chọn.
 2. Hướng dẫn kể chuyện
 a) Tìm hiểu đề
- Gọi HS đọc đề bài, GV dùng phấn mà gạch chân dưới các từ: được nghe, được đọc, giữa con người với thiên nhiên.
 - Gọi HS đọc phần gợi ý
- Em hãy giới thiệu những câu chuyện mà em sẽ kể cho các bạn nghe.
GV nhận xét
 b) Kể trong nhóm
 - Chia nhóm 4 yêu cầu HS kể cho các bạn trong nhóm nghe câu chuyện của mình 
GV gợi ý cho HS trao đổi về nội dung chuyện: 
+ chi tiết nào trong truyện làm bạn nhớ nhất?
+ câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
+ câu chuyện của bạn có ý nghĩa gì?
 c) Thi kể và trao đổi về ý nghĩa của truyện
- Tổ chức HS thi kể 
- Gọi HS nhận xét 
- GV nhận xét cho điểm
3. Củng cố dặn dò
- Con người cần làm gì để thiên nhiên luôn tươi đẹp?
- Nhắc HS có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên và tuyên truyền vân động nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
- Nhận xét tiết học 
- 3 HS nối tiếp nhau kể lại
- HS lắng nghe 
- HS đọc đề bài
- HS đọc phần gợi ý
- HS giới thiệu
- HS kể cho nhau nghe
- HS kể
- Lớp bình chọn 
==========================
Tiết 3; Tập làm văn:
$18: LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH TRANH LUẬN.
 I. Mục tiêu
 - Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng trong thuyết trình, tranh luận
 II. đồ dùng dạy học
 - Một tờ phiếu khổ to kẻ bảng hướng dẫn HS thực hiện BT1 
 III. các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:- Gọi HS trả lời câu hỏi
? Em hãy nêu những điều kiện cần có khi muốn tham gia thuyết trình, tranh luận một vấn đề nào đó?
? khi thuyết trình tranh luận người nói cần có thái độ như thế nào?
- GV nhận xét ghi điểm
 B.Bài mới
 1. Giới thiệu bài: Các em đã biết các điều kiện cần thiết khi muốn tham gia thuyết trình, tranh luận một vấn đề nào đó. Tiết học hôm nay giúp các em luyện tập thuyết trình, tranh luận về một vấn đề cho sẵn.
 2. Hướng dẫn làm bài tập
 bài 1
- Gọi HS đọc phân vai truyện
? các nhân vật trong tuyện tranh luận về vấn đề gì?
? ý kiến của từng nhân vật như thế nào?
GV ghi ý lên bảng+ Đất: có chất nuôi cây
+ nước: vận chuyển chất màu để nuôi cây
+ không khí: cây cần khí trời để sống
+ ánh sáng: làm cho cây cối có màu xanh
? ý kiến của em về vấn đề này như thế nào?
GVKL: đất, nước, không khí, ánh sáng là 4 điều kiện rất quan trọng đối với cây xanh. nếu thiếu 1 trong 4 điều kiện trên cây sẽ không thể phát triển được.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 trao đổi về lí lẽ và dẫn chứng cho từng nhân vật. ghi vào giấy khổ to
- Gọi 1 nhóm lên đóng vai
- Nhận xét khen ngợi
Kl: Trong thuyết trình., tranh luận chúng ta cần nắm chắc được vấn đề tranh luận, thuyết trình, đưa ra được ý kiến riêng của mình, tìm những lí lẽ và dẫn chứng bảo vệ ý kiến cho phù hợp. Qua ý kiến của mỗi nhân vật các em kết luận được điều gì để cả 4 nhân vật: đất,nước, không khí, ánh sáng đều thấy được tầm quan trọng của mình?
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu
? Bài 2 yêu cầu thuyết trình hay tranh luận?
? bài tập yêu cầu thuyết trình về vấn đề gì?
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- HS trình bày lên bảng
- HS dưới lớp đọc bài của mình
- GV cùng cả lớp nhận xét
- 2 HS nối tiếp nhau trả lời
- 5 HS đọc phân vai
+ Cái cần nhất đối với cây xanh
+ Ai cũng tự cho mình là người cần nhất đối với cây xanh
+ Đất nói: tôi có chất màu để nuôi cây lớn. Không có tôi cây không sống được
+ Nước nói: nếu chất màu không có nước thì vận chuyển thì cây có lớn lên được không...
+ HS nêu theo suy nghĩ của mình
- 4 HS 1 nhóm thảo luận đưa ra ý kiến của mình và ghi vào phiếu
- 1 nhóm đóng vai tranh luận , lớp theo dõi nhận xét bổ xung
+ Cây xanh cần đất nước, không khí, ánh sáng để sinh trưởng và phát triển. Không yếu tố nào ít cần thiết hơn đối với cây xanh
- HS đọc
+ bài 2 yêu cầu thuyết trình
+ Về sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao
- HS suy nghĩ và làm vào vở
- 1 Nhóm HS viết vào giấy khổ to dán lên bảng
- HS dưới lớp đọc bài của mình
VD: Đèn và trăng đều vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Đây là hai nhân vật cùng toả sáng vào ban đêm. Trăng soi sáng khắp nơi. Trăng làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp, thơ mộng. Nếu không có trăng cuộc sống sẽ ra sao nhỉ? Chúng ta sẽ không có đêm rằm trung thu. không được ngắm những vì sao lung linh trên trời... Nhưng đừng vì thế mà coi thường đèn. Trăng chỉ sáng vào một số ngày trong tháng và cũng có khi phải luồn vào mây. Còn đèn, đèn tuy nhỏ bé nhưng cũng có ích. Đèn soi sáng cho con người quanh năm. đèn giúp em học bài, giúp mẹ làm việc....Nhưng đèn không nên kiêu ngạo với trăng. Đèn không thể sáng nếu không có dầu, có điện. Đèn dầu ra trước gió sẽ bị gió thổi tắt. Trong cuộc sống của chúng ta, cả trăng và đèn đều rất cần thiết.
 3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về làm bài tập 2 vào vở, thuyết trình cho người thân nghe.
===========================
Tiết 4; Kỹ thuật:
$9: LUỘC RAU 
I. MỤC TIÊU:
* Kiến thức: Biết cách thực hiện các công việc chuẩn bị và các bước luộc rau.
* Biết cách liên hệ với việc luộc rau ở gia đình.
* Thái độ: Có ý thức vận dung kiến thức đã học để giúp gia đình nấu ăn.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động .Ổn định tổ 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu sự khác nhau về dụng cụ dùng để nấu cơm điện với nấu cơm bằng bếp đun.
- Gia đình em thường nấu cơm bằng cách nào? Em hãy nêu cách nấu cơm đó?
3. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1- Giới thiệu bài
2- Giảng bài
*Hoạt động1: Làm việc cả lớp.
+ Mục tiêu: Học sinh hiểu được cách thực hiện công việc chuẩn bị luộc rau.
+ Cách tiến hành: Gv yêu cầu học sinh quan sát hình 1 SGK.
- Quan sát hình 1 và bằng hiểu biết của mình , em hãy nêu tên những nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để luộc rau?
- Ở gia đình thường luộc những loại rau nào?
- Quan sát hình 2a, 2b em hãy nhắc lại cách sơ chế rau:
- Học sinh quan sát hình 1.
+ Rau cải, rau muống, bắp cải 
? Em hãy kể tên một số loại củ quả được dùng để làm món luộc?
- Gv uốn nắn các thao tác chưa đúng và Gv hướng dẫn thêm.
*Hoạt động 2: làm việc theo nhóm.
Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách tìm hiểu khi luộc rau.
Cách tiến hành: Gv yêu cầu học sinh đọc nội dung mục 2 Sgk và nhớ lại cách luộc rau ở gia đình va nêu cách luộc rau?
? quan sát hình 3 và nêu cách luộc rau?
? Em hãy cho biết đun to lửa khi luộc rau có tác dụng gì?
*Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập.
Mục tiêu: giúp học sinh nắm được nội dung bài qua phiếu học tập.
- Gv cho học sinh bài tập vào phiếu học tập.
- Cử đại diện lên trình bày.
- Ghi nhí
IV. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ:
Chuẩn bị: Rán đậu phụ
+ Quả mướp, cà, củ cải 
- Gọi học sinh lên thực hiện các thao tác sơ chế rau.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Học sinh đọc Sgk.
+ Đổ nước sạch vào nồi.
+ Nước nhiều hơn rau luộc.
+ Dùng đũa lật rau ở trên xuống dưới cho rau ngập nước.
+ Rau chín đều, mền và giữa được màu rau.
- Gv cho học sinh lên thực hành luộc rau.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét.
- Chọn ghi số 1,2,3 vào ô đúng trình tự chuẩn bị luộc rau.
- Chọn rau tươi, non sạch £
- Rửa rau sạch £ 
- Nhặt bỏ gốc,rễ,lá,úa,héo,bị sâu, £ 
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
- HS chuÈn bÞ bµi sau
===========================================
Tiết4; Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu: 
Giúp HS Nắm được những gì đẵ đạt được và chưa đạt được trong tuần qua
Nắm được phương hướng tuần tới
II. Hoạt động sinh hoạt:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm điểm tuần qua
GV tuyên dương những mặt đã đạt được và phê bình những việc còn hạn chề
2. Phương hướng tuần tới:
Gv nêu công việc và phân công HS phụ trách 
3. Sinh hoạt văn nghệ
4. Củng cố dặn dò.
- Các tổ lần lượt báo cáo
+ Chuyên cần
+ Học tập 
+ Đạo đức 
+ Vệ sinh
HS nhận nhiệm vụ 
HS sinh hoạt văn nghệ
================================================================

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 9 M.doc