Thiết kế bài dạy các môn lớp 5 - Tuần 23 - Trường Tiểu học Trần Phú

Thiết kế bài dạy các môn lớp 5 - Tuần 23 - Trường Tiểu học Trần Phú

I. MỤC TIÊU:

- Hiểu được quan án là người thông minh, có tài xử kiện. Trả lời được các câu hỏi SGK.

- Biết đọc diễn cảm bài văn; giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật.

- Giáo dục HS yêu thích sự công bằng, tài xử kiện công minh của quan.

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK – Bảng phụ viết sẵn đoạn văn hướng dẫn luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG:

 

doc 37 trang Người đăng huong21 Lượt xem 656Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 5 - Tuần 23 - Trường Tiểu học Trần Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch báo giảng TUẦN 23
THỨ - NGÀY
MÔN HỌC
TÊN BÀI DẠY
THỨ Hai
13 /2 /2011 
Chào cờ
Chào cờ đầu tuần
Tập đọc
Phân xử tài tình
Toán
Xen ti met khối - Đề xi mét khối 
Lịch sử
Nhà máy thuỷ điện đầu tiên ở nước ta
Đạo đức
Em yêu tổ quốc Việt Nam (t 1)
THỨ Ba
14 /2 /2011
Toán 
Mét khối
Chính tả
Nhớ - Viết : Cao Bằng
LTvà câu
Mở rộng VT: Trật tự-an ninh (không dạy)
Kĩ thuật
Lắp xe cần cẩu (tiết 2)
THỨ Tư
15 /2 /2011 
Tập đọc 
Chú đi tuần 
Khoa học 
Sử dụng năng lượng điện 
Toán
Luyện tập
K.C
Đã nghe đã đọc
THỨ Năm
16 /2 /2011 
Toán
Thể tích HHCN 
TLV
Lập chương trình hoạt động
Khoa học
Lắp mạch điện đơn giản
Mĩ thuật
Vẽ tranh : Đề tài tự chọn
THỨ Sáu
17 /2 /2011 
Toán
Thể tích - HLP
LTvà câu
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
TLV
Kể chuyện- Trả bài kiểm tra
Địa lí
Một số nước ở châu Âu
SHTT
Nhận xét - Phương hướng
Thứ hai
Ngày soạn:1/2/2012
Ngày dạy 13/2/2012
Tiết 1: Chào cờ
Đầu tuần
( Giáo viên và học sinh sinh hoạt dưới cờ)
–²—–²—
Tiết 2: Tập đọc
Phân xử tài tình.
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu được quan án là người thông minh, có tài xử kiện. Trả lời được các câu hỏi SGK.
- Biết đọc diễn cảm bài văn; giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật.
- Giáo dục HS yêu thích sự công bằng, tài xử kiện công minh của quan.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK – Bảng phụ viết sẵn đoạn văn hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. ỔN ĐỊNH: 1p
2. KIỂM TRA: Cao Bằng. 4p
? Chi tiết nào nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng?
? Thiên nhiên Cao Bằng tượng trưng cho lòng yêu nước của người dân miền núi như thế nào?
- Giáo viên nhận xét, cho điểm
3. BÀI MỚI :30p
- GV giới thiệu bài và ghi tựa
v HĐ1: Luyện đọc.
- Gọi HS khá đọc bài.
- Yêu cầu HS chia đoạn.
- Yêu cầu HS đọc trước lớp nối tiếp.
+ Lần 1 :Gọi 2 HS đọc nối tiếp nhau theo đoạn.
- GV cùng học sinh phát hiện ra lỗi của học sinh đọc sai. Ghi lên bảng và yêu cầu học sinh đọc lại.
- Gọi học sinh đọc lại các từ luyện đọc (đã ghi ở bảng) Theo từng đối tượng vừa đọc.
+ Lần 2 : Yêu cầu học sinh đọc trước lớp, kết hợp giải nghĩa từ: 
Công đường: nơi làm việc của quan lại.
Khung cửi: công cụ dệt vải thô sơ, đóng bằng gỗ.
Niệm phật: đọc kinh lầm rầm để khấn phật.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc trong nhóm 
- Gọi đại diện 2 nhóm đọc nối tiếp lại toàn bài
- GV đọc mẫu toàn bài
v HĐ2: Tìm hiểu bài
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1. 
? Vị quan án được giới thiệu là người như thế nào? 
? Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì? 
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2:
? Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp vải?
? Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người ấy cắp tấm vải? 
- GV : Quan án thông minh, hiểu tâm lí con người nên đã nghĩ ra một phép thử đặc biệt – xé đôi tấm vải là vật hai người đàn bà cùng nhau tranh chấp để buộc họ tự bộc lộ thái độ thật, làm cho vụ án tưởng đi vào ngõ cụt, bất ngờ được phá nhanh chóng.
 - Yêu cầu học sinh đọc đoạn còn lại.
? Để tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa, quan cho gọi những ai đến? 
? Vì sao quan lại cho gọi những người ấy đến?
? Quan án đã tìm kẻ trộm tiền nhà chùa bằng cách nào? Hãy gạch dưới những chi tiết ấy?
? Vì sao quan án lại dùng biện pháp ấy?
? Quan án phá được các vụ án nhờ vào đâu?
? Bài văn ca ngợi ai? Ca ngợi điều gì?
v HĐ3: Luyện đọc diễn cảm.
? Bài văn đọc với giọng như thế nào?
- Hướng dẫn học sinh đọc ngắt giọng phù hợp nội dung câu chuyện, tình cảm của nhân vật.
 Bẩm quan, / con / mang vải / đi chợ, / bà này / hỏi mua / rồi cướp tấm vải, / bảo là / của mình. //.
- GV đọc mẫu
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc diễn cảm bài văn.
- Nhận xét, cho điểm
4. CỦNG CỐ. 4p
- Gọi HS đọc đại ý bài văn
- Nhận xét tiết học.
5. DẶN DÒ: 1p
- Xem lại bài.
- Chuẩn bị: “Chú đi tuần”.
- Hát 
- 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời nội dung.
- Cả lớp đọc thầm.
- Gồm 3 đoạn :
· Đoạn 1: Từ đầu  lấy trộm.
· Đoạn 2: Tiếp theo  nhận tội.
· Đoạn 3: Phần còn lại.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài văn.
- Học sinh luyện đọc các từ ngữ phát âm chưa tốt, dễ lẫn lộn.
- 1 học sinh đọc phần chú giải, cả lớp đọc thầm. 
- Thành lập nhóm 3 luyện đọc
- Học sinh lắng nghe.
- Ông là người có tài, vụ án nào ông cũng tìm ra manh mối và xét xử công bằng.
- Họ cùng bẩm báo với quan về việc mình bị mất cắp vải. Người nọ tố cáo người kia lấy trộm vải của mình. Họ nhờ quan phân xử.
- 1 học sinh đọc đoạn 2.
- Quan đã dùng nhiều cách khác nhau:
+ Cho đòi người làm chứng nhưng không có người làm chứng.
+ Cho lính về nhà hai người đàn bà để xem xét, cũng không tìm được chứng cứ.
+ Sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một mảnh. Thâùy một trong hai người bật khóc, quan sai lính trả cho người này rồi thét trói người kia.
- Vì quan hiểu người tự tay làm ra tấm vải, đặt hi vọng bán tấm vải sẽ kiếm được ít tiền mới đau xót, bật khóc khi tấm vải bị xé. / Vì quan hiểu người dửng dưng khi tấm vải bị xé đôi không phải là người đã bỏ công sức mồ hôi dệt lên tấm vải.
- Quan cho gọi tất cả sư sãi, kẻ ăn người ở để tìm ra kẻ trộm tiền.
- Vì quan phán đoán kẻ lấy trộm tiền nhà chùa chỉ có thể là người sống trong chùa chứ không phải là người lạ bên ngoài.
- Quan án thông minh, nắm được đặc điểm tâm lý của những người ở chùa tín ngưỡng sự linh thiêng của Đức Phật.
- Quan hiểu rằng kẻ có tật hay giật mình nên đã nghĩ ra cách trên để tìm ra kẻ gian một cách nhanh chóng.
- Nhờ ông thông minh quyết đoán.
+ Nắm vững tâm lý đặc điểm của kẻ phạm tội 
+ Bình tĩnh, tự tin, sáng suốt 
Đại ý: Bài văn ca ngợi trí thông minh tài xử kiện của vị quan án.
- Người dẫn chuyện rõ ràng, rành mạch.
+ Lời bẩm báo: giọng mếu máo, đau khổ.
+ Lời quan án: chậm rãi, ôn tồn, uy nghiêm.
- HS chú ý cách đọc
- HS luyện đọc.
- Một số nhóm đọc bài
Rút kinh nghiệm
–²—–²—
Tiết 3: Toán
Xăng-ti-mét khối – Đề-xi-mét khối.
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh có biểu tượng xăng-ti-mét khối, đề xi-mét khối; biết tên gọi, kí hiệu, “độ lớn” của đơn vị đo thể tích: xăng-ti-mét khối, đề xi-mét khối; biết mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề xi-mét khối. Biết giải một số bài toán liên quan đến xăng-ti-mét khối, đề xi-mét khối 
- Làm đúng các bài tập 1; 2(a).
C HS khá, giỏi làm thêm các bài tập còn lại.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học. 
II. CHUẨN BỊ:
- Khối vuông 1 cm và 1 dm, hình vẽ 1 dm3 chứa 1000 cm3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. ỔN ĐỊNH: 1p
2. KIỂM TRA: 4p
-Thể tích là gì?
- Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. BÀI MỚI : 30p
- GV giới thiệu bài, ghi tựa
v HĐ1: Hướng dẫn học sinh tự hình thành biểu tượng xentimet khối – đềximet khối.
- Giáo viên giới thiệu cm3 và dm3.
? Thế nào là cm3?
? Thế nào là dm3 ?
? Hình lập phương có cạnh 1 dm gồm bao nhiêu hình lập phương có cạnh 1 cm?
Giáo viên chốt lại.
v HĐ2: Luyện tập 
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài
- GV cho HS làm vào bảng con và nêu miệng cách đọc số. 
Bài 2: 
- Giáo viên chốt: Đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé ta chỉ việc dời dấu phấy sang bên phải ba chữ số.
Muốn đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn ta chỉ việc dới dấu phẩy sang bên trái ba chữ số.
- GV nhận xét và ghi điểm .
4. CỦNG CỐ. 4p
? Đề xi mét khối là gì?
? Xăng ti mét khối là gì?
? Một đề xi mét khối bằng bao nhiêu xăng ti mét khối?.
5. DẶN DÒ: 1p
- Chuẩn bị: “Mét khối – Bảng đơn vị đo thể tích”.
- Nhận xét tiết học 
- Hát 
-Thể tích là phần chứa đựng đầy bên trong một vật dạng hộp.
- cm3 là thể tích của hình lập phương cạnh 1cm.
- dm3 là thể tích hình lập phương cạnh 1 dm.
+ HLP cạnh 1 dm gồm :
10 x 10 x 10 = 1000 HLP cạnh 1 cm . Ta có : 1 dm3 = 1000 cm3
- Học sinh đọc đề.
- Học sinh làm bài, 1 học sinh làm bảng.
+ 76cm3(Bảy mươi sáu xăng ti mét khối)
+ 519dm3( năm trăm mười sáu đề xi mét khối)
+ 85,08 dm3 (Tám mươi lăm phẩy không tám đề xi mét khối)
+ cm3(Bốn phần năm xăng ti mét khối)
+ 192 cm3(Một trăm chín mưới hai xăng ti mét khối)
+ 2001dm3 ( Hai nghìn không trăm linh một đề xi mét khối)
a)1dm3 = 1000cm3 ; b) 2000cm3 = 2 dm3
5,8dm3 =5800 cm3 490000cm3=490dm3
375dm3=375000cm3 154000cm3=154dm3
 dm3=800cm3 5100cm3=5,1dm3
- HS trả lời .
Rút kinh nghiệm
–²—–²—
Tiết 4: Lịch sử
Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh biết hoàn cảnh ra đời của Nhà máy Cơ khí Hà Nội :tháng 12 năm 1955 với sự giúp đỡ của Liên Xô nhà máy được khởi công xây dựng và tháng 4/1958 thì hoàn thành.
- Biết những đóng góp của Nhà máy Cơ khí Hà Nội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước: góp phần trang bị máy móc cho sản xuất ở miền Bắc, vũ khí cho quân đội.
- Yêu quê hương, có ý thức học tập tốt hơn.
II. CHUẨN BỊ:
- Một số ảnh tư liệu về nhà máy cơ khí Hà Nội. Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. ỔN ĐỊNH: 1p
2. KIỂM TRA: Bến Tre Đồng Khởi. 4p
? Phong trào “Đồng Khởi” đã diễn ra ở Bến Tre như thế nào?
? Ý nghĩa lịch sử của phong trào?
- GV nhận xét, ghi điểm, nhận xét chung.
3. BÀI MỚI : 30p
- GV giới thiệu bài
v HĐ1: Tìm hiểu về nhà máy cơ khí HN.
? Sau hiệp định giơ ne vơ Đảng và chí ... ích hình lập phương
8 x 8 x 8 = 512(cm3)
Đáp số:512cm3
- HS trả lời câu hỏi.
Rút kinh nghiệm
–²—–²—–²—–²—
Tiết 2: Luyện từ và câu
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (tt)
I. MỤC TIÊU: 
Khơng dạy phần Nhận xét, khơng dạy phần Ghi nhớ. Chỉ làm bài tập ở phần Luyện tập - Tìm câu thể hiện quan hệ tăng tiến trong truyện “ Người lái đò đãng trí” ( BT1, mục III); tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo ra các câu ghép ( BT2).
C HS khá giỏi phân tích được cấu tạo câu ghép ( BT1).
- Bồi dưỡng thói quen dùng từ, viết thành câu.
II. CHUẨN BỊ: 
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. ỔN ĐỊNH: 1p
2. KIỂM TRA: MRVT: “Trật tự, an ninh” 4p
? Thế nào là trật tự, an ninh?
- Đặt câu với từ an ninh.
- Nhận xét, ghi điểm, nhận xét chung.
3. BÀI MỚI : 30p
- GV giới thiệu bài
v HĐ 1 Luyện tập.
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Cho HS làm vở nháp, gọi 1 HS lên bảng làm.
- Giáo viên nhận xét.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Cho HS làm vào vở, thu vở chấm, nhận xét.
- Gọi 3 HS lên bảng làm
- Giáo viên nhận xét.
4. CỦNG CỐ. 1p
? Để dùng quan hệ tăng tiến ta dùng quan hệ từ nào?
5. DẶN DÒ: 1p
Chuẩn bị: MRVT: “Trật tự, an ninh (tt)”.
Nhận xét tiết học. 
 - Hát 
- Học sinh nêu.
- Học sinh đọc yêu cầu đề.
Bọn bất lương ấy// không chỉ ăn cắp tay
 C V
 lái mà chúng// còn lấy luôn cả bàn đạp 
 C V
phanh.
a) Tiếng cười không những đem lại niềm vui cho mọi người mà nó còn là một liều thuốc trường sinh.
b) Chẳng những hoa sen đẹp mà nó còn tượng trưng cho sự thanh khiết của tâm hồn người Việt Nam.
c) Ngày nay trên đất nước ta, chẳng những công an làm nhiện vụ giữ gìn trật tự, an ninh mà mỗi người dân đều có trách nhiệm bảo vệ công cuộc xây dựng hoà bình.
Rút kinh nghiệm
–²—–²—–²—–²—
Tiết 3: Tập làm văn
Trả bài văn kể chuyện.
I. MỤC TIÊU: 
- Nhận biết và tự sửa được lỗi trong bài của mình và sửa lỗi chung; viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại đoạn văn cho hay hơn.
- Nhận thức được ưu khuyết điểm của mình và của bạn khi được GV chữ số, biết tham gia sửa lỗi chung, biết tu sửa lỗi mà thầy cô yêu cầu, tự viết lại một đoạn văn hoặc cả bài văn cho hay hơn.
- Giáo dục học sinh lòng say mê sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ: 
+ GV: Bảng phụ ghi các đề bài của tiết Viết bài văn kể chuyện, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, đoạn, ý 
+ HS: Bài làm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. ỔN ĐỊNH: 1p 
2. KIỂM TRA: Lập chương trình hành động (tt). 4p
Giáo viên chấm một số vở của học sinh về nhà viết lại vào vở chương trình hành động đã lập trong tiết học trước.
- Nhận xét, ghi điểm, nhận xét chung.
3. BÀI MỚI : 30p
- GV giới thiệu bài
v HĐ 1: Nhận xét chung kết quả bài làm của học sinh.
- Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn 2 đề bài của tiết kiểm tra viết, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý 
- Giáo viên nhận xét kết quả làm của học sinh.
- Giáo viên nêu những ưu, khuyết điểm chính.
+ Xác định đề: đúng với nội dung yêu cầu bài.
+ Bố cục: Chưa đầy đủ, diễn đạt ý còn luảng củng.
- Thông báo số điểm.
v HĐ 2: Hướng dẫn học sinh chữa bài.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa lỗi.
- Yêu cầu học sinh thực hiện theo các nhiệm vụ sau:
  + Đọc lời nhận xét của thầy (cô)
  + Đọc những chỗ cô chỉ lỗi
  + Sửa lỗi ngay bên lề vở
- Yêu cầu HS đổi bài làm cho bạn ngồi cạnh để soát lỗi còn sót, soát lại việc sửa lỗi.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa lỗi chung.
+ Giáo viên chỉ ra các lỗi chung cần chữa đã viết sẵn trên bảng phụ gọi một số em lên bảng lần lượt sửa lỗi.
- Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm để nhận xét về bài sửa trên bảng.
- Giáo viên nhận xét, sửa chữa.
* Hướng dẫn học sinh học tập đoạn văn bài văn hay.
Giáo viên đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo của một số em trong lớp (hoặc khác lớp). Yêu cầu học sinh trao đổi thảo luận để tìm ra cái hay, cái đáng học tập của đoạn văn để từ đó rút ra kinh nghiệm cho mình.
- Học sinh nào viết bài chưa đạt yêu cầu thì cần viết lại cả bài.
4. CỦNG CỐ4p
- GV yêu cầu đọc bài của những HS có số điểm cao nhất
5. DẶN DÒ: 1p
- Yêu cầu học sinh về viết lại đoạn văn hoặc cả bài văn cho hay hơn.
- Nhận xét tiết học. 
 - Hát 
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh cả lớp làm theo yêu cầu của các em tự sửa lỗi trong bài làm của mình.
- Từng cặp học sinh đổi vở soát lỗi cho nhau.
- Học sinh lần lượt lên bảng sửa lỗi, cả lớp sửa vào nháp.
- Học sinh trao đổi theo nhóm về bài sửa trên bảng và nêu nhận xét.
- Học sinh chép bài sửa vào vở.
- Học sinh trao đổi, thảo luận nhóm tìm cái hay của đoạn văn, bài văn.
Rút kinh nghiệm
Tiết 4 : Địa lí
Một số nước ở châu Âu
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật của 2 quốc gia Pháp và Liên bang Nga :
+ Liên bang Nga nằm ở cả châu Á và châu Âu, có diện tích lớn nhất thế giới và dân số khá đông. Tài nguyên thiên nhiên giàu có tạo điều kiện thuận lợi để Nga phát triển kinh tế.
+ Nước Pháp nằm ở Tây Âu, là nước phát triển công nghiệp, nông nghiệp và du lịch.
- Chỉ vị trí và thủ đô của Nga, Pháp trên bản đồ.
- Say mê tìm hiểu bộ môn.
II. CHUẨN BỊ: 
- Bản đồ châu Âu. Một số ảnh về Nga, Pháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. ỔN ĐỊNH: 1p
2. KIỂM TRA: “Châu Âu”. 4p
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi cuối bài.
- Nhận xét, ghi điểm, nhận xét chung.
3. BÀI MỚI : 30p
- GV giới thiệu bài
v HĐ1: Tìm hiểu về Liên bang Nga
- Cho HS hoạt động nhóm.
? Nêu vị trí của nước Nga?
? Nêu số dân và diện tích nước Nga?
? Khí hậu Liên bang Nga ra sao?
* Kết luận: Liên Bang Nga nằm ở Đông Âu, Bắc Á là quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới. Liên bang Nga có khí hậu khắc nghiệt, có nhiều tài nguyên và khoáng sản, hiện nay là nước có nhiều ngành kinh tế phát triển.
v HĐ2: Tìm hiểu về nước Pháp
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi:
? Xác định vị địa lý và thủ đô của nước Pháp?
? Nêu giới hạn và đặc điểm khí hậu nước Pháp?
? Kể tên một số sản phảm của ngành công nghiệp ở nước Pháp?
? Kể tên phong cảnh đẹp tự nhiên của nước Pháp?
* Kết luận: Nước Pháp nằm ở Tây Âu, giáp biển có khí hậu ôn hoà. Nền kinh tế nước Pháp rất phát triển, có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng và người dân rất văn minh lịch sự.
- Giáo dục HS tình hữu nghị giữa các nước.
4. CỦNG CỐ. 4p
? Nêu đặc điểm vị trí của nước Nga?
? Nêu vị trí và đặc điểm của nước Pháp?
- Nhận xét, tuyên dương.
5. DẶN DÒ: 1p
- Về học bài. Chuẩn bị: “Ôn tập”. 
- Nhận xét tiết học. 
+ Hát 
Trả lời các câu hỏi trong SGK.
Nhận xét, bổ sung.
- Hoạt động nhóm nhỏ, lớp.
- Liên Bang Nga nằm ở khu vực Đông Aâu và Bắc Á.
- Dân số 144,1 triệu người có diện tích lớn nhất thế giới.
- Khí hậu ôn đới gần Bắc Băng Dương nên khí hậu khắc nghiệt
- Nước Pháp nằm ở tây Âu thủ đô là Pa- ri.
- Nước Pháp nằm ở TâyÂu giáp với Đại Tây Dương, biển ấm, không đóng băng, khí hậu ôn hoà, cây cối xanh tốt nền công nghiệp phát triển.
- Sản phẩm của nước Pháp là máy móc, thiết bị ,phương tiện giao thông vận tải, quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm.
- Phong cảnh tự nhiên đẹp của nước Pháp là sông Sen chảy qua thủ đô của Pa ri.
- HS nêu
Rút kinh nghiệm
	–²—–²—–²—–²—
Tiết 5: Sinh hoạt cuối tuần
Nhận xét tuần 23 – Phương hướng tuần 24
I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
Nhận ra được ưu, khuyết điểm trong tuần mắc phải. Nắm được kế hoạch tuần 24 để thực hiện cho tốt.
Có thói quen phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm để hoàn thiện mình hơn.
GDHS: Kính trọng cô giáo, đoàn kết bạn bè trong lớp, giúp nhau cùng tiến bộ.
II/ CHUẨN BỊ:
GV: Nhận xét tuần 23, kế hoạch tuần 24.
HS: Chuẩn bị bài hát, bản báo cáo quá trình học tập trong tuần 23.
III/ NỘI DUNG SINH HOẠT:
* Chủ trì: Lớp trưởng – Thi Văn Thuận
 - Lớp trưởng yêu cầu lớp phó VN cho cả lớp hát một bài.
 + Nêu lí do buổi sinh hoạt cuối tuần:
 + Mời các tổ báo cáo tình hình hoạt động trong tuần: Lần lượt từ tổ 1-> tổ 2 -> tổ 3 .
 - Lớp trưởng đánh giá chung hoạt động của lớp.
 + Triển khai kế hoạch hoạt động trong tuần tới:
* Đi học đúng giờ, chuyên cần, nghỉ học phải có đơn xin phép với cô giáo.
* Đoàn kết với bạn bè, giúp nhau cùng học tập.
 * Không nói tục, chửi thề.
 * Thường xuyên rèn chữ viết thật đẹp, giữ vở sạch.
 * Học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 * Vệ sinh lớp, trường sạch sẽ. Không ăn quà xả rác sân trường.
 * Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
 * Phân công chăm sóc tốt cây cảnh và cây xanh
 - GV phát biểu:
 + Ưu điểm: Đa số các em đều thực hiện tốt kế hoạch đề ra. Lớp trưởng có ý thức quản lớp tốt. Trường, lớp sạch sẽ. Thực hiện tốt phong trào kế hoạch nhỏ (Bạn Nhung vượt chỉ tiêu góp được 60 lon). Nghỉ Tết đúng lịch, vui xuân lành mạnh.
 + Khuyết điểm: Truy bài đầu giờ chưa tốt. Một số em tiếp thu bài vẫn còn chậm như: Khốt, Mai, Bé Ba. Về nhà còn lười học bài như Bé Ba, Mai, Ly, Khốt.
 + Bổ sung kế hoạch tuần sau: 
 * HS giỏi thường xuyên tự ôn bài các môn học và tham gia học bồi dưỡng vào sáng thứ bảy
	 * Các bạn trong đội TDTT tham gia tập luyện cho đầy đủ, nghiêm túc.
	 - Nội dung khác
 + Kiểm tra CTRLĐV
–²—–²—–²—–²—
Hết tuần 23

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 23 lop 5 quoc.doc