Thiết kế bài dạy các môn khối 5 - Trường Tiểu học Trung Trạch - Tuần 16

Thiết kế bài dạy các môn khối 5 - Trường Tiểu học Trung Trạch - Tuần 16

MỤC TIÊU: - Phụ nữ giữ một vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội.

- Cần phải tôn trọng phụ nữ và giúp đở phụ nữ.

- Trẻ em có quyền đợc đối xử bình đẳng, không phân biệt trai gái.

- GDKNS: Thực hiện các hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hàng ngày.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Bài cũ: T. Tại sao những ngời phụ nữ là những ngời đáng kính trọng?

2. Bài mới:

* Hoạt động 1: Hình thành kỹ năng xử ly tình huống.

- Cách tiến hành: T. Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các tình huống của BT3.

Đại diện từng nhóm lên trình bày. Các nhóm khác bổ sung y kiến.

T kết luận:

 

doc 16 trang Người đăng huong21 Lượt xem 559Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn khối 5 - Trường Tiểu học Trung Trạch - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Từ 10/12 đến 14/12/2012
Thứ
Tiết
Môn dạy
Bài dạy
Thứ hai
1
2
3
4
Chào cờ
Đạo đức
Tập đọc 
Toán 
Tôn trọng phụ nữ (T2)
Thầy thuốc như mẹ hiền 
Luyện tập
Thứ ba
1
3
4
Toán
Luyện từ và câu
Kể chuyện
Giải toán về tỷ số phần trăm
Tổng kết vốn từ
KC được chứng kiến hoặc tham gia
Thứ tư
1
2
4
Tập làm văn
Chính tả
Toán 
Tả người (Bài viết)
Về ngôi nhà đang xây 
Luyện tập
Thứ năm
1
2
3
4
Toán 
Tập đọc
Luyện từ và câu
Lịch sử
Giải toán về tỷ số phần trăm
Thầy cúng đi bệnh viện
Tổng kết vốn từ
Hậu phương những năm sau 
Thứ sáu
2
 3
Tập làm văn
Toán
Luyện tập văn tả cảnh
Luyện tập
 Ghi chú:
Soạn : 8/12/2012 
Giảng: Thứ hai, 10/12/2012
Đạo đức: 	Tôn trọng phụ nữ (tiết 2)
I. Mục tiêu: - Phụ nữ giữ một vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội.
- Cần phải tôn trọng phụ nữ và giúp đở phụ nữ.
- Trẻ em có quyền đợc đối xử bình đẳng, không phân biệt trai gái.
- GDKNS: Thực hiện các hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hàng ngày.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: T. Tại sao những ngời phụ nữ là những ngời đáng kính trọng?
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Hình thành kỹ năng xử ly tình huống.
- Cách tiến hành: T. Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các tình huống của BT3.
Đại diện từng nhóm lên trình bày. Các nhóm khác bổ sung y kiến.
T kết luận:
Chọn trởng nhóm phụ trách sao cần phải xem khả năng tổ chức công việc và khả năng hợp tác với bạn khác ttong công việc. Nếu Tiến có khả năng thì có thể chọn bạn. Không nên chọn Tiến chỉ vì ly‏‎ do bạn là con trai.
- Mỗi ngời đều có quyền bày tỏ y kiến của mình. Bạn Tuấn nên lắng nghe các bạn nữ phát biểu.
* Hoạt động 2: Làm BT4 SGK
- Mục tiêu: Học sinh biết những ngày và tổ chức xã hội dành cho phụ nữ biết đó là biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ và bình đẳng giới trong xã hội.
- Cách tiến hành: T giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh.
H thảo luận nhóm 4
Đại diện nhóm lên trình bày, cả lớp nhận xét bổ sung.
T kết luận: + Ngày 8 tháng 3 là ngày quốc tế phụ nữ.
+ Ngày 20 tháng 10 là ngày phụ nữ VIệt Nam.
+ Hội phụ nữ, câu lạc bộ nữ doanh nhân là tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ
* Hoạt động 3: Ca ngợi phụ nữ VIệt Nam (BT5 SGK)
- Mục tiêu: Học sinh củng cố bài học.
- Cách tiến hành: Giáo viên tổ chức cho H hát, múa, đọc thơ hoặc kể chuyện về một ngời phụ nữ mà em yêu mến, kính trọng dới hình thức thi giữa các nhóm hoặc đóng vai phóng viên phỏng vấn các bạn.
Thực hành: Cùng các bạn trong lớp lập kế hoạch tổ chức ngày Quốc tế phụ nữ.
3.Củng cố-dặn dò:Tnhận xét tiết học. Bài sau: Hợp tác với những ngời xung quanh.
Bổ sung: .
Tập đọc: 
Thầy thuốc như mẹ hiền
I. Mục tiêu:
1. Đọc lưu loat, diễn cảm bài văn với giọng kể nhẹ nhàng, điềm tĩnh, thể hiện thái độ cảm phục tấm lòng nhân ái, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông.
2. Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông
II. đồ dùng dạy – học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
iii. các hoạt động dạy – học
A. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
- HS đọc bài thơ Về ngôi nhà đang xây, trả lời câu hỏi về nội dung bài
B. dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài	( 33 phút )
a) Luyện đọc	
- Một HS khá giỏi (hoặc 2 HS tiếp nối nhau ) đọc toàn bài.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. - chia bài làm 3 phần để luyện đọc
GV giúp HS đọc đúng và hiểu nghĩa những từ ngữ mới và khó trong bài; giải thích thêm về biệt hiệu Lãn Ông (ông lão lười) là biệt hiệu danh y tự đặt cho mình, ngụ ý rằng ông lười biếng với chuyện danh lợi. 
- HS luyện đọc theo cặp - THi đọc - Nhận xét.
- GV đọc diễn cảm bài văn – giọng nhẹ nhàng, điềm tĩnh.
b) Tìm hiểu bài- HS đọc bài văn và cho biết :
- Những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài.
- Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ?
- Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi?
HS dựa vào phần 3, trả lời: Ông được tiến cử vào chức nguỵ y nhưng đã khéo chối từ.
- Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào?
- HS nêu ND , ý nghĩa bài văn.
c). Đọc diễn cảm- GV Hướng dẫn HS đọc toàn bài; tập trung hướng dẫn kĩ cách đọc đoạn 2. Chú ý nhấn mạnh các từ ngữ nói về tình cảm người bênh, sự tận tuỵ và lòng nhân hậu của Lãn Ông (nhà nghèo, đầy mụn mủ, nồng nặc, không ngại khổ, ân cần, suốt một tháng trời, cho thêm); ngắt câu:Lãn Ông biết tin / bèn đến thăm.- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 2.
3. Củng cố, dặn dò (2phút)
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà kể lại hoặc đọc lại bài cho người thân.
Bổ sung: .
Toán: Tiết 76 Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Luyện tập về tính tỉ số phần trăm của hai số, đồng thời làm quen với các khái niệm.
- Thực hiện một số phần trăm kế hoạch, vượt mức một số phần trăm kế hoạch.
- Tiền vốn, tiền bán, tiền lãi, số phần trăm lãi.
- Làm quen với các phép tính liên quan đến tỉ số phần trăm (cộng và trừ hai tỉ số phần trăm, nhân và chia tỉ số phần trăm với một số tự nhiên).
- Giáo dục H ham thích học toán.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Gọi 2H lên bảng làm bài
Tính tỉ số phần trăm của hai số: 	45 và 61; 	1,2 và 26
2. Bài mới: 
Bài 1/76: 1H đọc yêu cầu của BT1
H thảo luận nhóm đôi bài mẫu trong SGK 6% + 15% = 21% như sau:
Để tính 6% + 15% ta cộng nhẩm 6 + 15 = 21
(Vì 6% = ; 15% = ) rồi viết thêm kí hiệu % sau số 21
Lưu ý: khi làm phép tính với các số phần trăm, phải hiểu đây là làm tính với tỉ số phần trăm của cùng 1 đại lượng. Ví dụ: 6% học sinh lớp 5A cộng 15% học sinh lớp 5A bằng 21% học sinh lớp 5A.
Tương tự 112,5% - 13% = 99,5%
Nhẩm 112,5 - 13 = 99,5 Viết thêm kĩ hiệu % vào kết quả được 99,5%
Bài 2/76: Gọi H đọc đề bài toán
T Bài toán cho biết gì?
T. Bài toán hỏi gì? 
T. Hướng dẫn cách làm bài cho H
Lưu ý: Có hai khái niệm mới đối với học sinh. Số phần trăm đã thực hiện được và số phần trăm vượt mức so với kế hoạch cả năm.
a, 18 : 20 = 0,9 = 90%. Tỉ số này cho biết: coi kế hoạch là 100% thì đạt được 90% kế hoạch.
b, 23,5 : 20 = 1,175 = 117,5% Tỉ số phần trăm này cho biết: Coi kế hoạch là 100% thì đã thực hiện được 117,5% kế hoạch
117,5% - 100% = 17,5% Tỉ số này cho biết: coi kế hoạch là 100% thì đạt vượt 17,5% kế hoạch.
 H làm bài vào vở-T theo dõi H làm bài.
b, Thực hiện: 117,5%
Vượt: 17,5%
3. Củng cố - dặn dò: T hệ thống nội dung bài học. T nhận xét giờ học.
Bổ sung: .
Soạn : 9/12/2012 
Giảng: Thứ ba, 11/12/2012
Toán: Tiết 77 giải toán về tỉ số phần trăm 
	 (Tiếp theo)	
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết cách tính một số phần trăm của một số.
- Vận dụng cách giải đơn giản về tính một số phần trăm của 1 số.
- Giáo dục H cẩn thận khi tính toán.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Gọi 2 em lên bảng làm bài. H làm vào vở nháp.
17% + 18% = 	18,1% x 5 = 
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn giải toán về tỉ số phần trăm
1H nêu ví dụ a) SGK trang 76
T ghi tóm tắt lên bảng 100%: 800 học sinh
 1% ....... học sinh?
 52,5% .......... học sinh?
-T. Coi số học sinh toán trường là 100% thì 1% là mấy học sinh?
-T. 52,5 số học sinh toàn trường là bao nhiêu học sinh?
-T. vậy trường đó có bao nhiêu học sinh nữ?
T hướng dẫn cho H cách làm bài
Thông thường hai cách tính trên ta gộp lại như sau:
800 : 100 x 52,5 = 420 (học sinh)
hoặc: 800 x 52,5 : 100 = 420 (học sinh)
hoặc: = 420 (học sinh)
T. Trong bài toán trên để tính 52,5% của 800 chúng ta đã làm như thế nào?
* Một học sinh đọc bài b)
T. Em hiểu lãi tiết kiệm 0,5% một tháng như thế nào?
H làm bài vào vở nháp - gọi 1 em lên bảng làm bài
Giải
 Sau một tháng thu được số tiền lãi là
1 000 000 : 100 x 0,5 = 5000 (đồng)
Đáp số: 5000 đồng
T. Để tính 0,5% của 1 000 000 đồng ta làm thế nào?
H Ta lấy 1 000 000 chia cho 100 rồi nhân với 0,5
c) Thực hành: T ra bài tập H làm bài
Bài 1/77: Tìm 75% của 32 học sinh (là số học sinh 10 tuổi)
Tìm số học sinh 11 tuổi
Bài 2/77: H đọc thầm bài 2/77
T hướng dẫn: Tìm 0,5% của 5 000 000n đồng là số tiền lãi sau 1 tháng
T. Tính tổng số tiền gửi và số tiền lãi sau một tháng.
Bổ sung: .
Luyện từ và câu
Tổng kết vốn từ
I. Mục tiêu:
1. Thống kê được nhiều từ đồng nghĩa và trái nghĩa nói về các tính cách nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù.
2. Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong một đoạn văn tả người.
II. đồ dùng dạy – học
- Từ điển tiếng Việt (hoặc một vài trang phô tô)
iii. các hoạt động dạy – học
A. kiểm tra bài cũ(5 phút )
 HS làm lại các BT2-4 của tiết LTVC trước.
B. dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. Hướng dẫn HS làm bài tập ( 34 phút )
Bài tập 1:
- HS đọc YCBT .
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm và báo cáo kết quả.
- HS khác NX – GV chốt ý đúng
Từ 
Đồng nghĩa
Trái nghĩa
Nhân hậu
Nhân ái, nhân từ, nhân đức, phúc hậu,
Bất nhân, độc ác, bạc ác, tàn nhẫn, tàn bạo, bạo tàn, hung bạo,..
Trung thực
Thành thực, thành thật, thật thà, thực thà, chân thật, thẳng thắn,
Dối trá, gian dối, gian manh, giao giảo, giả dối, lừa dối, lừa đảo, lừa lọc,
Dũng cảm
Anh dũng, mạnh bạo, bạo dạn, gan dạ, dám nghĩ dám làm,..
Hèn nhát, nhút nhát, hèn yếu, bạc nhược, nhu nhược,
Cần cù
Chăm chỉ, chuyên cần, chịu khó, siêng năng, tần tảo, chịu thương, chịu khó,..
Lười biếng, lười nhác, đại lãn,
Bài tập 2- HS đọc YCBT .
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Tổ chức cho HS làm việc độc lập và báo cáo kết quả.
- HS khác NX – GV chốt ý đúng
 3. Củng cố, dặn dò	( 1 phút )
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà xem lại BT2.
3. Củng cố - dặn dò: T hường dẫn Bài 3/77: T hướng dẫn cho H cách giải
Bổ sung: .
Kể chuyện
Kể chuyện đã được chứng kiến 
hoặc tham gia
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Tìm và kể được câu chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình; nói được suy nghĩ của mình về buổi sum họp đó.
2. Rèn kĩ năng nghe: chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. đồ dùng dạy – học
- Bảng lớp viết đề bài, tóm tắt nội dung gợi ý 1, 2, 3, 4.
iii. các hoạt động dạy – học
A. kiểm tra bài cũ( 5 phút )
- HS kể lại một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về những người dã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu vì hạnh phúc của nhân dân.
b. dạy bài mới
1. Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, YC của tiết học 
2. Hướng dẫn HS kể chuyện	( 33 phút )
a) Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- Một HS đọc Đề bài và gợi ý.
- GV kiểm tra HS đã chuẩn bị nội dung tiết học này như thế nà ... rường là 420 học sinh.
100% số học sinh toàn trường là ....... học sinh.
T hướng dẫn H cách làm.
-T. 52,5% số học sinh toàn trường là bao nhiêu em?
-T. 1% số học sinh toàn trường là bao nhiêu em?
-T. 100% số học sinh toàn trường là bao nhiêu em?
-T. Như vậy để tính số học sinh toàn trường khi biết 52,5% số học sinh toàn trường là 420 em ta đã làm như thế nào?
T. Thông thường để tính số học sinh toàn trường khi biết 52,5% số học sinh đó là 420 em ta viết gọn như sau;
420 : 52,5 x 100 = 800 em
hoặc 420 x 100 : 52,5 = 800 em
T. Muốn tìm một số biết 52% của nó là 420 ta làm thế nào?
b, Bài toán về tỉ số phần trăm.
H đọc bài toán SGK trang 78
-T. Em hiểu 120% kế hoạch trong bài toán trên là gì?
Gọi 1 em lên bảng làm bài. H làm vào vở nháp.
3. Luyện tập:
Bài 1/78: Gọi 1H đọc bài 1
T hướng dẫn cách giải cho H. Các em làm bài vào vở.
Bài 2/78: : Gọi 1H đọc bài 2-H làm vào vở- Gọi H đọc kết quả BT2- T chữa bài cho H
4. Củng cố - dặn dò: T thu bài chấm, nhận xét giờ học.
Bổ sung: .
Tập đọc
Thầy cúng đi bệnh viện
I. Mục tiêu:
1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn, giọng kể linh hoạt, phù hợp với diễn biến truyện.
2. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: PHê phán cách suy nghĩ mê tín dị đoan; giúp mọi người hiểu cúng bài không thể chữa khỏi bệnh, chỉ có khoa học và bệnh viện mới làm được điều đó.
II. đồ dùng dạy – học - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
iii. các hoạt động dạy – học
A kiểm tra bài cũ( 5 phút )
 - HS đọc lại chuyện Thầy thuốc như mẹ hiền , trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc.
B. dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV giúp HS hiểu rõ: Bài đọc Thầy cúng đi bệnh viện kể một câu chuyện có thật ở Tây Bắc. Qua câu chuyện thầy cúng không chữa được bệnh cho chính mình, phải nhờ bệnh viên, các em hiểu thêm một khía cạnh nữa của cuộc đấu tranh vì hạnh phúc của con người - đấu tranh chống lạc hậu, mê tín, dị đoan.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài	( 33 phút )	
a) Luyện đọc- Một HS khá, giỏi (hoặc 2 HS tiếp nói nhau ) đọc toàn bài.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. GV giúp HS đọc đúngvà hiểu nghĩa những từ ngữ mới và khó trong bài. HS luyện đọc theo cặp. Một, hai em đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài – nhấn mạnh những từ ngữ tả cơn đau của cụ ún; sự bất lực của các học trò khi cụ cố cúng bái chữa bệnh cho thầy mà bệnh không giảm; thái độ khẩn khoản của người con trai, sự tần tình của các bác sĩ khi tìm cụ về lại bệnh viện; sự dứt khoát từ bỏ nghề thầy cúng của cụ ún.
b) Tìm hiểu bài- Đọc thầm đoạn 1 và cho biết :-Cụ ún làm nghề gì?
 Đọc thầm đoạn 2 và cho biết:
-Khi mắc bệnh, cụ ún đã tự chữa băng cách nào? Kết quả ra sao?
Đọc thầm đoạn 4 và cho biết:
- Vì sao bị sỏi thận mà cụ ún không chịu mổ, trốn bệnh viện về nhà?
Đọc thầm đoạn 5 và cho biết : Nhờ đâu mà cụ ún khỏi bệnh?
- Câu nói cuối cùng giúp em hiểu cụ ún đã thay đổi cách nghĩ như thế nào?
- HS nêu ND ,ý nghĩa câu chuyện.
c). Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn HS đọc toàn bài; tập trung hướng dẫn kĩ cách đọc đoạn 3,4, Chú ý nhấn mạnh các từ ngữ sau: khẩn khoản, nói mãi, nể lời, mổ lấy sỏi, sợ mổ, không tin, trốn, quằn quại, suốt ngày đêm, vẫn không lui.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn đó.
3. Củng cố, dặn dò	( 2 phút )
- GV mời 1 HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét tiết học. 
Luyện từ và câu
Tổng kết vốn từ
I. Mục tiêu:
1. HS tự kiểm tra được vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho.
2. HS tự kiểm tra được khả năng dùng từ của mình.
ii. các hoạt động dạy – học
A. kiểm tra bài cũ( 5 phút )
HS làm lại các BT1, 2 tiết LTVC trước.
b. dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. Phần nhận xét	( 33 phút )
Bài tập 1- HS đọc YCBT .
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi và báo cáo kết quả.
- HS khác NX – GV chốt ý đúng
Bài tập 2
- Một HS giỏi đọc bài văn Chữ nghĩa trong văn miêu tả của PHạm Hổ. Cả lớp chăm chú theo dõi trong SGK.
- GV giúp HS nhắc lại những nhận định quan trọng của Phạm Hổ:
+ Trong miêu tả người ta hay so sánh. HS tìm hình ảnh so sánh trong đoạn 1.
+ So sánh thường kèm theo nhân hóa. Người ta có thể so sánh, nhân hoá để tả bên ngoài, để tả tâm trạng. HS tìm hình ảnh so sánh, nhân hoá trong đoạn 2.
+ Trong quan sát miêu tả, người tìm ra cái mới, cái riêng. Không cái mới, cái riêng thì không có văn học. Phải có cái mới, cái riêng bắt đầu từ sự quan sát. Rồi sau đó mới đến cái mới, cái riêng trong tình cảm, trong tư tửơng. HS nhắc lại VD về một câu văn có cái mới, cái riêng.
Bài tập 3 - HS đọc YCBT . - HS nêu yêu cầu của bài tập.- Tổ chức cho HS làm việc cá nhân và báo cáo kết quả. Lưu ý HS: chỉ cần đặt 1 câu.
- HS khác NX – GV chốt ý đúng:
3.Củng cố, dặn dò	( 2 phút )
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS thuộc những từ ngữ tìm được ở BT1a; đọc lại các bài LTVC trong các sách để chuẩn bị cho tiết học tới:
- Tiếng Việt 4, tập một: Từ đơn và từ phức (tr.28).
- Tiếng Việt 5 , tập một: Từ đồng nghĩa (tr. 7), Từ đồng âm (tr. 51), Từ nhiều nghĩa (tr. 73)
Bổ sung: .
Lịch sử: hậu phương những năm sau
 chiến dịch Biên giới
I. Mục tiêu: Học xong bài này H biết: 
- Mối quan hệ giữa tiền tuyến và hậu phương trong kháng chiến.
- Vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Sau năm 1950, hậu phương của ta được mở rộng và xây dựng vững mạnh, làm tăng thêm sức mạnh cho cuộc kháng chiến.
II. Đồ dùng dạy học: ảnh các anh hùng tại Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc (5 - 1952)- ảnh tư liệu về hậu phương ta sau chiến dịch Biến giới. Phiếu học tập của học sinh.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới thu đông 1950
Nêu y nghĩa của chiến thắng Biên giới thu đông 1950
2. Bài mới: A.Giới thiệu bài:
B. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của đảng (2 - 1951)
H quan sát hình 1 trong SGK và hỏi.
T. Hình chụp cảnh gì?
T. Nêu tầm quan trọng của Đại hội
* H đọc thầm cách giáo khoa.-T. Tìm hiểu nhiệm vụ cơ bản mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng (2 - 1951) đễ dề ra cho cách mạng.
T. Để thực hiện nhiệm vụ đó cần các điều kiện gì?
Hoạt động 2: Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới.
Học sinh thảo luận nhóm 4 để tìm hiểu các vấn đề sau.
-T. Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới trên các mặt: Kinh tế, văn hoá, giáo dục thể hiện như thế nào?
T. Theo em vì sao hậu phương có thể phát triển vững mạnh như vậy?
T. Sự phát triển vững mạnh của hậu phương có tác động như thế mạnh chiến đấu cao.
H: Đại diện các nhóm trình bày y kiến của nhóm mình. H nhận xét bổ sung.
T. Việc các chiến sĩ bộ đội tham gia giúp dân cấy lúa trong kháng chiến chống Pháp nói lên điều gì?
T Trong thời gian này chúng ta đã xây dựng được các xưởng công binh chế tạo vũ khí đạn dược phục vụ kháng chiến. Từ năm 1951 - 1953 từ liên khu IV trở ra sản xuất được 1310 tấn vũ khí đạn dược.
Hoạt động 3: Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua lần thứ nhất.
T. Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc được tổ chức khi nào?
T. Đại hội nhằm mục đích gì?Kể tên các anh hùng được đại hội bầu chọn
H Anh hùng Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Tự, Nguyễn Thị Thiên, Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hanh.
T Sau năm 1950 hậu phương của ta như thế nào?
H nêu phần kết luận trong SGK trang 37
3. Củng cố - dặn dò: T nhận xét giờ học.
Soạn : 12/12/2012 
Giảng: Thứ sáu, 14/12/2012
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
I. Mục tiêu:
1. Củng cố kiến thức về đoạn mở bài, đoạn kết bài trong bài văn tả cảnh 
2. Biết cách viết các kiểu mở bài, kết bài cho bài văn tả cảnh
II. Đồ dùng dạy - học: - VBT Tiếng Việt 5, tập một 
III. Các hoạt động dạy - học
a. KIểm tra bài cũ ( 5 phút ) 
- HS nêu cấu tạo bài văn tả cảnh
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. Hướng dẫn luyện tập ( 33 phút )
Bài tập 1:- HS đọc nội dung BT 1: Viết một đoạn văn mở bài miêu tả quang cảnh trường em trong giờ ra chơi.
- HS nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu mở bài (trực tiếp, gián tiếp):
+ Mở bài trực tiếp: kể ngay vào việc (bài văn kể chuyện) hoặc giới thiệu ngay đối tượng được tả (bài văn miêu tả)
+ Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào chuyện (hoặc vào đối tượng) định kể (hoặc tả)
- GV lưu ý cách viết mở bài gián tiếp và kết bài kiểu bài mở rộng : Để viết một đoạn mở bài kiểu gián tiếp cho bài văn tả miêu tả quang cảnh trường em trong giờ ra chơi, HS có thể nói về cảnh chung, sau đó giới thiệu về cảnh cụ thể.
+ HS viết đoạn mở bài - Đọc đoạn văn - Chữa bài
Bài tập 2: Viết một đoạn văn kết bài miêu tả quang cảnh trường em trong giờ ra chơi.
- HS nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu kết bài (không mở rộng, mở rộng);
+ Kết bài không mở rộng: cho biết kết cục, không bình luận thêm.
+ Kết bài mở rộng: sau khi cho biết kết cục, có lời bình luận thêm.
+ HS viết đoạn kết bài - Đọc đoạn văn - Chữa bài
- Để viết một đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh nói trên, các em có thể kể về cảm nhận của mình sau giờ ra chơi.
- Mỗi HS viết mở bài, kết bài theo yêu cầu - (3 – 4 ) HS trình bày miệng – HS khác NX – GV sửa lỗi , tuyên dương những bài viết hay. 
3. Củng cố, dặn dò(2 phút ):- GV nhắc HS hai kiểu mở bài (trực tiếp, gián tiếp), hai kiểu kết bài (không mở rộng, mở rộng) trong bài văn tả cảnh.
- GV nhận xét tiết học. 
Bổ sung: .
Toán: Tiết 80 Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Ôn lại ba dạng bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm.
 + Tính tỉ số phần trăm của hai số.
 + Tính một số phần trăm của một số.
 + Tính một số biết một số phần trăm của nó.
- Rèn luyện kĩ năng giải toán đúng, nhanh.
- Giáo dục học sinh cẩn thận khi làm bài.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Gọi 1 em chữa BT3 SGk trang 78
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài 1/79: Gọi 1H yêu cầu nội dung của BT1
Gọi 1 em lên bảng làm bài, H làm bài vào vở bài tập.
b, Tỉ số phần trăm số sản phẩm của anh Ba và số sản phẩm của tổ là.
126 : 1200 = 0,105
0,105 = 10,5%
 Đáp số: a, 88,09%; b, 10,5%
Bài 2/79: H đọc thầm BT2 T. Muốn tìm 30% của 97 ta làm thế nào?
H Muốn tìm 30% của 97 ta lấy 97 nhân với 30 rồi chia cho 100
Giải
b, Số tiền lãi của cửa hàng là
6 000 000 : 100 x 15 = 900 000 (đồng)
 Đáp số: 900 000 đồng
Bài 3/79: 	H đọc bài b) Làm vào vở - Chữa bài	
Gọi 2 em đọc cách giải, kết quả BT3
H nhận xét bài làm của bạn. T nhận xét sửa sai cho H.
3. Củng cố - dặn dò: 	T thu bài chấm. T nhận xét giờ học.
Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 16-L5 SANG.doc