A. Mục tiêu :
– Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân.
– Rèn kĩ năng giải các bài toán về tỉ số phần trăm và thực hành vận dụng trong tình huống đơn giản.
B. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1. Bài cũ :
2. Bài mới :
Bài 1: Gọi 1 HS nêu yêu cầu
-Yêu cầu thực hiện cá nhân vào vở.
- GV chú ý HS còn yếu.
TUầN 17 Thứ hai ngày12 tháng 12 năm 2011 TOáN Tiết 81: LUYệN TậP CHUNG A. Mục tiêu : – Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân. – Rèn kĩ năng giải các bài toán về tỉ số phần trăm và thực hành vận dụng trong tình huống đơn giản. B. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1. Bài cũ : 2. Bài mới : Bài 1: Gọi 1 HS nêu yêu cầu -Yêu cầu thực hiện cá nhân vào vở. - GV chú ý HS còn yếu. a/ 216,72 : 42 = 5,16 b/ 1 : 12,5 = 0,08 c/ 109,98 : 42,3 = 2,6 Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu. – Yêu cầu HS thực hiện cá nhân vào vở. - GV quan sát HS còn yếu . - Gọi 2 HS lên trình bày bảng. y/c lớp nhận xét a/ ( 131,4 – 80,8) : 2,3 + 21,84 x 2 = 50,6 : 2,3 + 43,68 = 22 + 43,68 = 65, 68 b/ 8,18 : ( 1,32 + 3,48) – 0,345 : 2 = 8,16 : 4,8 – 0,1725 = 1,5275 Bài 3: Gọi HS đọc đầu bài. - Cho HS thảo luận tìm cách giải . - GV tổng kết và gợi ý cách giải . - Yêu cầu HS tự trình bày bài giải vào vở (cách 2),GV kiểm tra vở của một số HS (cả HS yếu và HS khá giỏi) - Yêu cầu HS trình bày cách giải vào vở (gọi 1 HS trung bình lên bảng trình bày) - GV quan sát giúp HS còn yếu gọi HS khác nhận xét bài trên bảng. - GV xác nhận kết quả (hoặc sửa chữa) chú ý câu lời giải, đáp số. Giải: Từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 số người tăng thêm là: 15875 – 15625 = 250 ( người ) Tỉ số phần trăm số dân tăng thêm là: 250 : 15625 = 0,016 = 1,6 % Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là: 15875 x1,6 : 100 = 254 ( người ) Cuối năm 2002 số dân của phường đó là: 15875 + 254 = 16129 ( người ) Đáp số: a) 1,6 % : b) 16129 người Bài 4: Gọi 1 HS đọc yêu cầu đầu bài - Hs thực hành - nhận xét ,bổ sung: Đáp án C 3. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét tiết học. -------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba ngày 13 tháng 12 năm 2011 TOáN Tiết 82: LUYệN TậP CHUNG A. Mục tiêu: Giúp HS: – Rèn kĩ năng tính với 4 phép tính về số thập phân; tìm thành phần chưa biết trong phép tính số thập phân. – ôn tập chuyển đổi đơn vị đo diện tích, mối quan hệ giữa hỗn số và số thập phân . B. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1. Bài cũ : 2. Bài mới : Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu đề bài. Yêu cầu thảo luận tìm cách viết. -Yêu cầu HS thực hiện cá nhân vào vở. Gọi 2 HS lên bảng thực hiện. - GV nhận xét , sửa chữa. - HS tự kiểm tra. 4 = 4 = 4,5 3 = 3 = 3,8 2 = 2 = 2,75 Bài 2: Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu cả lớp tự làm vào vở. - GV quan sát để giúp HS còn yếu. - Kiểm tra kết quả thực hiện. a) x 100 = 1,643 + 7,357 b) 0,16 : x = 2 – 0,4 x 100 = 9 0,16 : x = 1,6 x = 9 : 100 x = 0,16 : 1,6 x = 0,09 x = 0,1 Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài và tóm tắt. - Cho HS thảo luận tìm cách giải - Y/c HS tự giải vào vở. GV giúp HS yếu . Giải: Hai ngày đầu máy bơm hút được là: 35 % + 40 % = 65 % ( lượng nước trong hồ) Ngày thứ ba máy bơm hút được là: 100 % - 75 % = 25 % ( lượng nước trong hồ ) Đáp số: 25 % lượng nước trong hồ 3. Củng cố , dặn dò :- GV chốt kiến thức bài học . -------------------------------------------------------------------------------------------- Khoa học Tiết 33: ôn tập học kì I I. Mục tiêu : Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về : - Củng cố kiến thức về chủ đề con người. Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân . Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học . II.Chuẩn bị : - Hình trang 68 SGK . III. Hoạt động dạy học : 1. Kiểm tra bài cũ 2 . Bài mới * HĐ 1: Làm việc với phiếu học tập . Yêu cầu từng HS làm các bài tập trang 68 SGK và ghi lại kết quả làm việc vào phiếu học tập . - Hs trình bày - Nhận xét bổ sung * HĐ 2: Thực hành Chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm . GV đánh giá và hệ thống lại kiến thức. * HĐ 3: Trò chơi “Đoán chữ”. Phổ biến luật chơi : Tổ chức cho hs chơi Tuyên dương nhóm thắng cuộc . Hệ thống lại kiến thức . 3. Củng cố, dặn dò:- GV nhận xét - Hệ thống lại kiến thức. -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 14 tháng 12 năm 2011 TOáN Tiết 34: GIớI THIệU MáY TíNH Bỏ TúI A. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết được vai trò, tác dụng của máy tính bỏ túi trong việc tính toán với 4 phép tính số thập phân. - Biết cách sử dụng máy tính bỏ túi để thực hành tính cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân. KT : Biết sử dụng máy tính các phép tính đơn giản. B. Đồ dùng dạy học: GV và HS đều phải có máy tính bỏ túi (nếu không đủ cho mỗi em 1 máy thì cần số máy đủ cho các nhóm nhỏ) C. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1. Bài cũ : 2. Bài mới: GTB Hoạt động 1: Làm quen với máy tính bỏ túi - GV đưa ra máy tính bỏ túi và yêu cầu các HS đã chuẩn bị máy để lên mặt bàn. - GV quan sát xem có đủ mỗi em 1 máy không; cần thiết chia nhóm nhỏ cho đủ mỗi nhóm 1 máy. - Yêu cầu các nhóm (4) quan sát máy tính và ghi ra giấy phần quan sát được theo câu hỏi của GV (hoặc mộ tả bằng lời) H: Máy gồm những bộ phận chính nào? H : Em biết máy này thường dùng để làm gì trong thực tiễn? - GV nêu: Tác dụng chính của máy là để tính toán nhanh, chính xác các kết quả, đặc biệt với các số thập phân có nhiều chữ số. Máy còn giúp tính các tỉ số phần trăm. Giới thiệu các phím chức nằng (như SGK). Yêu cầu HS nhắc lại và thử làm quen với các phím chức năng và quan sát màn hình. Hoạt động 2: Hình thành kỹ năng sử dụng máy tính bỏ túi để tính a) Thực hành tính cộng bằng máy - GV ghi phép cộng hai số thập phân lên bảng (như SGK) : 25,3 + 7,09 = ? - Yêu cầu bật máy. - Gọi HS biết làm lên bảng thao tác và nói cho các bạn làm theo, GV quan sát và hỗ trợ. * GV tổ chức cho HS thực hiện tương tự theo nhóm với các phép tính trừ, nhân, chia. Lưu ý HS phím ghi dấu phẩy. *Lưu ý HS :Sau khi dùng xong tắt máy (đỡ tốn pin). ấn phím OFF. Hoạt động 3: Thực hành các kỹ năng tính và kiểm tra bng máy tính bỏ túi Bài 1: Yêu cầu HS thực hiện tính. Sau đó dùng máy tính để kiểm tra kết quả Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu. Cách 1: Về nhà làm. Cách 2: Được sử dụng máy tính. Viết nhanh kết quả. - HS tự thao tác trên máy tính và kiểm tra (lẫn nhau) các kết quả tính. Bài 3: Gọi HS đọc biểu thức đã được tính giá trị. Củng cố: Tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn. - Chơi theo đồng đội (nhóm 4) - GV ghi 4 phép tính lên bảng : a) 679,43 + 815,27 = ? c) 27,4 8,96 = ? b) 939,61 – 586,32 = ? d) 58,42 : 12,7 = ?. - Đội nào xong trước thì thắng. ở dưới theo dõi và cổ vũ; GV nên chọn 2 đội (HS trung bình). 3. Dặn dò : Nhắc HS về nhà xem lại cách sử dụng máy tính bỏ túi để cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân (tự cho ví dụ). -------------------------------------------------------------------------------------------- ĐịA Lí Tiết 17: ôN TậP học kì i I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học trong học kì I. -Nêu được đặc điểm của yếu tố địa lí , dân cư, kinh tế Việt Nam. - Xác định trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của đất nước. II.Chuẩn bị. -Bản đồ địa lí tự nhiên VN. -Các hình minh hoạ trong SGK. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới:Dẫn dắt và ghi tên bài. *HĐ1:ôn tập về đặc điểm của các yếu tố địa lí tự nhiên VN. - Chia HS thành các nhóm nhỏ yêu cầu các nhóm cùng thảo luận để hoàn thành bảng thống kê các đặc điểm của các yếu tố địa lí VN. -Gọi 1 nhóm dán phiếu của mình lên bảng và trình bày. -Sửa chữa, hoàn thiện câu trả lời cho HS. * HĐ2: Bài tập tổng hợp -GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các em thảo luận để hoàn thành phiếu học tập. * HĐ3:Trò chơi: Những ô chữ kì diệu. -Tổ chức cho Hs chơi trò chơi. -Chọn 2 đội chơi, mỗi đội có 5 HS, phát cho mỗi đội 1 lá cờ. -Lần lượt đọc từng câu hỏi về một tỉnh, HS 2 đội giành quyền trả lời bằng phất cờ. -Đưa 2 bản đồ hành chính Vn(không có tên các tỉnh) -VD:Đây là 2 tỉnh trồng nhiều cà phê của nước ta. - Tỉnh này có khai thác than nhiều nhất. -Sau những bài đã học, em thấy đất nước ta như thế nào? 3.Củng cố, dặn dò: -Nhận xét giờ học. -------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 15 tháng 12 năm 2011 TOáN Tiết 84: Sử DụNG MáY TíNH Bỏ TúI Để GIảI TOáN Về Tỉ Số PHầN TRăM A. Mục tiêu: Giúp HS: – ôn tập cách tính tỉ số phần trăm của hai số; ôn các bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm. – Rèn kỹ năng sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện tính tỉ số phần trăm. B. Đồ dùng dạy học: Máy tính bỏ túi (GV và các nhóm HS) C. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1.Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: GTB Hoạt động 1: Hình thành kỹ năng sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán về tỉ số phần trăm a) VD 1: Tính tỉ số phần trăm của 7 và 40 ? - Gọi HS nêu cách tính đã biết. - Y/c HS lấy máy tính bỏ túi để thực hành - GV theo dõi ; gọi HS đọc kết quả trên màn hình và nhẩm ra tỉ số %. b) VD 2:Yêu cầu HS đọc VD 2 từ SGK. H : Hãy nêu cách tính đã biết ? - Yêu cầu các nhóm nêu cách tính bằng máy tính và kết quả. GV ghi bảng. *GV nêu : 34 : 100 có thể thay bằng 34%. Do đó ta ấn như sau: - Yêu cầu HS làm tương tự (như GV) *Nhận mạnh: Đã rút ngắn được thao tác mà kết quả chính xác. c) VD 3: Gọi HS nêu bài toán. H : Nêu cách giải của bài tập dạng 3. - Yêu cầu HS dùng máy tính bỏ túi để tính. Nêu cách làm và kết quả. - GV ghi bảng - GV giới thiệu ta có thể thực hiện như sau: - Yêu cầu HS thực hiện đọc kết quả từ máy; ghi kết quả. Hoạt động 2: Thực hành luyện tập Bài 1: Yêu cầu HS đọc bài tập 1. -Yêu cầu HS dùng máy tính bỏ túi thực hiện. Bài 2: HS dùng máy tính bỏ túi làm tương tự bài 1. Chú ý GV theo dõi kiểm tra thao tác ấn các phím của HS . - Yêu cầu đọc kết quả để kiểm tra. Bài 3: Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu dùng máy tính bỏ túi làm cá nhân ghi kết quả vào vở. - Tổ chức thi đua cá nhân xem ai là người làm xong bài 3 đầu tiên sẽ được cả lớp hoan nghênh (vỗ tay). 3. Củng cố , dặn dò : - Yêu cầu HS về ôn tập các cách giải bài toán về tỉ số phần trăm; thực hành sử dụng máy tính để giải các bài toán về tỉ số phần trăm. - Dặn HS tiết học sau mang ê ke, thước kẻ, giấy màu và kéo, keo dán để học. -------------------------------------------------------------------------------------------- KHOA HọC Tiết 34: KIểM TRA HọC Kỳ I I/ Mục tiêu : Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về : Đặc điểm giới tính . Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân . Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học . II/ Chuẩn bị : Hình trang 68 SGK ; III/ Hoạt động dạy học : 1/ Kiểm tra bài cũ ... Mục tiêu : Giúp HS : - Củng cố công thức tính DTXQ và DTTP của hình lập phương. - Luyện tập vận dụng công thức tính DTXQ và DTTP của hình lập phương để giải bài tập trong 1 số tình huống đơn giản. II) Các hoạt động dạy - học chủ yếu : 1) Kiểm tra bài cũ. 2) Bài mới : Luyện tập. - GV yêu cầu HS nhắc lại công thức tính DTXQ và DTTP của hình lập phương. - Cho HS làm các bài tập rồi chữa bài. Bài 1 : - Vận dụng công thức tính DTXQ, DTTP của hình lập phương để củng cố quy tắc tính. - HS tự làm bài. - GV gọi 2 HS nêu cách làm và đọc kết quả. - HS nêu - HS khác nhận xét. - GV đánh giá bài làm của HS Giải: Đổi: 2m5cm = 2,05 m Diện tích xung quanh hình lập phương là: 2,05 x 2,05 x 4 = 16,81 ( m2 ) Diện tích toàn phần hình lập phương là 2,05 x 2,05 x 6 = 25,215 ( m2 ) Đáp số: 16,81 m2 ; 25,215 m2 Bài 2 : - Củng cố biểu tượng về hình lập phương và DTXQ, DTTP hình lập phương. - HS tự tìm ra các kết quả. - GV yêu cầu HS giải thích kết quả. - GV đánh giá bài làm cảu HS và nêu kết quả của bài toán. Đáp án: Hình 3 và Hình 4 Bài 3 : - HS liên hệ tính công thức tính DTXQ, DTTP của hình lập phương và dựa trên kết quả tính so sánh diện tích. HS tự rút ra kết luận. - 4 HS đọc kết quả và giải thích cách làm. - GV đánh giá bài làm của HS. Đáp án: b, d * Củng cố, dặn dò :- GV tổng kết tiết học - Dặn dò HS. -------------------------------------------------------------------------------------------- Địa lí Tiết 22: Châu Âu I) Mục tiêu :Học xong bài này, HS : - Dựa vào lược đồ, bản đồ để nhận biết, mô tả được vị trí địa lí, giới hạn của châu Âu, đọc tên 1 số dãy núi, đồng bằng, sông lớn của châu Âu; đặc điểm địa hình châu Âu. - Nắm được đặc điểm thiên nhiên của châu Âu. - Nhận biết được đặc điểm dân cư và hoạt động kinh tế chủ yếu của người dân châu Âu. - Sư dụng lược đồ để để nhận biết vị trí giới hạn lãnh thổ châu âu II) Đồ dùng dạy - học : - Bản đồ Thế giới hoặc quả Địa cầu. - Bản đồ Tự nhiên châu Âu. - Bản đồ Các nước châu Âu. III) Các hoạt động dạy - học chủ yếu : A) Kiểm tra bài cũ. B) Dạy bài mới : Giới thiệu bài. 1) Vị trí địa lí, giới hạn. Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân. Bước 1 : HS làm việc với hình 1 và bảng số liệu về diện tích của các châu lục bài 17 để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn; diện tích của châu Âu. GV yêu cầu HS so sánh diện tích của châu Âu với châu á. Bước 2 : HS báo cáo kết quả làm việc. * GV kết luận. 2) Đặc điểm tự nhiên. Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm nhỏ. Bước 1 : Các nhóm HS quan sát H1 SGK, đọc cho nhau nghe tên các dãy núi, đồng bằng lớn của châu Âu, đưa ra nhận xét về vị trí của núi. Bước 2 : HS các nhóm trình bày kết quả làm việc với kênh hình, HS nhận xét. Bước 3 : GV bổ sung - khái quát lại ý chính. * GV kết luận. 3) Dân cư và hoạt động kinh tế ở châu Âu. Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp. Bước 1 : HS nhận xét bảng số liệu bài 17 về dân số châu Âu, quan sát H3 để nhận biết nét khác biệt của người dân châu Âu với châu á. Bước 2 : HS nêu kết quả làm việc, nhận xét về dân số châu Âu. Bước 3 : HS cả lớp quan sát H4 nhận biét dân cư châu Âu cũng có những hoạt động sản xuất như ở các châu lục khác. Bước 4 : GV bổ sung. * GV kết luận. C. Củng cố, dặn dò : - GV tổng kết tiết học - Dặn dò HS. -------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 9 tháng 2 năm 2012 Toán Tiết 109: Luyện tập chung I) Mục tiêu : Giúp HS : - Hệ thống và củng cố lại cách tính DTXQ, DTTP của HHCN và hình lập phương. - Vận dụng các quy tắc tính diện tích để giải 1 số bài tập liên quan đến hình lập phương và HHCN. II) Các hoạt động dạy - học chủ yếu : 1) Kiểm tra bài cũ. 2) Bài mới : * Giới thiệu bài. * Thực hành : Bài 1 : - Vận dụng công thức tính DTXQ và DTTP của HHCN có các số đo không cùng đơn vị đo. - HS tự làm bài. - GV gọi 1 số HS nêu cách tính, kết quả. - HS nhận xét. - GV đánh giá bài làm của HS. Giải: Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật là: ( 2,5 + 1,1 ) x 2 x 0,5 = 3,6 ( m2 ) Diện tích đáy hình hộp chữ nhật là: 2,5 x 1,1 = 2,75 ( m2 ) Diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật là: 3,6 + 2,75 x 2 = 9,1 ( m2 ) Bài 3 : - GV tổ chức dạy học theo nhóm, đánh giá kết quả của từng nhóm. Tổ chức thi tìm kết quả nhanh theo nhóm. - GV đánh giá bài làm của HS. * Củng cố, dặn dò : - GV tổng kết tiết học. - Dặn dò HS. --------------------------------------------------------------------------------------------------- Khoa học Tiết 44: Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy I) Mục tiêu:Sau bài học, HS biết : - Trình bày tác dụng của năng lượng gió, năng lượng nước chảy trong tự nhiên. - Kể ra những thành tựu trong việc khai thác để sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy. - GDKNS: + Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về việc khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau. + Kĩ năng đánh giá về việc khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau. II) Đồ dùng dạy - học : - Tranh ảnh về sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy. - Mô hình bánh xe nước. - Hình trang 90, 91 SGK. III) Hoạt động dạy - học : 1) Kiểm tra bài cũ. 2) Bài mới : Hoạt động 1 : Thảo luận về năng lượng gió. * Mục tiêu : - HS trình bày được tác dụng của năng lượng gió trong tự nhiên. - HS kể được 1 số thành tựu trong việc khai thác để sử dụng năng lượng gió. * Cách tiến hành : Bước 1 : Làm việc theo nhóm. - Các nhóm thảo luận theo gợi ý của GV. - HS liên hệ thực tế ở địa phương. Bước 2 : Làm việc cả lớp. Từng nhóm trình bày kết quả và thảo luận chung cả lớp. Hoạt động 2 : Thảo luận về năng lượng nước chảy. * Mục tiêu : - HS trình bày được tác dụng của năng lượng nước chảy trong tự nhiên. - HS kể được 1 số thành tựu trong việc khai thác để sử dụng năng lượng nước chảy. * Cách tiến hành : Bước 1 : Làm việc theo nhóm. - Nêu 1 số VD về tác dụng của năng lượng nước chảy trog tự nhiên. - Liên hệ thực tế ở địa phương. Bước 2 : Làm việc cả lớp. Từng nhóm trinhg bày kết quả và thảo luận chung cả lớp. Hoạt động 3 : Thực hành " Làm quay bánh xe nước ". * Mục tiêu : HS thực hành sử dụng năng lượng nước chảy làm quay bánh xe nước. * Cách tiến hành : GV hướng dẫn HS thực hành theo nhóm. * Củng cố, dặn dò :- GV tổng kết tiết học - Dặn dò HS. -------------------------------------------------------------------------------------------- Lịch sử Tiết 22: Bến Tre đồng khởi I) Mục tiêu : Học xong bài này, HS biết : - Cuối năm 1959 đầu 1960phong trào đồng khởi nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn miền Nam - Sử dụng bản đồ tranh ảnh để trình bày sự kiện II) Đồ dùng dạy - học : - ảnh tư liệu về phong trào "Đồng khởi". - Bản đồ hành chính Việt Nam (Để xác định vị trí tỉnh Bến Tre). III) Các hoạt động dạy - học chủ yếu : A) Kiểm tra bài cũ. B) Dạy bài mới : Hoạt động 1 : (Làm việc cả lớp). - Giới thiệu bài mới. - GV nêu nhiệm vụ bài học. Hoạt động 2 : (Làm việc theo nhóm). - GV chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một nội dung : Nhóm 1 : Tìm hiểu nguyên nhân bùng nổ phong trào "Đồng khởi". Nhóm 2 : Tóm tắt diễn biến chính của cuộc "Đồng khởi" ở Bến Tre. Nhóm 3 : Nêu ý nghĩa của phong trào "Đồng khởi". - Sau khi HS thảo luận, GV mời đại diện các nhóm lên trình bày. GV nhận xét, bổ sung. Hoạt động 3 : (Làm việc cả lớp) GV cho HS nêu thông tin về phong trào "Đồng khởi" ở quê hương. * Củng cố, dặn dò :- GV tổng kết tiết học - Dặn dò HS. -------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ sáu ngày 10 tháng 2 năm 2012 Toán Tiết 110: Thể tích của một hình I) Mục tiêu :Giúp HS : - Có biểu tượng về thể tích của 1 hình. - Biết so sánh thể tích của 2 hình trong 1 số tình huống đơn giản. II) Đồ dùng dạy - học : Bộ đồ dùng dạy học Toán 5. III) Các hoạt động dạy - học chủ yếu : * Kiểm tra bài cũ. * Dạy học bài mới : 1) Hình thành biểu tượng về thể tích của 1 hình. - GV tổ chức cho HS quan sát, nhận xét các mô hình theo hình vẽ SGK. - GV gợi ý để HS tự nhận ra được kết luận trong từng VD. - Gọi 1 vài HS nhắc lại kết luận. 2) Thực hành : Bài 1 :Tất cả HS quan sát nhận xét các hình trong SGK. GV gọi 1 số HS trả lời; Yêu cầu HS khác nhận xét - GV đánh giá bài làm HS. Giải: Hình A có 16 hình lập phương nhỏ Hình B có 18 hình lập phương nhỏ Thể tích hình A nhỏ hơn thể tích hình B Bài 2 : GV hướng dẫn tương tự bài 1. Giải: Hình A có 45 hình lập phương nhỏ Hình B có 26 hình lập phương nhỏ Thể tích hình A lớn hơn thể tích hình B * Củng cố, dặn dò : - GV tổng kết tiết học - Dặn dò HS. -------------------------------------------------------------------------------------------- Kĩ Thuật Tiết 22: Lắp xe cần cẩu(Tiết 1) I. Mục tiêu :HS cần phải: - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe cần cẩu. - Lắp được xe cân cẩu đúng kĩ thuật, đúng qui trình.xe lắp chắc chắn và có thể chuyển động được - Rèn luyện tính cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi thực hành. II. Chuẩn bị : - Mẫu xe cân cẩu đã lắp săừn. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1. Bài mới - GTB1:Tác dụng của xe cần cẩu trong thực tế và cách lắp ghép xe cần cẩu. a. HĐ1:Quan sát nhận xét mẫu * Cho HS quan sát mầu xe cần cẩu đã lắp sẵn. -HD HS quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời câu hỏi : Để lắp được xe cần cẩu theo em cần phải lắp mấy bộ phận ? Hãy nêu các bộ phận đó ? HĐ2: HD thao tác kĩ thuật * HD chọn các chi tiết : - Chọn cùng HS đủ, đúng từng loại chi tiết trong SGK. - Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chị tiết. * Lắp từng bộ phận : + Lắp giá đỡ : -Để lắp giá đỡ cần những chi tiét nào ? -Yêu cầu HS quan sát hình 2 sau đó 1 HS lên lắp ráp. -Chú ý vị trí các thanh chữ U. ốc vít dài cho ốc các lỗ dài. + Lắp cần cẩu ( H3-SGK): - Gọi 2 HS lên lắp lại H 3a và H3b SGK. - Nhận xét qui trình lắp ghép của HS. - HD HS lắp ghép H3c + Lắp các bộ phận khacs ( H4 – SGK): -Yêu cầu HS quan sát H4 và trả lời câu hoỉ SGK. * Nhận xét toàn bộ các bước lắp. * Lắp ráp xe cần cẩu : - Lắp ráp xe cần cẩu theo các bước trong sách. -Lưu ý cách lắp ghép vòng hãm vào trục quay và vị trí buộc dây tời vào trục quay cho thẳng với ròng rọc để quay tời được dễ dàng. HĐ3: Nhận xét, đánh giá. Kiểm tra hoạt động của cần cẩu( Quay tai quay, dây tời quấn vào nhả ra dễ dàng ) 3.Dặn dò. ---------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: