Thiết kế bài dạy các môn khối 5 - Tuần 23

Thiết kế bài dạy các môn khối 5 - Tuần 23

I) Mục tiêu :Giúp HS :

 - Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối; đọc và viết đúng các sốđôn vị đo thể tích .

 - Nhận biết được mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.

 - Biết giải 1 số bài tập có liên quan đến xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.

II) Đồ dùng dạy - học :

 Bộ đồ dùng dạy học Toán 5.

 

doc 49 trang Người đăng huong21 Lượt xem 567Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn khối 5 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Thứ hai ngày 13 tháng 2 năm 2012
Toán
Tiết 111: Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối.
I) Mục tiêu :Giúp HS :
 - Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối; đọc và viết đúng các sốđôn vị đo thể tích .
 - Nhận biết được mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
 - Biết giải 1 số bài tập có liên quan đến xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
II) Đồ dùng dạy - học :
 Bộ đồ dùng dạy học Toán 5.
III) Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
 A - Kiểm tra bài cũ.
 B - Dạy học bài mới :
 1) Hình thành biểu tượng xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối
 - GV giới thiệu lần lượt từng hình lập phương cạnh 1dm và 1cm để HS quan sát nhận xét.
 - GV giới thiệu về dm và .
 - Một số HS nhắc lại.
 - GV đưa hình vẽ để HS quan sát, nhận xét và tự rút ra mối quan hệ giữa đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối.
 - GV kết luận về đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối, cách đọc, viết và mối quan hệ giữa 2 đơn vị này.
 2) Thực hành :
 Bài 1 : Rèn kĩ năng đọc, viết đúng các số đo.
 - GV yêu cầu HS tự làm bài, đổi bài làm cho bạn kiểm tra và HS tự nhận xét.
 - GV yêu cầu 1 số HS nêu kết quả, GV đánh giá bài làm của HS.
Giải:
Năm trăm mười chín đề-xi-mét khối
Tám mươi lăm phẩy không tám đề-xi-mét khối
Bốn phần lăm xăng-ti-mét khối
192 cm3, 2001 dm3, 3/8 cm3
 Bài 2 : Củng cố mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
 - GV hướng dẫn HS làm như bài tập 1
1 dm3 = 1000 cm3 375 dm3 = 375000 cm3
5,8 dm3 = 5800 cm3 4/5 dm3 = 800 cm3
 * Củng cố, dặn dò :- GV tổng kết tiết học.
--------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 14 thắng 2 năm 2012
Toán
Tiết 112: Mét khối
I) Mục tiêu : Giúp HS :
- biết tên gọi kí hiệu độ lớn của mét khối
- Nhận biết được mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối dựa trên mô hình.
 - Biết đổi đúng các đơn vị đo giữa mét khối, đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối.
 - Biết giải 1 số bài tập có liên quan đến các đơn vị đo mét khối, đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối.
II) Đồ dùng dạy - học :
Tranh vẽ về mét khối và mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối.
III) Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
 1) Hình thành biểu tượng về mét khối và mối quan hệ giữa , , .
 2) Thực hành :
 Bài 1 : Rèn kĩ năng đọc, viết đúng các số đo thể tích có đơn vị đo là .
Giải:Mười lăm mét khối
Hai trăm linh lăm mét khối
Hai mươi lăm phần một trăm mét khối
Không phẩy chín trăm chín mươi mốt mét khối
7200 m3, 400 m3, 1/8 m3, 0,05 m3
 Bài 2 : Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo thể tích.
 - HS tự làm trên giấy nháp sau đó đổi bài làm với bạn và nhận xét bài của bạn.
 - HS lên bảng viết kết quả - GV nhận xét, chữa chung cho cả lớp.
Giải:a) 1 cm3 = 0,001 dm3 13,8 m3 = 13800 dm3
 5,216 m3 = 5216 đm3 0,22 m3 = 220 dm3 
b) 1 dm3 = 1000 cm3 m3 = 250 dm3
1,969 dm3 = 1969 cm3 1 9,54 m3 = 19540 dm3
 * Củng cố, dặn dò :- GV tổng kết tiết học - Dặn dò HS.
--------------------------------------------------------------------------------------------
Khoa học
Tiết 45: Sử dụng năng lượng điện
I) Mục tiêu :Sau bài học, HS biết :
- Kể tên 1số đồ dùng, máy móc sử dụng điện. Kể tên 1 số loại nguồn điện.
 II) Đồ dùng dạy - học :
 - Tranh ảnh về đồ dùng, máy móc sử dụng điện.
 - Một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện.
 - Hình trang 92, 93 SGK.
III) Hoạt động dạy - học :
 Hoạt động 1 : Thảo luận
 * Mục tiêu : HS kể được :
 - Một số VD chứng tỏ dòng điện mang năng lượng.
 - Một số loại nguồn điện phổ biến.
 * Cách tiến hành :
 - GV cho HS cả lớp thảo luận : Kể tên 1 số đồ dùng sử dụng điện mà em biết.
 - HS trả lời câu hỏi.
 - GV yêu cầu HS tìm thêm các loại nguồn điện khác.
 Hoạt động 2 : Quan sát và thảo luận.
 * Mục tiêu : HS kể được 1 số ứng dụng của dòng điện và tìm VD về các máy móc, đồ dùng ứng với mỗi ứng dụng.
 * Cách tiến hành :
 Bước 1 : HS làm việc theo nhóm.
 Bước 2 : Làm việc cả lớp.
Đại diện từng nhóm giới thiệu với cả lớp.
 Hoạt động 3 : Trò chơi " Ai nhanh, ai đúng ?".
 * Mục tiêu : HS nêu được những dẫn chứng về vai trò của điện trong mọi mặt của cuộc sống.
 * Cách tiến hành :
 - GV chia HS làm 2 đội tham gia chơi.
 - HS thảo luận để nhận thấy vai trò quan trọng cũng như những tiện lợi mà điện đã mang lại cho cuộc sống của con người.
 * Củng cố, dặn dò : - GV tổng kết tiết học - Dặn dò HS.
--------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 15 tháng 2 năm 2012
Toán
Tiết 113: Luyện tập
I) Mục tiêu :Giúp HS :
 Biết đọc viết các đơn vị đo mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối.Mối quan hệ của chúng
 - Luyện tập về đổi đơn vị đo thể tích ; đọc, viết các số đo thể tích; so sánh các số đo thể tích.
II) Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
 GV yêu cầu HS nhắc lại các khái niệm về đơn vị đo mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối và mỗi quan hệ giữa chúng.
 Cho HS làm các bài tập rồi chữa bài.
Bài 1 :
 a) GV yêu cầu 1 số HS đọc các số đo, HS khác nhận xét. GV kết luận.
 b) GV gọi 4 HS lên bảng viết các số đo. Yêu cầu HS khác tự làm và nhận xét bài làm trên bảng. GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS.
Giải:
Năm mét khối
Hai nghìn không trăm mười xăng-ti-mét khối
Hai nghìn không trăm linh lăm đề-xi-mét khối 
Mười phẩy một trăm hai mươi lăm mét khối
Không phẩy một trăm linh chín xăng-ti-mét khối
Không phẩy không trăm mười lăm đề-xi-mét khối
b) 1950 cm3, 2015 m3, 3/8 dm3
Bài 2 :
 - GV yêu cầu HS làm bài vào vở và đổi bài cho bạn để tự nhận xét.
 - GV gọi 1 số HS nêu kết quả và đánh giá bài làm của HS.
Đáp án: Đúng là: a; c
Bài 3 :
 Tổ chức thi giải bài tập nhanh giữa các nhóm và GV đánh giá kết quả bài làm theo nhóm.
Giải;
a) 913,232413 m3 = 9132324 cm3
 * Củng cố, dặn dò : - GV tổng kết tiết học.
---------------------------------------------------------------------------------
Địa lí
Tiết 23: Một số nước ở châu Âu
I) Mục tiêu :Học xong bài này, HS :
- Liên bang Nga nằm ở cả châu á và châu âu,có diện tích lớn nhất thế giới và dân số khá đông. tài nguyên thiwn nhiên giàu có toạ điều liện tốt cho nga phát triển linh tế
- Nước Pháp nằm ở tây uâ .Là nước phát triển công nghiệp nông nghiệp và du lịch
- Chỉ đượpc vị trí của thủ đô nga và Pháp trên bản đồ
) Đồ dùng dạy - học :
 - Bản đồ các nước châu Âu.
 - Một số ảnh về LB Nga và Pháp.
III) Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
 A) Kiểm tra bài cũ.
 B) Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
 1) Liên bang Nga :
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm nhỏ.
 Bước 1 : GV cho HS kẻ bảng có 2 cột.
 Bước 2 : GV yêu cầu HS sử dụng tư liệu trong bài để điền vào bảng theo mẫu.
 Buớc 3 : GV cho 2 HS lần lượt đọc kết quả, yêu cầu các HS khác lắng nghe và bổ sung.
 * Kết luận.
 2) Pháp.
Hoạt động 2 : Làm việc cả lớp.
 Bước 1 : HS sử dụng hình 1 để xác định vị trí nước Pháp.
 Bước 2 : HS so sánh vị trí địa lý, khí hậu Pháp với LB Nga.
 * Kết luận.
Hoạt động 3 :Làm việc theo nhóm nhỏ.
 Bước 1 : HS đọc SGK rồi trao đổi theo gợi ý các câu hỏi trong SGK.
 HS nêu tên các sản phẩm CN, NN của nước Pháp; so sánh với sản phẩm của nước Nga.
 Bước 2 : GV tổ chức cho các nhóm cử đại diện trình bày lại ý 1 hoặc ý 2 của bài tập.
 * Kết luận.
 C) Củng cố, dặn dò :- GV tổng kết tiết học - Dặn dò HS.
--------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 16 tháng 2 năm 2012
Toán
Tiết 114: Thể tích hình hộp chữ nhật
I) Mục tiêu :Giúp HS :
 - Có biểu tượng về thể tích HHCN.
 - Tự tìm ra được cách tính và công thức tính thể tích HHCN.
 - Biết vận dụng công thức để giải 1 số BT có liên quan.
II) Đồ dùng dạy - học :
 Bộ đồ dùng dạy học Toán 5.
III) Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
 A - Kiểm tra bài cũ.
 B - Dạy bài mới :
 1. Hình thành biểu tượng và công thức tính thể tích HHCN.
 2. Thực hành :
Bài 1 :
 - Vận dụng trực tiếp công thức tính thể tích HHCN trên giấy nháp.
 - Tất cả HS tự làm BT vào vở.
 - Ba HS đọc kết quả - HS khác nhận xét - GV đánh giá bài làm của HS.
a) Thể tích hình hộp chữ nhật là:
5 x 4 x 9 = 180 (cm3)
b) Thể tích hình hộp chữ nhật là:
1,5 x 1,1 x 0,5 = 0,825 (m3)
c) Thể tích hình hộp chữ nhật là:
 (dm3)
 3. Củng cố, dặn dò :- GV nhận xét tiết học - Dặn dò HS.
--------------------------------------------------------------------------------------------
Khoa học
Tiết 46:Lắp mạch điện đơn giản(Tiết 1)
I) Mục tiêu :Sau bài học, HS biết :
 - Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản : Sử dụng pin, bóng đèn, dây điện.
 - Làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện.
II) Đồ dùng dạy - học :
 - Một cục pin, dây đồng, bóng đèn pin.
 - Bóng đèn điện hỏng tháo đui.
III) Các hoạt động dạy - học :
 A - Kiểm tra bài cũ.
 B - Bài mới :
 Hoạt động 1 : Thực hành lắp mạch điện.
Bước 1 : Làm việc theo nhóm.
 Các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn ở mục Thực hành trang 94 SGK.
Bước 2 : Làm việc cả lớp.
 Từng nhóm giới thiệu hình vẽ và mạch điện của nhóm mình,
Bước 3 : Làm việc theo cặp.
Bước 4 : HS làm thí nghiệm theo nhóm.
Bước 5 : Thảo luận chung cả lớp về điều kiện để mạch thắp sáng đèn.
Hoạt động 2 : Làm thí nghiệm phát hiện vật dẫn điện, cách điện.
Bước 1 : Làm việc theo nhóm.
 Kết luận.
Bước 2 : Làm việc cả lớp.
 Từng nhóm trình bày kết quả thí nghiệm.
Hoạt động 3 : Quan sát và thảo luận.
--------------------------------------------------------------------------------------------
Lịch sử
Tiết 23: Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta
I) Mục tiêu :Học xong bài này, HS biết :
 - Sự ra đời và vai trò của Nhà máy Cơ khí Hà Nội.
 - Những đóng góp của Nhà máy Cơ khí Hà Nội cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
II) Đồ dùng dạy học:
 Một số ảnh tư liệu về Nhà máyCơ khí Hà Nội.
III) Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
 A - Kiểm tra bài cũ:
 B - Dạy bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
 - GV sử dụng ảnh tư liệu.
 - GV định hướng nhiệm vụ bài học:
 + Tại sao Đảng và Chính phủ ta quyết định xây dựng Nhà máy Cơ khí Hà Nội?
 + Thời gian khởi công; địa điểm xây dựng và thời gian khánh thành Nhà máy Cơ khí Hà Nội. Sự ra đời của Nhà máy Cơ khí Hà Nội Có ý nghĩa như thế nào ?
 + Thành tích tiêu biểu của Nhà máy Cơ khí Hà Nội. 
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
 HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm.
 HS thảo luận trong nhóm nhỏ, sau đó cử đại diện lên trình bày theo gợi ý.
Hoạt động 4: Làm việc cả lớp.
 GV cho HS tìm hiểu về các SP của Nhà máy Cơ khí Hà Nội và trả lời câu hỏi.
 * Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học - Dặn ... ạt.
Bước 1 : Làm việc theo nhóm.
 Bước 2 : Làm việc cả lớp.
 Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 Kết luận.
 Hoạt động 2 : Thảo luận.
Bước 1 : Làm việc theo nhóm.
 Bước 2 : Làm việc cả lớp.
 Kết luận.
 Hoạt động 3 : Quan sát.
 Bước 1 : Làm việc theo cặp.
 Hai HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát hình 7 trang 109 SGK, chỉ vào từng hình và mô tả quá trình phát triển của cây mướp từ khi gieo hạt cho đến khi ra hoa, kết quả và chọn hạt mới.
 Bước 2 : Làm việc cả lớp.
 GV gọi 1 số HS trình bày trước lớp.
Củng cố, dặn dò : GV nhận xét tiết học – Dặn dò HS.
--------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 14 tháng 03 năm 2012
Toán
Tiết 133: Luyện tập
I) Mục tiêu :
 Giúp HS :
 - Củng cố cách tính quãng đường.
 - Rèn luyện kĩ năng tính toán.
II) Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 A Kiểm tra bài cũ.
 B Dạy bài mới :
Bài 1 :
 - GV gọi HS đọc đề bài, nêu yêu cầu của bài.
 - HS làm bài vào vở.
 - GV gọi HS đọc kết quả và nhận xét bài làm của HS.
v
54 km/giờ
12,6 km/giờ
44km/giờ
t
2 giờ 30 phút
1,25 giờ
1 giờ
s
135 km
15,75 km
77 km
Bài 2 :
 - GV hướng dẫn HS tính thời gian đi của ô tô.
 - GV cho HS làm tiếp rồi chữa bài.
Bài giải
Thời gian người đi xe máylà:
11 giờ 18 phút - 7 giờ 42 phút 
= 3 giờ 36 phút 
3 giờ 36 phút = 3,6 giờ
Quãng đường người đó đã đi là:
3,6 x 42,5 = 153 (km)
 Đáp số : 153km.
Bài 3 :
 - GV cho HS lựa chọn 1 trong 2 cách đổi đơn vị.
 - GV phân tích – HS làm bài vào vở.
Bài giải
Đổi 2giờ = 2,5 giờ
Quãng đường ng ười đó đi được là:12,6 x,2,5= 31,5(km)
 Đáp số : 31,5 km
 * Củng cố, dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS.
--------------------------------------------------------------------------------------------Địa lí
Tiết 27: Châu Mĩ (Tiết1)
I) Mục tiêu :
 Học xong bài này, HS :
 - Xác định và mô tả sơ lược vị trí địa lí, giới hạn của châu Mĩ trên quả Địa cầu và trên Bản đồ Thế giới.
 - Có 1 số hiểu biết về thiên nhiên của châu Mĩ và nhận biết chúng thuộc khu vực nào của châu Mĩ.
 - Nêu tên và chỉ được vị trí 1 số dãy núi và đồng bằng lớn ở châu Mĩ trên bản đồ.
II) Đồ dùng dạy học : 
 - Quả Địa cầu, Bản đồ Thế giới.
 - Tranh ảnh, tư liệu về rừng A – ma – dôn.
III) Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
 A Kiểm tra bài cũ.
 B Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
 1. Vị trí địa lí và giới hạn.
Hoạt động 1 : Làm việc theo nhóm nhỏ.
Bước 1 : GV chỉ trên quả địa cầu đường phân chia 2 bán cầu Đông, Tây; bán cầu Đông, bán cầu Tây.
Bước 2 : HS trả lời câu hỏi mục 1 SGK.
Bước 3 : Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi – HS khác bổ sung – GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
 * Kết luận.
 2. Đặc điểm tự nhiên :
Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm.
Bước 1 : HS trong nhóm quan sát H1, H2 SGK rồi thảo luận theo nhóm các câu hỏi của GV đưa ra.
Bước 2 : Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi trước lớp – HS khác bổ sung – HS chỉ BĐTN châu Mĩ vị trí những dãy núi, đồng bằng và sông lớn châu Mĩ – GV sửa chữa.
 * Kết luận.
Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp.
GV tổ chức cho HS giới thiệu bằng tranh ảnh về vùng rừng A – ma – dôn.
 * Kết luận.
 C – Củng cố, dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học.
--------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 15 tháng 03 năm 2012
Toán
Tiết 134: Thời gian
I) Mục tiêu :
 Giúp HS :
 - Hình thành cách tính thời gian của 1 chuyển động.
 - Thực hành tính thời gian của 1 chuyển động.
II) Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 A Kiểm tra bài cũ.
 B Dạy bài mới :
 1. Hình thành cách tính thời gian :
 a. Bài toán 1 :
 - GV cho HS đọc bài toán, trình bày lời giải bài toán.
 - HS rút ra quy tắc tính thời gian của chuyển động.
 - HS phát biểu quy tắc rồi viết công thức tính thời gian.
 b. Bài toán 2 :
 - HS đọc nêu cách làm, trình bày lời giải.
 - HS nhận xét bài giải.
 c. Củng cố : t = s : v; v = s : t; s = v x t.
 2. Thực hành :
Bài 1 : GV cho HS tự làm bài vào vở.
Bài 2, 3 : HS tự làm bài – Hai HS lên bảng làm, lớp làm bài, nhận xét bài làm của bạn.
Bài 2: Bài giải
Thời gian máy bay bay là:
 1430 : 650 = 2,2 (giờ)
 Đáp số : 2,2 giờ 
 * Củng cố, dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS
--------------------------------------------------------------------------------------------
khoa học
tiết 54: Cây con có thể mọc lên từ một số
 bộ phận của cây mẹ
I) Mục tiêu :
 Sau bài học, HS biết :
 - Quan sát, tìm vị trí chồi ở 1 số cây khác nhau.
 - Kể tên 1 số cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ.
 - Thực hành trồng cây bằng 1 bộ phận của cây mẹ.
II) Đồ dùng dạy học :
 - Hình trang 110, 111 SGK.
 - Ngọn mía, vài củ khoai tây, lá bỏng,
 - Một thùng giấy đựng đất.
III) Hoạt động dạy học :
 A Kiểm tra bài cũ.
 B Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Quan sát.
 Bước 1 : Làm việc theo nhóm.
 - Nhóm trưởng điều khiển nhóm làm việc theo chỉ dẫn trang 110 SGK. HS kết hợp quan sát hình vẽ SGK và vật thật.
 - GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm làm việc.
Bước 2 : Làm việc cả lớp.
 - Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình, nhóm khác bổ sung.
 - GV yêu cầu HS kể tên 1 số cây khác nhau trồng bằng một bộ phận của cây mẹ.
 * Kết luận.
Hoạt động 2 : Thực hành.
- GV phân khu vực các nhóm – nhóm trưởng cùng nhóm mình trồng cây bằng thân hoặc cành hoặc lá của cây mẹ.
 C Củng cố, dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS.
--------------------------------------------------------------------------------------------
Lịch sử
Tiết 27: Lễ kí Hiệp định Pa- ri
I) Mục tiêu :
 Học xong bài này, HS biết :
 - Sau những thất bại nặng nề ở 2 miền Nam, Bắc, ngày 27/ 01/ 1973, Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa – ri.
 - Những điều khoản quan trọng nhất của Hiệp định Pa – ri.
II) Đồ dùng dạy học :
 ảnh tư liệu về lễ kí Hiệp định Pa – ri.
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 A Kiểm tra bài cũ.
 B Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp.
 - GV trình bày tình hình dẫn đến việc kí kết Hiệp định Pa – ri.
 - Nêu các nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm.
 - GV cho HS thảo luận về lí do buộc Mĩ phải kí Hiệp định.
 - GV cho HS thuật lại lễ kí kết Hiệp định Pa – ri, nêu 2 nhiệm vụ :
 + Thuật lại diễn biến lễ kí kết.
 + Trình bày nội dung chủ yếu nhất của Hiệp định Pa – ri.
Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp.
 - GV cho HS tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa – ri về Việt Nam.
 - HS đọc SGK, thảo luận.
Hoạt động 4 : Làm việc cả lớp.
 - GV nhắc lại câu thơ chúc Tết năm 1969 của Bác Hồ :
“Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mĩ cút, đánh cho nguỵ nhào.”
 * Hiệp định Pa – ri đã đánh dấu một thắng lợi lịch sử có ý nghĩa chiến lược : Chúng ta đã “Đánh cho Mĩ cút”, để sau đó 2 năm, vào mùa xuân năm 1975 lại “đánh cho nguỵ nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, hoàn thành thống nhất đất nước.
 * Củng cố, dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học.
--------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 16 tháng 03 năm 2012
Toán
Tiết 135: Luyện tập
I) Mục tiêu :
 Giúp HS :
 - Củng cố cách tính thời gian của chuyển động.
 - Củng cố mối quan hệ giữa thời gian với vận tốc và quãng đường.
II) Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 A Kiểm tra bài cũ.
 B Dạy bài mới :
 - HS nhắc lại công thức tính thời gian của 1 chuyển động.
 - Cho HS rút ra công thức tính vận tốc, quãng đường từ công thức tính thời gian.
Bài 1 :
GV cho HS tính, điền vào ô trống, gọi HS kiểm tra kết quả của bạn.
Bài 2 :
GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
 Bài giải:
Thời gian ô tô đi dược 9 km là: 
 9 : 24 = 3/8 ( giờ)
Đổi 3/8 = 22, 5 phút
 Đáp số: 22,5 phút
Bài 3 :
GV hướng dẫn HS tính.
Bài giải:
Quãng đường bác Ba đi dược là:
40 x 3 = 120 (km)
 Thời gian bác Ba đi hết quãng đường đó là:
120 : 50 = 2,4 (giờ) 
 Đáp số : 2,4 giờ
Bài 4 :
 - GV hướng dẫn HS đổi.
 - áp dụng công thức t = s : v để tính thời gian.
 - Kết quả là : 25 phút.
 * Củng cố, dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS.
--------------------------------------------------------------------------------------------
Kĩ thuật
Lắp máy bay trực thăng (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
HS cần phải:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắpmáy bay trực thăng.
- Lắp từng bộ phận và lắp ráp máy bay trực thăng, đúng kĩ thuật, đúng qui trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp tháo các chi tiết của máy bay trực thăng ,đảm bảo an toàn trong khi thực hành.
II. Chuẩn bị:
- Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Kiểm tra bài cũ: 
 * Kiểm tra việc chuẩn bị đò dùng cho tiết thực hành.
-Yêu cầu các tổ kiểm tra báo cáo.
-Nhận xét chung.
2.Bài mới : GTB.
HĐ1:Quan sát nhận xét mẫu.
* Giới thiệu bài – Nêu yêu cầu thực tế công dụng của máy bay.
* Cho HS quan sát mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
- HD HS trả lời câu hỏi : Đẻ lắp máy bay theo em cần lắp mấy bộ phận ? Hãy kể tên các bộ phận đó ?
HĐ2: HD thao tác kĩ thuật 
a) HD chọn các chi tiết :
-Gọi 2 HS lên bảng chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK và xếp vào nắp hộp theo từng loại.
* Nhận xét hoàn thành các bước chọn chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận :
* Lắp thân và đuôi máy bay ( H2-SGK):
-Yêu cầu HS Quan sát H2 và trả lời câu hỏi : Để lắp được thân và đuôi máy bay cần, cần phải chọn những chi tiết naò và số lượng bao nhiêu ?
-HD thao tác lắp ráp thân máy bay.
* Lắp sàn ca bin và giá đỡ ( H3 –sgk) ;
- Yêu cầu HS quan sát hình và trả lời câu hỏi trong SGK.
-Để lắp được sàn ca bin và giá đỡ cần chọn những chi tiết nào ?
- Yêu cầu 1 HS lên thực hiện các bước lắp.
* Lắp ca bin ( H4 – SGK) :
-Gọi 1 HS lên lắp ca bin.
-Yêu cầu lớp quan sát và bổ sung các bước lắp của bạn.
* Nhận xét bổ sung cho hoàn thành sản phẩm.
* Lắp cánh quạt ( H5- SGK):
- Yêu cầu HS quan sát hình và trả lời câu hỏi SGK.
-HD thao tác lắp:
+ Lắp phần trên cánh quạt.
+ Lắp phần dưới cánh quạt.
* Lắp càng máy bay ( H6- SGK)
- HD hs lắp càng máy bay .
-Toàn lớp nhận xét bổ sung.
c) Lắp ráp máy bay trực thăng ( H1-SGK)
-HD lắp các bước theo SGH : 
+ Lắp theo thứ tự chi tiết- bộ phận – sản phẩm.
d) Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp:
 Lưu ý qui trình tháo gỡ sản phẩm- bộ phận- chi tiết.
HĐ3: Nhận xét, đánh giá.
3.Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài cho tiết thực hành.
--------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN BUOI 1- HUE TU TUAN 23.doc